Khám phá «Tây Du Ký» (6): Đường Tăng gặp Trấn Sơn Thái Bảo



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(6) Đường Tăng gặp Trấn Sơn Thái Bảo

Đường Tăng đang lúc một mình bị thú rừng bủa vây thì gặp được Trấn Sơn Thái Bảo. Người tu luyện ngay từ lúc ban đầu là đã có nguy cơ tứ phía, quả thực không hề dễ dàng.

Đường Tăng ở nhà người ta dùng cơm, kiên quyết không dùng huân. Hiện tại ăn chay đã trở thành lệ thường trong Phật giáo. Nhưng ở đây chúng ta thấy Đường Tăng ăn chay không phải là mục đích, mà là để sang Tây Phương. Tại Phật giáo nguyên thủy huân là chỉ “hành, gừng, tỏi, ớt”, chứ không phải thịt. Về điểm này quả thực có rất nhiều người biết, sau này không hiểu sao biến thành chỉ việc ăn thịt.

Đường Tăng ở nhà họ làm pháp sự cầu siêu, vấn đề cầu siêu này đã được đề cập ở phần trước. Có một số việc mặc dù không dễ được nhận thức và chấp nhận, như báo mộng, nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại, có người xác thực đã từng trải qua.

Tại một số phiên bản, khi người nhà Trấn Sơn Thái Bảo thấy Đường Tăng làm pháp sự có hiệu quả, bèn khuyên Đường Tăng khỏi phải mạo hiểm đi về Tây nữa, hướng Đông hồi Trường An, làm pháp sự yên ổn như vậy là quá tốt rồi. Điều này đối với Đường Tăng là khảo nghiệm, một bên trở ngại trùng trùng, một bên ung dung thoải mái, xem ông chọn đường nào. Đối với người tu luyện, “tuyển trạch” là phi thường trọng yếu, xem có kiên định hay không.

Đường Tăng căn cơ rất tốt, một chút dụ hoặc ấy căn bản không khởi tác dụng, vẫn tiếp tục đi về Tây. Nhanh chóng đến biên giới nước Đại Đường, cũng là tiến nhập vào một giai đoạn mới. Trấn Sơn Thái Bảo chỉ có thể tiễn đến đây. Trong giới tu luyện có thể thấy là đã vượt qua tầng thứ của người thường, bắt đầu tiến nhập vào tu luyện chân chính.

Người ta thường nói về bốn thấy trò Đường Tăng, kỳ thực là sai. Mọi người đều quên mất Bạch Long Mã, đây là do Bồ Tát an bài Bạch Long biến thành. Mọi sinh mệnh đều bình đẳng, không chỉ là người, chúng sinh tất cả đều có sinh mệnh, lấy quan điểm luân hồi mà nhìn, thì hôm nay là người, đời sau có thể là động vật, hoặc thực vật, hoặc thác sinh thành tảng đá. Chúng sinh trước Pháp lý của vũ trụ đều bình đẳng như nhau, danh lợi địa vị nơi nhân gian sau này không có tác dụng gì nữa. Nghe nói rằng khi đã đạt đến tầng thứ Pháp nhãn thông, dùng công năng đặc dị mà nhìn mọi thứ thì đều có sinh mệnh, hòn đá, hay cái cây cũng đều đang sống vậy.

Lại nói về mấy thầy trò, có người cho rằng kỳ thực không phải là những cá nhân độc lập như người thường tưởng tượng, mà là các nguyên thần của một cá nhân. Như trước đã nói, tự kỷ chân chính của con người là chủ nguyên thần, nhục thân chỉ là cái y phục mà thôi. Nghe nói con người ngoài chủ nguyên thần, còn có phó nguyên thần, một người có thể không chỉ có một phó nguyên thần. Phó nguyên thần cùng chủ nguyên thần là các cá thể độc lập nhưng tương hỗ, phó nguyên thần thường minh bạch hơn chủ nguyên thần, có bản sự, nhưng đều phải nghe theo chủ nguyên thần. Người thường không cách nào tưởng tượng, thế nhưng với người tu luyện mà nói, là có lúc cảm nhận được. Người ta có khi vô ý làm được sự việc nào đó rất tốt, có thể chính là phó nguyên thần giúp đỡ.

Trong «Tây Du Ký», Tôn Ngộ Không và Bạch Long Mã được ví von thành “tâm viên ý mã”, không rõ quan hệ nhân quả giữa hai người này là thế nào. Thế nhưng có một điểm, đó là người tu luyện ắt phải chú ý đến “tâm, ý” của tự mình. Chúng rất khó khống chế, tựa như con vượn (“viên”) con ngựa (“mã”), rất khó quản thúc. Tóm lại mấu chốt trong tu luyện là trước tiên hãy quản cho tốt tư tưởng của bản thân, phải có chính tín, phải loại bỏ những tư tưởng bất hảo, đề cao cảnh giới tư tưởng của bản thân.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/21/47886.html



Ngày đăng: 16-12-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.