Khám phá «Tây Du Ký» (16): Đường Tăng gặp nạn tại nước Bảo Tượng



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(16) Đường Tăng gặp nạn tại nước Bảo Tượng

Đường Tăng gặp nạn tại nước Bảo Tượng, đối với câu chuyện ba lần đánh Bạch Cốt Tinh ở trước là có quan hệ.

Đường Tăng không phân biệt được Thiện Ác, xua đuổi Ngộ Không. Khi gặp yêu tinh ở nước Bảo Tượng, một mình Ngộ Năng đương nhiên không thể hàng phục. Cuối cùng phải quay lại mời Ngộ Không tới mới có thể giải quyết.

Trong quá trình tu luyện có thể xuất hiện một số thứ mà người ta gọi là “công năng đặc dị”, nhưng thực ra chỉ là tiểu năng tiểu thuật; người tu luyện mọi thời khắc đều phải cẩn thận, không thể chấp trước vào đó, quên mất căn bản. Đối với người tu luyện mà nói, điều này là phi thường trọng yếu, công năng không thể nói lên điều gì, ngay cả với thiên thần bình thường cũng đối phó không được, vậy thì dương dương tự đắc gì đây? (Trong «Tây Du Ký», Trư Bát Giới hay Ngộ Năng đại biểu cho “công năng”, còn Ngộ Không đại biểu cho “không chấp trước”). Bởi vậy trong giới tu luyện, đối với công năng đều không coi trọng lắm, cuối cùng công thành viên mãn mới là mục tiêu căn bản.

Nói về công năng đặc dị, trước đây có rất nhiều chính phủ đưa tin, thực ra sự tồn tại của chúng đã được thừa nhận, ngoài ra nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành đi vào nghiên cứu. Nhưng đến nay có người đối với sự thật cơ bản này vẫn không tin tưởng, thực sự là đáng thương. Người bình thường khó mà tin vào công năng đặc dị, thế nhưng trong giới tu luyện chỉ coi là tiểu năng tiểu thuật, như vậy với những điều của tu luyện chân chính, thì có lẽ lại càng khó lý giải. Hễ là người chân chính theo đuổi chân lý, thì cần phải buông bỏ bất cứ thành kiến nào, thật sự mong muốn nghiên cứu, học tập. Nhiều nhà khoa học vĩ đại cuối cùng đã theo tôn giáo, tại sao vậy? Bởi vì phạm vi của khoa học là rất nhỏ, những gì giải thích không được đều quy vào Thần học, do vậy rất nhiều người không thể nhận thức được bí ẩn của vũ trụ, thực ra là vì nó thuộc vào Thần học. Thần học bao gồm rất nhiều điều, kỳ thực chính là khoa học cao hơn.

Cố sự Trư Bát Giới đi dò đường và làm biếng thì có thể mọi người đều đã quen thuộc, toàn kiếm bụi cỏ mà ngủ, bịa chuyện gạt Đường Tăng. Đối với người tu luyện mà nói, đây chính là không tinh tấn. Người tu luyện nhấn mạnh vào dũng mãnh tinh tấn, dù gặp phải nguy nan cỡ nào cũng không hề thoái chí, đây mới là người tu luyện chân chính. Do vậy mới nói người tu luyện đối với những danh lợi nơi thế gian đều không thấy hứng thú, coi chúng rất nhẹ; nhưng họ lại có những theo đuổi riêng của bản thân, kỳ thực chính là dũng mãnh tinh tấn, chỉ là không cần phải thể hiện ra cho người thường xem.

Yêu tinh núi Bình Đính có thể nhìn thấy khí lành của Đường Tăng, từ đó biết có người khỏe mạnh đang tới. Kỳ thực điều này trong giới tu luyện là hiện tượng rất bình thường, xung quanh thân thể người có tồn tại một loại ánh sáng hoặc khí, thể hiện trạng thái thân thể của cá nhân ấy, hoặc là cảnh giới tu luyện, nhìn một cái là biết ngay. Người bình thường đương nhiên không thể nhìn thấy. Trong «Phong Thần Diễn Nghĩa», trong các loại miêu tả thần tiên, hay trong kinh Phật, đều có nhiều nội dung miêu tả loại cảnh tượng này. Kỳ thực đây không phải là lời tán tụng đơn giản, mà thực sự là tồn tại vật chất, do vậy có thể trực tiếp nhìn thấy. Trung Y cổ đại giảng “xem”, thực ra là xem cái này, có điều người đời sau nói thành “xem sắc mặt”.

Trong giới khoa học cũng đã phát hiện ra một số hiện tượng giống như vậy. Người Nhật từng làm thí nghiệm, phát hiện thấy dưới tác dụng của một trường điện từ tần số cao, thì quanh thân thể người có thể phát ra một loại ánh quang huy, mạnh yếu khác nhau. Lúc ấy thí nghiệm này đăng trên một tạp chí khoa học phổ thông, còn có cả ảnh, có người gọi là “trường sinh học”. Khoa học phát triển rồi cũng dần tiếp xúc với một số hiện tượng dị thường, nhưng khó mà giải thích, do vậy không có viết trong sách giáo khoa để học tập. Người chỉ tin tưởng vào sách vở thực ra không phải là học sinh giỏi, chân chính dũng cảm đối diện với sự thật, tìm cầu chân lý, thì mới có thể giải phóng tư tưởng.

Kim Giác Đại vương và Ngân Giác Đại vương ở Bình Đính Sơn

Kim Giác Đại vương và Ngân Giác Đại vương ở Bình Đính Sơn, vốn dĩ là khảo nghiệm do Bồ Tát an bài.

Sự việc như vậy trong giới tu luyện, thì chính là có ma đến can nhiễu người tu luyện, nếu như người tu luyện không thể kiên định chính niệm, thì sẽ bị ma dẫn nhập đường vòng. Tu luyện quả thực chẳng hề dễ dàng, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp khảo nghiệm và ma nạn. Nghe nói có người tu luyện có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác trong khi tu luyện, khi nhìn thấy các cảnh tượng do ma diễn hóa, nếu như người tu luyện bị động tâm, thì sẽ nhập ma đạo, không thể tiếp tục tu luyện nữa. Đây không phải là nói về tẩu hỏa nhập ma trong khí công, mà thực sự bị ngoại ma quấy nhiễu.

Bảo Lâm Tự

Đường Tăng và các đồ đệ sau đó đến Bảo Lâm Tự (chùa Bảo Lâm).

Người xuất gia không nhất định là người tu luyện, người tu luyện không nhất định là người xuất gia. Then chốt là khán nhân tâm. Ở tại chùa miếu, mặc áo cà sa, miệng niệm kinh Phật, đây chỉ là hình thức bề ngoài, không tu nội tâm là không được. Sư quan chùa Bảo Lâm chính là một thí dụ. Nội tâm người tu luyện cần phải bình hòa, cho dù có phê bình người khác, chỉ ra chỗ sai của người khác, thì nội tâm vẫn là bình hòa, từ bi; cho dù cần phải trừng trị người phạm đại tội, thì cũng là lấy tâm thái của Thần mà đối đãi, chứ không thể “phẫn nộ” như người thường.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/31/48091.html



Ngày đăng: 20-12-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.