Mạn đàm Trung y (14): Mảnh xương sợ lạnh



Tác giả: Lưu Tiên Dật

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Đường, khi quân đội của Vương Tiềm đóng quân ở Kinh Châu, nơi đó có một thầy thuốc tên là Trương Sĩ Chính, rất giỏi chữa gãy xương. Có một người lính bị gãy xương chân tìm đến Trương Sĩ Chính để chữa trị. Đầu tiên Trương đại phu cho người lính uống một thứ rượu thuốc, rồi mổ thịt ra, kích thước to cỡ bằng hai ngón tay, sau đó gắp ra một mảnh xương vỡ, rồi dùng thuốc mỡ bôi lên vết mổ và bịt kín lại. Vài ngày sau, cái chân bị thương đã trở lại bình thường như trước.

Hơn hai năm sau, cái chân bị thương của người lính ấy đột nhiên đau nhức, anh ta đến hỏi Trương Sĩ Chính. Trương đại phu nói: “Đó là do mảnh xương được lấy ra cho anh trước đây cảm thấy lạnh, nên chân anh đau, anh có thể tìm ra nó ngay lập tức”. Sau đó quả nhiên mảnh xương đó đã được tìm thấy dưới gầm giường. Trương Sĩ Chính yêu cầu anh ta rửa mảnh xương đó bằng nước nóng và giấu nó vào trong bông, cái chân của người lính này lập tức hết đau.

Ghi chép này làm tôi nhớ đến một số bài viết về “Chân tay ảo” đã được đăng tải trên trang Chánh Kiến Net, một trong số đó là bài “Từ những hiện tượng ‘chân tay ảo’ thấy những hiểu lầm về y học thần kinh”, đã miêu tả chi tiết một số trường hợp tương tự. Cũng có thể thấy từ ghi chép này rằng sau khi mảnh xương được lấy ra, cơn đau ở chân của người lính dường như không phải do tác động tâm lý gây ra. Dường như nó cũng muốn nói với chúng ta rằng dù phần cơ thể này của chúng ta còn sống hay đã chết thì nó đều có quan hệ mật thiết với cơ thể. Bí ẩn của nó không thể giải thích được bằng y học hiện đại.

(Nguồn tư liệu: “Dật sử”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/58778



Ngày đăng: 12-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.