Loạt bài Mexico 2012 (03): Tân Hoa Xã “đại ban vận” Kim tự tháp



Tác giả: Ngọc Bân

[ChanhKien.org]

Các bài viết trước tôi đã giới thiệu đến bạn đọc về cổ thành Teotihuacan cùng Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Có lần tôi lên mạng tình cờ lướt xem một bài viết của Tân Hoa Net, có liên quan đến Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng ở Teotihuacan, thật khiến người ta cười ra nước mắt.

Tân Hoa Net trực thuộc Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận của đảng, là “miệng lưỡi của đảng”, được mệnh danh là trung tâm thu thập và công bố, phát hành thông tin lớn nhất của Trung Quốc. Mặc dù sớm đã biết về khả năng “cắt ghép đánh tráo” vi diệu của Tân Hoa Xã, có thể sánh với “Mộ Dung Gia” trong tiểu thuyết Kim Dung, nhưng đâu ngờ được rằng, đến cả hai Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng nặng 3,5 triệu tấn ở Mexico cũng dám “di chuyển” và “hoán đổi”.

1. “Đại ban vận công” của Tân Hoa Xã

Bản thân tôi vốn định trong lúc nhàn rỗi đem bài viết này của họ ra tán gẫu đôi chút, xem như tiêu khiển mà thôi. Tuy nhiên chẳng ngờ lại nhìn thấy hai bài trọng điểm được đăng vào mấy hôm trước là ngày 30 tháng 9 và ngày 1 tháng 10 năm 2011 của Tân Hoa Net với nội dung như sau:

Một bài là: Bài nói chuyện của người phụ trách cục Thông tin tuyên truyền mạng thuộc Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia đăng ngày 30.

“Kiên quyết ngăn chặn hành vi bịa đặt sự thật, biên tạo dối trá để phát tán trên Internet”.

Một bài khác là: “Cư dân mạng ủng hộ nỗ lực kiên quyết ngăn chặn việc phát tán tin nhảm và bịa đặt trên Internet”.

“Bắc Kinh ngày 1 tháng 10 Tân Hoa Net đưa tin cuộc nói chuyện liên quan đến việc kiên quyết ngăn chặn việc bịa đặt sự thật, biên tạo dối trá để phát tán trên mạng ngày 30 tháng 9 của người phụ trách cục Thông tin tuyên truyền mạng thuộc Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, đang gây xôn xao trong cộng đồng mạng. Giới truyền thông chủ đạo của địa phương và trung ương rầm rộ hưởng ứng, rất nhiều cư dân mạng bày tỏ ủng hộ, mọi tầng lớp xã hội đều tán thành việc kiên quyết ngăn chặn tin nhảm trên mạng…” v.v…

Vì vậy tôi cũng quyết định cùng với đông đảo cư dân mạng “kiên quyết hưởng ứng khẩu hiệu của văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, kiên quyết ngăn chặn bịa đặt sự thật, biên tạo tin nhảm”. Tôi viết ra sự việc kỳ lạ về “Ban vận Kim tự tháp” này để nghiêm chính lại đồng thời cùng độc giả giải khuây.

Bức ảnh bên dưới là ảnh chụp màn hình bài viết của Tân Hoa Net, bài viết nói về Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng ở Teotihuacan cách thành phố Mexico 40 km về phía Đông Bắc, nhưng toàn bộ ảnh chụp được sử dụng và hai đoạn văn lớn miêu tả trong đó trên thực tế lại là thông tin về Kim tự tháp Kukulkan của người Maya cùng các di tích khác ở Chichen Itza cách Teotihuacan 1450 km.

Ảnh chụp màn hình bài viết của Tân Hoa Net. Những bức ảnh này là Kim tự tháp Kukulkan của người Maya cùng các di tích khác ở Chichen Itza trên bán đảo Yucatan cách Teotihuacan 1450 km chứ không phải là Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng ở thành cổ Teotihuacan.

Bài giới thiệu về Kim tự tháp Mặt Trời và Mặt Trăng, độc giả nếu quan tâm có thể xem bài viết trước của tôi đã được đăng trên Chánh Kiến Net – Thành phố của những vị Thần. Đồng thời cũng có thể tìm bài giới thiệu về các di tích Maya ở Chichen Itza trên Wikipedia

Xin hãy xem ảnh chụp bản đồ Google bên dưới, khoảng cách từ Chichen Itza đến Teotihuacan là 1447 km, phải mất hơn 16 giờ lái xe. Tân Hoa Xã sử dụng đâu phải là “ban vận công” thông thường chứ, rõ ràng là sắp đạt đến “Càn Khôn Na Di Đại Pháp” (công pháp vận chuyển Càn Khôn của Minh Giáo) rồi. Nhằm lưu lại công lao to lớn “Ngu Công dời tháp” của Tân Hoa Xã, tôi đặc biệt có lòng sao chép lại nguyên văn bài viết trên Tân Hoa Net, đăng vào phía sau bài viết này.

Bản đồ đường đi từ Chichen Itza đến Teotihuacan (Google)

2. Chichen Itza

Trên bán đảo Yucatan của Mexico, có rất nhiều Kim tự tháp Maya nguy nga hoành tráng. Chúng giống như chị em sinh đôi vậy, và hoàn toàn có thể sánh với các Kim tự tháp của Ai Cập. Trên bán đảo Yucatan di chỉ Maya nổi danh nhất thuộc về Chichen Itza, quy mô kiến trúc ở đây hùng vĩ, kết cấu tinh xảo, quang cảnh thần bí, hàng năm thu hút hàng triệu du khách nước ngoài đến tham quan. Năm 1988 Chichen Itza được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới. Năm 2007 có gần 100 triệu người trên toàn thế giới đã bình chọn qua mạng, và nó được chọn là một trong Bảy kỳ quan thế giới mới.

Hai đoạn văn mô tả dưới đây trong bài viết của Tân Hoa Xã thực ra là Kim tự tháp Kukulkan ở Chichen Itza, còn được gọi là Kim tự tháp El Castillo:

“…..kỹ thuật xây dựng tháp cao siêu cũng khiến người ta kinh ngạc, từ dưới lên trên tầng tầng chồng lên nhau rồi dần dần thu nhỏ lại, giống như chiếc bánh kem sinh nhật nhiều tầng lung linh tinh tế mà lại to lớn không gì sánh được. Bốn mặt của tháp có 91 bậc thang, thẳng lên đến đỉnh. Bốn mặt tổng cộng có 364 bậc, lại cộng thêm mặt bằng trên đỉnh tháp thì vừa hay 365 bậc, điều này cũng vừa khớp với số ngày trong một năm. Cầu thang của tòa tháp chín tầng lại được phân thành 18 phần. Đây lại vừa đúng là số tháng trong một năm theo lịch Maya.

Người Maya tôn thờ Thần Mặt Trời, họ cho rằng Kukulkan (tức rắn có lông vũ) là hóa thân của Thần Mặt Trời. Trên bậc thang phía Bắc của đền Thần Kukulkan người ta tinh tế khắc lên đó một con rắn có lông vũ, đầu rắn há miệng thè lưỡi, trông như thật, thân rắn lại ẩn trên mặt cắt của cầu thang, chỉ đến buổi chiều ngày xuân phân và thu phân hàng năm, khi Mặt Trời từ từ lặn xuống ở phía Tây, ánh sáng chiếu vào các phần của mặt Bắc, các góc cạnh dần dần lộ rõ, những đường kẻ thẳng tắp ấy cũng từ trên xuống dưới, giao thoa thành hình những con sóng, như thể một con rắn lớn đang bay lượn từ trên trời xuống, uốn lượn thong dong, như bay như nhảy, cảnh tượng ấy luôn khiến cho người Maya phấn khích tột độ. Kỳ quan tương tự cũng xuất hiện ở khu vực rừng rậm Nam Mỹ. Loại nghệ thuật ảo giác được tạo thành từ sự kết hợp kiến thức thiên văn, kiến thức vật lý, kiến thức xây dựng này, cho dù sử dụng trình độ hiện đại đi mô phỏng cũng khó lòng mà làm được. Các nhà khoa học đang tìm cách thăm dò kết cấu bên trong của những Kim tự tháp này, điều khiến người ta khó hiểu là cùng một thời điểm trong ngày, cùng một thiết bị sử dụng, cùng một vị trí bên trong Kim tự tháp khi tiến hành thăm dò bằng tia X (chụp tia phóng xạ), thì hình ảnh thu được đều không giống nhau”.

Có thể nói Kim tự tháp Kukulkan là sự kết hợp hoàn hảo và thể hiện tuyệt vời kiến thức hình học xây dựng và kiến thức thiên văn học mà người Maya nắm giữ. Cảnh tượng thần bí xuất hiện vào thời điểm Mặt Trời lặn trong hai ngày xuân phân và thu phân hàng năm này được gọi là “Quang cảnh bóng rắn”. Mỗi lần ảo tượng này đều kéo dài vừa đúng 3 giờ 22 phút, không lệch một giây.

Người Maya hết sức xem trọng thiên văn học, trong các kiến trúc xây dựng của họ nơi đâu cũng đều là những dữ liệu liên quan quy đến luật vận động của thiên thể. Mà Đài thiên văn học bên cạnh Kim tự tháp Kukulkan càng thể hiện ra một cách tinh tế trọn vẹn kiến thức thiên văn và hình học cao siêu này. Nhìn theo đường chéo được tạo thành từ bức tường cửa sổ có độ dày ba mét ở mặt Bắc tầng trên Đài thiên văn này, người ta có thể nhìn thấy hình bán nguyệt của hoàng hôn ngày xuân phân và thu phân; trong khi đường chéo của cửa sổ mặt Nam lại vừa hay chỉ về cực Nam và cực Bắc của Trái Đất. Cửa sổ quan sát của Đài thiên văn không phải là nhắm đến các vì sao sáng nhất trên bầu trời đêm, mà nhắm đến sao Thiên Vương và sao Hải Vương về cơ bản mắt thịt của chúng ta không cách nào quan sát thấy. Hàng trăm ngàn năm trước, người Maya làm sao biết được sự tồn tại của chúng chứ? Mà những dân tộc sống trong rừng rậm, vì sao phải bỏ ra công sức lớn đến vậy để xây nên mạng lưới quan trắc thiên văn? Lại còn những khối đá khổng lồ mấy chục tấn đó làm sao cắt gọt, vận chuyển đến tận sâu trong rừng rậm, lại từng khối từng khối chất lên độ cao 70 mét? Những thiết kế xây dựng và hiệu quả mà chúng có thể đạt đến trong văn hóa Maya thì những kiến trúc sư ngày nay cũng khó mà với tới được.

Theo báo cáo của nhiều đài truyền hình trong những năm gần đây, vào lúc 2 giờ 41 phút chiều ngày 24 tháng 7 năm 2009, một du khách đã vô tình chụp được một cột ánh sáng khổng lồ từ Kim tự tháp Kukulkan xông lên trời bằng điện thoại di động. Lúc đó mây đen dày đặc, người du khách này đang ở cùng với vợ và hai con gái. Trong bức ảnh có vẻ còn có một vật thể bay không xác định đang ẩn hiện giữa tầng mây và cột ánh sáng được chụp lại một cách rõ nét. Cột ánh sáng trên bức ảnh rõ ràng là không có hiện tượng khuếch tán, chỉ giống như một chùm tia laze khổng lồ. Sau đó bức ảnh được đưa đi thẩm định, toàn bộ chi tiết đều được xác minh: bao gồm ngày tháng, thời gian, thời gian phơi sáng, độ phân giải, kích thước ảnh chụp, tọa độ địa điểm, thông tin của điện thoại, v.v. Cuối cùng các chuyên gia đã nhận định bức ảnh chụp bằng điện thoại di động này là thật. Một người dẫn chương trình của đài truyền hình của Mexico cho biết: bức ảnh này chính là bằng chứng cho thấy người Maya cổ đại rất có thể đã tiếp xúc với nền văn minh siêu cấp. Còn một số cư dân mạng thì cho rằng, chức năng của Kim tự tháp này đang được người ngoài hành tinh kích hoạt. Sự việc này chắc chắn đã làm tăng thêm vẻ thần bí cho người Maya”.


Bản đính kèm: Nguyên gốc bài viết của Tân Hoa Net

Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng của Mexico

“Teotihuacan” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “Thành phố của những vị Thần”, di tích thành phố của những vị thần này nằm giữa thung lũng núi lửa Popocatepetl và Iztaccihuatl cách thành phố Mexico 40 km về phía Đông Bắc, có diện tích hơn 20 km2. Nó là thánh địa tôn giáo và trung tâm kinh tế của người Toltec, một nhánh của người Maya Ấn Độ cổ. Từ năm 1 đến năm 150, người Toltec ở nơi đây đã xây dựng thành phố có dân số 50.000 người, năm 450 vào lúc phát triển nhất của thành phố, dân số đạt hơn 200.000 người. Nhiều kiến trúc hùng vĩ được dựng lên khiến nó trở thành thành phố lớn nhất ở Trung Mỹ lúc bấy giờ. Bao gồm Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng, Đền Thần Rắn lông vũ và “Đại lộ Tử thần” kéo dài từ Bắc chí Nam lừng danh.

Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng đều là tế đàn cử hành các nghi thức tôn giáo. Kim tự tháp Mặt Trời là nơi người Ấn Độ cổ tế thờ Thần Mặt Trời, với kiến trúc hùng vĩ, có hình thang, quay mặt về hướng Tây, mặt trước có hàng trăm bậc thang thẳng lên đến đỉnh. Chiều dài đáy tháp là 225 mét, rộng 222 mét, chiều cao 66 mét, tổng cộng có năm tầng, thể tích lên tới 1 triệu m3. Tương đương với Kim tự tháp Khufu của Ai Cập, về cơ bản là có hình vuông, hơn nữa lại hướng về đúng bốn phía Đông, Nam, Tây, Bắc. Bốn phía của tháp cũng đều là hình tam giác giống chữ Kim “金”, tỷ lệ cạnh đáy và chiều cao của tháp vừa hay cũng bằng tỷ lệ chu vi và bán kính. Bên trong được xây đắp bằng bùn đất và đá cát, từ dưới lên trên, mặt ngoài mỗi bậc thang đều được ốp những phiến đá lớn, trên các phiến đá lại chạm khắc những hoa văn đầy màu sắc rực rỡ. Men theo bậc thang lên đến đỉnh tháp là đền thần Mặt Trời, giờ đã bị phá hủy, theo bằng chứng khảo cổ của các nhà lịch sử học Tây Ban Nha thế kỷ 18, ngôi đền này lúc đầu rất nguy nga lộng lẫy, bức tượng Thần Mặt Trời cao lớn đứng ngay trung tâm Thần đàn, mặt hướng về phía Đông, dáng vẻ trang nghiêm, trước ngực đeo đầy vật trang sức bằng vàng bạc châu báu, lúc ánh Mặt Trời chiếu vào trong điện, quanh thân bức tượng tỏa ra ánh hào quang sáng chói, khiến người ta phải cung kính nể phục, lúc bấy giờ việc giết người sẽ được thực hiện ở đây để tế Thần Mặt Trời.

Vị trí thiên văn của nó thật khiến người ta kinh ngạc: ánh sáng của sao Thiên Lang, xuyên qua đường thông hơi trên bức tường phía Nam, có thể chiếu thẳng đến phần đầu của người chết đặt trong sảnh ở tầng trên; và ánh sáng của sao Bắc Cực, xuyên qua đường thông hơi trên bức tường phía Bắc, có thể chiếu thẳng đến sảnh phòng tầng bên dưới. Kỹ thuật xây dựng tháp cao siêu cũng khiến người ta kinh ngạc, từ dưới lên trên tầng tầng chồng lên nhau lại dần dần thu nhỏ lại, giống như chiếc bánh kem sinh nhật nhiều tầng lung linh tinh tế mà lại to lớn không gì sánh được. Bốn mặt của tháp có 91 bậc thang, thẳng lên đến đỉnh. Bốn mặt tổng cộng có 364 bậc, lại cộng thêm mặt bằng trên đỉnh tháp thì vừa hay 365 bậc, điều này cũng vừa khớp với số ngày trong một năm. Cầu thang của tòa tháp chín tầng lại được phân thành 18 phần. Đây lại vừa đúng là số tháng trong một năm theo lịch Maya.

Người Maya tôn thờ Thần Mặt Trời, họ cho rằng Kukulkan (tức rắn có lông vũ) là hóa thân của Thần Mặt Trời. Trên bậc thang phía Bắc của đền thần Kukulkan người ta tinh tế khắc lên đó một con rắn có lông vũ, đầu rắn há miệng thè lưỡi, trông như thật, thân rắn lại ẩn trên mặt cắt của cầu thang, chỉ đến buổi chiều ngày xuân phân và thu phân hàng năm, khi Mặt Trời từ từ lặn xuống ở phía Tây, ánh sáng chiếu vào các phần của mặt Bắc, các góc cạnh dần dần lộ rõ, những đường kẻ thẳng tắp ấy cũng từ trên xuống dưới, giao thoa thành hình những con sóng, như thể một con rắn lớn đang bay lượn từ trên trời xuống, uốn lượn thong dong, như bay như nhảy, cảnh tượng ấy luôn khiến cho người Maya phấn khích tột độ. Kỳ quan tương tự cũng xuất hiện ở khu vực rừng rậm Nam Mỹ. Loại nghệ thuật ảo giác được tạo thành từ sự kết hợp kiến thức thiên văn, kiến thức vật lý, kiến thức xây dựng này, cho dù sử dụng trình độ hiện đại đi mô phỏng cũng khó lòng mà làm được. Các nhà khoa học đang tìm cách thăm dò kết cấu bên trong của những Kim tự tháp này, điều khiến người ta khó hiểu là cùng một thời điểm trong ngày, cùng một thiết bị sử dụng, cùng một vị trí bên trong Kim tự tháp khi tiến hành thăm dò bằng tia X (chụp tia phóng xạ), thì hình ảnh thu được đều không giống nhau”.

Bên cạnh Kim tự tháp Mặt Trời là Kim tự tháp Mặt Trăng, tọa lạc tại phía Bắc thành cổ, là nơi tế thờ Thần Mặt Trăng. Phong cách kiến trúc của nó giống với Kim tự tháp Mặt Trời, chỉ là quy mô nhỏ hơn mà thôi, lại được xây dựng muộn hơn Kim tự tháp Mặt Trời 200 năm. Mặt tháp hướng về phía Nam, chiều dài đáy 150 mét, chiều rộng 120 mét, chiều cao 46 mét, cũng phân thành năm tầng, những phiến đá lớn được ốp ở mặt ngoài của tháp có nhiều bích họa với hoa văn đặc sắc, quảng trường rộng lớn phía trước Kim tự tháp có sức chứa hơn vạn người.

Đại lộ Tử thần có chiều dài chừng 2,5 km, chiều rộng 40 mét, phía Nam Đại lộ nối với di tích thành lũy hình chữ nhật. Phía sau thành lũy có đền Thần rắn lông vũ, người Ấn Độ cổ gọi nó là đền Kesir Quart. Truyền thuyết kể rằng Kesir Quart là tên vị vua đầu tiên của người Toltec, được người Toltec tôn thờ như vị Thần của nước và không khí. Việc xây dựng đền được thực hiện muộn hơn nhiều so với Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng, quy mô cũng nhỏ hơn, tuy nhiên tạo hình tinh xảo, bề ngoài tráng lệ, lát đá cầu kỳ tinh tế. Bề mặt những bậc thang còn sót lại cho thấy từng tầng từng tầng là dùng đá xây ghép thành, mỗi tầng đều được trang trí những chiếc đầu rắn với vòng tròn lông vũ và mặt nạ tượng trưng cho Thần Mưa được ghép từ lõi ngô. Truyền thuyết kể rằng Kesir Quart là một vị Thần rộng lượng, nhân từ, cũng là một vị quân vương thông thái, dưới sự trị vì của ông người Toltec ngày càng hưng thịnh, nhưng về sau ông bị đánh bại trong cuộc chiến giữa các bộ lạc, và bị đẩy lùi về phía Đông, trước khi rời đi ông thề sẽ quay trở lại. Đầu thế kỷ 16, thực dân Tây Ban Nha đã mượn thần thoại này để biến việc xâm lược của mình nói thành là sự trở về của Kesir Quart.

Phía Nam của Kim tự tháp Mặt Trăng có cung Hồ Điệp, là nơi ở của các bậc chức sắc quyền quý và giới thượng tầng trong tôn giáo, cũng là nơi phồn hoa nhất toàn thành phố. Trên các cột trụ được khắc hình mình chim cánh bướm cực kỳ tinh tế, màu sắc rực rỡ vẫn còn cho đến ngày nay. Bên dưới cung điện hiện nay lại khai quật được một đền Thần ốc lông được trang trí lộng lẫy. Dưới ngôi đền này có hệ thống thoát nước ngang dọc đan xen, chặt chẽ như mạng nhện.

Từ các di tích của Teotihuacan trên có thể nhìn thấy các bức bích họa, điêu khắc và đồ gốm sứ màu rất tinh xảo của nó, đây là những báu vật trong văn hóa của người Ấn Độ cổ đại. Trên bức tường đổ nát của “Đền Thần Nông” phác họa khung cảnh tế lễ tôn giáo long trọng, các nhân vật trong bức họa mang các dáng vẻ khác nhau, xếp thành bảy hàng, từ trong miệng mỗi nhân vật nhả ra các hoa văn, theo lời các nhà lịch sử học thì đây có thể là các ký hiệu văn tự tượng hình của người Toltec. Hiện nay đã khai quật được tượng điêu khắc Thần Nước sinh động như thật. Họ đã dùng mấy khối đá lớn xây ghép một cách cẩn thận. Trên đầu Thần Nước đội vương miện, hai tai đeo khuyên, vẻ mặt nghiêm trang, hai mắt nhìn thẳng, thân hình cường tráng, trên áo bào khắc hoa văn hình học, các bình sứ màu có ba chân vững chắc được khai quật trông giống bình sứ của Trung Quốc thời cổ đại.

Trong khoảng thời gian từ năm 650 đến 700, Teotihuacan gặp phải sự xâm lược của ngoại tộc, các kiến trúc vốn có của thành cổ gần như bị phá hủy hết, người dân đành phải rời bỏ “Thành phố của những vị Thần” này. Rất nhiều những kiến trúc mà chúng ta trông thấy ngày nay, đều là đã trải qua tu sửa sau này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/77727



Ngày đăng: 18-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.