Loạt bài Mexico 2012 (16): Nền văn minh ẩn sâu trong lòng đất (Phần 2.2)
Tác giả: Vương Bân
[ChanhKien.org]
Di cư từ bề mặt xuống lòng đất
Từ sau khi kết thúc thế chiến thứ 2 đến nay, niềm say mê tìm kiếm “Agharta” vẫn được tiếp diễn, những phát hiện mới về các chủng các dạng cũng ngày càng đáng khích lệ. Vào tháng 7 năm 1960, một đội khảo sát của Peru đã phát hiện một hành lang ngầm dưới lòng dãy núi Andes cách thủ đô Lima 600 km về phía đông. Hành lang dưới lòng đất dài tới 1000km thông với Chile và Colombia. Nhưng vì để bảo vệ đường hầm và chờ đợi đến khi con người tương lai nắm vững đầy đủ khoa học kỹ thuật rồi mới khám phá, chính phủ Peru đã phong tỏa lối vào đường hầm dưới lòng đất đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt. Nơi này sau đó đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Sau này khi Anthony Fontos người Tây Ban Nha khảo sát ở dãy núi Andes gần Guatemala, lại tình cờ phát hiện một hành lang ngầm dài 50km. Hành lang này có cổng vòm hình nhọn từ lòng đất thông thẳng đến Mexico. Tháng 8 năm 1972, một đoàn khảo sát người Anh cũng tìm thấy một hành lang ngầm ở dãy núi Sierra Madre của Mexico thông hướng đến Guatemala. Hành lang ngầm này rất có thể chính là hành lang ngầm được Anthony Fontos ở Guatemala phát hiện ra. Theo ký ức của đội khảo sát người Anh, vào mỗi sáng sớm, có thể nghe thấy từ hành lang ngầm dưới lòng đất phát ra âm thanh như tiếng đánh trống. Tháng 5 năm 1981, nhà thám hiểm nổi tiếng Maurice đã từng từ lối vào một hang động gần Guayaquil, Ecuador mà tiến vào một hành lang ngầm. Trong hành lang ngầm, Maurice phát hiện được dấu vết khai thác nhân tạo, các bức tường của hang động rất bằng phẳng và được quét vôi bên ngoài.
Việc phát hiện ra vô số di tích hành lang ngầm dường như càng ngày càng cho thấy rõ ràng: Thời kỳ viễn cổ xác thực có tồn tại nền văn minh phát triển cao độ. Vùng đất thiên đường ở Bắc Cực Hyperborea có trình độ lâu đời vượt xa nền văn minh Lemuria và Atlantis trên bề mặt, nhưng cũng có một số người trong lòng đất là sau này lần lượt “di cư” từ mặt đất xuống thông qua các hành lang ngầm. Trong truyền thuyết của một số bộ lạc ở châu Mỹ có nói rằng tổ tiên của họ đã từng sinh sống dưới lòng đất sau một đoạn thời gian rồi lại quay trở lại mặt đất. Từ xưa đến nay cũng có rất nhiều dân tộc không bao giờ quay trở lại mặt đất nữa và trở thành một bộ phận của nền văn minh dưới lòng đất.
Thế giới dưới lòng đất bao hàm hai đặc trưng chủ yếu. Đặc trưng thứ nhất là lớp vỏ của thế giới dưới lòng đất là sự tiếp nối của lớp vỏ bề mặt Trái đất. Ở hai cực của Trái đất đều có một lối vào hoặc cửa động, có chút giống một quả táo bị khoét đi phần lõi, lớp vỏ quấn quanh men theo cửa động, bao bọc lấy lòng đất trở thành bộ phận rỗng bên trong. Lớp vỏ bên ngoài và bên trong có địa hình vô cùng giống nhau, có đại dương, lục địa, sườn núi, ao hồ và sông ngòi. Chỉ có điều lớp vỏ bên trong hướng về phía lõi Trái đất, phần lõi phát sáng và bị lớp sương mù che phủ. Loại ánh sáng này có tính khuếch tán hơn ánh sáng Mặt trời, vậy nên ánh sáng ban ngày ở thế giới dưới lòng đất nhẹ nhàng ôn hoà hơn so với thế giới bề mặt. So với bề mặt, thế giới trong lòng đất có ít hơn rất nhiều tia vũ trụ có hại đến từ không gian, nên từ một mức độ nào đó mà nói càng thích hợp hơn cho sự sinh tồn của động thực vật. Chúng sống dưới điều kiện sinh trưởng tốt, thông thường sẽ có kích thước khổng lồ. Những người di cư vào thế giới bên trong lòng đất cũng thường không muốn quay trở lại bề mặt. Đương nhiên cũng có người quay lại, ví như tổ tiên của người Hopi.
Nguyên nhân nào thúc đẩy những người này đi xuống lòng đất? Rất có thể là do đã xảy ra chiến tranh hoặc rất nhiều thảm họa ở thế giới bề mặt. Ví dụ như cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường Atlantis – Lemuria hay như sức mạnh của vũ khí hạt nhân cuối cùng đã đánh chìm và huỷ hoại hai lục địa có nền văn minh phát triển cao độ này. Sa mạc Sahara, Gobi, vùng nội địa Úc và vùng sa mạc Mỹ chỉ là một vài ví dụ về hậu quả của việc huỷ hoại. Năm đó, thổ nhưỡng nằm sâu trong lòng đất rõ ràng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, chỉ số nguyên tố phóng xạ vượt quá mức nghiêm trọng. Chuyên gia của Liên Xô cũ Gelbovsky đã kinh ngạc khi nghiên cứu một xác chết người cổ đại ở lưu vực sông Ấn thấy có lượng phóng xạ trong thi thể cao gấp 50 lần so với người bình thường. Một bộ phận chuyên gia và học giả đã từng đào được một số tinh thể thuỷ tinh ở địa phương, những tinh thể này vốn dĩ là nham thạch cứng, chỉ có trong điều kiện xảy ra vụ nổ hạt nhân mới có thể biến thành trạng thái như hiện nay. Những năm gần đây, không chỉ ở Ấn Độ, mà ở Babylon, sa mạc Sahara và Mông Cổ đều lần lượt phát hiện được những tàn tích tương tự như chiến tranh hạt nhân.
Chiến tranh hạt nhân thời tiền sử
“Mahabharata” (bản dịch đầu tiên của “Maha Prada”) là một bài thơ tự sự bằng tiếng Phạn cổ của Ấn Độ dịch nghĩa là “hậu duệ của vị vua Prata vĩ đại”, là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ cổ. Cuốn sách này ghi lại hai cuộc chiến khốc liệt giữa người Koravas và người Pandavas, người Vrishni và người Anhakar sống ở thượng nguồn sông Hằng ở Ấn Độ. Cuốn sách này và “Ramayana” cùng được gọi là hai bộ sử thi lớn của Ấn Độ, nó được viết vào năm 1500 trước Công nguyên, cách đây khoảng hơn 3500 năm. Mà cuốn sách ghi chép lại những sự việc xảy ra trước đó hơn 2000 năm, chính là nói những sự việc trong sách đã xảy ra cách đây khoảng hơn 5000 năm trước. Quy mô của cuộc chiến tranh trong cuốn sách là rất lớn, và mức độ khốc liệt của nó hiếm thấy trên thế giới.
Cuộc chiến tranh đầu tiên được ghi trong sách được miêu tả như thế này: “Anh hùng Atvatan ngồi vững trong Vimana (thiết bị bay giống máy bay) hạ xuống trong nước và phóng ra “Agnia”, một loại vũ khí giống như tên lửa, có thể tạo ra và phóng ra những mũi tên rực lửa dày đặc về phía quân địch, giống như một trận mưa xối xả, bao vây kẻ địch, có uy lực vô cùng. Trong nháy mắt, một bóng đen dày đặc nhanh chóng hình thành trên bầu trời Pandavas, bầu trời trở nên tối tăm, trong bóng tối mọi la bàn đều đều mất đi tác dụng, tiếp sau đó những cơn cuồng phong dữ dội bắt đầu thổi, gào thét và cuốn theo bụi đất, cát, chim chóc kêu điên cuồng….. giống như trời long đất lở.” Mặt trời dường như đang lắc lư trên không trung, loại vũ khí này tỏa ra sức nóng đáng sợ, làm rung chuyển mặt đất, trong một khu vực rộng lớn, động vật bị chết cháy và biến dạng, nước sông sôi sùng sục, toàn bộ cá tôm đều bị bỏng chết. Lúc tên lửa phát nổ âm thanh như sấm rền, thiêu đốt quân địch như thân cây bốc cháy.”
Miêu tả về cuộc chiến tranh thứ hai càng thêm rùng rợn và đáng sợ hơn: “Gurkar cưỡi chiếc Vimana bay nhanh, bắn một quả tên lửa về phía ba thành phố của kẻ thù. Tên lửa này dường như có sức mạnh của toàn vũ trụ, độ sáng của nó giống như hàng vạn Mặt trời, cột khói lửa cuộn lên bầu trời, vô cùng hùng tráng.” “Thi thể bị đốt cháy đến không thể nhận dạng, lông tóc và móng bị rụng ra, đồ gốm sứ bị nổ tung, các loài chim bay lượn bị cháy xém bởi nhiệt độ cao. Để thoát khỏi tử vong, các chiến sĩ đã nhảy xuống sông để rửa sạch bản thân và vũ khí.” Những chi tiết này hoàn toàn giống với bức xạ hạt nhân lúc bom nguyên tử phát nổ ở Nhật Bản trong thế chiến thứ 2.
Sau đó, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều tàn tích bị cháy xém ở thượng nguồn sông Hằng nơi xảy ra cuộc chiến. Những khối đá lớn trong tàn tích này được dính lại với nhau và có bề mặt lồi lõm không bằng phẳng. Muốn làm tan chảy đá cần nhiệt độ tối thiểu 1800 độ C. Ngọn lửa lớn thông thường không thể đạt tới được nhiệt độ này, chỉ có vụ nổ hạt nhân của bom nguyên tử mới có thể đạt đến được. Trong rừng nguyên sinh Deken, người ta còn phát hiện thêm nhiều tàn tích bị cháy xém. Bức tường của tàn tích bị kết tinh và nhẵn bóng như thủy tinh, bề mặt nội thất chế tác bằng đá trong các tòa nhà cũng bị thủy tinh hóa. Ngoài Ấn Độ ra, ở thành cổ Babylon, sa mạc Sahara, Gobi của Mông Cổ đều phát hiện được tàn tích của cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử. Những viên “đá thủy tinh” trong tàn tích giống hệt với “đá thủy tinh” ở các bãi thử nghiệm hạt nhân ngày nay.
Chiếc máy bay “Vimana” mà Gurkar sử dụng lại là cái gì? Trong bài thơ viết: “Vimana” nhờ vào thủy ngân và một luồng khí đẩy cực mạnh, xác định được tuyến đường di chuyển trong 9 ngày. Cự ly bay của nó có thể nói là vô hạn, hướng bay của nó có thể từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, còn có thể từ phía sau về phía trước.” Trong bộ sử thi này, tàu vũ trụ từng xuất hiện nhiều lần, mô tả khi người anh hùng Arjuna ngồi trên phi thuyền “bước lên phi thuyền hình Mặt trời này, Arjuna đã bay vút lên, khi bay đến nơi con người không thể nhìn thấy”, anh phát hiện thấy hàng trăm con tàu vũ trụ. Tại nơi này, Mặt trời và Mặt trăng đều không phát sáng càng không cần nói đến ngọn đuốc. Nếu không có trải nghiệm bản thân chỉ dựa vào trí tưởng tượng e rằng không cách nào viết được những chi tiết chân thực như vậy. Mà phi thuyền hình tròn chẳng phải người hiện đại thường gọi là “đĩa bay“ hay sao?
Công dụng của hành lang ngầm
Trong xã hội ngày nay, để đối phó với “ngày tận thế” có trong dự ngôn của rất nhiều dân tộc, một thương nhân bất động sản người Mỹ đã chế tạo ra “hầm ngầm ngày tận thế” cho con người. Hầm ngầm nằm sâu khoảng 9m trong lòng đất, được cho là có thể chịu được động đất mạnh cấp 10 và 500 giờ lũ lụt cùng các cuộc tấn công hạt nhân, sinh học, hóa học, cho dù ngọn lửa bên ngoài lên tới 6770C và duy trì đám cháy 10 ngày 10 đêm, chỉ cần bạn sống ở bên trong, vẫn có thể bình an vô sự. Theo mô phỏng sơ đồ dự án, hầm trú ẩn giống như một con tàu lớn được chế tạo đặc biệt, chỉ có điều nó nằm ở trong lòng đất. Hầm ngầm được trang bị các loại tiện nghi phù hợp với cuộc sống, như khu vực nghỉ ngơi, rạp chiếu phim, nhà bếp, thư viện, cơ sở y tế, dụng cụ tập gym và phòng tắm,v.v. đồng thời tích trữ các loại nhu yếu phẩm hàng ngày đủ dùng cho một năm. Anh ấy nói khi quảng cáo hầm trú ẩn của mình rằng: “Thảm họa là điều ngoài ý muốn hiếm gặp, nhưng về lâu dài, nó là điều không thể tránh khỏi. Sau khi được thông báo biết rằng một thảm họa nào đó sắp xảy ra, chỉ trong vài ngày ngắn ngủi bạn có thể trốn đi đâu đây?”
Trong thời đại văn minh tiền sử, văn minh tinh thần và kỹ thuật đều cực kỳ phát triển, có người thậm chí còn có siêu năng lực. Không khó để lý giải khi họ cũng sẽ có sự chuẩn bị trước khi “ngày tận thế” đến. Họ đã xây dựng các hành lang dưới lòng đất, kiến lập những thành phố làm nơi lánh nạn dưới lòng đất, vì để bảo lưu những ghi chép, lời dạy bảo của Thần và những khoa học kỹ thuật được ưa chuộng của nền văn minh cổ đại mà dựng lập lên một nơi trú ẩn an toàn. Nghe nói rằng nhà thám hiểm kiêm nhà văn nổi tiếng người Đức von Daniken đã từng đi vào hành lang ngầm do người Lacandons canh giữ. Trong đường hầm, ông vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những đường thông đạo rộng và thẳng cùng những bức tường có bề mặt được phủ men sứ, nhiều cửa lớn và cổng đá ong rất tinh xảo, mái nhà được làm bằng phẳng và nhẵn bóng cùng một đại sảnh có diện tích hơn 20.000 mét vuông, còn có nhiều hầm thông gió xuất hiện cách nhau một khoảng cách nhất định với chiều dài trung bình từ 1.8 đến 3.1 mét và rộng 80 cm. Trong đường hầm còn có vô số văn vật kỳ lạ thời tiền sử. Sự chặt chẽ, hùng vĩ và thần kỳ trong đường hầm đã siêu việt khỏi trí tuệ con người hiện đại, khiến nhà văn với trí tưởng tượng táo bạo này cũng phải sửng sốt không nói lên lời. Ông cho rằng đường hầm này được đào bằng mũi khoan có nhiệt độ cực cao và bộc phá định hướng bằng chùm tia điện tử kỹ thuật cao và một số công nghệ đào hầm mà con người hiện nay vẫn chưa sở hữu.
Hành lang ngầm do người tiền sử dùng kỹ thuật siêu cấp xây dựng lên, các loại công dụng của nó nhất định vượt xa “hầm ngầm ngày tận thế” mà con người ngày nay xây dựng, tin chắc rằng nó đủ sức chống chọi với các loại thảm hoạ. Khi thảm họa xảy đến, những người trốn thoát thông qua hành lang ngầm đến thế giới trong lòng đất đã trở thành cư dân ở đó. Rất nhiều dân tộc kể từ đó không bao giờ quay lại bề mặt nữa. Một số ít người Lemuria và người Atlantis cũng trốn xuống lòng đất. Theo Sheldan Nidle, Lemuria ban đầu là một xã hội trên mặt đất của những cư dân dưới lòng đất. Thủ đô đầu tiên nằm trên một hòn đảo nào đó đã chìm xuống Thái Bình Dương khoảng 25.000 năm trước, thủ đô thứ hai nằm ở thế giới bên trong Trái đất. Sau này cũng là nơi mà Chính phủ Lemuria di cư đến sau thảm họa. Lúc đó người thống trị mới trên bề mặt của Đế chế Atlantis đã ra lệnh phong tỏa hết lối vào các đường hầm chính, chỉ đến những ngày cuối cùng của Atlantis, người Lemuria mới mở ra những cửa hầm bị khoá kín này, đã cứu rất nhiều cư dân trên bề mặt khỏi một số loại tử vong. Những cư dân trên mặt đất được cứu sống này đã quần tụ trở thành một xã hội, vào một thời kỳ nào đó sau này họ quay trở lại mặt đất, và trở thành Đế chế Rama ở miền Nam châu Á. Sau trận đại hồng thủy và đế chế Rama bị hủy diệt, người Lemuria lại lần nữa được đoàn tụ và đặt tên cho xã hội mới thành lập của họ là Agharta. Thủ đô của Agharta, Shambhala (Shangri-La), đã được chuyển đến trong một hang động, vị trí này nằm cách xa dưới lòng đất so với Lhasa của Tây Tạng ngày nay.
Nghe nói rằng nơi này đều có những lối vào bí mật dẫn đến thế giới dưới lòng đất, chúng lần lượt là: Bắc Cực, Nam Cực, Kim tự tháp Giza vĩ đại ở Ai Cập, Lối vào dãy Himalaya ở Tây Tạng (được cho là do các nhà sư bảo vệ), Hang Mommoth ở Kentucky, Thành phố Mato Grosso-Posid ở Brazil, Thác Igua, dưới bề mặt thành phố Rama- Ấn Độ, Kho báu của Vua Solomon, Núi California Shasta- Telos (thành phố Agharthean huyền thoại tồn tại trong và dưới những dãy núi), hang động Dero…v.v. Theo báo cáo của nhà địa lý Beloshinov năm 1916, trên vùng núi Altai cũng có một số hành lang ngầm, từ miền Nam Mông Cổ kéo dài đến sa mạc Gobi; Đôn Hoàng ở Trung Quốc cũng có thể là lối vào của một “Vương quốc dưới lòng đất”.
Bầu trời rộng lớn mênh mông sâu thẳm, khơi dậy vô vàn suy nghĩ, những nền văn minh trên bề mặt phong phú và đầy màu sắc cũng rất ấn tượng. Nhưng con người tồn tại bên trong Trái đất, người ta thực sự biết được bao nhiêu? Bên trong Trái đất cũng có “thế giới Thần tiên”.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/80334
Ngày đăng: 12-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.