Khám phá “Tây Du Ký” (8): Lục tặc chặn đường



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(8) Lục tặc chặn đường

Sau khi được giải thoát khỏi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không trở thành người hộ tống Đường Tam Tạng. Khó khăn đầu tiên mà Ngộ Không gặp phải là sáu tên cướp chặn đường đi. Ngộ Không đã giết tất cả bọn chúng. Tên của sáu tên cướp là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý. Trong giới tu luyện, chúng thường được gọi là lục tặc (lục căn). Đó là những vấn đề căn bản nhất tất yếu phải giải quyết khi bắt đầu con đường tu luyện.

Một người thường kia bị tác động bởi hoàn cảnh diễn ra xung quanh, theo thời gian hoàn cảnh đó đang ngày trở lên bại hoại. Nhưng, nó là quy luật tất yếu của vũ trụ: thành, trụ, hoại, diệt. Khi một cá nhân tăng cường chính niệm để hạn chế sự can nhiễu của lục căn (lục tặc), cá nhân này sẽ nhận được sự hiểu biết và trí huệ. Đường Tam Tạng đương nhiên không vừa lòng với những gì Ngộ Không đã làm, oán trách Ngộ Không vì đã sát sinh quá nhiều nhân mạng. Có thể thấy rằng, cái lý của người thường trong thế gian này là hoàn toàn đảo ngược.

Bởi vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát về sau đã ban cho Đường Tăng vòng kim cô để kiềm chế Ngộ Không. Từ đó, thầy trò Đường Tăng có thể trợ giúp lẫn nhau: Ngộ Không thấy được chân tướng, không bị giả tướng mê hoặc, còn Đường Tăng thì kiên định bất di, kiên trì bền bỉ.

Rất nhiều người cảm thấy thương cho Ngộ Không. Ngộ Không có những phép thần thông nhưng lại phải phục tùng Đường Tam Tạng. Cuộc sống thật bất công bình. Kỳ thực, đối với Ngộ Không đó mới là đại từ bi. Vì chỉ có như vậy, Ngộ Không mới có thể tu luyện, tu thành chính quả, trở về làm một sinh mệnh chân chính. Các sinh mệnh không có đức tin vào Thần, Phật thì thật vô cùng đáng thương, cũng như vậy hoài nghi Thần, Phật – thật không gì đáng buồn hơn.

Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng, “Ngộ Không có bản lĩnh siêu thường. Có thể bay ngay đến núi Linh Sơn mà lấy kinh Phật. Tại sao lại phải chịu nhận những rắc rối với Đường Tam Tạng? Ở đây, chỗ này, chính là sự tu luyện. Nếu không có quá trình đi thỉnh kinh ở Tây Phương, không có những khảo nghiệm và chịu đủ loại khổ cực, thử hỏi làm sao có thể tu luyện lên trên, tu thành chính quả, lấy được chân kinh. Tôn Ngộ Không không thể mang cái thân thể của Đường Tăng bay lên trời được, bởi vì nhục thể đó tạo thành từ vật chất trong tam giới, không cách nào tiến nhập vượt ra ngoài tam giới. Đó là các vật chất khác nhau cấu thành nên các không gian khác nhau. Người ta nói rằng, luyện công là quá trình chuyển hóa vật chất cực kỳ huyền diệu, khoa học hiện tại căn bản còn lạc hậu quá xa.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/23/47924.html
http://www.pureinsight.org/node/4968



Ngày đăng: 26-07-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.