Dự ngôn về ngày hôm nay (Phần 2): Gia Cát Lượng và “Mã Tiền Khóa”



[ChanhKien.org]

Quyển 1

Dự ngôn thần kỳ

Khoa học xuyên thời không

Chương 1: Câu chuyện về tác giả của những dự ngôn

Trước khi phân tích lý giải những dự ngôn từ các lý luận khoa học hiện đại, trước tiên chúng ta hãy điểm qua cuộc đời và tác phẩm của một số nhà tiên tri trong và ngoài nước từ xưa đến nay. Rất nhiều dự ngôn của các dân tộc khác nhau đã được lưu truyền hàng trăm nghìn năm, rất nhiều nhà tiên tri vốn dĩ là những “cao nhân phi phàm” họ không cần dùng bất kỳ máy móc thiết bị khoa học nào cũng có thể thể hiện năng lực vượt qua thời không của họ. Đứng tại góc độ khoa học hiện đại quả thực không thể tưởng tượng được. Trong chương này, chúng tôi sẽ liệt kê một số nhân vật điển hình.

Phần 1: Gia Cát Lượng và “Mã Tiền Khóa”

Gia Cát Lượng (sinh năm 181-234), tự là Khổng Minh, là quân sư của Lưu Bị nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc. Sau khi Lưu Bị trở thành Hoàng đế, ông trở thành tể tướng của nhà Thục Hán. Tương truyền rằng Gia Cát Lượng có tài kinh bang tế thế, ông trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, dụng binh như thần. Nếu không có Gia Cát Lượng, chỉ bằng sức lực ban đầu của Lưu Bị thì căn bản không thể đạt được quyền bá chủ Tam Quốc. Chính sử “Tam Quốc Chí – Truyện Gia Cát Lượng” cũng có ghi chép về ông “vị xuất mao lư, tiền định thiên hạ tam phần” (khi chưa ra khỏi căn nhà cỏ thì ông đã định ra thiên hạ chia làm ba phần), Khổng Minh trong cuốn “Long trung đối” đã hoạch định điều này cho Lưu Bị, đây cũng được cho là phản ánh rõ nhất trí huệ và tầm nhìn xa trông rộng của Khổng Minh. Còn cuốn sách nổi tiếng “Xuất sư biểu” lại thể hiện tinh thần trung nghĩa “cúc cung tận tụy, tử nhi hậu kỷ” (tận tụy đến chết mới thôi) của Khổng Minh.

Nói đến Gia Cát Lượng, mọi người đều đã biết rất nhiều về ông, nhưng hầu hết đều liên quan đến tài mưu lược quân sự “thiết lập chiến lược trong doanh trại, chiến thắng ngàn dặm” của ông. Trên thực tế, Gia Cát Lượng dự liệu như thần, ông có năng lực tiên đoán siêu thường, không chỉ am hiểu binh pháp, điều quan trọng hơn là ông có tài trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Thiên văn ở đây không phải là thiên văn học, hoặc là dự báo thời tiết gì đó của ngày nay. Phương sĩ thời xưa đều biết cách sử dụng dịch lý “Chu dịch” để giải thích những hiện tượng mà họ quan sát được, xét về mặt khái niệm khoa học ngày nay, họ có thể vượt qua những giới hạn của thời không ở một mức độ nhất định để quan sát và dự đoán sự biến hóa của thời không trong phạm vi lớn hơn. Chúng tôi sẽ mô tả chi tiết nội dung này trong chương tiếp theo.

Gia Cát Lượng thông thạo Chu dịch Bát quái, đồng thời biết cách quan sát thiên tượng để phán đoán sự việc thời cuộc. Ngoài ra, ông còn biết xem tướng. Tương truyền khi Gia Cát Lượng lần đầu gặp Ngụy Diên, ông đã biết được sau này Ngụy Diên sẽ phản bội, quả nhiên sau này khi Gia Cát Lượng chết vì bệnh ở Ngũ Trượng Nguyên, Ngụy Diên đã phản bội lại Thục Hán, nhưng Gia Cát Lượng sớm đã sắp đặt đầy đủ trong túi gấm rồi, ông đã sai đại tướng Mã Đại truy sát Ngụy Diên.

Về việc Gia Cát Lượng từng lên núi cầu phúc mà không thành, có người cho rằng ông sớm đã nhận ra nhà Thục cuối cùng không thể hoàn thành đại nghiệp thống nhất. Gia Cát Lượng biết điều đó là không thể nhưng ông vẫn làm, có lẽ là để báo đáp công ơn của Lưu Bị đã ba lần đến ngôi nhà tranh tìm ông, hay có lẽ là để hoàn thành nguyện trúc thác của Bạch đế, cũng có thể ông đã dự tính được sứ mệnh của mình trong lịch sử chính là phải làm như vậy! Độc giả có thể sẽ hỏi, tại sao biết trước tương lai nhưng không thể thay đổi lịch sử? Người biết kết cục của mình tại sao vẫn cố gắng “biết là không được nhưng vẫn dấn thân vào làm”? Liên quan đến vấn đề này, chúng ta sẽ thảo luận ở chương tiếp sau.

“Mã Tiền Khóa” dự ngôn của lịch sử

Tương truyền rằng Gia Cát Lượng vào lúc rảnh rỗi việc quân binh đã viết bài thơ “Mã Tiền khóa”, đây là bài thơ tiên tri về các sự việc đại sự trong thiên hạ. Từ giải thích bề mặt chữ nghĩa, chính là trước khi xuất binh, ở trước mặt ngựa chiến mà bốc một “khóa”, tức là bốc một quẻ bói. Tương quan mà nói, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng so với các dự ngôn khác xuất hiện trong lịch sử thì dễ phá giải hơn, bởi vì nó khá có quy tắc, mỗi “khóa” tiên đoán về một triều đại trong lịch sử, đồng thời mô tả theo trình tự diễn biến của lịch sử. Còn các dự ngôn khác tiên đoán những sự kiện lớn trong lịch sử thường không có tính quy luật, có triều đại nhiều sự kiện lớn, có triều đại lại ít sự kiện lớn, cho nên không dễ đối chiếu với các triều đại được tiên đoán.

“Mã Tiền Khóa” tổng cộng có 14 khóa. Mười khóa đầu bắt đầu từ thời Thục Hán, một mạch đến sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc, nội dung tiên đoán hết sức chính xác. Trong khóa thứ nhất, Gia Cát Lượng viết “Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy, âm cư dương phát, bát thiên nữ quỷ” (Tạm dịch: Không sức đổi Trời, khom mình gắng sức, âm tồn dương phất, tám ngàn nữ quỷ). Gia Cát Lượng trong “Xuất Sư biểu” đã từng viết: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, tám chữ này được viết ra từ bản ngã của Gia Cát Lượng, bởi vì ông biết giang sơn của nhà Hán khí số đã tận, không người nào có thể cứu vãn được nữa, cho nên trong “Tam quốc diễn nghĩa” viết rằng: “Khổng Minh lục xuất Kỳ Sơn tiền, dục dĩ chỉ thủ tương thiên bổ” (Dịch nghĩa: Khổng Minh sáu lần đánh Kỳ Sơn, muốn một tay vá trời), chính là nói ông muốn một tay mình có thể làm trung gian hòa giải thiên địa; “Hà kỳ lịch số đáo thử chung, trường tinh bán dạ lạc sơn ổ” (Dịch nghĩa: Hà kỳ lịch số đến đây là tận, sao trường tinh nửa đêm rơi xuống hẻm núi), chính là chỉ về giang sơn nhà Hán đến lúc này có thể sắp kết thúc rồi; “trường tinh bán dạ lạc sơn ổ” chính là nói về việc Gia Cát Lượng bị bệnh và chết ở Ngũ Trượng Nguyên. Cho nên, khóa thứ nhất Gia Cát Lượng viết “Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy” chính là viết về bản thân ông. “Âm cư dương phất, bát thiên nữ quỷ” ở vế sau, “bát thiên nữ quỷ” này là một câu đố chữ, chữ “bát” (八) cùng với chữ “thiên” (千), chữ “nữ” (女) và chữ “quỷ” (鬼), hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏), chính là nói về việc nhà Thục Hán cuối cùng sẽ bị nước Ngụy tiêu diệt.

14 khóa tiếp theo, mỗi khóa là một triều đại. Ví như khóa thứ 4 nói đến thời gian xây dựng đất nước của triều đại nhà Đường, quẻ viết “Thập bát nam nhi, khởi vu Thái Nguyên”. Chữ “nam nhi” này, chúng ta khi sinh con gọi là “tử” (子), ba chữ thập (十) bát (八) tử (子) chính là tạo thành chữ “Lý” (李), mà triều đại nhà Đường chính là thiên hạ do cha con Lý Nguyên xây dựng lên; “khởi vu Thái Nguyên”, lúc đó Lý Nguyên đã khởi binh từ Thái Nguyên.

Còn khóa thứ 8 là nói về triều đại nhà Minh, nhà Minh là thiên hạ do Chu Nguyên Chương đoạt được, quẻ này viết “Nhật nguyệt lệ thiên” cũng là một câu hàm chứa ẩn đố phía sau, chữ “nhật” (日) thêm chữ “nguyệt” (月) chính là chữ “Minh” (明), chính là nói đến triều đại nhà Minh, chữ “xích” trong “kỳ sắc nhược xích” nghĩa là màu đỏ của chu sa, ám chỉ thiên hạ của nhà Chu. “Miên miên diên diên, phàn thập lục thế” (Tạm dịch: Kéo dài liên miên, gồm 16 lá) ám chỉ triều đại nhà Minh tổng cộng lưu truyền qua 16 đời hoàng đế.

Có thể có người đặt nghi vấn, những lời tiên tri có phải do người đời sau bịa đặt ra không? Đây là vấn đề rất đáng để suy nghĩ. “Mã Tiền Khóa” được giải nghĩa vào năm Quang Tự triều đại nhà Thanh bởi nhà sư Thủ Nguyên sống tại núi Bạch Hạc, ông lúc đó đã 86 tuổi. Trong “Mã Tiền Khóa” có dự ngôn liên quan đến triều đại nhà Thanh như sau: “Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân”. “Thủy nguyệt hữu chủ” là một câu đố chữ, ba dấu chấm thủy thêm chữ “nguyệt” (月), thêm chữ “chủ” (主), hợp lại thành chữ “Thanh” (清) ; “cổ nguyệt vi quân”, chữ “cổ” (古) thêm chữ “nguyệt” (月) tạo thành chữ “hồ” (胡). Triều đại nhà Thanh do tộc người thiểu số Mãn Châu (người Hồ) thành lập, cho nên “cổ nguyệt vi quân” chính là nói về người Mãn Châu sẽ tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Phía sau còn có tám chữ: “thập truyền tuyệt thống, tương kính nhược tân”, câu này lão hòa thượng Thủ Nguyên không giải thích, ông nói: “Lão tăng sinh vào năm Gia Khánh thứ 10, tức năm 1806), năm nay đã 86 tuổi (năm 1892), mấy câu sau này không dám nói bừa”. Nếu như lão hòa thượng Thủ Nguyên có thể đợi thêm mấy thập niên nữa, tận mắt chứng kiến cách mạng Tân Hợi năm 1911 xảy ra và Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh là Tuyên Thống thoái vị, thì khóa này sẽ được giải thích hoàn chỉnh. “Thống” chỉ “Tuyên Thống”, “thập truyền tuyệt thống” chỉ triều Thanh tính từ khi hoàng đế Thuận Trị lên ngôi xưng đế đến thời hoàng đế Tuyên Thống tổng cộng là 10 vị hoàng đế, mỗi hoàng đế là một Ái Tân Giác La. Nỗ Nhĩ Cáp Xích truyền ngôi cho Hoàng Thái Cực, đây là hai vị hoàng đế ở bên ngoài Sơn Hải Quan, sau này khi quân đội nhà Thanh tiến vào Sơn Hải Quan rồi lập hoàng đế Thuận Trị lên ngôi, Thuận Trị truyền ngôi cho Khang Hy, tiếp theo là Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống, tống cộng vừa đúng 10 vị Hoàng đế, “tuyệt thống” là chỉ về vị hoàng đế cuối cùng là Tuyên Thống. Có thể thấy dự ngôn của “Mã Tiền Khóa” liên quan đến sự diệt vong của triều đại nhà Thanh vốn đã có từ lâu, chỉ là lúc đó sự việc chưa xảy ra, lão hòa thượng cũng không dám đưa ra lời phán đoán, chỉ có thể bỏ qua mà thôi.

Khóa thứ 10 chính là lời tiên tri về nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tôn Trung Sơn sáng lập ra nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, trong tập 2 chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về lời tiên đoán chuẩn xác về các sự kiện lịch sử trong mười bài của “Mã Tiền Khóa”.

Khóa thứ 11 nói về nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, còn ba khóa sau đó liên quan đến những sự việc xảy ra từ hiện tại cho đến tương lai. Khóa thứ 13 nói đến “Hiền bất di dã, thiên hạ nhất gia, vô danh vô đức, quang diệu Trung Hoa” (Tạm dịch: Hiền không rơi mất, thiên hạ một nhà, không danh không đức, chói lọi Trung Hoa), đó hiển nhiên là một thế giới tốt đẹp thái bình thịnh thế, kết thúc đại viên mãn như vậy ở trong rất nhiều lời tiên tri đều có đề cập đến, trong tập 3, chúng ta sẽ thảo luận cụ thể về việc giải thích một số lời tiên tri từ cổ đến kim tại Trung Quốc và các nước khác trên thế giới, về hiện tại và tương lai của chúng ta.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/62622



Ngày đăng: 20-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.