Khám phá «Tây Du Ký» (17): Quốc vương nước Ô Kê báo mộng
Tác giả: Thuyền Tưởng
[Chanhkien.org]
(17) Quốc vương nước Ô Kê báo mộng
“Quốc vương nước Ô Kê báo mộng” là một cố sự kinh điển (Yêu tinh xô Quốc vương xuống giếng rồi biến giả làm Quốc vương, sau đó hồn Quốc vương thật hiện về báo mộng cho Tam Tạng).
Kỳ thực những chuyện báo mộng như vậy đã liên tục được lưu truyền trong dân gian, chỉ là người ta không thể dùng khoa học hiện đại để giải thích cho rõ ràng được; thêm vào đó là sự truyền bá thuyết vô thần khiến khoa học không thể tiến triển được; đây chính là điều xót xa của khoa học vậy.
Những kiến giải về “hiện tượng siêu nhiên” này dường như không hợp lô-gíc, vì thế người ta khó chấp nhận. Thế nhưng đó lại là những hiện tượng tồn tại khách quan, chính là thuộc về tự nhiên, làm sao lại là siêu nhiên được? Cẩn thận phân tích loại kiến giải này, thì chính là muốn nói về “hiện tượng siêu khoa học”; nói như vậy thì tương đối dễ giải thích. Sự phát triển của khoa học là mang tính cục hạn, có rất nhiều hiện tượng mà khoa học hoàn toàn không thể giải thích rõ, nhưng xác thực là tồn tại khách quan. Trước Einstein, nếu có người nói ánh sáng có thể uốn cong thì khẳng định bị quy là “nói nhảm”; nhưng vì Einstein dùng ngôn ngữ con người mà lý giải, dùng phương thức “khoa học” để biểu đạt, nên dần dần được người ta hiểu và tiếp nhận. Nhưng với những điều vượt khỏi cực hạn của khoa học thì thậm chí ngôn ngữ con người cũng khó mà biểu đạt được; khoa học rốt cuộc đã đi tới ngõ hẻm rồi.
Cố sự “Trừ yêu nước Ô Kê” có khá nhiều điều đáng nói ở đây.
Quốc vương giả nước Ô Kê chính là yêu tinh cướp ngôi; Tôn Ngộ Không hàng yêu phục quái, đương nhiên không thể buông tha. Phương thức tư duy Thần với người là bất đồng; Thần sẽ không suy xét tới các vấn đề thân tình, chính trị hay kinh tế; Thần chỉ chiểu theo pháp tắc của vũ trụ để duy trì sự vận hành của xã hội nhân loại. Hậu cung của Trụ vương có con hồ ly tinh (Đát Kỷ); nước Ô Kê có con yêu tinh giả Quốc vương; nhưng Thần chính là hàng yêu, đối với “chính trị” hoàn toàn không có quan hệ; Thần là xuất thế, coi danh lợi như rác rưởi, làm sao lại coi trọng quyền lợi nơi nhân gian được? Hễ là tôn giáo mà lại tham dự chính trị thì đều là có vấn đề; nhưng nói việc Thần hàng yêu cũng là tham dự chính trị thì không đúng, cũng giống như “lấy tâm kẻ tiểu nhân mà đo lòng người quân tử” vậy. Khác biệt then chốt là xem mục đích, về điểm này nhất định phải lý trí phân biệt rõ; tu luyện chân chính hay chỉ là bang phái tổ chức xã hội có danh nghĩa thì rất dễ phân biệt. Tất nhiên, đó là dựa trên cơ sở phân tích lý tính và nhận thức khách quan.
Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh cũng đồng thời hàng phục các loại yêu quái, và giải quyết một số “duyên”. “Trần duyên” là danh từ dùng trong Phật giáo, nhìn từ góc độ người tu luyện, là xem đối với những chấp trước trần thế có thể hoàn toàn buông bỏ hay không. Nghe nói rằng những chấp trước không buông bỏ được này sẽ hình thành nên một chuỗi khóa, khóa người tu luyện lại; chúng có tác dụng vật chất, chỉ là khoa học hiện đại hoàn toàn không thể giải thích. Nghe nói giới tu luyện cũng thông qua tu luyện mà chấm dứt trần duyên, được an bài trả nợ; pháp môn khác nhau có cách làm khác nhau, quả thực rất có ý nghĩa.
Hiện tại nhiều người khi nói về chính trị thì biến sắc, đặc biệt ở Trung Quốc Đại Lục, một từ “chính trị” này thậm chí bị lạm dụng, trở thành một cái mũ lớn để chụp người ta. Nói ai giỏi làm chính trị, thì bị lý giải thành người giỏi điều chỉnh người khác, dùng âm mưu quỷ kế, trở thành một từ mang nghĩa xấu. Trong một số phim nói về thời Cách mạng Văn hóa cũng có tình tiết như vậy; ai đề xuất ý kiến phản đối bí thư chi bộ thôn thì chính là “chống đảng”; ai hễ động tới bí thư chi bộ thôn thì là “phần tử phản cách mạng”, hết thảy đều là “kẻ thù của nhân dân”. Loại quan niệm đấu tranh giai cấp này là đi ngược lại với sự phát triển hài hòa của xã hội nhân loại; thế nhưng đến nay loại độc hại này vẫn tồn tại trong đầu não của nhiều người, lại còn cắm rễ rất sâu, luôn xét vấn đề với phương thức “ta và địch”. Đây không phải là vấn đề khách quan, mà là vấn đề chính trực. Hiện tại người nào còn có tư tưởng như vậy thì quả thực rất đáng buồn.
Như vậy trong giới tu luyện đối đãi với vấn đề “chính trị” này như như thế nào? Kỳ thực người tu luyện hoàn toàn không tham dự chính trị, bởi vì mục đích của tu luyện là vượt khỏi thế gian, thoát khỏi bể khổ. Đồng thời, người tu luyện cũng nhất định phải tự giác duy hộ pháp tắc của vũ trụ, cũng là hàng yêu phục quái; còn trong quá trình ấy liên quan đến sự việc cụ thể nào đó nơi nhân gian thì cũng hoàn toàn không suy xét nội trong phạm vi nhỏ hẹp. Sự phát triển của lịch sử xã hội nhân loại, thay đổi triều đại, bất quá chỉ là vở kịch lớn mà thôi. Những truyền thuyết trong lịch sử nhân loại chính là ký ức xa xưa; những đại dự ngôn nổi tiếng cũng bất quá chỉ là giới thiệu trước các tình tiết của vở kịch mà thôi. Còn kịch bản ấy hoàn toàn là do Thần “sáng tác”. Nếu như thần dân nước Ô Kê nhìn thấy Tôn Ngộ Không đuổi đánh Quốc vương rồi nói Tôn Ngộ Không đang “làm chính trị”, mưu đồ cướp đoạt Vương vị, thì chẳng đáng cười lắm sao? Như trước đã nói, không nên dùng quan niệm của người mà tưởng tượng “Thần”, nếu không thì chính là vũ nhục Thần.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/1/48092.html
Ngày đăng: 24-12-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.