Khám phá «Tây Du Ký» (32): Đường Tăng cuối cùng đến bến bờ Cực Lạc
Tác giả: Thuyền Tưởng
[Chanhkien.org]
(32) Đường Tăng cuối cùng đến bến bờ Cực Lạc
Tiếp đến Kim Đính Đại tiên tại am Ngọc Chân và Tiếp Dẫn Phật tổ tại bến Lăng Vân tiếp dẫn Đường Tăng.
Đường Tăng cuối cùng đã đến bến bờ Cực Lạc.
Đường Tăng tắm gội tại am Ngọc Chân, chuẩn bị vào đất Phật. “Tắm gội” này chính là một loại ẩn dụ, thực ra người ta trong quá trình tu luyện là không ngừng gột tẩy tư tưởng và thân thể của mình, đem những tư tưởng bất hảo và các thứ xấu trong cơ thể loại bỏ đi, sau đó mới có thể tiến nhập Phật quốc. Điểm này thực ra đã nói ở trước, thiên quốc là cực kỳ đẹp đẽ, thánh khiết, người nào mang tư tưởng dơ dáy và những thứ xấu sẽ không thể vào thiên quốc, do vậy mới phải không ngừng gột tẩy. Có thể chúng ta đều đã từng nghe qua “quán đỉnh”, thực ra là thượng sư giúp người tu luyện “tẩy”. Phải chăng “lễ rửa tội” ở Tây phương cũng có nội hàm này? Giới tu luyện cũng có thuyết pháp như vậy, đó là trong đầu óc bạn có gì thì bạn chính là như thế. Tịnh hóa tư tưởng là tối quan trọng.
Cho dù Đường Tăng đã sắp đến bờ bên kia, người tu luyện vẫn phải đối diện với khảo nghiệm. Đường Tăng phải bước lên chiếc thuyền không đáy để qua sông, đây chính là khảo nghiệm xem ông có thể viên mãn hay không. Chiếc thuyền là có đáy, nhưng nó vô hình trước mắt người thường.
Sau khi lên thuyền, Đường Tăng nhìn thấy xác chết của chính mình. Đây là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến đặc điểm của nhiều pháp môn tu luyện.
Pháp môn của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Niết Bàn, nên luyện xuất một Phật thể tại cùng một chỗ với nhục thân (nhưng ở không gian vật chất khác), lúc viên mãn Phật thể theo nguyên thần đi lên, bỏ nhục thân lại. Xác chết của Đường Tăng chính là nhục thân bỏ lại ấy, lúc này Đường Tăng đã tu thành Phật thể. Nhưng không phải tất cả pháp môn Phật gia đều như vậy. Có pháp môn Phật thể không phải tự bản thân tu xuất lai mà là do thượng sư cấp, lúc viên mãn thượng sư đến tiếp dẫn, đồng thời cấp cho người đó một Phật thể có sẵn.
Trên đây không nói về pháp môn tính mệnh song tu. Pháp môn tính mệnh song tu tại Phật gia, Đạo gia đều có, trong đó Đạo gia nhấn mạnh hơn.
Người bình thường có một nhục thân, chính là do vật chất thế giới này cấu thành. Tuy nhiên trong pháp môn tính mệnh song tu, người tu luyện thông qua tu luyện có thể cải biến vật chất thân thể này, dù ở bề ngoài nhìn vẫn giống như nhục thân nhưng bản chất đã biến đổi, thân thể do vật chất khác nhau cấu thành, đương nhiên cũng có thể tiến nhập vào không gian vật chất khác. Như vậy khi đắc Đạo, không những cần Phật thể mà cũng cần cải biến nhục thân.
Nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn có khả năng mang theo nhục thân đã tu luyện xong mà đi lên, nhưng vì để giúp con người vứt bỏ chấp trước ở mức độ tối đa, bao gồm cả chấp trước vào thân thể, Ngài đã lưu lại phương thức tu luyện Niết Bàn này. Thực ra xá lợi Phật chính là vật chất đã qua cải biến, xương của người bình thường không có khả năng như vậy.
Nghe nói người tu luyện có mang nhục thân đã tu luyện thành lên thiên quốc hay không còn phụ thuộc vào đặc tính của mỗi thiên quốc, đối ứng với các hệ thống vật chất khác nhau.
Phật Như Lai sau khi gặp Đường Tăng đã hỏi xem “điệp thông quan” của ông. Nghe nói con đường tu luyện chính là vượt qua hết quan này đến quan khác, mỗi một quan đều là ma nạn hoặc khảo nghiệm đối với người tu luyện. Vượt quan rồi mới có thể tiếp tục tiến lên, cuối cùng viên mãn, nhất định phải trải qua quá trình này. Người ta phải trải qua tu luyện khó khăn như vậy thì mới thể hiện được uy đức, không ai được phép lên thiên quốc mà không trải qua tu luyện. Nếu không có uy đức này, người tu luyện sẽ cảm thấy hổ thẹn ngay cả khi được lên thiên quốc và thậm chí còn muốn xuống trở lại. Do vậy trong tu luyện không có đường tắt, pháp môn nào nói có “cao chiêu” hay “kỹ xảo” nào đó thì đều là tà môn oai đạo, hoặc là bàng môn tả đạo, không phải đại đạo.
Trong tu luyện điều quan trọng nhất chính là phải bền lòng.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2007/9/17/48395.html
http://www.pureinsight.org/node/5043
Ngày đăng: 18-01-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.