Thôi Bối Đồ dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (2)



Tác giả: Nhậm Tịnh Tư

[ChanhKien.org]

3. Giả thuyết về hàm ý thật sự tên gọi “Thôi Bối Đồ”

Liên quan đến lai lịch tên gọi của “Thôi Bối Đồ”, có truyền thuyết rằng Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương là người suy toán vận mệnh của Đại Đường, nhưng sau khi Lý Thuần Phong suy đoán ra được, bất ngờ là không thể thu hồi lại được nữa, liên tục suy tính đến hơn 1000 năm sau, cho đến khi Viên Thiên Cương đẩy vào sau lưng và nói rằng thiên cơ không thể tiết lộ, Lý Thuần Phong mới bỏ. Lời tiên tri này từ đó được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” (thôi bối nghĩa là đẩy vào lưng).

Sự việc trong truyền thuyết này có thể tồn tại. Tuy nhiên, sự tích về tên gọi này không nhất định là hàm ý chân thực của Thôi Bối Đồ.

Trên thực tế, cả Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đều là người tu luyện, trong Thôi Bối Đồ họ đã chọn dùng thời không quan (góc nhìn về thời không) tương đối phổ biến trong giới tu luyện và các dự ngôn, tức là lịch sử của con người trong quá khứ là sự lặp lại.

Tượng thứ 1 của Thôi Bối Đồ nói “Nhật nguyệt tuần hoàn, chu nhi phục thủy” (mặt trời và mặt trăng tuần hoàn, khi đi hết một vòng thì sẽ lặp lại); tượng thứ 61 nói “Nhất âm nhất dương, vô thủy vô chung; chung giả tự chung, thủy giả tự thủy” (một âm một dương, không đầu không cuối, kết thúc tự kết thúc, bắt đầu tự bắt đầu). “Nhật nguyệt” và “âm dương” ở đây đều tượng trưng cho lịch sử, ý nghĩa là lịch sử của con người đi hết một vòng thì sẽ lặp lại, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tượng thứ 1 của Thôi Bối Đồ nói “Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại, thí ư đường hậu luận nguyên cơ”, là các nhà tiên tri đã ngộ được chân lý rằng lịch sử của con người là tuần hoàn lặp đi lặp lại, họ (sử dụng công năng của người tu luyện) cố gắng mô tả ra quá khứ của lịch sử (lịch sử thời tiền sử), từ đó suy luận ra tương lai của thời kỳ lịch sử sau triều đại nhà Đường – từ “bối” (tức là quá khứ) tính ra tương lai. Đây có thể là ý nghĩa chân thực tên gọi của Thôi Bối Đồ.

Điều này cũng tương đồng về thời không quan thể hiện trong những lời tiên tri lịch sử nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ví như:

Khương Tử Nha trong “Càn khôn vạn niên ca” nói “Ngã kim chỉ toán vạn niên chung, Bác Phục tuần hoàn lý vô cùng”: Bác và Phục là hai quẻ trong kinh dịch. Trên Cấn dưới Khôn là quẻ Bác, biểu thị âm thịnh dương suy; trên Khôn dưới Cấn là quẻ Phục, biểu thị âm đạt cực điểm thì quay về dương. “Bác Phục tuần hoàn” để hình dung sự tuần hoàn liên tục của lịch sử;

“Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng nói “Tiền cổ hậu kim, kỳ đạo vô cùng”: lịch sử cổ đại, lại xuất hiện lặp lại vào thời hậu thế, là sự tuần hoàn lặp lại;

“Hoàng nghiệt thiền sư thi” có nói “Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân”: “nhật nguyệt” tượng trưng cho lịch sử, hình dung ra lịch sử giống như bánh xe, tuần hoàn lặp đi lặp lại; v.v..

Cũng là nói, trong tương lai được dự đoán bởi những nhà tiên tri này, một số (hay thậm chí là tất cả) họ có thể là nhìn thấy được quá khứ lịch sử.

Trong tiên tri “Kinh Thánh – Khải Huyền” của phương Tây cũng ngầm sử dụng thời không quan này, để miêu tả sự kiện “Đại tai nạn” xảy ra vào thời cuối của hai thời kỳ lịch sử cách nhau “1000 năm”.

Tác giả của “Kinh Thánh – Khải Huyền” đã mô tả về “Đại tai nạn” và “Thánh nhân cứu thế” vào cuối giai đoạn của thời kỳ lịch sử “1000 năm” trước, bao gồm cả Sa Tan bị Thần bắt trói ném xuống hố sâu không đáy, “để nó không còn đi mê hoặc lừa gạt các nước”. (1000 năm ở đây là chỉ 1000 năm trong thời không nơi Thần ở, đối với thời gian của con người mà nói thì vô cùng lâu dài).

Nhưng tác giả của “Kinh Thánh – Khải Huyền” mô tả giai đoạn lịch sử này của “1000 năm” sau, sau khi Sa Tan được thả ra, chỉ là tóm lược lại quá trình lịch sử lặp lại đó, tức là Sa Tan “mê hoặc các quốc gia bốn phương” v.v., sau đó miêu tả lại chi tiết hơn về những chương mới của thời kỳ lịch sử tiếp theo.

Trong chương mới của đoạn lịch sử này, Sa Tan sẽ bị Thần hủy diệt triệt để, “bị ném vào ngọn lửa lưu huỳnh”, “đến vĩnh viễn cũng không được ra”. Các học giả “Thánh kinh” gọi đây là “Trận quyết chiến cuối cùng”.

Cũng có nghĩa là, lịch sử của thời kỳ này không chỉ đơn giản là lặp lại, mà sẽ triển hiện ra những chương mới. Vậy tại sao trong lịch sử thời kỳ này sẽ xuất hiện những chương mới?

4. Biến số của lịch sử

Trên thực tế, rất nhiều lời tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới đều miêu tả rằng sẽ có một vị “Thánh nhân” xuất thế cứu vãn thế nhân trong “Đại tai nạn”, và mở ra một kỷ nguyên mới.

Ví dụ, trong những lời tiên tri lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc, như: “Thôi Bối Đồ”, “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng, “Kim lăng tháp bi văn” và “Thiếu bính ca” của Lưu Bá Ôn, “Mai hoa thi” của Thiệu Ung, “Tàng đầu thi” của Lý Thuần Phong, “Cách am di lục” của Nam Sư Cổ v.v., tất cả đều từ các góc độ khác nhau để miêu tả “Thánh nhân cứu thế”.

Trong các lời dự ngôn Thần truyền trong lịch sử, dự ngôn “Ngũ công kinh” của Phật gia đã mô tả đến thời mạt kiếp (kết thúc) của giai đoạn lịch sử này là “37.700 năm”, “thời mạt kiếp sẽ đổi càn khôn”, Thánh nhân “Minh Vương” sẽ “cải hoán càn khôn” (thay đổi trời và đất); dự ngôn của Đào Gia “Thái thượng động uyên thần chú kinh” gọi sự kết thúc của giai đoạn lịch sử này là “Kiếp tận”, Thánh nhân “chân quân” sẽ “canh sinh thiên địa” (người quân tử chân chính sẽ làm mới mới trời đất); “Kinh Thánh – Khải Huyền” cũng đã chỉ ra rằng Sáng Thế Chủ “sẽ canh tân hết thảy”.

Cũng chính là nói, phần kết thúc của đoạn lịch sử này giống như “Trinh Hạ khởi nguyên” được miêu tả trong Thôi Bối Đồ, tức là sau đó, toàn bộ vũ trụ sẽ hoàn toàn đổi mới, lịch sử sẽ mở ra chương mới. Vì vậy, sự kết thúc của đoạn cuối cùng này không đơn giản là quá trình lặp lại lịch sử trước đó.

Không chỉ như vậy, tất cả những lời tiên tri có liên quan này đều mô tả kết quả thảm khốc của “Đại tai nạn” mang lại, cũng đồng thời đặt ra một điềm báo quan trọng để tránh thảm họa này: “Thánh nhân” sẽ cứu thế nhân khỏi nguy nan này, tất cả những người tin tưởng và người tốt cuối cùng sẽ được “Thánh nhân” cứu, từ đó bước vào một kỷ nguyên mới, và chỉ những kẻ không tin và những kẻ ác mới bị đào thải trong “Đại tai nạn”.

Ví như, “Thái thượng động uyên thần chú kinh” mô tả đến “Nam nữ hữu thụ tam động chi nhân, quỷ vương kính phụng, bất cảm phạm chi”, tức là người chấp nhận và tin tưởng Pháp mà Thánh nhân truyền dạy (Pháp “tam động”) dịch bệnh ma quỷ cũng không dám phạm; nhưng “thế nhân bất tín Đại Pháp, thị dĩ đa hữu tội nhân, tội nhân nhập địa ngục”, tức là những người không tin vào Pháp của Thánh nhân (nhà tiên tri gọi Pháp của Thánh nhân đó là “Đại Pháp”) thì sẽ bị đào thải.

Trong “Kim lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn cũng có mô tả tương tự: trong đại kiếp nạn, “Năng phùng mộc thỏ phương vị thọ” (có thể gặp thỏ gỗ sẽ thọ mạng), đó là những người chấp nhận và tin tưởng Thánh nhân “thỏ gỗ” mới có thể sống sót qua trận đại nạn này, còn “người gặp mãnh hổ khó tránh khỏi” (Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị).

Trong miêu tả của “Kinh Thánh – Khải Huyền”, những người không tin và người ác bị đào thải trong “Đại tai nạn” là chỉ những người “nhút nhát, không tín, đáng ghét, giết người, dâm loạn, hành tà thuật, sùng bái tôn thờ thần tượng (Sa Tan), và toàn nói dối lừa gạt”; những người được giải cứu là người thiện lương tin tưởng “Đạo của Thần”.

Nói cách khác, trong trận “Đại tai nạn” có tính hủy diệt này, lựa chọn của thế nhân có thể thay đổi được vận mệnh của mình và thậm chí thay đổi được quỹ đạo lịch sử.

Trên thực tế, nếu chúng ta so sánh những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử Trung Quốc với các lời dự ngôn lịch sử Trung Quốc, ta sẽ thấy rằng trước năm 2000, hầu như không có sự khác biệt bất thường nào giữa những sự kiện lịch sử Trung Quốc và các lời tiên tri lịch sử Trung Quốc. Nhưng mà, lịch sử bắt đầu từ năm 2000, một số tai nạn xảy ra đã có sự khác biệt lớn với những tai nạn thảm khốc trong dự ngôn với phát sinh trong thời kỳ “mạt kiếp”. Chẳng hạn như, dịch bệnh “SARS” năm 2003 không gây ra thiệt hại nặng nề “mười người chết ba bốn” cho Trung Quốc như trong lời tiên tri; lũ lụt sóng thần năm 2004 lại xảy ra ở Nam Á chứ không phải phát sinh ở Trung Quốc, xung đột quân sự được dự đoán ở Trung Quốc năm 2018 đã chuyển thành xung đột thương mại, từ đó có thể làm thay đổi nhân tố dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba hoặc thậm chí là sự kiện đó đã được miễn trừ; ngay cả dịch bệnh “viêm phổi ĐCSTQ” hiện nay, cũng không dẫn đến tình trạng bi thảm như trong mô tả “Ngũ công kinh” rằng “mạt đáo tử sửu niên (từ 2020 đến 2021), Bách trung vô nhất bán” (tức trong những năm tý sửu 2020-2021, 100 người thì không còn đến một nửa).

Cũng là nói, những thảm họa quy mô lớn sẽ xảy ra ở giai đoạn “mạt kiếp” trong dự ngôn lịch sử đã phát sinh biến số, đạt đến suy yếu hoặc bị loại bỏ.

Đồng thời, ngoài sự khác biệt về kết quả thì có một điểm tương đồng là: đúng là có “Đại Pháp” đang được truyền ở Trung Quốc. Hơn nữa, người chấp nhận và tin tưởng rất nhiều, phổ biến trên khắp cả Trung Quốc, hiện giờ đã được truyền rộng ra thế giới.

Dựa trên sự báo trước bởi tất cả các lời tiên tri trong lịch sử, sự thay đổi của những đại tai nạn thảm khốc này, đều là vì “Thánh nhân” đang trong thời kỳ mạt Pháp này mà truyền Pháp, những người tín Pháp ngày càng nhiều, dẫn đến một số sự kiện tai nạn trong lời tiên tri bị giảm đi hoặc tránh được. Hơn nữa, đây là nguyên nhân duy nhất có thể khiến cho biến số của “Đại tai nạn” trong lời tiên tri trở thành sự thật lịch sử.

Trên thực tế, nhìn vào các lời tiên tri trong lịch sử của Trung Quốc và nước ngoài, trung tâm sân khấu của phần cuối và cao trào của vở kịch lớn này không đâu khác, chính là Trung Quốc — Đây có thể là lý do tại sao những lời tiên tri nổi tiếng của tất cả các dân tộc quốc gia trong lịch sử nhân loại cuối cùng đều nhất loạt chỉ về một nơi là: phương Đông.

5. Kết luận

Từ những lời tiên tri trên thế giới, lịch sử con người dường như đã đi đến thời khắc quan trọng nhất — Kết cục của vở kịch lớn này sắp được hé lộ. Tuy nhiên, trong sự sắp xếp an bài của lịch sử quá khứ, kết cục của vở kịch lịch sử này vô cùng bi thảm và mang đến hối tiếc khắc cốt ghi tâm: Vì người đời bị “Sa Tan” trong “Kinh Thánh – Khải Huyền” hoặc “mãnh hổ” trong “Kim lăng tháp bi văn” mê hoặc mà trở nên không tin và còn làm điều ác, dẫn đến phải bị đào thải trong ”Đại tai nạn”, quá trình hủy diệt đạt tới mười không còn một.

Tuy nhiên, đồng thời với sắp xếp đại tai nạn và đại đào thải trong an bài của lịch sử, thì cũng đã an bài cách để tránh tai nạn và đào thải. Trong thời khắc kết thúc cuối cùng của vở kịch này, tất cả mọi sinh mệnh đều được trao cơ hội lựa chọn và quyết định vận mệnh tương lai của mình một cách công bằng: Cách duy nhất để một sinh mệnh muốn thay đổi kết cục bi thảm của quá khứ an bài, sống sót sau thảm họa và bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử, chính là lựa chọn tin tưởng và thiện lương.

Đối với một số độc giả, có thể khó tin đối với hiện tượng được dự đoán và một số sự việc sẽ xảy trong phần mô tả. Nhưng bất luận như thế nào, trong hình thế “Đại dịch” đang diễn ra trước mắt chúng ta, vào thời khắc nguy hiểm đến tính mạng này, người Trung Quốc có câu nói có thể có ích cho mọi người:

“Ninh khả tín kì hữu, bất khả tín kì vô”

(Thà tin là có, còn hơn tin không có).

Bình tĩnh và suy nghĩ, trước sự lựa chọn rõ ràng giữa thiện và ác, giữa sự sống và cái chết, có lý do gì mà mạo phạm thiên ý, và đưa ra lựa chọn cùng với trân quý sinh mệnh đây?

Mong rằng các bạn độc giả có thể nắm chắc vận mệnh của chính mình vào thời khắc then chốt này của lịch sử, đưa ra lựa chọn phù hợp với thiên ý, thiện với người và thiện với chính bản thân mình — Sự lựa chọn của bạn có thể giúp bạn và thậm chí là mọi người thoát khỏi kết cục vô cùng đáng tiếc, bi thảm cùng cực này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/280381



Ngày đăng: 19-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.