Khám phá «Tây Du Ký» (24): Nhân thân nan đắc
Tác giả: Thuyền Tưởng
[Chanhkien.org]
(24) Nhân thân nan đắc
Mộc Tiên Am
Tại Mộc Tiên Am, núi Kinh Cúc, Đường Tăng gặp phải mấy thứ cây thành tinh.
Đây là một loại hiện tượng khách quan trong giới tự nhiên; trong nhiều chuyện thần thoại khác nhau đều có nội dung này. Tuy nhiên đối với người tu luyện mà nói, dẫu họ thấy bao nhiêu con yêu có bản sự, đã sống bao nhiêu năm, thì những thứ “tinh” ấy không thuộc về tu luyện, mà là nhờ gặp được linh khí của trời đất, không hiểu thế nào là tu tâm; đối với người tu luyện hoàn toàn không thể coi đồng như nhau.
Trong «Tây Du Ký», thái độ đối với người và yêu là khác biệt rất rõ. Sinh tử con người do nhân quả báo ứng quyết định, hễ đánh chết người, thì chính là sát sinh, quyết không cho phép; nhưng đối với yêu ma, thì nhất định phải diệt trừ. Tuy nhiên đã đến thời kỳ mạt pháp đặc thù này, đối với những tà ác mang tội với Phật Pháp, thì cũng hoàn toàn không thể đối xử như người bình thường, mà chính là xử lý như yêu ma. Con người nhất định không thể phạm tội đối với Thần.
“Thân người khó được,
Trung Thổ khó sinh,
Chính Pháp khó gặp,
Được cả ba điều,
May mắn lắm thay.”
Bài thơ này Đường Tăng ngâm trong Mộc Tiên Am ngụ ý quả là sâu sắc! Trung Quốc vốn được gọi là “Thần Châu đại địa”, kỳ thực chính là tiết lộ thiên cơ vậy!
Tiểu Lôi Âm Tự
Cố sự về chùa Tiểu Lôi Âm cũng là một tình huống thực tế gặp phải trong tu luyện.
Người tu luyện đương nhiên đều mong đắc Đạo, thành chính quả; tuy nhiên nếu chủng tư tưởng này nặng quá, thì sẽ trở thành một loại chấp trước, cũng có thể bị ma lợi dụng. Có người tu luyện trong quá trình tu luyện nhìn thấy Phật, nhưng Phật ấy không nhất định là thật, có khả năng là ma giả hình tượng Phật. Lúc này nếu người tu luyện thuận theo an bài của Phật giả, thì kết quả có thể nhập ma đạo, phí công nhọc sức. Tu luyện quả thực chẳng hề dễ dàng, đâu đâu cũng là ma nạn.
Ví như trong kinh Phật của Tịnh Độ tông, có nhiều phương pháp quán tưởng, trong đó có nội dung quán tưởng Phật, trong đó nhấn mạnh phải chú ý phân biệt chân giả, ngoài ra còn có phương pháp phân biệt cụ thể. Kinh Phật chính là sách chỉ đạo người tu luyện, giới thiệu rất nhiều thứ đều là ở ngoài không gian vật chất của nhân loại, người bình thường không tu luyện rất khó nhìn thấy nội dung thực chất trong đó. Thiên cơ không thể tiết lộ.
Trong đông đảo người tu luyện Đại Pháp Phật gia hiện nay, có người thật sự ngộ được loại tình huống này; đó tuyệt đối không phải điều gì huyền hoặc cả, mà là hết sức thực tại.
Đà La Trang
Tại Đà La Trang, Ngộ Không và Bát Giới đánh chết mãng xà tinh.
Trong cả hai nền văn hóa Đông và Tây phương, đều coi rắn, bọ cạp, nhện và cóc là tà ác, là vật xấu xí khó coi. Trong giới tự nhiên chúng thường là có độc. Nghe nói ở thế giới tại không gian khác, chúng quả thực đều là tà ác, đều là bị ma sai khiến làm điều xấu; bản thân chúng nếu như có một chút năng lượng cũng sẽ làm điều xấu. Người tu luyện khi đã đạt đến một cảnh giới nhất định thì những thứ này đều chịu không nổi một cú đánh. Do vậy mới có câu nói: “Nhất chính áp bách tà”.
Chu Tử quốc
Vương hậu nước Chu Tử bị yêu quái cướp đi, đây là kết quả từ sự an bài của các vị Thần tiên. Người bình thường nói về duyên phận, dùng thuật ngữ tu luyện chuyên nghiệp mà nói thì chính là nhân quả luân báo. Thế giới con người sôi nổi nhộn nhịp là vậy, nhưng thực ra đều đang sống trong mê.
Một người bình thường là Thần mang tội, phải nhận báo ứng, bị giáng xuống hạ giới; như vậy trước đây nhất định đã từng phạm tội, nếu muốn tu luyện quay trở về, thì không chỉ phải giải quyết nhân duyên nơi thế gian, mà còn phải giải quyết thiên duyên nơi thiên đàng. Quả thực là rất khó. Người tu luyện sau khi đạt đến một tầng thứ nhất định kỳ thực đã có thể được tính là Thần rồi, rất nhiều ma nạn gặp phải sau này kỳ thực đều là khảo nghiệm đối với Thần. Quan hệ nhân duyên này, chỉ có thượng sư với uy đức cực cao mới có thể hóa giải nổi. Người tu luyện mà không có thượng sư thì khẳng định là không xong.
Có người luyện khí công tưởng rằng thông qua ý niệm nào đó của bản thân hay động tác nào đó là có thể đắc Đạo, thực sự là quá ngây thơ vậy.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/8/48276.html
http://www.pureinsight.org/node/5023
Ngày đăng: 08-01-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.