Khám phá «Tây Du Ký» (19): Sông Hắc Thủy



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(19) Sông Hắc Thủy

Sau sự kiện Hồng Hài Nhi là đến sông Hắc Thủy, một “hỏa” một “thủy”.

Trong nhiều pháp môn tu luyện đều có đề cập tới sự cải biến thân thể của tự thân, do vậy mọi người thường xem trong sách khí công, trong chuyện thần thoại có Thủy Hỏa, long hổ, Âm Dương, Tử Ngọ, Khảm Ly,… đây đều là những phương thức miêu tả khác nhau đối với lý luận tu luyện, đơn giản là giảng về sự hài hòa trong cơ thể. Cũng vậy, người ta nói rằng nhiều người tu luyện có thể “hàng long phục hổ”, kỳ thực không phải là nói võ nghệ cao cường, mà là chỉ những thành quả nhất định trong tu luyện.

Trung Y giảng “Âm bình Dương bí, tinh thần nãi trị, Âm Dương ly tuyệt, tinh thần nãi tuyệt”. Văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ đại giảng “thiên nhân hợp nhất”. Tư tưởng “trung dung” kỳ thực bắt nguồn từ giới tu luyện; Nho gia bản chất là thuộc về Đạo gia; Khổng Tử cũng từng vấn đạo Lão Tử, rồi chú trọng đả tọa, điều tức. Trong «Tam Tự Kinh» giải thích ý nghĩa của trung dung là “trung bất thiên, dung bất dịch”, nghĩa là “giữ trung thì không bị sai lệch, giữ dung thì không bị biến đổi”, ngoài ra còn giải thích thêm “cư trung thủ dung, vô quá bất cập”. Ấy chính là không đi quá đà, sang cực đoan. Trong Phật giáo thuyết pháp về “bất trứ lưỡng biên”, hay “không lạc sang hai bên”. Xã hội hiện đại theo đuổi sự phát triển tiến lên, thực ra nhìn từ góc độ tu luyện thì chính là thuộc về cực đoan, đối với sự kiện khang của cả thân và tâm đều bất lợi.

Ngũ hành là khái niệm cơ bản của khoa học Trung Quốc cổ đại, đối ứng với rất nhiều sự vật trong thế giới. Bởi vì hiện tại rất nhiều người thiếu hiểu biết về văn hóa cổ đại Trung Quốc, nên ở dưới xin liệt kê vài điều để tham khảo.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Phế can thận tâm tì
Tây đông bắc nam trung
Bạch thanh hắc hồng hoàng
Canh Tân, Giáp Ất, Nhâm Quý, Bính Đinh, Mậu Kỷ

Bất quá những điều này chỉ là một loại tri thức mà thôi, rất nhiều điều không thể được khoa học hiện đại giải thích, nhưng bản thân những điều này không phải là tu luyện, ngàn vạn lần không nên xem những tri thức, kỹ xảo này là đồng với tu luyện. Tu luyện trước sau chỉ khán nhân tâm.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/3/48094.html



Ngày đăng: 29-12-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.