Khám phá «Tây Du Ký» (31): Chuyện trả nghiệp ở phủ Đồng Đài, huyện Địa Linh



Tác giả: Thuyền Tưởng

[ChanhKien.org]

Trong “Tây Du Ký” có đoạn nói về việc thầy trò Đường Tăng đi đến phủ Đồng Đài, huyện Địa Linh, gặp Khấu viên ngoại ưa cúng dường trai tăng, sau đó Đường Tăng chịu oan, cuối cùng được giải thoát, đây là một đoạn rất có ý nghĩa trong “Tây Du Ký”.

Tín Phật, lễ Phật, thờ cúng, cúng dường trai tăng hay bố thí v.v. là những hành vi của người kính Phật. Đó là những việc làm tích phúc cho bản thân, tích phúc cho con cháu, tương lai nhất định sẽ được phúc báo. Vì thế mà nhiều người thắp hương bái Phật với hy vọng sẽ được Thần Phật phù hộ. Nhưng thực ra, Thần Phật sẽ không tùy ý phù hộ con người, mà thứ thực sự bảo hộ con người chính là bản thân họ. Phải là chính bản thân con người tự mình tích đức hành thiện, gieo trồng cây phúc đức, kính Thần lễ Phật, thì ai cũng sẽ bảo hộ con người. Ngược lại, nếu một người làm nhiều điều ác thì có bái Phật cũng vô ích. Việc người xấu phải chịu tội thì cũng là lẽ gieo gió gặt bão. Đó chính là quy luật của thế gian con người. Có người vì vậy mà thắc mắc, thế tại sao trong cuộc sống hiện thực này, vẫn còn có những người tốt phải chịu tội? Ngược lại người xấu lại sống tốt là cớ vì sao? Thực ra đó hoàn toàn do phúc đức của con người đang khởi tác dụng, bởi vì phúc đức của con người không phải chỉ trong một đời, mà phúc đức đó sẽ kéo dài qua đời đời kiếp kiếp, nó sẽ đi theo nguyên thần của con người vào luân hồi. Hưởng phúc cũng tức là đang tiêu hao phúc phận của mình, chịu khổ cũng chính là đang hoàn trả nợ nghiệp của mình. Có người nói, hiện nay chỉ có Pháp môn Tịnh Độ cho phép mang theo nghiệp vãng sinh, còn các Pháp môn khác đều phải hoàn trả hết nghiệp nợ mới được, bởi vì những pháp môn đó cho rằng nghiệp nợ là thứ vẩn đục dơ bẩn, là thứ không thể mang tới thiên quốc. Đó cũng là lý do mà các Chính giáo đều nhấn mạnh rằng con người cần phải trọng đức, cần phải chịu khổ, nếu không thì không thể hoàn trả nợ nghiệp, không thể đến thế giới thiên quốc. Pháp của vũ trụ mới là tiêu chuẩn đánh giá người tốt xấu, chứ không phải dùng tiêu chuẩn thế gian để đánh giá. Để đánh giá người ta là tốt hay xấu chỉ cần xem lượng đức hay nghiệp mà nguyên thần của một người mang theo nhiều hay ít, nếu nhiều đức thì là người tốt, nếu nhiều nghiệp thì là người xấu. Con người nếu thật sự kính ngưỡng Phật, thì nên vâng theo lời Phật dạy, làm một người tốt thật sự.

Với người tu luyện thì Pháp lý này lại càng quan trọng hơn. Mục tiêu tu luyện của người tu luyện là muốn cuối cùng đắc được chính quả, vì vậy người tu luyện cần phải trả sạch nợ nghiệp. Tôn Ngộ Không nhìn thấy được quan hệ nhân quả trong đó, nên đã để cho Đường Tăng chịu qua hết nạn phải ở lao ngục rồi mới nghĩ cách đi cứu ông. Phải là người đã giác ngộ rồi thì mới có thể nhìn thấy được chân tướng ở đằng sau, đó là chỗ khác biệt so với người thường. Nếu ở trên bề mặt Tôn Ngộ Không giúp cho Đường Tăng tránh thoát khỏi nạn phải ở lao ngục này, thì chính là đang can nhiễu đến việc Đường Tăng tiêu trừ nợ nghiệp và ảnh hưởng đến quá trình tu luyện của Đường Tăng. Đó quả thực là đã làm hại Đường Tăng. Vì cái tình của người thường, con người chỉ nhìn vào những được mất trên bề mặt, mà lại khó biết được quan hệ nhân quả thật sự ở đằng sau.

Người tu luyện khi tu luyện đến một cảnh giới nhất định thì thượng sư sẽ an bài một số việc để giúp người tu luyện kết giải các loại duyên thế tục, hoàn trả hết nợ nghiệp. Về việc này thì cách làm của Phật gia và Đạo gia có một số điểm khác nhau, nhưng ý nghĩa lại giống nhau:

Có người hễ nghe Tịnh Độ tông nói thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà cho phép mang theo nghiệp vãng sinh, thì họ nghĩ việc đó là việc dễ dàng. Thực ra, lý giải đó của họ không đúng, bởi vì:

1. Việc mang nghiệp đến Thiên quốc không phải là vẫn mang theo nghiệp đó đi hưởng phúc, mà vẫn cần phải tiêu bỏ nghiệp lực đi. Việc mang theo nghiệp vãng sinh cũng có tiêu chuẩn, không phải là mang theo bao nhiêu nghiệp cũng được. Những kẻ thập ác bất xá thì sao có thể được mang tới thiên quốc được! Do vậy, nếu cứ mang tâm thái muốn tìm đường tắt, đầu cơ trục lợi, không muốn giải quyết vấn đề của bản thân mình từ gốc rễ thì không thể làm như vậy được!

2. Chúng sinh ở trong thế giới thiên quốc cũng phân thành có quả vị và chúng sinh thông thường. Được làm một chúng sinh thông thường ở trong thiên quốc đương nhiên cũng tốt hơn rất nhiều so với làm người ở thế gian, nhưng họ cũng sẽ không đạt được đại tự tại chân chính giống như Bồ Tát và La Hán mà mọi người vẫn mong tưởng.

3. Vũ trụ có quy luật: thành, trụ, hoại, diệt, tất cả mọi điều trong vũ trụ điều phải trải qua quá trình này, vì vậy đối với con người thì sự vĩnh hằng trong thế giới của Phật cũng không phải là vĩnh hằng thật sự. Tại sao nói hiện tại đã đến thời kỳ “mạt Pháp”? Đó là vì Phật Pháp đã không còn đạt tiêu chuẩn nữa rồi. Người tín Phật nếu có thể lý giải được sự thay đổi của hình thế hiện nay, thì có thể dung nhập vào trong Phật Pháp của vũ trụ mới, sẽ không bị giới hạn trong mạt Pháp, đó mới là điều vô vàn hạnh phúc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48336



Ngày đăng: 21-07-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.