Khám phá “Tây Du Ký” (9): Tôn Ngộ Không thu phục Bạch Long Mã



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(9) Tôn Ngộ Không thu phục Bạch Long Mã

Người Trung Hoa có câu “Tâm viên ý mã” (Tâm con vượn, ý con ngựa) nghĩa là tâm trí con người ta thường bốc đồng, không kiên nhẫn, thiếu kiên định và mất kiểm soát. Một người phải kiểm soát được “tâm viên” và “ý mã” của mình trước khi người đó có thể điềm tĩnh lại.

Khi Thích Ca Mâu Ni truyền Phật Pháp, Ông giảng “Giới Định Huệ”. “Giới” là giới trừ các chủng tư tưởng bất hảo, sau đó mới có thể nhập Định, rồi mới “Định năng sinh Huệ”. Giới yêu cầu người đó phóng hạ các tâm chấp trước. Vì thế tất cả các pháp môn tu luyện chân chính đều trực chỉ nhân tâm. Người đó cần hướng vào nội tâm chứ không phải hướng ngoại mà cầu.

Trong Phật giáo giảng “phiền não tức bồ đề ” (“bồ đề” dịch âm chữ Phạn là bodhi, nghĩa là tỏ biết lẽ chân chính hay Giác ngộ lẽ chân chính. Tiếng Trung Hoa dịch là Chính Giác). Có nghĩa là một người nên thấy được chấp trước của mình từ những phiền não và từ đó tu bỏ các chấp trước. Vì nguyên nhân này mà người tu luyện đặc biệt chú trọng tu tâm, liên tục làm thuần tịnh và thăng hoa tư tưởng, dần dần thoát ly phương thức tư duy thường nhân, kiến lập phương thức tư duy của Thần.

Người xuất gia thì không nói dối (vọng ngữ). Đường Tăng không vọng ngữ ngay cả khi ông đối mặt với yêu tinh.

Tu luyện nhấn mạnh “Chân”. Ngày nay có quá nhiều thứ giả mạo trong xã hội nhân loại. Chúng được tổ chức khá tốt và thực hiện có hệ thống. Nhân loại hầu như đánh mất chính mình. Khi một người nói dối, anh ta đang khuyến khích phần “giả ngã” phát triển. Vì những gì một người nói không phải xuất phát từ chân tâm, nên sẽ sản sinh ý thức hậu thiên, không phải là ý thức tiên thiên của “chân ngã”. Tâm của người nói dối thì tạp loạn, tâm của người tu Chân thì tập trung.

Lấy ví dụ, theo vật lý hiện đại, sự khác nhau giữa sắt và nam châm là sự sắp xếp các electron là ngay ngắn hay không. Sỡ dĩ tư tưởng người tu luyện có mang năng lượng, đối với họ khi nói chuyện và hành động quan hệ nhân quả đã phát sinh biến hóa, không chỉ là thuyết nói, mà yêu cầu nỗ lực hoàn thành, là vì  nhất định trở thành hiện thực. Nhiều người trong thế giới này bị chi phối bởi ‘danh, lợi, sắc’ và những quan niệm khác. Họ sống một cuộc sống bận rộn và ngay cả vứt bỏ sự trung trực và liêm chính của mình vì những lợi ích nhỏ nhen, thậm chí lừa đảo người khác. Thật đáng tiếc rằng đó là điều mà họ tin rằng họ đang sống một cuộc sống mãn nguyện. Một khi trong mê – thì chính là chủng tình huống chấp mê bất ngộ.

Vì thế, phàm là chính giáo, nhất định giáo dục con người nên ‘chân’, nói lời chân, làm việc chân, làm Chân Nhân, phản bổn quy chân.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/24/47925.html
http://www.pureinsight.org/node/4981



Ngày đăng: 17-08-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.