Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyền



Tác giả: Mộc Tử

Tượng 56 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 56 (Đại Pháp khai truyền)

Sấm viết:

Yển võ tu văn
Tử vi tinh minh
Thất phu hữu trách
Nhất ngôn vi bình

Tụng viết:

Vô vương vô đế định càn khôn
Lai tự điền gian đệ nhất nhân
Hảo bả cựu thư đô độc đáo
Nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Bỏ võ tu văn
Sao tử vi minh
Thất phu hữu trách
Một lời làm bình

Tụng rằng:

Không vua không đế định càn khôn
Đến từ nông thôn đệ nhất nhân
Bao nhiêu sách cổ đều đọc đủ
Nghĩa lời vừa nói thấy anh minh

Giải:

“Yển võ tu văn, Tử vi tinh minh” (Bỏ võ tu văn, Sao tử vi minh): sau khi chịu đựng đủ loại “vận động” tàn khốc của Trung Cộng, nhân dân Trung Quốc bắt đầu tìm về tín ngưỡng tinh thần, tìm kiếm chân Lý chân Pháp, đạo đức nhân loại bắt đầu hồi thăng. “Sao tử vi minh” chỉ chân Lý chân Pháp — Pháp Luân Đại Pháp.

“Thất phu hữu trách, Nhất ngôn vi bình” (Thất phu hữu trách, Một lời làm bình): đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đều chiểu theo yêu cầu của Sư phụ là “có trách nhiệm đối với xã hội”, từ đó nghiêm khắc yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính cho mình. Nói cách khác, là làm người tốt, trở thành chính nhân quân tử.

“Vô vương vô đế định càn khôn, Lai tự điền gian đệ nhất nhân” (Không vua không đế định càn khôn, Đến từ nông thôn đệ nhất nhân): “định càn khôn” chính là Pháp (法), “lai tự điền nhất nhân” (來自田一人) là cách viết chữ “Luân” (輪) theo lối phồn thể, chỉ Pháp Luân Đại Pháp. Câu này ý nói Sư phụ Lý Hồng Chí tuy xuất thân bình dân, nhưng truyền xuất Đại Pháp, hơn nữa là Đại Pháp căn bản của vũ trụ. “Đệ nhất nhân” ở đây với “Nhất nhân vi đại” (Một người là lớn) ở Tượng 59 là cùng một người, đều chỉ Đại sư Lý Hồng Chí.

“Hảo bả cựu thư đô độc đáo, Nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh” (Bao nhiêu sách cổ đều đọc đủ, Nghĩa lời vừa nói thấy anh minh): chỉ người sáng lập Pháp Luân Công thông hiểu hết thảy sự lý cổ kim trong vũ trụ, lấy Pháp Lý để cảm phục thế nhân.

Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Tầng thứ nhất chỉ trước ngày 20/7/1999, số người đọc sách rất nhiều, cả thực tu lẫn nửa tu nửa không; tầng thứ hai chỉ sau bức hại, số người đọc sách giảm xuống một chút; tầng trên cùng chỉ người tương lai đều đọc sách học Pháp, tuy nhiên Pháp tượng đã không còn được lưu lại cho người đời sau nữa. Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/15/n3198554.htm



Ngày đăng: 20-06-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.