Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6)
Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6): Bản đồ hình con gà
Liên Lý Chi
[Chanhkien.org]
Trong “lịch sử hôm nay”, việc bản đồ Trung Quốc mang hình con gà cũng tuyệt đối không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là Thần Phật (lịch sử) có mục đích mà an bài như vậy. Thần Phật là muốn thông qua sự diễn hóa này để triển hiện cho con người một trạng thái rằng “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ “đại minh” phá mê.
Chúng ta đều biết rằng, gà là loài động vật duy nhất trên thế giới mà thuộc tính sinh mệnh của nó là đại biểu cho thời gian – gà chính là dấu hiệu báo hiệu trời sáng. Trung Quốc nằm tại vị trí phía đông của thế giới, phía đông là nơi mặt trời mọc. Vậy thì với những dữ kiện như: ở thế giới phương đông, vào lúc mặt trời mọc và bản đồ hình con gà; những điều này chính là Thần Phật muốn diễn hóa và điểm ngộ cho thế nhân: “Lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ “đại minh” phá mê – là thời đại mà mục đích đặt định ra văn hóa lịch sử 5000 năm sẽ được triển hiện, là thời đại mà con người sẽ thức tỉnh toàn diện. Từ “tỉnh” (醒) trong từ “thức tỉnh” (觉醒) tại sao phần bên trái lại dùng chữ Dậu (酉) để biểu nghĩa đây? Chính là có dụng ý như vậy.
Vậy thì, cái mê lớn nhất của nhân loại là gì? Tại sao văn hóa lịch sử trong 5000 năm đều là vì “lịch sử hôm nay” mà đặt định? “Lịch sử hôm nay” rút cục là đặc biệt ở điểm nào? Chúng ta hãy cùng nhau lý giải điều này thông qua việc tìm hiểu về những điều đang có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại lần này, đó là: Phật giáo, Cơ đốc giáo, Đạo giáo và Hán tự Thần truyền.
Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, đã đặt định văn hóa tu luyện. Kỳ thực, điều quan trọng nhất mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đó là: vào thời điểm mạt kiếp, sẽ có (vị lai Phật) Phật Di Lặc hạ thế truyền Phật pháp, cứu độ thế nhân.
Chúa Giêsu nói rằng, vào thời điểm cuối cùng của nhân loại sẽ có đại kiếp nạn, con người sẽ đối mặt với sự thẩm phán của Thần; khi con người đang trong thời kỳ mạt kiếp, Thần sẽ phục sinh và cứu độ những người tin theo Thần.
Đạo gia giảng rằng, khi con người tiến vào thời kỳ âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều, chính là thời điểm con người đã bước vào thời điểm cuối cùng của mạt kiếp.
Ở những phần trước, chúng ta đã cùng luận giải về các Hán tự như: “Tân” (新), “Hỏa” (火), “Cách” (革), “Nhạc” (嶽), “Vĩ” (尾), “Đa” (多) v.v.., điều mà nghĩa của những chữ Hán này thể hiện đó là việc lần lượt tại các góc độ khác nhau mà triển hiện ra trạng thái và đặc trưng xã hội của “lịch sử hôm nay”.
Thích Ca Mâu Ni là Phật, Giêsu là Thần. Lời của Thần Phật quyết không phải là hoang ngôn. Trong khi chúng ta đem những lời của Phật Thích Ca, Giêsu và Đạo gia đã lưu lại cho con người mà kết hợp với thiên cơ ẩn tàng trong Hán tự Thần truyền thì sẽ phát hiện ra một tín tức đồng nhất rằng: chính vào thời khắc “lịch sử hôm nay” nhân loại sẽ xuất hiện đại kiếp nạn, và trong đại kiếp nạn này sẽ có Thần Phật hạ thế độ nhân.
Vậy thì, tại sao lại nói rằng “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ mạt kiếp mà Thích Ca Mâu Ni nói tới cũng chính là đại thẩm phán mà Giêsu cũng từng nhắc tới và vừa hay cũng chính là thời đại âm dương phản chiều, âm thịnh dương suy mà Đạo gia đã đề cập?
Thứ nhất, thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói tới là lúc con người không còn tâm pháp để ước thúc đạo đức nữa, đạo đức con người lúc này đã ở vào trạng thái cực kỳ bại hoại. Ai cũng nhận thấy rằng, ở Trung Quốc hiện nay, đạo đức của con người đã trượt dốc và suy bại đến độ vô cùng đáng sợ, điều này lại chưa từng xuất hiện trong lịch sử từ xưa đến nay. Nguyên nhân là do Trung cộng đã dùng thuyết vô thần luận để tẩy não người dân, khiến họ mất đi sự kính sợ đối với Thần Phật, cũng là nói rằng người Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mạt Pháp khi đã làm mất đi tâm pháp ước thúc tự thân. Quá khứ có câu nói rằng: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Thế nhưng khi con người triệt để chìm đắm trong lý thuyết của vô thần luận, vào lúc mà con người không còn sự kính sợ đối với trời đất và Thần Phật thì việc xấu nào cũng dám làm. Bởi vậy, thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói tới chính là “lịch sử hôm nay”.
Thứ hai, những người thông hiểu về “Thánh Kinh – Khải thị lục” đều biết rằng, trong Kitô giáo đã giảng nói rất nhiều về những hiện tượng sẽ xuất hiện trong thời khắc đại thẩm phán của Thần, mà những hiện tượng này lại vừa hay trùng khớp hoàn toàn với trạng thái xã hội của nhân loại trong “lịch sử hôm nay”. Trong đó dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy điều này chính là Lễ Phục Sinh. Văn hóa về ngày lễ này kỳ thực là muốn nói với con người thế gian rằng: Thần sẽ phục sinh để cứu độ thế nhân. Vậy thì khi nào, ở đâu và điều gì sẽ làm dấu hiệu cho sự phục sinh của Thần? Đây chính là biểu tượng của sự may mắn, cát tường trong lễ Phục sinh – quả trứng gà.
Người phương Tây đều biết rằng, trứng gà là biểu tượng may mắn trong ngày lễ Phục sinh. Ở Trung Quốc còn lưu truyền một câu chuyện rất gây tranh cãi rằng: quả trứng có trước hay con gà có trước? Thực ra mục đích mà lịch sử khi hữu ý an bài câu chuyện này là muốn nói với con người rằng: có trứng thì nhất định sẽ có gà, trứng và gà là đồng thời sẽ có. Cũng là nói rằng, vào thời khắc “lịch sử hôm nay” khi bản đồ Trung Quốc đã triển hiện ra với hình một con gà thì đây chính là sự đối ứng với hình ảnh quả trứng trong lễ Phục sinh của phương Tây, đây là dấu hiệu cho thấy thời khắc mà Thần phục sinh cứu độ con người đã đến. Hơn nữa, Lễ Phục Sinh trong tiếng Anh được gọi là “Easter”, mà nghĩa của thành tố “East” trong tiếng Anh lại được dùng để chỉ về phương đông. Điều này đã nói với thế nhân một cách minh xác rằng: Thần phục sinh cứu độ thế nhân sẽ xuất hiện vào thời điểm của “lịch sử hôm nay” tại phần phía đông của thế giới, trên một quốc gia có bản đồ hình con gà và ở ngay tại trung tâm của thế giới – đó chính là Trung Quốc.
Thứ ba, Đạo gia Trung Quốc có lưu lại một dự ngôn rằng: khi xã hội bước vào thời kỳ âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều chính là đã tiến nhập vào thời kỳ mạt kiếp. Mà trong “lịch sử hôm nay” không đâu không xuất hiện những hiện tượng âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều. Ví dụ, trong lĩnh vực thể thao, nữ vận động viên giành được nhiều huy chương hơn nam vận động viên; ngoài xã hội và trong gia đình, nữ giới ngày càng chiếm vai trò chủ đạo; trong chốn quan trường hiện tượng mua quan, bán chức, tham nhũng hủ bại xuất hiện ngày càng nghiêm trọng; Trung cộng với âm tính cực mạnh, dựa vào “cách mạng” giết người mà khởi nghiệp, sùng bái quy tắc ngầm, nói một đằng làm một nẻo, ra tay cướp đoạt sự bình đẳng, dân chủ phải vốn được có của người Trung Quốc. Tất cả những điều này, không có điều gì là không thể hiện ra trạng thái đặc trưng của một xã hội âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều.
Thứ tư, từ việc luận giải ý nghĩa của những Hán tự phía trên chúng ta thấy rằng những Hán tự này đa phần đều thông qua những khía cạnh khác nhau mà triển hiện trạng thái và đặc trưng xã hội của “lịch sử hôm nay”.
Bởi vậy, “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ lịch sử đặc trưng của nhân loại, chính là thời kỳ mạt pháp mạt kiếp, đại thẩm phán mà Phật Thích Ca Mâu Ni, Giêsu và Đạo gia đã cùng nói đến.
Thế nhân đều biết rằng Thần Phật là từ bi. Nếu như Thần Phật từ xa xưa đã an bài lịch sử nhân loại cho đến ngày hôm nay và vốn dĩ Thần Phật từ bi như vậy thì cũng sẽ nhất định an bài đại cứu độ cho con người. Xin đọc giả tìm đọc bài viết “Ngọc Thố Đảo Dược”.
(còn tiếp)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/244925
Ngày đăng: 29-11-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.