Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh
Tác giả: Mộc Tử
[Chanhkien.org] Năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.
Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.
* * *
Tượng 40 (Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh)
Sấm viết:
Tây phương hữu nhân
Túc đạp thần kinh
Đế xuất bất hoàn
Tam đài phù khuynhTụng viết:
Hắc vân ảm ảm tự Tây lai
Đế tử lâm hà trúc kim đài
Nam hữu binh nhung Bắc hữu hỏa
Trung hưng tằng kiến hữu kỳ tàiTạm dịch:
Sấm rằng:
Phương Tây có người
Chân đạp thần kinh
Vua chạy không xong
Ba đài nâng đỡTụng rằng:
Mây đen từ Tây sao ảm đạm
Con Vua gần sông dựng kim đài
Nam có việc quân Bắc có lửa
Phục hưng từng thấy có kỳ tài
Giải:
“Tây phương hữu nhân, Túc đạp thần kinh” (Phương Tây có người, Chân đạp thần kinh): chỉ năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.
“Đế xuất bất hoàn, Tam đài phù khuynh” (Vua chạy không xong, Ba đài nâng đỡ): Hoàng đế Hàm Phong bị bức rời kinh, bệnh chết tại Nhiệt Hà. Hoàng đế Đồng Trị kế vị, thời kỳ “Đồng Trị phục hưng” bắt đầu. “Tam đài” chỉ Hoàng đế Đồng Trị và lưỡng cung Thái hậu. Cũng có lý giải “tam đài” là ba người Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương.
“Hắc vân ảm ảm tự Tây lai, Đế tử lâm hà trúc kim đài” (Mây đen từ Tây sao ảm đạm, Con Vua gần sông dựng kim đài): giống ở trên. “Hà” {sông} chỉ Nhiệt Hà.
“Nam hữu binh nhung Bắc hữu hỏa” (Nam có việc quân Bắc có lửa): phía Nam có quân Thái Bình tạo phản, phía Bắc có Sa Nga xâm chiếm Đông Bắc và hơn 100 vạn km2 đất Tây Bắc.
“Trung hưng tằng kiến hữu kỳ tài” (Phục hưng từng thấy có kỳ tài): “Tằng” (曾) {từng} với “Tăng” (曾) {họ Tăng} đọc viết đều giống nhau. Tăng Quốc Phiên bình định Thái Bình Thiên Quốc, mở rộng giao thiệp với người nước ngoài, khiến triều Thanh xuất hiện cục diện “Đồng Trị phục hưng”. “Kỳ tài” Tăng Quốc Phiên ở Tượng này dẫn tới một “kỳ tài” khác ở Tượng sau—Lý Hồng Chương.
(còn tiếp…)
Dịch từ:
http://www.epochtimes.com/gb/11/2/13/n3169024.htm
Ngày đăng: 23-05-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.