[Thôi Bối Đồ] dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (1)



Tác giả: Nhậm Tịnh Tư

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Freepik

Trong số những dự ngôn lịch sử Trung Quốc thì Thôi Bối Đồ do Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong viết vào thời sơ Đường là một trong số những cuốn sách dự ngôn được các thế hệ sau này rất kính trọng và yêu thích. Tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ miêu tả cái chết của Giang Trạch Dân và thảm tượng xã hội sau đó mà bệnh dịch mang lại; đồng thời, tượng này cũng dự báo trước rằng Trung Quốc sắp xảy ra thay đổi lớn về cục diện xã hội.

1. Tiên đoán về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm tượng ôn dịch trong Thôi Bối Đồ

Tượng thứ 50

Sấm viết (谶曰):

Thủy hỏa tướng chiến

Thì cùng tắc biến

Trinh hạ khởi nguyên

Thú quý nhân tiện

Tụng viết (颂曰):

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên

Bạch mễ doanh thương bất trị tiền

Sài lang kết đội nhai trung tẩu

Bát tần phong vân thủy kiến thiên

Đầu tiên hãy giải thích về lời sấm của tượng thứ 50 trong Thối Bối Đồ.

Hỏa trong “thủy hỏa tướng chiến” tỉ dụ là ma đỏ, chỉ Trung Cộng, “thủy” tỉ dụ là năng lượng chính nghĩa, câu này có ẩn dụ là cuộc giao chiến giữa chính và tà. “Thì cùng tắc biến” ý nghĩa là sự việc khi đi đến đỉnh điểm thì sẽ thay đổi, câu này chỉ rằng cường quyền bạo chính của Trung Cộng đã đến cùng tận, vật cực tất phản, xã hội Trung Quốc sắp xảy ra thay đổi lớn.

Nguyên nghĩa của câu “Trinh hạ khởi nguyên” là tuần hoàn lặp đi lặp lại của Thiên Đạo Nhân Sự. Ở đây dự báo rằng chu kỳ tuần hoàn lớn của Thiên Đạo Nhân Sự sắp kết thúc (Trinh hạ), thiên vũ và nhân gian đều sẽ phát sinh thay đổi lớn đào thải cái cũ và canh tân cái mới (khởi nguyên).

“Thú quý nhân tiện” có hai hàm nghĩa: nghĩa thứ nhất, “quý” chỉ nhiều, “tiện” chỉ ít, nghĩa là trong quá trình đào thải cái cũ sẽ kèm theo tai nạn hủy diệt khủng khiếp, khiến lượng lớn người chết, thiên vũ và nhân gian sẽ trở thành thảm tượng thú vật nhiều hơn người; nghĩa thứ hai, “thú” là chỉ “hổ đầu nhân” (người đứng đầu) được nhắc đến trong lời tụng của tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ cũng như tập đoàn lợi ích của nó, “nhân” là chỉ bách tính (người dân), chỉ rằng dự ngôn thời đại mà “hổ đầu nhân” cũng như tập đoàn lợi ích của nó thâu tóm của cải và quyền lực của xã hội (thú quý), còn bách tính bị hạ xuống thành kẻ tiện dân (nhân tiện).

Sau đây sẽ giải thích lời tụng của tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ.

“Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên”, trong văn học cổ ngộ (遇) có nghĩa là hứng chịu (xui xẻo). Chỉ về một vương giả tuổi hổ (hổ đầu nhân) sẽ gặp vận xui trong năm hổ. Trong số tất cả các lãnh đạo từ xưa đến nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân là người duy nhất tuổi hổ. Câu này ám chỉ rằng Giang Trạch Dân sẽ chết năm Nhâm Dần 2022.

“Bạch mễ doanh thương bất trị tiền”, miêu tả sau khi Giang Trạch Dân chết, tương lai sẽ xuất hiện hiện tượng xã hội đặc thù, mà hiện tượng này trùng hợp với mô tả về thảm kịch xã hội của “đại dịch” trong các dự ngôn khác.

Thực tế, trong những dự ngôn nổi tiếng của các nhà tiên tri trên thế giới, hầu như tất cả đều đề cập đến một kiếp nạn to lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại — chính là “đại tai nạn” hay “đại nạn” trong truyền thuyết: trong suốt nhiều năm diễn ra đại tai nạn, thế giới xảy ra rất nhiều họa hoạn tai hại, tạo ra mức độ hủy diệt thảm khốc không gì sánh được đối với mệnh nhân loại. Mà các chủng loại thảm họa được các nhà tiên tri miêu tả nhiều nhất bao gồm có chiến tranh và dịch bệnh, trong đó loại thảm họa khủng khiếp nhất trong quá trình hủy diệt loài người là “đại dịch”.

Trong dự ngôn “Ngũ công kinh” của Phật gia được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đã miêu tả chi tiết rõ nét về một trận “đại nạn” diễn ra từ năm Canh Tý đến năm Giáp Thìn (từ năm 2020 đến năm 2024) như sau:

“Đán khán thần niên trung thu nguyệt, gia gia hộ hộ hữu thư trùng; tử sửu chi niên giang biên khởi, tử giả vạn vạn khiếm quan tài. Hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử, bảo châu kim ngân hóa thành hôi; tuy hữu điền viên vô nhân thu, cao lâu đại hạ hóa thành phần; yêu kim y tử nhân hà tại, tổng bị hao bồng bạn khô lâu…”

Căn cứ vào miêu tả này của Ngũ công kinh, đợt “Đại ôn dịch” bắt nguồn từ “giang biên” (gần bờ sông) của năm “tử niên” (năm con chuột), liên tục bị đi bị lại mấy năm, trong đó đến lúc đỉnh điểm sẽ xuất hiện thảm cảnh “tử giả vạn vạn khiếm quan tài” (người chết đến nỗi thiếu quan tài), mà đến đạt đỉnh điểm vào “trung thu nguyệt” (tết trung thu) của “thần niên“ (tức năm thìn), dương lịch vào tháng tám chín, xuất hiện cảnh “gia gia hộ hộ hữu thư trùng” (hộ gia đình nào cũng có giòi bọ) và “hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử” (mặt phấn hồng nhan chảy máu chết)…”tổng bị hao bồng bạn khô lâu”. (Bởi vì “thiên cơ bất khả lộ”, nên các lời tiên tri thường dùng phương pháp không rõ ràng để miêu tả về tương lai. Ví dụ, ở đây sử dụng kết cấu đảo ngữ, bởi vậy trước khi sự việc xảy ra rất khó xác định trình tự thời gian của nó).

Kết hợp với dịch viêm phổi Trung Cộng – xảy ra với quy mô rộng lớn, khởi phát năm Canh Tý (2020) ở Vũ Hán nằm bên bờ sông Trường Giang, thì sự việc hoàn toàn trùng khớp với mô tả trong Ngũ công kinh, vì vậy “đại dịch” được miêu tả trong Ngũ công kinh là ứng với dịch “COVID-19”.

Ngũ công kinh còn miêu tả thời kỳ đỉnh điểm đại dịch như sau: “Thế thượng Dần Mão Thìn Tỵ niên, thiên sai ma vương tại tiền, lập bất đãi tử thời tương duyên, tảo thời đắc bệnh mộ thời vong”. Tức là nói, virus COVID-19 vào thời kỳ đỉnh điểm dường như là đã biến chủng nhiều lần, thậm chí đã có thể biến thành một chủng virus mới vô cùng mạnh, khiến người bị nhiễm “tảo thời đắc bệnh mộ thời vong” (sáng mắc bệnh chiều chết), “biến đại tử nhân bất kham ngôn” (khắp nơi người chết không gì tả được).

Về biểu hiện các triệu chứng vào thời kỳ đỉnh điểm, Ngũ công kinh mô tả như sau: “Nhãn trung xuất huyết, thân trung xuất nồng, đỗ trung sinh thư” (tạm dịch: trong mắt chảy máu, thân thể sinh mùi, trong bụng sinh giòi), còn “Hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử”, “gia gia hộ hộ hữu thư trùng”; cuốn dự ngôn của Đạo gia “Thái thượng động uyên thần chú” miêu tả như sau: “Thân sinh ác sang trùng lại chi bệnh, nùng huyết xú lạn” (tạm dịch: thân thể sinh ra lở loét ác tính, mưng mủ và máu bốc mùi hôi thối). Có vẻ như lúc đó xuất hiện một chủng loại “giòi bọ” vi trùng độc ăn máu thịt người, sức phá hủy không gì sánh bằng.

Dựa theo dự ngôn, đợt “đại dịch” này sẽ kéo dài âm ỉ liên tục đến năm Giáp Thìn 2024. Do vậy, bất cứ đỉnh điểm bệnh dịch “viêm phổi Trung Cộng” nào được xác nhận hiện e rằng chỉ là đỉnh điểm cục bộ, chỉ là một ngòi nổ dẫn đến đỉnh điểm thực sự trong tương lai. Nói cách khác, cho dù có một ngày nào đó bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đi xuống đến mức thấp nhất (đáy), thì e rằng mọi người vẫn không thể buông lỏng cảnh giác với mức độ và sự phát triển của bệnh dịch.

Khi “đại dịch” lên đến đỉnh điểm trong thời gian trầm lắng âm ỉ đó, chỉ trong thời gian ngắn nó sẽ gây ra sự hủy diệt sinh mệnh con người vô cùng ác liệt, dẫn đến dân số nhanh chóng giảm mạnh (có khả năng chỉ là các khu vực cục bộ), cuối cùng sẽ tạo thành hai loại thảm cảnh xã hội phân thành hai bi kịch đau thương:

Bi kịch thứ nhất là hiện tượng “Cốc mễ vô nhân cật” (thóc gạo không người ăn) được miêu tả trong Ngũ công kinh. Ngũ công kinh mô tả rằng “Mễ thục ngũ cốc vô nhân cật, ty miên y đoạn vô nhân xuyên” (Lúa chín ngũ cốc không ai ăn, gấm vóc lụa là không ai mặc); dự ngôn trong “Bi ký Thiểm Tây Thái Bái Sơn” của Lưu Bá Ôn miêu tả “có cơm không người ăn”, “có quần áo không người mặc”. Những điều này tương tự như miêu tả trong tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ: “Bạch mễ doanh thương bất trị tiền”.

Bi kịch thứ hai là hiện tượng “Hổ lang tận thương nhân” (sài lang tận sức làm hại người) được mô tả trong Ngũ công kinh. Trong Ngũ công kinh mô tả đến “Hoàng ban mãnh hổ như gia khuyển, trú dạ tuân môn chuyển, giảo nhân giảo trư dương, thiên hạ tận tổn thương” (hổ đốm mà nghĩ chó nhà, ngày đêm tuần tra mọi nhà, cắn người cắn lợn dê, thiên hạ tổn hại vô tận), “Hoàng cẩu đội đội như gia khuyển, dạ dạ tuân môn chuyển, ngưu dương thực tận hóa vi trần, nhiên hậu tiện thương nhân” (từng đội chó vàng như chó nhà, mỗi đêm đều tuần tra đi lại trước cửa, bắt hết dê bò làm thức ăn, sau đó nhân tiện hại người).

“Sài lang kết đội nhai trung tẩu” trong Thôi Bối Đồ cũng giống như câu văn ở trên, cũng là miêu tả thảm kịch thứ hai của xã hội; đồng thời câu này cũng còn một ý nghĩa nữa, cũng mô tả sự hỗn loạn mà “hổ đầu nhân” thời đại đó đem đến cho xã hội. Câu này cũng giống như miêu tả trong lời sấm “thú quý nhân tiện”.

Thực ra, từ những lời tiên tri có liên quan có thể thấy “đại nạn” kéo dài nhiều năm (đặc biệt là “đại dịch”) đã gây nên sự hủy diệt vô cùng thảm khốc đối với nhân loại: ví như, trong “Thái thượng động uyên thần chú kinh” miêu tả “Dịch quỷ sát nhân, thập phân sát cửu” (bệnh dịch quỷ quái giết người, mười phần chết chín), “Bi ký Thiểm Tây Thái Bái Sơn” của Lưu Bá Ôn cũng miêu tả “Bần giả nhất vạn lưu nhất thiên, phú giả nhất vạn lưu nhị tam” (người nghèo một vạn giữ một nghìn, người giàu một vạn giữ hai ba), đó có nghĩa là cuối cùng mười phần còn lại không đến một, nên mới xuất hiện thảm kịch mô tả như đoạn văn trước đó.

Tuy nhiên, giống như phần phân tích ở đoạn sau, tất cả những kết cục thảm khốc này chỉ là an bài lịch sử của quá khứ, nhưng sự lựa chọn của con người hôm nay lại có thể cải biến vận mệnh của mình thậm chí là thay đổi quỹ đạo lịch sử.

“Bát tẫn phong vân thủy kiến thiên” (Gạt hết gió mây thấy bầu trời) dự báo rằng Trung Quốc sớm sẽ phát sinh một sự thay đổi trọng đại trong xã hội, Trung Cộng diệt vong (Bát tẫn phong vân), đến giai đoạn cuối cùng dịch bệnh mới thực sự dần dần bị đẩy lùi (thủy kiến thiên).

Dự ngôn trong Thôi Bối Đồ về thời gian xảy ra sự thay đổi lớn của xã hội Trung Quốc khớp với dự ngôn trong “Kim lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, trong “Kim lăng tháp bi văn” dự báo kịch bản rằng Hồ Cẩm Đào vì bất đồng ý kiến mà bị sỉ nhục tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20, sau đó là ĐCSTQ tiến đến diệt vong.

“Hổ đầu nhân” và “Đại ôn dịch” trong Thôi Bối Đồ đều được miêu tả trong một tượng đồng nhất, thời gian trước sau này chỉ là sự trùng hợp thôi sao?

2. Dự ngôn lịch sử chỉ ra nguyên nhân khởi phát của “đại dịch”

Tượng 50 của Thôi Bối Đồ đồng thời nói đến “hổ đầu nhân” và “đại dịch”, nhìn bề ngoài thì thấy đó là sự trùng hợp về thứ tự thời gian phát sinh trước sau, thực tế không chỉ như vậy, bởi vì mục đích các bậc hiền triết trong lịch sử để lại những lời tiên tri là để răn đe, cảnh báo các thế hệ sau.

Trên thực tế, xét từ sự liên quan của những dự ngôn trong lịch sử, dường như “hổ đầu nhân” và “đại dịch” có mối quan hệ nhân quả.

Dựa theo mô tả “Kim lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, trong đại tai nạn, “Nhân phùng mãnh hổ nan hồi ti”: ”phùng” nghĩa là vừa lòng, ẩn dụ là chấp nhận và tin tưởng, hoặc bị mê hoặc khác; “mãnh hổ” chỉ người tuổi hổ và tập đoàn lợi ích mà nó đại diện, “mãnh” cung có nghĩa là thế lực hung hãn;””nan huýnh tị” tỉ dụ là khó tránh kiếp nạn. Những ai bị “mãnh hổ” mê hoặc sẽ bị trôi theo dòng chảy, sẽ bị đào thải trong thảm họa này, cũng là nói “mãnh hổ” đem đến sự hủy diệt chết chóc cho người dân.

Trên thực tế, “Kim lăng tháp bi văn” ẩn ý chỉ rằng ngòi nổ trực tiếp khiến đại tai nạn phát sinh là cuộc bức hại quy mô lớn đối với những người tu luyện Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân (tuổi hổ) tự mình thao túng ĐCSTQ tiến hành; đặc biệt là việc dùng tuyên truyền dối trá phô thiên cái địa khiến cho người dân thế giới bị lừa gạt, từ đó mà bị đoạt mất tính mạng trong đại nạn.

“Tử sửu chi niên giang biên khởi” của Ngũ công kinh, có vẻ giống với “Kim lăng tháp bi văn”: câu này không chỉ miêu tả thời gian và địa điểm khởi phát “đại dịch”, hơn nữa còn tiết lộ họ của kẻ chịu trách nhiệm gây ra thảm họa kinh hoàng này chính là do “Giang” (giang biên khởi).

Lý Thuần Phong, một trong những tác giả của Thôi Bối Đồ cũng đã viết dự ngôn trong “Tàng đầu thi”, ẩn ý rằng hành vi của người kế nhiệm tên “Dân” của Đặng Tiểu Bình chính là nguyên nhân trực tiếp của thảm họa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/280381



Ngày đăng: 04-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.