Một vài giải thích Tượng 54 «Thôi Bối Đồ»



Tác giả: Tân Tự Minh

[Chanhkien.org] Giới thiệu:

«Thôi Bối Đồ» có thể nói là bộ sách tiên tri thần kỳ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc, bởi vì «Thôi Bối Đồ» dự đoán quá chính xác những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại.

«Thôi Bối Đồ» là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường (năm 627-649 SCN theo Tây lịch), bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.

Tượng 54: Biến động của khối cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu

第五十四象 丁巳
Tượng 54 Đinh Tỵ

Tượng 54 «Thôi Bối Đồ».

谶曰
磊磊落落 残棋一局
啄息苟安 虽笑亦哭

颂曰
不分牛鼠与牛羊
去毛存鞟尚称强
寰中自 有真龙出
九曲黄河水不黄

Sấm viết:

Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc

Tụng viết:

Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Quang minh lỗi lạc
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc

Tụng rằng:

Không phân trâu chuột hay trâu dương
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự có Chân Long xuất
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng

Trong đồ hình là năm đứa trẻ chăn trâu (tiểu mục đồng), tay cầm gậy ngắn (tiểu bổng) đang xua đuổi một con trâu. Trong phiên bản khác là một con ngựa có sừng trâu, cái đầu khá nhỏ, hơi giống con dê, trong đó hàm chứa huyền cơ. Không cần đến năm người cản một con trâu, đây chỉ là lấy hình thức để biểu đạt mà thôi. Kim Thánh Thán (nhà bình giải sống vào cuối triều Minh đầu triều Thanh) năm ấy đã nhìn ra được như sau: “Tượng này có điềm báo là khứ danh đi để tồn tại“. Ngoài ra, người Trung Quốc trong quá khứ dùng câu thành ngữ “thập dương cửu mục”, tức “mười con dê, chín kẻ chăn” để hình dung quan viên số lượng rất nhiều, nhân dân không chịu nổi gánh nặng. Ở đây lại dùng “nhất ngưu ngũ mục”, tức “một con trâu, năm kẻ chăn” để ẩn dụ về hệ thống quan liêu nặng nề hủ bại.

“Lỗi lỗi lạc lạc, Tàn kỳ nhất cục” là chỉ sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu giải thể, đối với toàn bộ phe cộng sản mà nói thì đã đi vào tàn cuộc rồi. Ở đây miêu tả tâm lý con người rất sâu sắc. “Thở phào cầu an, Tuy cười mà khóc” chính là đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cảm thấy uy hiếp cực đại, tuy nhiên vẫn còn mấy tiểu huynh đệ như Cu Ba, Bắc Hàn, v.v. làm bạn, chỉ không thể “cười” mà thôi. Lúc ấy ĐCSTQ đã làm những điều sau: phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và ngoại giao, phát triển thể thao, v.v. tất cả đều nhằm duy trì chính quyền của mình, đều là sách lược “cầu an”.

“Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương, Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường” – “Không phân trâu chuột hay trâu dương, Bỏ lông giữ da hãy xưng cường”: Đến lúc này ở Trung Quốc không còn ai tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa, những người đương quyền chỉ lợi dụng cái vỏ ngoài (“bì mao”) của chủ nghĩa cộng sản mà thôi. Đối với sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản và đại tội mà họ đã phạm với nhân dân thì không chịu thừa nhận. Đến mức thiện ác thị phi như thế nào thì họ cũng không thèm quan tâm nữa.

Ở đây cũng cần phải nói thêm rằng, về phương vị của 12 con Giáp thì chuột là chính Bắc, trâu là chếch về hướng Đông, ngựa là chính Nam, dê là chếch về phía Tây. Câu “Không phân trâu chuột hay trâu dương (dê)” đúng ra phải là “Không phân trâu chuột hay ngựa dê”, nghĩa là khắp Đông Tây Nam Bắc không phân biệt.

“Bỏ lông” (khứ Mao) cũng có nghĩa là việc từ bỏ diễn ra sau khi Mao Trạch Đông chết.

Trong số năm tiểu mục đồng này, có một mục đồng đứng quay lưng lại, nhưng đơn độc ở một bên con trâu; đây chính là Đặng Tiểu Bình thao túng sau hậu trường, không đăng “long vị”, và cũng không muốn nhìn thẳng vào người ta. Bốn mục đồng còn lại đứng quay mặt về phía độc giả chính là bốn vị Chủ tịch từng chấp chính sau khi Mao chết, ấy là Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, và Giang Trạch Dân.

“Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng” – “Trong cõi tự có Chân Long xuất, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”: chỉ khổ tận cam lai, hết nỗi khổ thì đến hạnh phúc, quá khứ giảng rằng khi nước Hoàng Hà chuyển thành trong là lúc có Thánh nhân xuất hiện. Đây cũng là câu đố chữ, “Hoàng” (黄) chính là chữ “cộng” (共), ấy là để nói, sau khi đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền thì Thánh nhân hạ thế. Ở đây cũng là ám chỉ một chữ “Hồng” (洪).

Không biết có đúng hay không, hy vọng quý đồng tu vui lòng chỉ giáo.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/4/16/65477.html



Ngày đăng: 02-04-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.