Khám phá «Tây Du Ký» (33): Lấy được chân kinh
Tác giả: Thuyền Tưởng
[Chanhkien.org]
(33) Lấy được chân kinh
Phật Như Lai chỉ chọn lấy một số quyển kinh thư giao cấp cho Đường Tăng, tại sao không thể cấp đủ?
Bởi vì thế gian đã quá sa đọa, không có được phúc phận ấy, không xứng đáng được có thêm kinh Phật. Vậy cũng nói, thế gian hiện tại không có Phật Pháp hoàn chỉnh. Con người nếu thật sự muốn được Phật bảo hộ, thì phải tự mình tích đức mới được. Một bên không việc ác nào mà không làm, một bên lại bái Phật mong phù hộ, làm sao có thể thế được?
Nghe nói còn có một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là cố ý không cấp Phật Pháp hoàn chỉnh cho con người, để con người không chấp trước vào đó, không tạo ràng buộc cho người đời sau. Nghe nói trong lịch sử nhân loại khi các vị Thần hạ thế truyền Pháp độ nhân thì mục đích chân chính chỉ là đặt định văn hóa tu luyện cho nhân loại để chuẩn bị cho đại sự cuối cùng. Thời kỳ Mạt Pháp chính là ngày nay, là lúc diễn ra đại sự ấy.
Đường Tăng lấy được chân kinh rồi liền trở về, nhưng chín lần chín là tám mươi mốt nạn, vẫn còn thiếu một nạn, vậy nên Phật Như Lai mới hạ lệnh cho Kim Cang thiết lập thêm một nạn nữa. Mọi người đến đây thường cảm thấy rất nghi hoặc, đã thành chính quả cả rồi, vì sao lại thêm vào một nạn nữa, phải chăng chỉ là lấy cho đủ số thôi không?
Thực ra không phải là sự việc đơn giản bề ngoài như vậy. Nghe nói độ một cá nhân thành Thần thực ra cần thượng sư làm rất nhiều sự việc, cần cải biến rất nhiều nhân duyên, cần cải biến đường đời cho người tu luyện, cần chuẩn bị quả vị cho người tu luyện, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết cấu vũ trụ. Tất cả đều được an bài vô cùng chặt chẽ, nếu trong quá trình tu luyện phát sinh biến hóa thì cần phải cải biến một lần nữa, như vậy rất nhiều điều đã xảy ra trước đây lại phải quay lại an bài lại, thậm chí cần đảo ngược thời gian, điều này là không được phép. Do vậy nhất định phải phù hợp với yêu cầu quả vị được xác định trước, lúc này mới có thể được tính là viên mãn.
Đường Tăng và các đồ đệ cuối cùng lấy được chân kinh, trở về Đại Đường, truyền cho chúng sinh.
Sau đó khi trở về nơi ở của Phật Như Lai, đoàn thỉnh kinh cuối cùng đã viên mãn, đắc quả. Danh hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật” cũng có đề cập trong kinh Phật, chứng tỏ vị Phật này là thực sự có tồn tại, con đường tu luyện Tây Du vậy cũng phải có thật, nhưng không đơn giản chỉ là trèo đèo lội suối như được mô tả trong các câu chuyện xưa.
Người tu luyện công thành viên mãn, đắc Đạo thành tiên, thành Phật, thành Thần, là sự kiện trọng đại trong vũ trụ, hết sức thù thắng.
Thân người khó được
Trung Thổ khó sinh
Chính Pháp khó gặp
Được cả ba điều
May mắn lắm thay.
Trong tôn giáo giảng luân hồi, mỗi đời có thể chuyển sinh thành người, động vật, thực vật, tảng đá, v.v. Nhưng chỉ có người là được phép tu luyện, các loại khác nếu như đắc linh khí, thành tinh, thì chính là yêu, nhất định phải bị Trời diệt. Trong tôn giáo cũng giảng làm người không phải là mục đích, mà là phản bổn quy chân, do vậy trong luân hồi đời đời kiếp kiếp đắc được thân người thì nhất định phải trân quý cơ hội ấy.
Trung Thổ chính là chỉ Trung Nguyên đại địa (Trung Quốc), cũng còn được gọi là Thần Châu đại địa. Nghe nói các quốc gia dân tộc trên mặt đất cũng không phải ngẫu nhiên mà hình thành, đều là có quan hệ đối ứng với các chủng Thần trên thiên quốc. Trung Thổ là một địa phương hết sức đặc thù, có quan hệ rất lớn với Thần. Chuyển sinh thành người, đồng thời sinh ra tại Đông Thổ, thật sự là cơ duyên khó được. Nếu người này còn nhập Đạo đắc Pháp, thì đúng là cơ duyên vạn cổ vậy. Chính pháp và tà pháp là đồng thời tồn tại trên thế gian con người, mà tà pháp so với chính pháp thì nhiều hơn rất nhiều. Nếu cá nhân ấy có thể nhận ra chính pháp, bước vào tu luyện chính pháp môn thì quả thực rất xuất sắc. Nhưng dưới ảnh hưởng của “khoa học”, nhiều người không nhận ra ngay cả khi chính Pháp được đặt ngay trước mặt mình, thật đúng là điều đáng tiếc vậy.
Lại còn có người dám cả gan bức hại người tu luyện chính Pháp, cũng giống như bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo trong lịch sử. Nghe nói những người trước đây từng bức hại Cơ Đốc giáo hiện vẫn còn đang phải hoàn trả tội ác.
Con người ngày nay mê tín vào khoa học, còn khoa học gia chân chính thì đã sớm phát hiện ra chỗ thiếu sót của khoa học. Con người không tin Thần, cũng như không thừa nhận chính cha mẹ đã sinh ra mình vậy.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Hết)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/18/48440.html
http://www.pureinsight.org/node/5042
Ngày đăng: 22-01-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.