Một vài phân tích «Thôi Bối Đồ» (I): Triều Đường



Tác giả: Lưu Thiên Hồng

[Chanhkien.org]

Lời ban biên tập: Có rất nhiều dự ngôn nổi tiếng đã được lưu truyền qua hàng ngàn năm, dự đoán phi thường chuẩn xác, thế nhưng vẫn khiến con người cảm thấy thật thần bí. Dự ngôn đã trở thành đề tài được nghiên cứu trong suốt lịch sử nhân văn, thế nhưng chúng cũng đề xuất một vấn đề khoa học: Liệu có khả năng dự đoán tương lai chăng? Tại chuyên mục này, chúng tôi và quý độc giả cùng nhau dần dần khám phá các dự ngôn này.

Trong số các dự ngôn của Trung Quốc, «Thôi Bối Đồ» có thể nói là “nhà nhà đều biết”. Đây là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều đại nhà Đường (năm 627-649 SCN). Cuốn sách tổng cộng có 60 hình vẽ (đồ tượng), mỗi đồ tượng ở bên dưới lại có “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các đại sự phát sinh tại Trung Quốc qua các triều đại.

Tượng 1 Giáp Tý, quẻ Càn (triều Đường)

Tượng 1 «Thôi Bối Đồ».

Sấm viết:

Mang mang Thiên Địa
Bất tri sở chỉ
Nhật nguyệt tuần hoàn
Chu nhi phục thủy

Tụng viết:

Tự tòng Bàn Cổ ngật hi di
Hổ đấu long tranh sự chính kỳ
Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại
Thí vu Đường hậu luận nguyên cơ

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Trời Đất mênh mang
Không biết chốn dừng
Nhật nguyệt tuần hoàn
Xoay đi chuyển lại

Tụng rằng:

Từ thuở Bàn Cổ đến mãi khi
Long tranh hổ đấu sự thật kỳ
Ngộ được tuần hoàn chân lý tại
Thử từ Đường hậu luận nguyên cơ

Tượng 1 này là lời mở đầu, không hề nói nội dung cụ thể gì. Tuy nhiên chúng ta thấy ở đây biểu đạt vũ trụ quan của tác giả: “Nhật nguyệt tuần hoàn, Xoay đi chuyển lại”, ngoài ra còn “Ngộ được tuần hoàn chân lý tại”. Có lẽ đây là căn cứ mà tác giả dùng để tiến hành dự đoán vị lai, nói thẳng ra là thông qua con đường nào để biết được tương lai. Về phương diện này, chúng ta sẽ đàm luận sau khi tham khảo nguồn gốc của dự ngôn.

Triều Đường: Từ Tượng 2 đến Tượng 9

Tượng 2 đến Tượng 9 «Thôi Bối Đồ» chính là dự ngôn về các sự tình của vương triều nhà Đường (năm 618-907 SCN). Dùng thủ pháp rất ẩn ý để dự đoán các đại sự của triều Đường, bao gồm Võ Tắc Thiên nắm quyền, loạn An Sử, cái chết của Dương Quý Phi, Thổ Phồn xâm nhập Trung Nguyên, loạn Kiến Trung, Hoàng Sào dấy binh cho đến Chu Ôn diệt Đường, v.v. Xét theo độ dài, ở đây chỉ xin giới thiệu Tượng 2, Tượng 5 và Tượng 9.

Tượng 2 Ất Sửu (triều Đường)

Tượng 2 «Thôi Bối Đồ».

Sấm viết:

Lũy lũy thạc quả
Mạc minh kỳ số
Nhất quả nhất nhân
Tức tân tức cố

Tụng viết:

Vạn vật thổ trung sinh
Nhị cửu tiên thành thật
Nhất thống định Trung Nguyên
Âm thịnh Dương tiên kiệt

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Ỉu xìu quả lớn
Không rõ mấy số
Mỗi quả một nhân
Tức mới tức cố

Tụng rằng:

Vạn vật sinh trong đất
Hai chín trước thành thật
Thống nhất định Trung Nguyên
Âm thịnh Dương kiệt trước

Tượng này dự ngôn về khí số triều Đường. “Ỉu xìu quả lớn, Không rõ mấy số”, ở đây rõ ràng là muốn chúng ta đếm số quả. Trên chiếc khay ở đồ hình là 21 quả, ám chỉ triều Đường truyền được 21 Đại Hoàng đế; sấm viết “Mỗi quả một nhân”, cũng đã nói rõ hàm nghĩa của mỗi quả, chính là một “người” (chữ “Nhân” (人) nghĩa là “người” và chữ “Nhân” (仁) nghĩa là “hạt quả” là đồng âm). Triều Đường trong lịch sử xác thực là “Thống nhất định Trung Nguyên”, là triều đại cường thịnh nhất, vô luận là sự phát triển văn hóa hay cai trị quốc gia đều đạt tới đỉnh điểm. Trong lịch sử chỉ duy có Nữ hoàng Võ Tắc Thiên xuất từ triều Đường là ứng với “Âm thịnh Dương kiệt trước”. “Hai chín trước thành thật” tức là 290, ý nói triều Đường từ năm 618 đến năm 907 SCN trải qua 289 năm, truyền được 290 năm.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/12/7/19541.html



Ngày đăng: 27-03-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.