Khám phá «Tây Du Ký» (20): Đấu phép tại Xa Trì quốc



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(20) Đấu phép tại Xa Trì quốc

Tiếp đó là đấu phép tại Xa Trì quốc; đây cũng là một cố sự rất có ý nghĩa.

Ba vị quốc sư ở Xa Trì quốc, đều có một chút phép thuật, khi người bình thường nhìn thấy, thì đúng là không thể tưởng tượng nổi. Thân Công Báo bị chặt đầu lại có thể đặt lên được, cùng với tim bị moi ra vẫn có thể đi liền một mạch tới cửa thành; những hiện tượng sống kỳ dị này đối với y học hiện đại mà nói là không thể xảy ra. Thế nhưng các phép thuật này, ở trước mặt Tôn Ngộ Không, thậm chí không chịu nổi một cú đánh, căn bản không thể coi đồng như nhau.

Người bắt đầu tu luyện có thể xuất hiện một số “công năng đặc dị”, những thứ này tương đối nhiều, nhưng chỉ là ở giai đoạn sơ khởi tại tầng thấp, chỉ có thể phát huy tác dụng tại một tầng thứ nhất định, nhưng đến một cảnh giới cao hơn thì không thể dùng được nữa, đây là đặc tính giới hạn của tầng thứ. Còn “thần thông” thì không như vậy, Pháp lực vô biên. “Công năng đặc dị” trước mặt “thần thông”, bất quá chỉ là trò trẻ con mà thôi. Có người không hề có công năng hay thần thông, nhưng tầng thứ rất cao, những công năng mà các khí công sư nhỏ bé phát xuất ra cũng chỉ như “một đi không trở lại”. Do vậy đối với người tu luyện mà nói, nhất thiết không được theo đuổi “công năng đặc dị”, đó là con đường tu luyện “hoa dại ven đường”. Cuối cùng công thành viên mãn, thoát khỏi bể khổ, mới là mục tiêu chân chính của tu luyện.

Trong «Tây Du Ký» nhiều lần xuất hiện “hô phong hoán vũ”, đều là nằm trong sự khống chế của các lộ thần tiên. Nghe nói, trước kia có vị đại khí công sư trứ danh từng làm biểu diễn, có thể khiến mưa rơi gọn trong một sân bóng rổ. Vậy thì dưới bầu trời này có bao nhiêu thiên cơ mà nhân loại không thể hiểu được, “quy luật tự nhiên” thực sự cuối cùng là gì đây?

Tai họa ở Xa Trì quốc, nạn mà quốc vương nước Ô Kê phải chịu, đều là vì họ đã làm điều xấu mà phải nhận báo ứng. Điều này cũng thuộc về nhân quả báo ứng mà Phật giáo giảng. Con người mê tín vào khoa học kỹ thuật, bất kính quỷ thần, đạo đức bại hoại, nếu cứ tiếp tục trượt dốc như vậy, thì làm sao có thể nghênh đón “ngày mai tươi sáng” đây?

“Phật Đạo chi tranh” tại Xa Trì quốc trong lịch sử quả thực có tồn tại, do vậy người đời sau đối với hai môn phái Phật và Đạo cũng tiến hành so sánh, lại còn cho rằng Ngọc Hoàng Đại Đế là cùng một nhà với họ.

Kỳ thực tranh chấp giữa Phật và Đạo có bối cảnh vô cùng thâm sâu, người tu luyện ở tầng thứ thấp không có cách nào hiểu được; thực ra đều là vì trong thời kỳ lịch sử trọng đại này có thể làm việc tốt, từ đó đạt được vinh diệu vĩ đại trong vũ trụ. Đây nhất định không phải là tranh đấu như bề ngoài ở nhân gian.

Trong «Tây Du Ký», Thái Bạch Kim Tinh cũng từng trợ giúp hòa thượng, các vị thiên thần cũng không vì ba vị “đại tiên” (tam vị quốc sư ở Xa Trì quốc) mà bao che cho họ. Thiên thần duy hộ pháp tắc của vũ trụ, chứ không phải tôn giáo ở nhân gian. Đây là chỗ khiến người bình thường dễ nhầm lẫn.

Tôn Ngộ Không thả 500 hòa thượng, vì để bảo vệ họ mà cấp cho mỗi người một sợi lông, lúc nguy hiểm chỉ cần hô lên “Tề Thiên Đại Thánh” thì tự nhiên được bảo hộ.

Tình huống này trong giới tu luyện mà nói là rất dễ giải thích. Kết cấu của thời-không là phức tạp phi thường, kết cấu thân thể người cũng là phức tạp phi thường, không như cách hiểu đơn giản của y học hiện đại, tại các thời-không khác nhau có hình thức tồn tại phức tạp phi thường. Người tu luyện sau khi đạt đến một tầng thứ nhất định có thể sản sinh “Pháp thân”, có thể đồng thời hiển hiện tại các nơi khác nhau. Tầng thứ càng cao, Pháp lực càng cao, số lượng Pháp thân cũng càng nhiều. Phật gia cần phổ độ chúng sinh, cần đồng thời trông nom cho nhiều đệ tử, thì hoàn toàn có thể làm được.

Gọi tên, niệm chú, những thứ này xác thực có tác dụng nhất định. Ở đây chúng ta không nói đến những pháp thuật nhỏ bé của tiểu đạo. Phật giáo Tịnh Độ tông chủ yếu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, đây kỳ thực là một câu đại chú ngữ, cũng từng có tác dụng. Thời kỳ hiện nay còn có năm chữ tốt lành (Pháp Luân Đại Pháp hảo), chín chữ “chân ngôn” (Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo), có thể trừ bệnh khỏe thân, gặp dữ hóa lành, thậm chí cải tử hoàn sinh, đúng là Pháp lực vô biên. Nếu như mọi người biết, nhất định phải quý trọng. Những điều này trong giới tu luyện thực ra rất dễ giải thích, không huyền hoặc chút nào.

Sông Thông Thiên thế nước cực lớn. Xét trên mặt chữ trong «Tây Du Ký» mà nói, đây là biến hóa của “Thủy” trong tu luyện, vật chất trong thân thể người tu luyện không ngừng phát sinh cải biến. Như Phật nói “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”, vậy thì thân thể người, cũng là không gian mênh mông rộng lớn nhường nào. Như vậy “Thủy” trong thân thể người, giống sông Thông Thiên ở chỗ nhìn không thấy biên, cũng dễ giải thích.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/4/48095.html



Ngày đăng: 03-01-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.