Mạn đàm Trung y (1): Lời tựa
[ChanhKien.org]
Giới thiệu vắn tắt về loạt sách trên mạng “Chánh Kiến”
Loạt sách “Chánh Kiến” là dựa trên cơ sở các bài đăng tải trên “Chánh Kiến Net”, do nhóm biên tập Chánh Kiến căn cứ vào đề tài mà chỉnh lý, biên tập và bổ sung các tư liệu liên quan để hoàn thành.
“Chánh Kiến Net” (Zhengjian.org) được thành lập vào tháng 12 năm 2000, tác giả của các bài viết đều là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Những người tu luyện này có mặt ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đến từ mọi ngành nghề, bao gồm các chuyên gia, học giả trong các lĩnh vực khác nhau và các nhân sĩ chuyên nghiệp cũng như sinh viên, công nhân và nông dân. Họ dùng thời gian dư ra sau những giờ làm việc, học tập và lao động bận rộn để tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong quá trình tự mình thực hành chân lý của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”, cả thân và tâm của họ đều được hưởng lợi, khai trí khai huệ và có được nhận thức hoàn toàn mới về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ. Những tư tưởng mới và tư duy mới của họ nhờ tu luyện mà được thăng hoa, họ đã dùng hình thức các loại văn bản và nghệ thuật khác nhau để đăng lên trang “Chánh Kiến Net”, mong muốn được giao lưu trao đổi với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và bạn bè quan tâm đến việc khám phá những bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và cơ thể người.
Nội dung của loạt sách “Chánh Kiến” bao gồm các lĩnh vực như sinh mệnh, tu luyện, văn hóa, lịch sử, khoa học, xã hội, gia đình, giáo dục, Trung y và môi trường. Kho sách với các đề tài rộng lớn này đã công bố những bí ẩn về lý do sinh mệnh vì cái gì mà đến (sinh ra), tại sao lại ra đi (mất đi); diễn giải những biến đổi to lớn của các thiên thể trong vũ trụ; tiết lộ về những nền văn minh tiền sử mà con người chưa biết đến; giải thích những lời tiên tri cổ xưa về ngày nay; xóa bỏ những hiểu lầm, bí ẩn của mọi người về Trung y thông qua những lời kể hùng hồn sống động; tái hiện những kỳ tích có thật về những người tu đạo xưa tu luyện thành tiên trong những câu chuyện sống động; cùng quý vị chèo thuyền du ngoạn trên biển sử, hướng dẫn quý vị đi qua năm nghìn năm lịch sử của đất nước Thần Châu; cùng quý vị ngâm thơ và thưởng thức những câu ca du dương êm dịu từ hàng ngàn năm của đất nước chúng ta ngày xưa; triển hiện chân tính và sự tinh túy của nghệ thuật; nhìn về tương lai của khoa học và văn hóa; mách bảo cho quý vị biết nguyên nhân thường xuyên xảy ra thiên tai nhân họa hiện nay. Tất nhiên, còn có những trải nghiệm thần kỳ và thể nghiệm siêu thường của những người tu luyện Đại Pháp…
Hy vọng loạt sách “Chánh Kiến” sẽ mở rộng tầm nhìn của quý vị, mang lại những gợi mở cho cuộc sống của quý vị.
Lời tựa
Nội dung của Trung y có thể được khái quát trong bốn chữ: “Lý, Pháp, Phương, Dược”. “Hoàng đế nội kinh” và “Thần Nông bản thảo kinh” là khởi nguyên của Lý, Pháp, Phương, Dược của Trung y.
Chương đầu tiên ‘khai tông minh nghĩa’ của “Hoàng Đế nội kinh” chính là dạy con người phải “hợp với Đạo” và theo các mức độ khác nhau của việc “hợp với Đạo”, có bốn loại hình mẫu người được miêu tả cụ thể: Một là “Chân Nhân”, họ có thể có tuổi thọ dài lâu vô hạn; thứ hai là “Chí Nhân”, họ có thể không ngừng kéo dài tuổi thọ và cũng được coi là một loại Chân Nhân; thứ ba là “Thánh Nhân”, họ có thể sống đến trên trăm tuổi; thứ tư là “Hiền Nhân”, họ cũng có thể tăng thêm tuổi thọ nhưng rất có hạn. “Thần Nông bản thảo kinh” chia 365 vị thuốc Trung dược thành ba loại: thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm, trong “thượng phẩm” có rất nhiều vị thuốc “dùng lâu dài, làm nhẹ cơ thể và kéo dài tuổi thọ” và có thể khiến người ta phi thăng. Vì vậy, hậu nhân mới có cách nói “y dược uyên thâm, rất gần với Tiên Đạo”. Có thể dự đoán rằng khi hai vị Viêm Đế và Hoàng Đế truyền lại Trung y và Trung dược, ước nguyện ban đầu của họ là hy vọng rằng mọi người sẽ theo bước chân của những bậc hiền nhân, thánh nhân, chí nhân và chân nhân, đồng hóa với Đạo và hưởng thụ cuộc sống vô tận. Y học như thế là y học giảng về “Đạo” và giảng về “Đức”, là cầu nối để những người có Đức bước vào Đạo.
Giả Nghị thời nhà Hán từng nói: “Nghe nói Thánh nhân thời xưa họ không ở trong triều đình, mà nhất định ở làm nghề bói toán và trị bệnh”. Câu nói này thể hiện lòng nhân từ của Nho gia. Sau khi được Phạm Trọng Yêm thời nhà Tống đề xướng thêm, thì Nho gia đã có cách nói “không làm được lương tướng, thì cũng là lương y”, đặt ra tiêu chuẩn cao nhất cho “Nho y” của Trung y và Trung y được gọi là “nhân thuật” (thuật nhân từ). Trung y như thế không thể lại nói về “Đạo” và “Đức” nữa, nhưng đối với người hậu thế đã mất “Đạo”, mất “Đức” mà nói thì tiêu chuẩn “nhân” vẫn còn rất cao. Nho y có học cho rằng các bậc đế vương, tướng, thầy, Tiên, Phật và các nhân vật nổi tiếng trị quốc cứu người, tế thế độ nhân, chẳng qua là tấm lòng cứu sống người. Cách nói như thế, khiến việc chữa bệnh và cứu người trở thành mục tiêu cuối cùng của y học, và nó khác với ước nguyện “dẫn nhân nhập Đạo” ban sơ của Viêm Hoàng.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học hiện đại không làm giảm số người mắc bệnh, cũng không làm giảm các loại bệnh tật, bởi vì khoa học hiện đại không có cách nào ngăn ngừa được “tâm bệnh” của con người. Những thành quả của khoa học hiện đại đã khiến con người nhận ra rằng tinh thần và cảm xúc của con người có tác dụng chi phối khó mà phán đoán được đối với thể trạng con người; tinh thần và thể xác của con người là một tổng thể không thể tách rời, “tâm” là chủ tể của “thân”. Trung y thời Trung Quốc cổ đại chủ yếu là xem xét bệnh tật từ tổng thể nên việc chẩn đoán và điều trị rất độc đáo, vì vậy hy vọng rằng khi mọi người có nhận thức lại mới về Trung y, y học hiện đại sẽ đi theo một con đường hoàn toàn khác.
(Còn tiếp)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/58778
Ngày đăng: 15-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.