Khám phá “Tây Du Ký” (14): Hái trộm nhân sâm quả



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(14) Hái trộm nhân sâm quả

Cố sự ”Hái trộm nhân sâm quả” cũng tốn khá nhiều giấy mực trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký! Đây là một giai đoạn trọng đại của một người tu luyện. Đối với mỗi sự việc đều có nhiều cách giải thích, ở đây xin giới thiệu một cách giải thích.

Giới tu luyện có câu: “siêu xuất ngũ hành”. Câu đó có ý rằng, thân thể người đó không còn tồn tại trong ngũ hành nữa. Từ xa xưa, Trung Quốc phân vật chất thành 5 loại: kim, mộc, thủy, hoả, thổ. Chúng tương sinh, tương khắc, cấu thành nên mọi sự vật hiện tượng trong thế giới. Khoa học Tây phương cũng tìm những nguyên tố hoá học có quan hệ đối ứng với ngũ hành. Vì thân thể con người cấu thành từ ngũ hành nên đương nhiên sẽ bị khống chế, tuân theo các quy luật của vật chất! Khi một người tu luyện thông qua tu luyện tự cải biến cơ sở vật chất trong thân thể thì cơ thể của họ không tiếp nhận những quy luật trước đó của vật chất, những hiện tượng như trường sinh bất lão, cải lão hoàn đồng theo đó xuất hiện cũng rất tự nhiên! Vũ trụ cũng chỉ là một dạng của vật chất nhưng mà khả năng của con nguời chưa nhận thức được mà thôi! Kinh lạc trong Đông Y, khoa học ngày nay chưa thể giải thích rõ ràng được! Theo truyền thuyết, quả nhân sâm là bảo vật của tiên gia, không sinh ra trong ngũ hành, khi ăn nó sẽ làm cho người ta vượt ra khỏi ngũ hành! Những năm gần đây các nhà khoa học phát hiện ra trong vũ trụ còn tồn tại 1 “hố đen”. Đây là bước tiến bộ rất lớn đối với nhận thức của nhân loại, nhưng mà tri thức của con người vẫn còn có hạn chế.

Tại sao lại có sự tình linh căn bị động chạm? Đã là một người tu luyện thì không nên vội vàng cầu thành công, không thể vượt ra khỏi ngũ hành ngay được, nếu không tự tâm sinh ma, linh căn đứt đoạn, người tu hành phải tu hành triệt để. Cũng may Phật Pháp vô biên, người tu hành chỉ cần có chân niệm là không bị diệt, Ngộ Không có thể quay trở lại với Phật, chuyển nguy thành an. Người tu hành cần phải tỉnh táo, không được vội vàng cầu thành quả.

Tiện đây cũng nên thuyết minh thêm một vấn đề, trong Tây Du Ký nói rất nhiều về việc tu luyện của Phật gia, vì thế nên Phật gia cũng được nói đến rất nhiều, đối với các đạo khác của phương Đông lại nói rất ít, vì thế có nhiều người coi đây là Đạo chủ yếu, thực ra đây chỉ là con đường khác nhau để đến với Đạo và Phật mà thôi.

Thực ra, Phật và Đạo đều tồn tại, và hình thành vũ trụ của chúng ta, đều cùng một mối quan hệ. Không thể nói cái nào cao, cái nào thấp được.

Phật giảng phổ độ chúng sinh, vì thế nên người ta nói đến Phật nhiều hơn. Còn Đạo giảng độc tu, tu thành vị tiên nhân.

Tuy nhiên, Phật, Đạo tồn tại khách quan, vậy khi giới thiệu một sự việc khách quan, thì thường mượn lời dẫn của Phật gia, Đạo gia.

Thích Ca Mâu Ni, Nguyên Thủy Thiên Tôn … họ đều là những người biết về Đạo, cảm thấy họ rất hiểu về Đạo nhưng lại không phải là những người cao nhất. Con người luôn hướng tới những quan niệm mà mình không biết.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/29/47944.html
http://www.pureinsight.org/node/5004



Ngày đăng: 24-09-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.