Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoa
Tác giả: Mộc Tử
[Chanhkien.org] Trong bức họa là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.
Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.
* * *
Tượng 50 (Nhật Bản xâm Hoa)
Sấm viết:
Điểu vô túc
Sơn hữu nguyệt
Húc sơ thăng
Nhân đô khốcTụng viết:
Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa
Nam sơn hữu tước Bắc sơn la
Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu
Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quáTạm dịch:
Sấm rằng:
Chim không chân
Núi có trăng
Nắng mới lên
Người đều khócTụng rằng:
Giữa mười hai tháng khí bất hòa
Núi Nam có tước núi Bắc la
Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy
Biển cả thâm trầm Nhật đã qua
Giải:
“Điểu vô túc, Sơn hữu nguyệt” (Chim không chân, Núi có trăng): chữ “điểu” (島) bỏ chân đi, phía trên vẫn còn chữ “nguyệt” (月), đặt lên chữ “sơn” (山) thì được chữ “đảo” (島) phồn thể. Trong đồ hình là chim đậu trên núi, cũng ám chỉ một chữ “đảo” (島). Câu này chỉ đảo quốc Nhật Bản.
“Húc sơ thăng, Nhân đô khốc” (Nắng mới lên, Người đều khóc): Nhật Bản xâm Hoa, người Trung Quốc rơi vào khổ nạn. “Nắng” chỉ cờ Thái Dương của Nhật Bản.
“Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa, Nam sơn hữu tước Bắc sơn la” (Giữa mười hai tháng khí bất hòa, Núi Nam có tước núi Bắc la): giữa 12 tháng là tháng 6 Âm lịch, tức ngày 7/7/1937, xảy ra biến cố cầu Lư Câu. Nhật Bản nâng đỡ chính quyền Uông Tinh Vệ ở phía Nam (“tinh vệ” là tên một loài chim trong thần thoại, “tước” cũng là tên một loài chim), phía Bắc lại có Mãn Châu quốc của Ái Tân Giác La Phổ Nghi, (“la” chỉ họ Ái Tân Giác La). Tượng này nối tiếp chặt chẽ với Tượng trước.
“Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu, Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá” (Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy, Biển cả thâm trầm Nhật đã qua): chỉ năm 1945, năm Gà, Nhật Bản đầu hàng.
Trong bức họa là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.
(còn tiếp…)
Dịch từ:
http://www.epochtimes.com/gb/11/2/28/n3183221.htm
Ngày đăng: 10-06-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.