Khám phá “Tây Du Ký” (34): 81 khổ nạn nhà sư Tam Tạng phải gánh chịu



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org] Tám mươi mốt khổ nạn mà Đường Tăng phải gánh chịu thật ra bắt đầu ngay lúc ông bị giáng xuống trần, chứ không phải lúc bắt đầu chuyến đi Tây Du để thỉnh kinh Phật giáo.

Con người phải chịu rất nhiều khổ nạn để tu luyện, để vượt qua bể khổ, và để đạt viên mãn. Đó là lý do tại sao phải kiên trì và có ý chí để trở thành người tu luyện. Ý chí của người tu luyện sẽ không lung chuyển khi họ trực diện với khảo nghiệm. Những người tìm kiếm đời sống thoải mái, dễ chịu sẽ không bao giờ trở thành người tu luyện.

Người thường cố gắng và nỗ lực không ngừng để đạt được danh lợi, tiền của và được hưởng thụ trên cõi đời. Họ không để ý đến những đau khổ mà họ gánh chịu, nhưng những gì họ theo đuổi đều là ảo tưởng. Họ sẽ hại người khác trong khi họ tranh đấu và tạo ra nhiều nghiệp lực. Những người có thể nhìn xuyên thấu ảo ảnh của cuộc sống nhận biết được ý nghĩa thực sự của cuộc đời và không bị mê lầm trong cuộc sống. Họ tu luyện rất kiên trì vì đó là mục đích thật sự của đời sống. Mục đích của cuộc sống con người không phải là để làm ngươì, mà để trở về bản lai nguồn cội của mình (phản bổn quy chân), trở về nơi mà người đó xuất xứ. Mục đích chính là phải vĩnh viễn ra khỏi sáu ngả luân hồi.

Từ quan điểm của người tu luyện, Tây Du Ký là một quá trình tu luyện để đạt đến viên mãn. Tác giả dùng rất nhiều mẩu chuyện để nói lên từng khổ nạn khác nhau trong tu luyện và đưa ra nhiều hoàn cảnh thực tế, mà chính nó đã xuất hiện trong nhiều nhóm tu luyện.

Sự tồn tại của thần thánh không phải là do khả năng nhận biết của con người. Những hiện tượng mà được gọi là tự nhiên thật ra không bao giờ tồn tại. Thần thánh tạo nên tất cả những an bài như thế, điều mà con người gọi là thiên tượng.

Con người được sinh ra và phát triển theo chiều hướng, luật định của vũ trụ mà đã được chư Thần an bài trước. Thuyết tiến hóa là điều hoàn toàn vô lý. Tuy nhiên, nó cũng được xem là một lý thuyết quan trọng. Đây chính là một sỉ nhục cho loài người tự ban cho mình. Chư Thần tạo ra con người dựa trên hình dạng của họ. Họ là những nhân vật xuất hiện đầu tiên trên vũ trụ.

Khoa học và kỹ thuật của loài người có quan hệ với tiêu chuẩn đạo đức của họ và không bao giờ có thể đạt đến khả năng của chư Thần. Khoa học và kỹ thuật con người thậm chí không thể giải thích được chính bản thân họ một cách rõ ràng. Nếu con người tự trói mình vào những phương pháp và kết luận hiện có, nó sẽ rất khó cho loài người tiến bộ thêm. Lý do chính cho sự tồn tại của loài người là để cho họ có được thêm một cơ hội nữa để trở về nguồn cội của mình. Đó cũng là vì chỉ có con người mới được phép tu luyện để đạt viên mãn và vượt qua khỏi Tam Giới.

Cho tôi được phép kết luận lời bàn của tôi bằng lời trích dẫn từ Tây Du Ký cho các bạn đọc “Nhân thân nan đắc (thân người khó được), nhưng bạn có được. Trung Quốc là một nơi khó mà được sinh ra, nhưng bạn sinh ra tại đó. Chính Pháp rất khó xuất hiện, nhưng bây giờ ngay trước mắt bạn. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội này”.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Hết)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/23/48508.html
http://www.pureinsight.org/node/4937



Ngày đăng: 23-01-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.