Nghệ thuật | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnMon, 03 Feb 2025 04:31:20 +0000en-UShourly1Chút cảm nghĩ khi đọc thơhttps://chanhkien.org/2025/02/chut-cam-nghi-khi-doc-tho.htmlSun, 02 Feb 2025 00:45:36 +0000https://chanhkien.org/?p=36341Tác giả: Tiêm Tiêm [ChanhKien.org] Văn hóa Trung Hoa thuộc về văn hóa Thần truyền, vì vậy ngôn từ trong thơ ca mới vô cùng đẹp đẽ. Từ vận luật đến nội hàm đều là những điều mà các ngôn ngữ khác khó có thể sánh được. Câu thơ nào trong bài thơ mang nội […]

The post Chút cảm nghĩ khi đọc thơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Văn hóa Trung Hoa thuộc về văn hóa Thần truyền, vì vậy ngôn từ trong thơ ca mới vô cùng đẹp đẽ. Từ vận luật đến nội hàm đều là những điều mà các ngôn ngữ khác khó có thể sánh được. Câu thơ nào trong bài thơ mang nội hàm sâu sắc nhất, đáng để nghiền ngẫm nhất? Kỳ thực không có một quy tắc rập khuôn cố định nào. Nếu có cũng chỉ là quan điểm của bản thân người đọc.

Nếu chúng ta chú ý thêm một chút đến những câu thơ không gieo vần, ta có thể thu hoạch được những thứ không ngờ đến. Chính vì không gieo vần, nên chúng dễ phát huy hơn, tự do hơn, dễ dàng biểu đạt tâm cảnh của thi nhân hơn.

Chúng ta hãy cùng xem bài thơ “Tảo phát Bạch Đế thành” của nhà thơ Lý Bạch:

“Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”.

Tạm dịch:

“Sáng từ Bạch Đế trong làn mây rực rỡ,
Nghìn dặm Giang Lăng, một ngày tới nơi.
Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt,
Thuyền nhẹ đã quá vạn trùng san”.

Câu thứ ba trong bài thơ: “Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú” (Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt) thực sự rất thú vị. Thi nhân bị chèn ép trong triều đình, cũng giống như tiếng vượn hai bên bờ sông này vậy, vẫn cứ vang lên không ngừng. Nhưng nhà thơ dù trong hoàn cảnh ấy, vẫn giữ được thái độ lạc quan, có lẽ đó chính là tâm thái của ông lúc bấy giờ. Mà các đệ tử Đại Pháp ngày nay cũng vậy, cuộc bức hại vẫn luôn không dừng lại. Trong hoàn cảnh này, việc chứng thực Pháp cũng không hề dễ dàng.

Trong bài thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên có viết:

“Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu”.

Tạm dịch:

“Say sưa giấc xuân trời bất giác sáng,
Khắp nơi vang lên tiếng chim hót.
Đêm qua có tiếng gió và mưa,
Hoa rơi rụng không biết bao nhiêu”.

Câu thứ ba: “Dạ lai phong vũ thanh” (Đêm qua có tiếng gió và mưa) thoạt nhìn có vẻ không mang nhiều ý nghĩa, nhưng thực ra không phải vậy. Tiếng gió mưa này chính là thứ đã phá hủy cái đẹp. Chỉ sau một đêm, biết bao điều tươi đẹp (hoa) đã bị tàn phá. Chính Pháp ngày hôm nay cũng là như vậy. Sau khi hồng thế Chính Pháp qua đi, biết bao sinh mệnh vì đi theo cựu thế lực, vì bức hại Đại Pháp mà bị giải thể – đó cũng là điều bất đắc dĩ không thể làm khác được.

Cuối cùng, chúng ta cùng xem bài thơ “Hạ nhật tuyệt cú” của Lý Thanh Chiếu:

“Sinh đương tác nhân kiệt,
Tử diệc vi quỷ hùng.
Chí kim tư Hạng Vũ,
Bất khẳng quá Giang Đông”

Tạm dịch:

“Khi sống làm hào kiệt,
Chết cũng hóa anh hùng.
Nay nhớ về Hạng Vũ.
Không chịu về Giang Đông”

Ở đây, câu thơ thứ ba “Chí kim tư Hạng Vũ” (Nay nhớ về Hạng Vũ) thoạt nhìn không có ý nghĩa gì lớn lao, nhưng kỳ thực lại là câu quan trọng nhất. Nó vừa thể hiện nỗi tiếc nuối của thi nhân vì không sinh ra là đấng nam nhi, cũng bộc lộ nỗi thất vọng của thi nhân đối với phu quân Triệu Minh Thành. Đây chính là tâm trạng chân thực mà thi nhân muốn giãi bày.

Câu thơ này khi đặt trong bối cảnh ngày nay kỳ thực cũng rất có ý nghĩa, đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay chứng thực Pháp không phân biệt nam nữ, già trẻ, toàn bộ cánh cửa mở rộng, chỉ xét nhân tâm – đó chính là sự từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ.

Trên đây chỉ là chút suy nghĩ của cá nhân, không đại biểu cho người khác. Xin được viết ra chia sẻ với đồng tu! Nếu có chỗ nào chưa đúng, xin được chỉ giáo.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/288016

The post Chút cảm nghĩ khi đọc thơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (6)https://chanhkien.org/2025/02/cau-chuyen-co-tich-dai-tap-tam-bao-du-ky-6.htmlSat, 01 Feb 2025 00:36:17 +0000https://chanhkien.org/?p=36263Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý [ChanhKien.org] Tóm tắt: Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc sẽ tiến vào thành phố trên bầu trời để tiêu diệt những con ma tàng hình. Đây đều là những nhân tố can nhiễu việc học Pháp mà rất khó phát hiện do chúng ẩn náu rất […]

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Tóm tắt: Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc sẽ tiến vào thành phố trên bầu trời để tiêu diệt những con ma tàng hình. Đây đều là những nhân tố can nhiễu việc học Pháp mà rất khó phát hiện do chúng ẩn náu rất sâu, nhiều người thậm chí đã coi đó là chuyện bình thường, nghĩ rằng không có gì to tát. Nhưng nó lại chính là ma thực sự cản trở việc đắc Pháp. Tu luyện là một việc nghiêm túc, đừng cho rằng chỉ cần cầm cuốn Chuyển Pháp Luân trên tay, hàng ngày thông đọc là đã đắc Pháp, Phật Pháp vô biên, nội hàm vô biên của Đại Pháp, bạn đã lĩnh hội được bao nhiêu phần? Làm thế nào để đồng hóa với Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn? Cần phải có một trái tim chân thành, một tâm thái khiêm nhường, mang theo vạn phần kính ngưỡng và lòng cảm ân vô tận,…

Hai bài thơ cảm ngộ của đệ tử:

(1) Thái độ học Pháp

Áo quần chỉnh tề ngồi thẳng ngay,
Kính cẩn thông đọc niệm chẳng lay.
Suy ngẫm tự xét lòng khiêm hạ,
Đại Pháp cứu độ trời đất hay.

(2) Quan sát tường tận

Thói quen hình thành tưởng ngẫu nhiên,
Chỉ thấy kỳ lạ chặn bước tiến.
Việc dù lớn nhỏ quan sát kỹ,
Thuyền nhẹ đãng đãng vượt tầng thiên.

Tập một: Tìm kiếm trang bị tàng hình

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, trên bản đồ hiển thị: “Thành phố trên bầu trời”. Tiểu Bảo nghĩ thầm: “Cao thế này, làm sao mà vào được đây? À đúng rồi, tìm xem có cái thang nào không”. Tiểu Bảo nhìn thấy ở đằng xa lúc ẩn lúc hiện dường như có một cái thang. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, Tiểu Bảo xông tới, nhìn thấy một chiếc thang rất cao, thuận theo chiếc thang mà leo lên, nhưng mới leo được vài mét thì bị một bức tường tàng hình chắn lại. Bức tường tàng hình nói: “Lần này cần mặc chiến giáp, các bạn sẽ gặp quái vật vô hình, do đó trước tiên phải học cách tàng hình”. Tiểu Bảo leo lên chiến giáp Hùng Sư, Thanh Tùng ngồi trên chiến giáp Đại Tượng, còn Bảo Ngọc ngồi trên chiến giáp Kim Long. Hùng Sư nghĩ: “Tàng hình kiểu gì đây?” Đại Tượng cũng bối rối, đảo mắt liên tục. Kim Long gãi cằm, cũng đang suy nghĩ. Bức tường tàng hình nói: “Các bạn cần có một loại trang bị tàng hình mới làm được”. Lúc này, bức tường tàng hình mở lối, ba người Tiểu Bảo, Thanh Tùng, và Bảo Ngọc ngồi trên chiến giáp của mình tiếp tục leo lên thang. Khi leo lên đến đỉnh, họ nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp, có núi non, sông nước. Thanh Tùng cao hứng nói: “Hóa ra không có ma, toàn là cảnh đẹp, đúng là một phen hú vía!” Nói xong liền nhảy khỏi chiến giáp, chuẩn bị thưởng thức cảnh đẹp. Hùng Sư thấy Thanh Tùng nhảy ra khỏi chiến giáp liền gầm lên tiếng lớn: “Quên mất là có ma vô hình rồi à!” Thanh Tùng giật mình, vội vàng quay lại chiến giáp của mình. Thanh Tùng, Bảo Ngọc, và Tiểu Bảo điều khiển chiến giáp bắt đầu tìm kiếm trang bị tàng hình. Bất chợt, Tiểu Bảo nhìn thấy phía trước có bốn chữ: “Trang bị tàng hình”. Ba chiến giáp lao tới, mỗi người tìm được trang bị tàng hình phù hợp với mình.

Đại Tượng chọn hoa văn tàng hình. Bề ngoài, hoa văn này trông như các họa tiết sặc sỡ, nhưng khi dán lên người Đại Tượng, nó trở nên trong suốt. Đại Tượng lẩm bẩm: “Cái này làm sao tàng hình được nhỉ?” Hoa văn tàng hình đáp: “Chỉ cần nghĩ ‘tàng hình’ là ngay lập tức có thể tàng hình”. Đại Tượng liền nghĩ: “Tàng hình!” Lập tức liền ẩn hình, không ai có thể nhìn thấy Đại Tượng nữa. Sau một lúc ẩn hình, Đại Tượng hỏi: “Làm thế nào để trở lại bình thường đây?” Hoa văn tàng hình nói: “Chỉ cần nghĩ ‘trở lại’ là được”. Đại Tượng lập tức nghĩ: “Nhanh chóng trở lại nguyên hình”, liền lập tức hiện hình.

Hùng Sư chọn bộ khôi giáp vàng kim. Khi mặc vào, chỉ cần động một niệm là có thể tàng hình. Kim Long chọn miếng vảy vàng kim. Khi vảy mọc lên cơ thể, nó có thể tàng hình bất cứ lúc nào, một niệm là thành. Ba bộ chiến giáp đã chọn xong trang bị tàng hình phù hợp. Lúc này, tất cả các vũ khí đồng loạt nói: “Chúng tôi thì làm sao tàng hình được?” Tiểu Bảo nhìn quanh, phát hiện trong kho trang bị tàng hình còn rất nhiều mặt dây chuyền nhỏ và nói: “Các bạn hãy chọn mặt dây chuyền tàng hình phù hợp với mình đi”.

Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo có hai chỗ lõm nhỏ. Lúc mới đầu khi nhận được Liên Tử Chùy, cậu từng thắc mắc, trong tâm nghĩ: “Tại sao trên Liên Tử Chùy lại thiếu một mảnh nhỉ?” Thì ra, đó là chỗ để lắp trang bị tàng hình. Liên Tử Chùy chọn hai viên kim cương nhỏ, vừa khít với hai chỗ lõm. Bảo Ngọc Đao của Tiểu Bảo chọn vài dải lụa sặc sỡ, trên mỗi dải lụa có treo một đồng tiền lớn. Trên đồng tiền có khắc dòng chữ “Mặt dây chuyền tàng hình”.

Ba thanh Đồ Long Đao chọn hai viên ngọc mắt rồng trong suốt màu xanh lam. Khi Tiểu Bảo và Bảo Ngọc nhận được Đồ Long Đao, họ phát hiện con rồng vàng kim bám trên sống đao không có mắt, chỉ để lại hai chỗ lõm trông có phần đáng sợ. Thì ra, đôi mắt rồng chính là nơi để lắp trang bị tàng hình!

Chiếc găng tay của Thanh Tùng chọn một chiếc nhẫn tàng hình và đeo vào. Tam Khúc Côn chọn ba giọt nước trong suốt màu xanh lam. Những giọt nước này mềm mại, vậy làm sao để gắn lên Tam Khúc Côn? Ba giọt nước tan chảy và thẩm thấu vào bên trong cây côn. Hễ nghĩ: “Tàng hình!” liền lập tức ẩn hình. Thanh Tùng còn mang theo một hộp giọt nước dự phòng, vì cây Tam Khúc Côn của Thanh Tùng có thể biến thành Tứ Khúc Côn hoặc Ngũ Khúc Côn, nên cần phải lấy thêm giọt nước.

Thanh Kim Cương Kiếm của Bảo Ngọc được gắn một mặt dây chuyền hình hoa sen làm trang bị tàng hình. Trên thân cung của Bảo Ngọc được gắn hai con rồng vàng để làm trang bị tàng hình, và mỗi mũi tên đều được cắm thêm một chiếc lông vũ tàng hình.

Tất cả vũ khí đều đã chọn xong trang bị tàng hình của mình. Kỹ năng mới của chiến giáp cũng cần được tàng hình. Chiếc răng sắc nhọn của Hùng Sư, chiếc chùy lớn của Đại Tượng, và móng vuốt sắc bén của Kim Long đều phải được nhúng vào một hồ nước tàng hình mới có thể trở nên vô hình. Hùng Sư uống một ngụm nước, súc súc miệng; Kim Long nhúng những chiếc móng vuốt sắc bén của mình vào hồ nước. Còn Đại Tượng, vì chiếc búa quá nặng, Đại Tượng dùng vòi cuốn chiếc búa để nhúng vào hồ, chuẩn bị rửa, tuy nhiên do không cẩn thận, chiếc búa rơi thẳng xuống đáy hồ. Hùng Sư cười lớn. Đại Tượng lại dùng vòi dài mò mẫm trong nước để tìm, cuối cùng cũng mò được chùy lớn.

Tập hai: Thời gian học Pháp bị eo hẹp, không thể nhập tâm học Pháp

Thanh Tùng cầm Tầm Bảo Đồ rồi bước vào chiến giáp Đại Tượng, nghĩ: Tàng hình! Liền ẩn hình luôn. Sau khi Thanh Tùng tàng hình, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc nhìn nhau, nói: “Thanh Tùng cầm Tầm Bảo Đồ mà tàng hình rồi, chúng ta không có bản đồ thì làm sao phối hợp cùng Thanh Tùng để trừ ma đây?” Phật Chủ nhìn thấy liền đưa tay ra hai hạt đậu vàng. Ngài nhẹ nhàng thổi, hạt đậu bay vào trong chiến giáp của Tiểu Bảo và Bảo Ngọc. Hai hạt đậu không ngừng biến lớn và cuối cùng biến thành hai cuốn Tầm Bảo Đồ. Tiểu Bảo và Bảo Ngọc có được bản đồ, ba người có thể phối hợp với nhau để trừ ma. Tiểu Bảo lại nhận ra một vấn đề: “Nếu tất cả chúng ta đều tàng hình, làm sao bàn bạc kế hoạch tác chiến đây?” Phật Chủ lại nhẹ nhàng thổi, tạo ra ba chiếc ống nói. Mỗi ống nói đều có một chiếc ăng-ten nhỏ và bay thẳng vào ba bộ chiến giáp. Ba người Tiểu Bảo, Thanh Tùng và Bảo Ngọc giờ đây có thể sử dụng ống nói để thảo luận kế hoạch tác chiến.

Khi Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long đã tàng hình, họ đi theo chỉ dẫn trên Tầm Bảo Đồ. nhìn thấy trước mắt là một con ma tàng hình. Trên cơ thể con ma hiện lên dòng chữ: “Can nhiễu từ bên ngoài khiến thời gian học Pháp bị eo hẹp, không thể nhập tâm học Pháp”. Hình dáng con ma cực kỳ xấu xí: miệng méo lệch sang một bên, một con mắt to bất thường như quả óc chó lớn, còn con mắt kia nhỏ xíu híp lại như một đường kẻ. Mũi heo cong vẹo, hai tai heo một tai vểnh lên, một tai cụp xuống. Một cánh tay mọc ở vị trí của chân, còn một chân mọc ở vị trí của cánh tay. Toàn thân nó đầy những cái đầu nhỏ, trông như cơ thể mọc chi chít những cái bướu nhỏ. Đại Tượng ở phía trước, Hùng Sư ở giữa, Kim Long ở phía sau, ba chiến giáp tạo thành một đội hình chiến đấu hoàn chỉnh. Đại Tượng dùng ống nói để truyền âm thanh: “Chúng ta hãy ném vũ khí của mình ra trước để khai chiến với ma”. Hùng Sư liền ném Đồ Long Đao, Liên Tử Chùy và Bảo Ngọc Đao ra để đối đầu với ma. Đại Tượng ném Đồ Long Đao và Tam Khúc Côn ra để trừ ma. Bảo Ngọc cũng ném Đồ Long Đao và Kim Cương Kiếm ra tham gia chiến đấu.

Đại Tượng tiếp tục truyền lời: “Kim Long tấn công trước!” Kim Long giương móng vuốt sắc bén, tập trung chính niệm cường đại, tụ thành một quả cầu băng và một quả cầu tuyết. Kim Long dùng lực đẩy một cái, khiến quả cầu băng và quả cầu tuyết xoáy tròn và lao thẳng tới con ma. Những chiếc đầu nhỏ trên cơ thể ma bị phá hủy rất nhiều. Con ma kinh hoàng nói: “Có bản lĩnh đấy!” Ma liền giơ tay điện tử lên, bấm vài phím, ngay lập tức, trên cơ thể nó mọc lên một bộ giáp đầy gai nhọn, nó lại bấm vài phím khác, và một con dao bay hiện ra. Con dao có lưỡi sắc bén ở cả hai bên, ở giữa là một vòng tròn có thể đeo vào ngón tay, cho phép con dao bay xoay tròn và lao ra từ tay ma.

Tam Khúc Côn của Đại Tượng xoay tròn, đánh gãy chiếc gai lớn nhất trên bộ giáp của ma, lập tức Tam Khúc Côn biến thành Tứ Khúc Côn. Đại Tượng vui mừng, nhanh chóng dùng vòi phun nước giọt tàng hình lên khúc côn mới mọc ra, làm cho nó ẩn hình khỏi tầm mắt. Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo thấy vậy, rất ngưỡng mộ, lập tức lao thẳng vào ma, đánh liên tiếp vào bộ giáp, phá hủy không ít gai nhỏ trên bộ giáp, sau đó nhìn lại bản thân, vẫn chỉ có hai chùy, trong lòng nghĩ: “Tại sao Liên Tử Chùy lại không mọc thêm một chùy nhỉ?” Đồ Long Đao của Tiểu Bảo lên tiếng nhắc nhở: “Bạn mang theo tâm hữu cầu, nên hiệu quả đương nhiên không tốt”. Liên Tử Chùy nhanh chóng buông bỏ tâm chấp trước và giữ một tâm thái bình thường để trừ ma, kết quả, Liên Tử Chùy phát hiện sức mạnh của mình tăng lên.

Hùng Sư há miệng rộng, chính niệm và nghĩ: “Phóng ra bom sấm sét!” Dần dần, từ trong miệng tụ ra một quả bom mang năng lượng sấm sét. Hùng Sư phun quả bom này thẳng về phía ma, Hùng Sư lại dùng ý niệm ra lệnh: “Các vũ khí mau tránh ra!” Lập tức, tất cả vũ khí của Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc đều lùi sang một bên. Trong lúc đó, ma giơ tay, bắt đầu xoay con dao bay của mình, con dao bay xoay tròn lao tới đối đầu với quả bom sấm sét của Hùng Sư, kết quả, dao bay bị phá hủy, còn khiến ma bị nổ mất một cánh tay và ngã quỵ xuống đất. Đại Tượng nhảy tới, dùng hai chân trước đeo găng tay giáng xuống, dẫm mạnh liên tiếp, làm ma ngất đi. Đại Tượng nhảy xuống, đưa chân đeo găng và chính niệm nghĩ: “Phóng ra đạn lửa!” Nó ném quả đạn lửa vào người ma, làm bộ giáp của ma bốc cháy. Hùng Sư nhận ra lửa chỉ cháy bộ giáp mà không đụng tới ma. Hùng Sư chính niệm nghĩ: “Đạn sấm!” Lập tức, hai quả đạn sấm lao thẳng về phía ma, trước tiên phá tan bộ giáp của nó, sau đó, lại ném thêm hai quả đạn lửa, làm cơ thể ma bốc cháy. Lúc này, Kim Long cũng phóng bốn quả đạn lửa, làm ngọn lửa càng bùng lên mạnh mẽ. Kim Long nghĩ: “Vẫn chưa đủ mạnh! Thêm vài khúc gỗ dễ cháy nữa!” Ngọn lửa trên người ma càng ngày càng lớn. Đại Tượng lấy ra chiếc chùy lớn, dùng chính niệm và nghĩ: “Chùy sấm sét!” Nó giơ chiếc chùy sấm sét lên bằng chân trước đeo găng và lao thẳng về phía ma. Một cú đánh mạnh làm cơ thể ma thủng một lỗ lớn, ma gục ngã và chết tại chỗ.

Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc bước ra khỏi chiến giáp, trở lại hình dáng ban đầu. Lúc này, từ trên trời, ba món bảo vật rơi xuống trước mặt ba người: Mỗi người nhận một thanh Đao Sấm Sét và một bộ giáp hộ thân. Giáp hộ thân của Kim Long bao phủ phòng hộ toàn thân. Giáp hộ thân của Hùng Sư để lộ phần chóp đuôi, trông như một đám lửa. Đại Tượng mặc giáp hộ thân vào, ngạc nhiên tự hỏi: “Sao lại có bộ giáp như thế này, nó mềm mại như quần áo vậy?” Tiểu Bảo nói: “Khi mặc lên người, nó rất mềm và thoải mái, nhưng khi người khác chạm vào, họ sẽ thấy nó rất cứng chắc”.

Phật Chủ còn ban cho ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mỗi người một chiếc hộp bảo thời gian. Có được chiếc hộp bảo thời gian, họ có thể tận dụng thời gian hiệu quả, từ đó dành thêm thời gian để học Pháp nhiều hơn.

Tập ba: Can nhiễu đề cao tâm tính, học Pháp nhưng không chiểu theo Pháp

Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc cùng xem Tầm Bảo Đồ. Trên bản đồ hiển thị: “Phải thận trọng hơn nữa!” Có ma gây can nhiễu việc đề cao tâm tính, khiến người ta học Pháp nhưng lại không chiểu theo Pháp mà làm”. Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc ngồi vào chiến giáp của mình, đồng thời nghĩ: “Ẩn hình!” Cả vũ khí lẫn chiến giáp toàn bộ ẩn hình, nhìn thấy trước mắt cách đó không xa có một người bình thường xuất hiện, người này có kiểu tóc biến dị hiện đại, với vài lọn tóc dựng đứng như những mũi nhọn trên đỉnh đầu, tay áo người này rất dài, che kín cả bàn tay bên trong. Hùng Sư và Kim Long đều nhận thấy: người này vô tình để lộ một đầu ngón tay, là một móng vuốt sắc nhọn. Tiểu Bảo lập tức khẳng định: “Là ma tàng hình chứ không phải một người bình thường”. Hùng Sư và Kim Long lập tức bay tới tấn công ma tàng hình. Lúc này, Đại Tượng vẫn còn phân vân: “Đó là người bình thường thôi mà, sao có thể là ma được chứ?” Hùng Sư nói: “Mau tấn công đi, đừng nói nhiều nữa!” Ngay khi đó, ma tàng hình để lộ thêm những chiếc móng vuốt sắc nhọn. Đại Tượng giật mình hiểu ra và vội tham gia tấn công.

Kim Long nhìn móng vuốt của ma, rồi duỗi bốn chiếc móng vuốt sắc nhọn của mình ra và nói: “Xem thử ai có vuốt sắc hơn nào!” Hùng Sư cũng để lộ những chiếc răng nanh sắc bén, thể hiện uy lực của mình. Ma nhìn thấy thì kinh ngạc, nói: “Chúng đều mạnh hơn móng vuốt của ta”. Nói rồi, ma liền lao đến, cấu một cái vào Kim Long. Nhưng Kim Long không hề suy chuyển, chỉ liếc nhìn ma với vẻ khinh thường. Ma thấy vậy thì hoảng hốt: “Còn mặc giáp bảo hộ nữa, cấu cũng chẳng hề hấn gì”. Lúc này, Đại Tượng cũng tiến tới hỗ trợ. Ma thấy thế liền gằn giọng: “Còn gọi thêm đồng bọn? Hừ! Ta không sợ!” Ma lại lao đến cấu một cái vào Hùng Sư. Hùng Sư tức giận, tập trung chính niệm, dồn nhiệt năng vào chóp đuôi. Chỉ trong chốc lát, chóp đuôi của Hùng Sư bùng lên một ngọn lửa, cả chiếc đuôi biến thành một cây roi lửa. Kim Long ra hiệu bằng ánh mắt, nói với Hùng Sư: “Chuẩn bị tấn công thôi!”

Kim Long duỗi móng vuốt ra, tập trung chính niệm, tụ thành một quả bom sấm sét, lúc này, vài lọn tóc trên đầu của ma bắt đầu xoay tròn như một mũi khoan điện. Ma cũng giơ móng vuốt mang điện, chuẩn bị tấn công. Kim Long nhìn thấy trong lòng bàn tay của ma có hai quả cầu điện, lập tức dùng ống nói để cảnh báo Đại Tượng và Hùng Sư: “Cẩn thận! Cẩn thận! Trong vuốt bàn tay của ma có hai quả cầu điện!” Hùng Sư xông tới, xoay mông lại phía ma và quất mạnh một trận roi lửa, làm khuôn mặt ma sưng phồng lên. Kim Long cũng ném quả bom sấm sét của mình tới, khiến khuôn mặt của ma bị nổ tung thành hai nửa. Thấy vậy, Đại Tượng nhận ra đã đến lượt mình, Đại Tượng lắc cây côn bốn khúc của mình, đánh mạnh vào người ma, gây ra bốn vụ nổ liên tiếp. Dù vậy, ma vẫn chưa chết, thậm chí còn trừng mắt. Kim Long nói: “Vẫn chưa chết sao?” Kim Long liền lao tới, cào mạnh một vết lên người ma. Hùng Sư quất thêm vài roi lửa, còn Đại Tượng cũng bổ thêm vài cú côn. Cuối cùng, ma mới bị tiêu diệt hoàn toàn.

Lúc này, những bảo vật được Phật Chủ ban tặng từ bầu trời hạ xuống. Đó là ba khối năng lượng trắng tinh khiết, được gọi là “khối năng lượng đề cao tâm tính”, giúp đệ tử đề cao tâm tính, sau khi học Pháp chiểu theo Pháp mà làm. Phật Chủ còn ban cho Thanh Tùng, Tiểu Bảo, và Bảo Ngọc những luồng năng lượng đặc biệt sáng rực, đặt lên đôi mắt của họ, đôi mắt trở nên sắc bén hơn, giúp họ biết hướng nội tìm, nhìn thấu ma quỷ, và có thể nhận rõ điểm yếu của chúng.

Tập bốn: Ma can nhiễu nhiều phương diện trong khi học Pháp

Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo lên chiến giáp, tiếp tục hành trình phía trước. Tầm Bảo Đồ cho thấy phía trước sẽ xuất hiện một con ma có khả năng gây can nhiễu ở nhiều phương diện, ví dụ như khiến Thanh Tùng đứng ngồi không yên khi học Pháp, khiến Tiểu Bảo không thể tập trung tinh thần, và khiến Bảo Ngọc lo lắng, tức giận khi thấy trạng thái của hai người. Cả ba người đều nhận ra được những thiếu sót của mình. Họ nhận thấy con ma này ẩn mình dưới mặt đất. Đại Tượng nói qua ống nói: “Chuẩn bị tấn công!” Ba người liền lái chiến giáp chạy nhanh tới phía sau ma, nó chưa kịp nhìn thấy, con ma cười thầm và nghĩ: “Ba người này chắc chắn sợ ta rồi”. Ma liền thả lỏng cảnh giác và từ dưới đất chui lên. Lúc này, Đại Tượng đã chuẩn bị sẵn cây chùy lớn, một chùy vung xuống, đập ma xuống lại dưới đất. Khi ma chui lên lại, nó biến thành hình dạng co rút cổ lại. Kim Long giơ móng vuốt rồng, tập trung chính niệm tụ ra một quả đạn băng, làm ma bị đóng băng. Hùng Sư rút thanh đao sấm sét, nhắm ngay đầu ma, vung mạnh vài nhát, đầu của ma vốn đang co rút giờ hoàn toàn rút vào trong cơ thể. Ma nổi giận đùng đùng, đầu cố gắng chui ra ngoài. Kim Long lại tập trung chính niệm, tụ ra một quả đạn nước, dập tắt cơn lửa giận của ma. Hùng Sư giơ móng vuốt, chính niệm nghĩ: “Móng vuốt sấm sét!” sau đó lao nhanh tới, đè lên người ma, khiến ma bị điện giật. Đại Tượng lại chạy đến, giẫm mạnh lên người ma, cuối cùng, Kim Long tập trung chính niệm, tụ ra một quả bom sấm sét, làm ma bị nổ tan tành.

Những bảo vật từ Phật Chủ ban tặng từ dưới đất mọc lên. Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo mỗi người nhận được một đóa sen kiền tịnh và thuần khiết. Tiểu Bảo nhận được một đóa sen màu hồng; Bảo Ngọc nhận được đóa sen màu trắng thuần khiết; Thanh Tùng nhận được một đóa sen trong suốt, phát ra ánh sáng vàng kim. Hoa sen tượng trưng cho sự thuần khiết.

Tập năm: Con ma tìm cớ, hư giả

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ, phía trước có một con ma, là một ma hư vinh, ví dụ do trước đó học Pháp ít, vì tâm hư vinh mạnh mẽ nên vòng vo không chịu thừa nhận, còn kiếm cớ để che giấu. Con ma này có chiếc lưỡi dài một thước, chảy nước dãi, mắt liên tục đảo ra ngoài, vung vẩy hai cánh tay, cơ thể nó đầy những con dòi bọ. Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư nhìn thấy hình dạng của con ma, cảm thấy rất ghê tởm. Kim Long nói qua ống nói truyền đạt: “Chúng ta sẽ tấn công từ xa”. Đại Tượng ở phía sau làm nhiệm vụ phòng thủ. Kim Long, Hùng Sư, Đại Tượng đồng thời phát ra chính niệm, tập trung tạo ra ba quả đạn vàng. Kim Long và Hùng Sư cùng nhau trước tiên ném những quả đạn, khiến rất nhiều sâu bọ trên cơ thể ma bị phá hủy. Đại Tượng tiếp đến ném một quả đạn vàng, khiến con ma bị nổ bay lên rất cao. Ma thấy quả đạn vàng rất lợi hại, liền lấy ra hai con dòi lớn từ cơ thể mình, một con đặt trước thân của ma, một con đặt sau lưng ma để làm lá chắn.

Đại Tượng nhìn thấy những con dòi lớn, cảm thấy rất kinh tởm. Kim Long và Hùng Sư cố gắng nhẫn chịu đựng, tập trung chính niệm tạo thành hai quả cầu sấm sét, ném về phía con ma, phá hủy con dòi lớn bảo vệ phía trước của ma. Hùng Sư vội vàng chạy đến phía sau để hỗ trợ Đại Tượng, trong khi Đại Tượng vẫn đang cảm thấy rất ghê tởm và liên tục nôn mửa. Hùng Sư từ phía sau con ma, phát ra một quả cầu điện, khiến con dòi lớn phía sau cơ thể ma bị nổ gần chết. Đại Tượng cố gắng chịu đựng sự ghê tởm, nhắm mắt lại và ném ra một quả cầu điện, nhưng vì da của con dòi rất dày, nó không bị điện giật xuyên qua. Đại Tượng lại phát ra một quả cầu lửa, đốt cháy con dòi lớn. Ma nhìn thấy hai con dòi bảo vệ đã chết, hoảng sợ run lên. Ma nghĩ: “Thử làm cho Đại Tượng thêm ghê tởm một lần nữa”. Ma thè chiếc lưỡi dài ra, không ngừng phun nước miếng xung quanh. Đại Tượng nhìn thấy thế, cảm thấy rất ghê tởm và sợ nước miếng sẽ văng vào người mình, Đại Tượng liên tục né tránh. Hùng Sư và Kim Long thấy vậy liền thốt lên không thể như vậy được! “Chính niệm của người tu luyện đâu?” Thế là, Hùng Sư và Kim Long cùng nhau phát ra hai quả cầu điện, làm nổ chiếc lưỡi dài của ma. Đại Tượng không còn cảm thấy ghê tởm nữa và thở phào nhẹ nhõm. Cuối cùng, cả ba chiến giáp Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư đồng loạt phát ra ba quả cầu lửa, đốt cháy con ma.

Bảo vật do Phật Chủ ban tặng đột nhiên xuất hiện trước mắt, ba người mỗi người nhận được một chữ “Chân”, trong suốt và hơi có ánh vàng kim. Nếu có hiện tượng giả dối hoặc không chân thật, chữ “Chân” sẽ xuất hiện những đốm đen nhỏ, cho đến khi nhận ra hành vi không chân thật, loại bỏ chúng, chữ “Chân” sẽ trở nên thuần khiết hơn. Phật Chủ còn ban tặng cho ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mỗi người một tư tưởng kiền tịnh, thực chất là một đám năng lượng thuần khiết, trong năng lượng này ẩn hiện ra hai chữ “Tư tưởng” nét bút của hai chữ này phát ra năng lượng sáng rực.

Tập sáu: Trừ ma trong vùng biển sâu

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ, trên bản đồ hiển thị: phía trước dưới biển sâu có ma, chủ yếu là can nhiễu không cho phát hiện ra những chấp trước ẩn sâu, hướng nội tìm nhưng lại quá nông. Để thuận tiện tiêu diệt ma, trước hết phải học cách bơi. Tầm Bảo Đồ hiện ra hai con đường, đi thẳng là nơi ma ẩn nấp dưới đáy biển sâu; phía trước rẽ trái có nhiều hồ bơi, có cả hồ bơi nông và sâu. Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long men theo hướng bản đồ chỉ dẫn, đến hồ bơi học bơi. Khi đến hồ bơi, họ thấy huấn luyện viên là một con Cá Mập lớn. Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long đều cảm thấy không phục. Đại Tượng cho rằng sức mạnh của mình là mạnh nhất; Hùng Sư nghĩ mình chạy nhanh nhất; Kim Long thầm nghĩ mình có thể đằng vân giá vũ. Tầm Bảo Đồ thấy ba chiếc chiến giáp đều thể hiện khả năng của mình, liền lớn tiếng nhắc nhở: “Các bạn đến đây để học bơi, không phải để so tài!” Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long nghe thấy lời nhắc nhở từ Tầm Bảo Đồ lập tức tỉnh ngộ, không còn sinh ra tâm hiển thị và tâm đua tranh, thế là cả ba bắt đầu khiêm tốn học hỏi kỹ năng bơi lội từ Cá Mập.

Huấn luyện viên Cá Mập rất nghiêm túc, dạy bảo từng người một. Cá mập gọi Đại Tượng lại gần trước và nói: “Cái đuôi của bạn phải quạt nước giống như cánh quạt, hai chân sau phải đạp nước, đừng để bị chìm”. Sau đó, Cá Mập gọi Hùng Sư và Kim Long lại, nói: “Các bạn cũng phải dùng đuôi để quạt nước, Hùng Sư thì dùng hai chân sau đạp nước, Kim Long thì có thể dùng bốn móng vuốt để đạp nước”. Cá Mập bảo họ: “Các bạn thử bơi trong hồ nước nông trước xem sao, xem có vấn đề gì không?” Đại Tượng thử một lần, cảm thấy cơ thể rất nặng, Cá Mập nói: “Vậy thì bạn giống như Kim Long, dùng cả bốn chân để đạp nước xem”. Đại Tượng thử lại vài lần và học được cách bơi, không còn bị chìm nữa. Kim Long và Hùng Sư học rất nhanh, chỉ cần huấn luyện viên dạy một lần là họ đã biết bơi. Huấn luyện viên Cá Mập nói: “Các bạn hãy thử bơi trong hồ sâu xem sao, xem có vấn đề gì không?”

Đại Tượng nhìn thấy nước rất sâu, cẩn thận bơi dọc theo mép hồ bơi. Cá Mập lớn kéo Đại Tượng vào giữa hồ nước sâu và nói: “Không sao đâu, đừng sợ”. Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long trong hồ sâu, liên tục luyện tập. Đại Tượng cũng dần trở nên can đảm, học được cách bơi. Ban đầu, Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư đều nhắm mắt khi bơi, không dám mở mắt, huấn luyện viên Cá Mập nói: “Mở mắt ra, không có gì đâu”. Đại Tượng nghĩ thầm: “Vậy thì mắt không bị nước vào sao?” Hùng Sư và Kim Long nghe thấy lời huấn luyện viên, liền mở mắt ra và quả thật không có gì. Đại Tượng cũng từ từ mở mắt, mắt sáng lên, quả nhiên không sao, thầm nghĩ gặp vấn đề cần phải dùng chính niệm mới được. Khi Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long học bơi xong, từ biệt huấn luyện viên Cá Mập, chuẩn bị đi xuống dưới biển sâu để tiêu diệt ma.

Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long đến biển sâu, cả ba cùng nhảy xuống nước, Đại Tượng liên tục đạp nước để không bị chìm, trôi nổi trên mặt nước. Kim Long và Hùng Sư không ngừng lặn xuống đáy biển. Đại Tượng thấy Kim Long và Hùng Sư đang bơi xuống đáy biển, liền vội vã đuổi theo. Đại Tượng học theo cách bơi của người, dùng hai chân trước để điều hướng, hai chân sau đạp nước, đuôi giống như cánh quạt liên tục quạt nước, Đại Tượng còn sáng tạo ra một vài kiểu bơi mới, hai tai lớn của Đại Tượng giống như quạt, cũng bắt đầu không ngừng quạt nước. Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư bơi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến đáy biển.

Đại Tượng thấy dưới đáy biển có nhiều tòa kiến trúc nguy nga rực rỡ, tâm ham chơi bắt đầu trỗi dậy, muốn đi tham quan thế giới dưới đáy biển. Hùng Sư thấy vậy, nhận ra nhân tâm của Đại Tượng, liền dùng đuôi quất mạnh vào Đại Tượng một cái và nói: “Đừng ham chơi, chúng ta đến đây để tiêu diệt ma”. Đại Tượng cảm thấy ngượng ngùng, vội vàng kìm lại tâm ham chơi của mình. Kim Long, Hùng Sư và Đại Tượng thấy phía trước hình như có một cơn lốc xoáy, cuốn theo một đám bụi, ba người đoán rằng có thể có ma đang ẩn nấp ở đó. Kim Long nói: “Chúng ta nhanh chóng tàng hình đi”. Sau khi ba bộ giáp tàng hình, phát hiện đúng là có ma, ma này không thể tàng hình, nhưng mắt nó rất sắc bén, ba bộ giáp tàng hình mà nó vẫn có thể nhìn thấy. Hùng Sư nói: “Lần này chúng ta không cần tàng hình nữa”. Ba bộ giáp liền không tàng hình nữa, trực tiếp chiến đấu với ma.

Hùng Sư và Kim Long đang suy xét, dưới đáy biển sâu không thể sử dụng cầu lửa, vì lửa sẽ bị nước dập tắt; không thể sử dụng cầu sét, vì sẽ bị điện giật vào mình; nếu sử dụng đạn gỗ cũng không được, vì gỗ sẽ nổi lên; vậy chỉ còn cách dùng kim. Lúc này, Đại Tượng đang thư giãn, sốt ruột hỏi: “Các cậu đang suy nghĩ gì mà lâu vậy?” Đại Tượng nghĩ thầm: “Mình thử bắn một quả đạn lửa cho các cậu xem sức mạnh của mình”. Đại Tượng hét lên: “Nhìn đây!” “Rầm!” một tiếng, quả lửa đạn vừa được bắn ra đã tắt ngay lập tức. Đại Tượng ngớ người, sao lại không được? Kim Long nhắc nhở Đại Tượng: “Này! Dưới đáy biển mà bắn đạn lửa sao?” Đại Tượng nghĩ: “Đạn băng!” Đại Tượng phát ra một quả đạn băng, nước xung quanh lập tức đóng thành một khối băng. Ba người đẩy khối băng đã đóng băng về phía ma, rồi đồng loạt phát ra thêm đạn băng, đóng băng cả vùng nước biển xung quanh ma, khiến ma bị đông cứng lại trong nước với vẻ mặt kỳ quái răng nhe miệng nứt. Ma muốn phá vỡ khối băng, Kim Long nhanh chóng phát ra kim, biến thành vài tấm sắt, giữ cố định khối băng xung quanh ma.

Kim Long và Hùng Sư nghĩ: “Ma đã bị đông cứng, nhưng làm sao để giết chết nó? Nó ở dưới nước thì cũng không chết được!” Hùng Sư nói: “Hãy kéo ma lên bờ, phơi khô nó, rồi nó sẽ chết”. Thế là, Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư đồng tâm hợp sức kéo ma lên bờ. Cùng lúc, họ phát ra cầu lửa, làm khô nước xung quanh ma và đốt cháy nó, mặt trời cũng tiếp tục làm ấm ma. Đột nhiên, một cơn sóng lớn ập đến, dập tắt ngọn lửa trên người ma. Thấy ma đã bị phơi khô, Đại Tượng ngay lập tức đề xuất: “Chúng ta quẳng ma vào biển thôi!” Kim Long ngăn lại và nói: “Đại Tượng, não bạn có thể linh hoạt chút không? Lúc trước bạn bắn cầu lửa dưới nước, đã là trò cười, giờ lại định quẳng con ma vốn sống dưới nước vào nước sao? Ma chẳng phải sẽ có cơ hội sống lại sao?” Đại Tượng bị Kim Long nói cho không còn gì để nói. Hùng Sư nói: “Hãy chôn ma dưới cát, mặt trời sẽ chiếu xuống, nó cũng không thể sống được”. Kim Long và Hùng Sư liền chôn ma xuống cát. Ngay khi họ vừa chôn ma xong, Đại Tượng bắt đầu phun nước liên tục. Vì Đại Tượng đã uống rất nhiều nước khi ở dưới biển, giờ ra ngoài bắt đầu phun nước ra. Vì Đại Tượng không chú ý, lại phun nước vào chỗ ma bị chôn, Kim Long phải ngăn lại và nói: “Cậu phun nhầm rồi, chỗ đó có ma, nếu đưa nước vào, ma sẽ sống lại!” Trong lần trừ ma này, Đại Tượng liên tục bị Kim Long nhắc nhở. Đại Tượng cũng cảm thấy mình cần phải đào sâu vào tâm chấp trước của mình, suy nghĩ vấn đề lúc nào cũng nông cạn.

Sau khi tiêu diệt ma dưới đáy biển, bảo vật tự động từ biển nổi lên, Phật Chủ ban thưởng cho mỗi người một bình oxy tàng hình và còn có một tàu ngầm nữa.

Tập bảy: Khu vực cấm dưới biển

Tiểu Bảo lấy ra Tầm Bảo Đồ, trên bản đồ hiển thị trong đáy biển có ba món bảo vật của ba người, nhưng đầu tiên phải tiêu diệt một con ma can nhiễu việc lý giải Pháp lý ở tầng sâu mới có thể nhận được bảo vật. Trước mặt có một tấm biển đứng, ghi: “Khu vực nguy hiểm, cấm vào”. Lần này, Đại Tượng nhíu chặt đôi lông mày, không hề do dự. Ba người Kim Long, Đại Tượng và Hùng Sư đồng loạt tiến vào khu vực cấm địa, cả ba đều nghĩ: “Ẩn mình!” Và ba người đều trở nên vô hình. Họ quan sát xung quanh và thấy một cái đầu tròn nhô lên, như có thứ gì đó ẩn náu dưới đáy biển. Khi họ đến gần, họ nhận ra đó là một con bạch tuộc lớn với nhiều xúc tu dài nhọn. Con bạch tuộc có thể phun mực thối và cả những con mực nhỏ, nếu chúng bắn vào mắt sẽ làm cho người ta không nhìn thấy gì cả. Ba người lập tức nhắm mắt lại, sợ rằng những con mực nhỏ sẽ bay vào mắt. Kim Long nghĩ: “Nhắm mắt lại, làm sao để tiêu diệt ma?” Tầm Bảo Đồ nhắc nhở: “Chỉ cần chính niệm nghĩ, sẽ có kính bơi!” Ba người liền nghĩ đến “Kính bơi vô hình!”, và kính bơi lập tức đeo trên mắt họ. Tuy nhiên, ba người vẫn không dám mở mắt. Tầm Bảo Đồ nói: “Mở mắt ra!” Thế là ba người mở mắt và bơi về phía con bạch tuộc, lúc này bạch tuộc giả vờ không nhìn thấy họ. Đột nhiên, bạch tuộc bật dậy, Đại Tượng, Hùng Sư, Kim Long lập tức biến mất và trốn sau lưng con bạch tuộc. Bạch tuộc tìm kiếm xung quanh và phát hiện ra ba người, nhưng chỉ trong tích tắc, họ lại biến mất và ẩn mình trên đầu bạch tuộc. Con bạch tuộc cảm thấy hơi phiền, không tiếp tục tìm nữa. Ba người đang chuẩn bị thừa cơ tấn công thì bạch tuộc bỗng há miệng ngáp và nhìn lên và phát hiện ra ba người. Con bạch tuộc liền quay mông về phía Hùng Sư, Kim Long và Đại Tượng, phun ra một làn mực thối và rất nhiều con mực nhỏ. Những con mực này cũng liên tục phun mực thối. Nước biển biến thành màu đen. Tiểu Bảo nghĩ: “Làm sao để chiếu sáng đây? Không thấy con bạch tuộc đâu rồi, làm sao đánh nó?” Tầm Bảo Đồ nói: “Nhanh, chính niệm nghĩ, và phóng ra đạn sáng!” Đại Tượng, Hùng Sư, Kim Long đồng loạt phóng ra đạn phát sáng, làm nổ tan mực thối, và nước biển lại sáng lên. Khi ba người nhìn thấy, con bạch tuộc đã chạy trốn và bỏ đi rất xa. Hùng Sư, Kim Long và Đại Tượng vội vàng đuổi theo bạch tuộc, đồng thời rút ra Đồ Long Đao, đao vẫn còn tàng hình. Ba người vội vàng nghĩ: “Trở lại nguyên hình!” Khi bạch tuộc nhìn thấy Đồ Long Đao, nó nói: “Có đao cũng chẳng sợ, ta có xúc tu, có thể hút lại!” Đại Tượng, Hùng Sư, Kim Long cùng nhau lao tới, cắt đứt ba xúc tu của bạch tuộc. Bạch tuộc dùng sức, và những xúc tu lại mọc ra. Con bạch tuộc phun ra mực thối, ba người vội vàng phóng đạn sáng để làm tan biến mực. Lần này, Kim Long ném một quả đạn sáng vào miệng con bạch tuộc, làm nổ tung toàn bộ mực thối trong cơ thể nó, khiến con bạch tuộc không thể phun mực thối nữa. Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long cầm Đồ Long Đao, lại cắt đứt hết xúc tu của con bạch tuộc, nhưng chỉ trong nháy mắt, con bạch tuộc lại mọc ra rất nhiều xúc tu mới. Kim Long nói: “Chúng ta phải tiêu diệt tận gốc, đâu là điểm yếu?” Hùng Sư đáp: “Chắc là đầu nó”. Ba người cùng lao về phía đầu con bạch tuộc, nhưng xúc tu của nó đã túm lấy Kim Long, Đại Tượng và Hùng Sư. Ba người liền nghĩ: “Ẩn hình!” Kim Long, Đại Tượng và Hùng Sư liền biến mất ngay lập tức. Con bạch tuộc nhìn quanh, không biết ba người đã biến mất đi đâu, nên nó buông xúc tu ra và ba người đã thoát được một cách suôn sẻ. Kim Long đề nghị: “Chúng ta sẽ tấn công con bạch tuộc trong trạng thái tàng hình, làm nó trở tay không kịp”. Hùng Sư, Kim Long, Đại Tượng vung đao vài nhát, nhanh chóng tiêu diệt con bạch tuộc.

Bảo vật của ba người từ dưới biển trôi đến, đó là những chiếc phi đao màu vàng kim, giống như cánh quạt của quạt điện, ở giữa có một lỗ tròn, phi đao có thể đeo vào ngón tay. Mỗi người đều đeo đầy phi đao vào ngón trỏ. Đại Tượng có ngón tay to và ngắn, chỉ đeo được vài chiếc phi đao. Ngón tay của Hùng Sư dài hơn một chút, đeo được nhiều phi đao hơn. Kim Long có ngón tay dài và mảnh, đeo đầy cả ngón trỏ.

Tập tám: Vách đá dưới biển

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ và thấy phía trước là một vách đá dưới đáy biển hiểm trở hơn, đó là một cái hố rất lớn. Đại Tượng nhìn thấy vách đá sâu như vậy, trong lòng có chút sợ hãi, liền nói với Kim Long: “Cậu có thể bay lượn, đi xa ngàn dặm, còn tôi và Hùng Sư chỉ biết chạy, cậu xuống trước xem thử”. Kim Long đáp: “Một người không đủ uy lực đâu”. Hùng Sư nói: “Chúng ta cùng nhảy xuống đi”. Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc ba người lái chiến giáp của mình, cùng nhảy xuống vách đá dưới biển. Ba chiếc chiến giáp nhìn xung quanh, mãi mà không thấy đáy, đi càng xuống càng cảm thấy sợ hãi. Lúc này, Tầm Bảo Đồ nói: “Đây là động không đáy”. Đại Tượng nghe vậy, trách móc: “Sao không nói sớm, các bạn xem, chúng ta không dừng lại được nữa rồi, làm sao mà tiêu diệt ma?” Tầm Bảo Đồ đáp: “Chính là để bỏ đi tâm sợ hãi và tâm oán hận của bạn đấy!” Đại Tượng đảo mắt, không vui, hừ một tiếng, không nói gì nữa. Tầm Bảo Đồ liếc qua Đại Tượng, cũng không quan tâm nữa. Một lúc sau, Tầm Bảo Đồ cười nói: “Đây không phải là động không đáy, mà là khảo nghiệm kiên nhẫn của các bạn. Đừng lo lắng, sắp đến đáy rồi”.

Khi đến đáy vách đá, Đại Tượng mở to mắt nhìn xung quanh, Kim Long và Hùng Sư cũng tìm kiếm khắp nơi, nhưng không phát hiện ra ma. Kim Long nói: “Chúng ta vẫn nên tàng hình trước đi, biết đâu tàng hình xong sẽ thấy ma”. Sau khi Kim Long, Hùng Sư và Đại Tượng cùng tàng hình, họ phát hiện một con hà mã với bốn chiếc răng dài đầy độc. Da của nó nhầy nhụa, dính đầy chất bẩn, và vì thân thể có quá nhiều thứ dơ bẩn nên con hà mã không cảm nhận được xung quanh có nước. Con yêu quái hà mã này chủ yếu là để can nhiễu, khiến người ta khi học Pháp cảm thấy đầu óc hồ đồ, cảm thấy cách Pháp rất xa, như thể có một lớp vật chất dày che chắn vậy.

Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư nhìn thấy bốn chiếc răng độc của con hà mã, đều cho rằng cần phải cắt bỏ răng độc của nó trước. Vì vậy, ba chiến giáp cùng giơ Đồ Long Đao lên, lao về phía con hà mã và không chút do dự, chặt bỏ bốn chiếc răng độc của nó. Con hà mã nhìn thấy răng độc bị cắt bỏ, nghĩ thầm: “Không có răng độc, ta cũng có thể phun độc được!” Con hà mã bắt đầu ho mạnh, tích tụ độc tố lỏng. Đại Tượng thấy dáng vẻ của hà mã liền nói: “Hình như hà mã bị mắc gì đó”. Kim Long nói: “Hãy nhìn kỹ rồi hẵng nói”. Hùng Sư nói: “Hình như nó chuẩn bị phun độc, từ lợi phun ra rất nhiều nước xanh, có lẽ là độc tố”. Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư vội đeo mặt nạ chống độc, và đeo thiết bị cung cấp oxy vào miệng và mũi. Ba chiếc chiến giáp lại giơ Đồ Long Đao lao về phía con hà mã, chặt bỏ hàm trên và hàm dưới của nó. Hùng Sư nói: “Lần này xem ngươi có dám phun độc không?” Con hà mã không còn răng độc, lại mất đi hàm trên và hàm dưới nên không thể phun độc được nữa, nhưng nó bắt đầu ho liên tục từ cổ họng, một lát sau lại phun ra độc tố. Kim Long nói: “Chất dính!” Một chất dính xuất hiện, Kim Long nhắm ngay cổ họng con hà mã, bơm một đống chất dính vào, bịt chặt cổ họng nó. Con hà mã không thể phun độc nữa, nhưng độc tố vẫn tiếp tục sinh ra, bụng của nó căng phồng lên. Lúc này, con hà mã thải ra vài cái rắm độc. Kim Long nghĩ: “Nếu bụng của con hà mã này vỡ ra, không biết sẽ phóng ra bao nhiêu độc tố!”

Kim Long liếc mắt ra hiệu cho Hùng Sư, rồi nói với Đại Tượng: “Đại Tượng, nhiệm vụ còn lại để bạn đối phó với con quái hà mã nhé, bạn đi đâm thủng bụng con hà mã đi”. Đại Tượng cảm thấy hơi sợ, cẩn thận đến gần con hà mã, vội vàng đâm một nhát vào bụng con hà mã rồi chạy đi. Kim Long đứng từ xa quan sát, Đại Tượng nhanh chóng quay lại, Kim Long ngạc nhiên hỏi: “Sao bạn lại nhanh chóng xử lý được con hà mã vậy?” Kim Long không yên tâm nói: “Để tôi tới kiểm tra xem”. Kim Long nhìn thấy Đại Tượng vừa đâm thủng bụng con hà mã đã chạy đi, con hà mã vẫn còn đang phun độc tố. Kim Long lập tức rút một mũi tên nổ từ sau lưng, nhanh chóng bắn tới, cơ thể con hà mã bị nổ tung.

Hùng Sư cảm thấy hình như còn thiếu cái gì đó, nghĩ một lát rồi nói: “Bảo vật vẫn chưa lấy về”. Hùng Sư liền chạy qua giành bảo vật, một lát sau, Đại Tượng nhìn thấy Hùng Sư ôm một đống bảo vật trở về, Đại Tượng giơ tay ra đòi bảo vật nói: “Bảo vật của tôi đâu! Mau lấy ra!” Hùng Sư nói: “Đều là của tôi!” Kim Long nói: “Mỗi người đều có một phần”. Đại Tượng cũng vội vã đồng tình: “Đúng! Đúng! Đúng! Kim Long nói đúng!” Hùng Sư đưa bảo vật cho Kim Long, Kim Long chia bảo vật thành ba phần, mỗi người một hộp đựng. Họ cho ma vào hộp đựng, và nó sẽ tan biến. Cuối cùng, Phật Chủ tự tay viết hai câu nhắc nhở trên giấy: “Cấm cướp đoạt bảo vật! Không được quá nhát gan!” Thực ra, lần này tiêu diệt ma chính là để trừ bỏ đi tâm tranh đấu và tâm sợ hãi.

Tập chín: Núi lửa dưới biển

Tiểu Bảo lấy ra Tầm Bảo Đồ quan sát, nhìn thấy trước mặt là một ngọn núi lửa dưới biển, bên trong ẩn chứa bảo vật của ba người. Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mặc giáp chiến của mình, sau khi tàng hình, họ đến gần núi lửa, quan sát xung quanh nhưng không tìm thấy ma. Lúc này, Tầm Bảo Đồ nhắc nhở: “Hãy vào trong miệng núi lửa”. Đại Tượng do dự nói: “Sợ bị nướng cháy mất!” Hùng Sư nói: “Chỉ có bạn da dày thôi”. Đại Tượng im lặng. Kim Long và Hùng Sư nói: “Đại Tượng, bạn vào trước, chúng tôi theo sau bạn”. Đại Tượng nghĩ: “Liều thôi, chui vào trong!” Ba chiến giáp cẩn thận di chuyển men theo vách núi lửa, sợ rơi vào dòng dung nham nóng chảy sẽ bị thiêu đốt. Lúc này, Tầm Bảo Đồ lại nhắc nhở: “Bảo vật ẩn trong dung nham, phải nhảy vào đó!” Đại Tượng nói: “Vậy chẳng phải sẽ bị nướng cháy sao?” Kim Long nói với Hùng Sư: “Vậy chúng ta làm lạnh dung nham trước đi. Chúng ta ra ngoài lấy nước biển đổ vào miệng núi lửa, khi nhiệt độ dung nham hạ xuống, chúng ta sẽ vào”. Ba chiến giáp lại bò ra khỏi miệng núi lửa, liên tục đổ nước biển vào trong núi lửa. Dung nham rất nóng, nước biển đổ vào khiến hơi nước bốc lên mù mịt, sau một lúc múc nước biển đổ vào, cảm thấy nhiệt độ đã giảm xuống. Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long lại tiến vào miệng núi lửa, lúc này, Đại Tượng sợ đến toát mồ hôi lạnh, Hùng Sư cũng cẩn thận đảo mắt, Kim Long cũng hơi chút do dự, ba chiến giáp trong lòng vẫn có chút sợ hãi. Động đen gần bờ dung nham, do dự không dám nhảy xuống. Lúc này, Tầm Bảo Đồ nói: “Nhanh nhảy xuống đi!” Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long không còn do dự nữa, đồng loạt nhảy vào dung nham. Dung nham vốn không nóng như tưởng tượng, vào trong cảm giác thoải mái như đang ngâm mình trong suối nước nóng, vì tâm không còn sợ hãi nữa.

Ba bộ chiến giáp quan sát xung quanh, dung nham cuồn cuộn, màu đỏ rực, không thấy ma đâu. Đột nhiên, dung nham từ giữa bắt đầu sôi lên, liên tục cuộn tròn, cuộn tròn phun ra như suối phun, một con ma kỳ dị xông ra. Nó mặc áo choàng đỏ, tóc trên đầu búi thành từng lọn dựng đứng, giống như gai nhọn, mặt nửa đỏ nửa xanh, mắt màu xanh lá, có vài chiếc răng đen. Móng vuốt trên tay nó sắc như dao và rất dài, khi duỗi móng ra, nó có thể dễ dàng cào đến vị trí của ba bộ giáp. Trên áo choàng của ma có viết vài chữ: “Học Pháp không coi trọng hiệu quả, chỉ quan tâm số lượng, giống như hoàn thành nhiệm vụ”.

Kim Long nói: “Chúng ta phải cắt bỏ móng vuốt dài của nó trước”. Đại Tượng nói: “Đúng rồi!” Hùng Sư nói: “Móng vuốt có vẻ không phải mọc tự nhiên, mà là đeo vào”. Ba bộ giáp quan sát một lúc, Đại Tượng nói: “Các bạn xem, càng nhiều hơi nước bốc lên từ đáy núi lửa, ma càng lợi hại. Chúng ta phải đuổi nó ra khỏi núi lửa, đuổi nó ra biển, như vậy mới dễ đối phó với nó”. Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư rút ra những thanh Đao Sấm Sét, Đao Sấm Sét nếu không phát ra điện, thì chúng chỉ là những thanh đao bình thường. Ba bộ giáp đồng loạt chém vào móng vuốt dài của ma, chuẩn bị ép nó ra khỏi núi lửa. Ma cũng liên tục lùi lại, cuối cùng không còn cách nào, nó nhảy ra khỏi miệng núi lửa và lao vào nước biển. Sau khi ma ra khỏi miệng núi lửa, Kim Long giữ chặt miệng núi lửa, không cho nó quay lại. Hùng Sư và Đại Tượng tiếp tục chém vào móng vuốt dài của ma, vừa chém một chút, móng lại mọc ra. Ma vươn móng vuốt ra định mọc thành móng dài, Kim Long một đao chém đứt một nửa móng vuốt dài của nó, làm cho vài chiếc móng vuốt của ma trở nên rất ngắn. Ma lại rút ra vài chiếc móng dài từ sau lưng và đeo vào móng vuốt. Kim Long nghĩ: “Muốn cắt bỏ gốc rễ của ma, trước hết phải chém vào tim nó”. Bảo Ngọc từ bộ giáp của Kim Long nhảy ra, rút một mũi tên, bắn thẳng vào tim ma, mũi tên trúng ngay vào tim nó. Tiểu Bảo cũng từ bộ giáp của Hùng Sư nhảy ra, cầm Bảo Ngọc Đao, chém hai nhát vào ma. Thanh Tùng từ bộ giáp của Đại Tượng nhảy ra, đấm vào ma hai chưởng làm nó ngã xuống đất. Bảo Ngọc nhìn thấy ma vẫn chưa chết, lại bắn thêm một mũi tên, trúng ngay vào đầu ma, lần này ma đã chết. Bảo Ngọc lấy ra một chiếc hộp chứa, cho ma vào đó, chiếc hộp tự động khuấy lên vài lần, ma biến mất.

Bảo vật do Phật Chủ ban tặng bay ra từ miệng núi lửa: Ba người hiệu suất tí hon lớn, vừa, nhỏ với chiều cao khác nhau. Người hiệu suất tí hon của Thanh Tùng trông giống như Thanh Tùng, dáng cao nhất; người hiệu suất nhỏ của Bảo Ngọc trông giống như Bảo Ngọc, cao vừa phải; người hiệu suất nhỏ của Tiểu Bảo trông giống như Tiểu Bảo, thấp nhất. Bộ giáp chiến Đại Tượng của Thanh Tùng thấy bảo vật bay ra, mắt lóe sáng, vừa định cướp lấy bảo vật, nhưng ngay lập tức nhớ ra: Không thể cướp! Tiểu Bảo nhìn ba người hiệu suất nhỏ, thấy người hiệu suất nhỏ của mình thấp nhất, có chút không vui. Lúc này, Tầm Bảo Đồ nói với Tiểu Bảo: “Trẻ con thì cần phải dùng cái nhỏ”. Với sự giúp đỡ của người hiệu suất nhỏ, Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc khi học Pháp luôn nhắc nhở bản thân, không được chạy theo số lần đọc sách mà phải chú trọng hiệu quả học Pháp, không thể học Pháp như hoàn thành một nhiệm vụ.

Phật Chủ còn ban tặng ba bộ giáp chiến mỗi người một chiếc áo choàng vàng. Đại Tượng và Hùng Sư khoác áo choàng, vừa vặn che kín cơ thể, còn áo choàng của Kim Long thì ngắn, vì thân thể Kim Long dài.

Tập mười: Động đen dưới đáy biển

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ, trước mặt là một hố đen dưới đáy biển. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo mặc bộ giáp của mình, thắt dây an toàn, đeo phi tiêu và lên đường. Đến hang động đen, bên trong tối om, không thể nhìn thấy gì. Lúc này, Tầm Bảo Đồ nhắc nhở: “Hãy nghĩ đến đèn pin đội đầu! Đèn pin đội đầu sẽ xuất hiện”. Ba người cùng nghĩ: Đèn pin đội đầu! Ngay lập tức, ba đèn pin đội đầu xuất hiện. Đại Tượng mang theo đèn pin đội đầu, hai tai lớn kẹp lại, Đại Tượng cảm thấy không thoải mái, nên kéo tai ra. Sau khi Đại Tượng đeo xong đèn pin đội đầu, lại giúp Hùng Sư và Kim Long đeo đèn pin đội đầu. Đại Tượng rất quen thuộc với cách sử dụng đèn pin đội đầu vì Thanh Tùng thường đeo đèn pin đội đầu khi sửa máy in. Ba bộ giáp đeo đèn pin đội đầu xong, không do dự, trực tiếp bước vào động đen. Trong động đen có một lớp nước nông. Ba bộ giáp quan sát xung quanh, nhìn thấy một bóng đen từ xa, ba bộ giáp bắt đầu tàng hình.

Con ma hình như ở xa, Đại Tượng bắt đầu quay phi tiêu, phóng ra một chiếc đúng vào cổ con ma, nó “Ai da!” một tiếng rồi tự hỏi: “Ám khí từ đâu đến?” Hùng Sư khen Đại Tượng: “Phi đao chuẩn lắm!” Đại Tượng gãi tai, cười ngại ngùng. Hùng Sư lại quay phi tiêu và ném ra, đúng vào trán con ma. Con ma giật mình, tự hỏi : “Tại sao lại có nhiều ám khí như vậy?” Kim Long có năm móng vuốt, quay năm phi tiêu và liên tiếp phóng ra năm chiếc, tất cả đều trúng vào trán con ma. Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long lại cùng phóng ba chiếc phi tiêu, trúng vào tim con ma, khiến nó ngã xuống. Cuối cùng, họ phóng ba viên đạn vàng, làm nổ tung con ma.

Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc đều cảm thấy kỳ lạ vì lần này diệt trừ ma lại nhanh chóng như vậy. Tiểu Bảo nói: “Con ma này chuyên môn can nhiễu Thanh Tùng học Pháp. Nó khiến Thanh Tùng khi học không thể nhập tâm, học rồi mà mất công học, hoàn toàn không biết gì. Hai người chúng ta đã giúp Thanh Tùng vượt qua quan này”. Lúc này, bảo vật bay từ trên trời xuống. Thanh Tùng nhận được năm chữ vàng: “Nhất vấn tam đô tri!” (hỏi một biết ba) Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mỗi người nhận được một tấm bằng khen: Giải thưởng giúp đỡ nhắc nhở! Phật Chủ ban tặng thêm cho ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mỗi người một chữ vàng: “Nhớ!” Phật Chủ nhắc nhở các đệ tử khi học Pháp phải dụng tâm ghi nhớ, dụng tâm lý giải, chứ không phải học thuộc lòng máy móc, không được học Pháp như thuận mồm đọc văn vần.

Tập mười một: Thiên đường cám dỗ dưới đáy biển

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ, trước mặt là thiên đường dưới đáy biển. Tiểu Bảo, Bảo Ngọc và Thanh Tùng mặc bộ giáp của mình, men theo chỉ dẫn của bản đồ và tìm thấy thiên đường dưới biển. Ba người đến cổng của thiên đường, mắt nhìn hoa mày chóng mặt. Ở đây có những ngôi nhà bằng vàng, đường cũng được lát bằng vàng, trên cây mọc đầy những thỏi vàng, trên bầu trời rất nhiều chim vàng bay. Tầm Bảo Đồ còn nói thêm: “Một con chim vàng nhỏ cũng trị giá hàng triệu đô la Mỹ đấy!” Ven đường có rất nhiều ngân hàng phát tiền miễn phí, muốn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Máy bay miễn phí! Xe ô tô miễn phí! Bãi đỗ xe miễn phí! Nói chung, tất cả đều miễn phí.

Ba người nhìn thấy nhiều vàng bạc châu báu như vậy, nhất thời vẫn chưa định thần lại được. Lúc này, từ trong thiên đường cám dỗ truyền ra một giọng nói: “Nhanh tới đây, đến đây mà tham lam đi!” Ban đầu, ba người có chút do dự, nhưng cuối cùng, Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long đều kiên định nói: “Chúng ta không thể tham lam, chúng ta đến đây là để diệt ma”. Đại Tượng vẫn có chút lưu luyến, chưa bao giờ thấy nhiều tài sản như vậy! Hôm nay thực sự mở mang tầm mắt! Đúng lúc đó, một tờ giấy bay từ trên trời xuống, bay đến trước mắt Đại Tượng. Trên tờ giấy viết một số chữ: “Bí quyết để Đại Tượng biến thành ‘Voi vàng’!” Đại Tượng nghĩ: “Biến thành ‘Voi vàng’? Có nên biến không nhỉ? Thật là cám dỗ quá!” Hùng Sư và Kim Long thấy Đại Tượng có chút do dự, liền vội vàng ngăn cản Đại Tượng: “Không được tham lam! Chúng ta phải nhớ chúng ta đến đây là để diệt ma!” Đại Tượng đã hiểu, đây chính là sự cám dỗ, nhằm vào lòng tham của mình mà đến.

Khi học Pháp luyện công, nếu trong tâm suy nghĩ: giá cả sẽ tăng; làm sao tính toán mua đồ rẻ; làm sao tiết kiệm tiền; làm sao chi tiêu ít hơn… Khi những ý niệm tham lam như vậy xuất hiện, sẽ bị cám dỗ. Vàng bạc châu báu trong thiên đường cám dỗ sẽ khiến bạn đi lệch hướng! Tu luyện thật sự vô cùng nghiêm túc! Mỗi tư mỗi niệm, đều không được rời xa Pháp, phải luôn nhớ mình là người tu luyện, biết mục đích mình đến thế gian này để làm gì!

Tầm Bảo Đồ nhắc nhở: “Chú ý!” Lúc này, cây lớn trong thiên đường cám dỗ có vẻ mặt rất kỳ lạ, vỏ cây nhíu lại như đang cau mày. Ba bộ giáp chiến đấu đều quan sát cây đại thụ và thấy cây dường như đang từ từ mở mắt ra! Đại Tượng cảm thấy khó hiểu, sao lại có biểu cảm kỳ lạ như vậy? Các bộ giáp chiến đấu đã chuẩn bị sẵn sàng để diệt ma. Lúc này, mọi thứ trong thiên đường cám dỗ dường như đều chuẩn bị chiến đấu. Cây đại thụ mở mắt trừng trừng; lông chim vàng của chim vàng dựng đứng lên; mặt đất vàng hung dữ nhìn ba vị khách không mời mà đến: Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long.

Kim Long dùng ống nói nói: “Chúng ta phải mau chóng mọc cánh, phải bay lên, tránh bị mặt đất vàng tấn công”. Ba bộ giáp chiến đấu mọc cánh và bay lên không trung. Đại Tượng nói: “Đạn băng!” Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long đồng loạt phát ra đạn băng, đóng băng mọi thứ trong Thiên đường cám dỗ, nhưng chúng không đóng băng chắc chắn, cây đại thụ nhíu mày và vẫn tạo ra những biểu cảm kỳ quái, thay đổi hình dạng liên tục. Hùng Sư nói: “Bom sấm sét!” Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long mỗi người tập dùng chính niệm để tụ ra một quả bom sấm sét, sau đó ba quả bom hợp lại thành một quả bom sét khổng lồ. Ba người cùng nhau nâng quả bom và ném mạnh về phía mặt đất vàng, khiến mặt đất bị phá hủy, nhiều chim vàng cũng bị nổ chết, vài cây lớn trong thiên đường cám dỗ cũng bị phá hủy. Ba bộ giáp chiến Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long nhìn thấy cây đại thụ không bị tiêu diệt hoàn toàn, cả ba đồng thanh “hừ!” một tiếng, rồi đồng loạt phát ra vô số đạn băng, như mưa đá khổng lồ, bắn về phía cây lớn, khiến cây lớn bị đóng băng và vỡ tan.

Kim Long nói: “Chúng ta phải phá hủy thiên đường cám dỗ”. Đại Tượng, Kim Long và Hùng Sư lại bay lên không trung, phát ra vô số đạn nước về phía thiên đường cám dỗ. Thiên đường cám dỗ ngay lập tức bị nhấn chìm trong một trận đại hồng thủy, những người bị cám dỗ cũng chết, nhiều thi thể nổi lên.

Cơn hồng thủy rất lớn, làm kinh động đến đại vương của thiên đường cám dỗ, nó xuất hiện, giống như một con robot khổng lồ. Ba bộ giáp chiến đấu đứng trước nó, trông thật nhỏ bé. Lúc này, Tầm Bảo Đồ nhắc nhở: “Có thể đổi lại bộ giáp trước đây!” Thanh Tùng đổi lại bộ giáp giống như Gia Cát Lượng; Tiểu Bảo đổi lại bộ giáp giống như Tôn Ngộ Không; Bảo Ngọc đổi lại bộ giáp giống như Hậu Nghệ. Sau đó, cả ba cùng nghĩ: “Giáp chiến đấu biến to lên!” Ngay lập tức, ba bộ giáp Gia Cát Lượng, Tôn Ngộ Không và Hậu Nghệ đều trở nên cao lớn vô cùng. Hậu Nghệ là người đầu tiên rút cung bắn mũi tên, mũi tên bị cánh tay của ma ngăn lại, không trúng mục tiêu. Gia Cát Lượng cầm quạt lông vũ, liên tục quạt lên, làm cho dòng nước trong trận lũ dâng cao hơn, cuốn lên những con sóng khổng lồ, rồi dùng quạt vỗ mạnh về phía ma, tạo ra những con sóng đẩy về phía ma. Ma liền loạng choạng mấy cái suýt ngã xuống đất. Lúc này, Hậu Nghệ lại rút cung tên, bắn trúng cánh tay của ma. Tôn Ngộ Không cầm Kim Cô Bảng, đập mạnh lên ma vài cái, khiến ma ngất xỉu ngã xuống đất. Gia Cát Lượng lại dùng quạt lông vũ nâng ma lên rồi ném xuống đất, liên tục nhiều lần; Tôn Ngộ Không lại nhân cơ hội đánh ma bằng Kim Cô Bảng, từng gậy từng gậy đánh xuống. Hậu Nghệ bước tới, đạp lên người ma, ma đột ngột vùng lên, Hậu Nghệ ngã xuống đất, ma lại đứng dậy, trở nên lớn hơn. Ba bộ giáp chiến đấu đều nghĩ: “Biến lớn hơn nữa!” Tôn Ngộ Không, Gia Cát Lượng và Hậu Nghệ đều trở nên cao lớn hơn cả ma. Tôn Ngộ Không chính niệm nghĩ: “Phóng đạn nước! Dìm ma xuống!” Ngay lập tức, dòng nước lũ dâng lên, vừa đủ để nhấn chìm ma. Khi ma vừa ngẩng đầu lên, Gia Cát Lượng đã vung quạt lông vũ, tát ma một cái mạnh. Tôn Ngộ Không nhân cơ hội đập ma xuống đất, Hậu Nghệ lại đạp lên người ma, rút mũi tên, bắn trúng tim ma, đại vương của thiên đường cám dỗ đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Lần này, Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo khi diệt ma chủ yếu dùng sức người: đập gậy, đạp chân, quạt… Những phương pháp có vẻ đơn giản, vụng về. Phật chủ ban tặng cho ba người một cuốn sách kỹ năng, trong đó viết chi tiết cách sử dụng các kỹ năng của giáp chiến đấu. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đều ngộ ra rằng: không nên tham tiền tài, phải kháng cự sự cám dỗ của kim tiền. Phật chủ lại ban tặng cho ba người một thứ quý giá hơn tiền bạc, đó là công, vì đối với người tu luyện, công là thứ quý giá nhất.

Tập mười hai: Quỷ cung dưới đáy biển

Tiểu Bảo lấy ra Tầm Bảo Đồ và xem, phía trước là quỷ cung dưới đáy biển, nơi chúng ma trú ngụ. Thanh Tùng hỏi: “Chúng ta sẽ sử dụng bộ giáp nào?” Tầm Bảo Đồ trả lời: “Tạm thời không sử dụng giáp, không thể ỷ lại vào giáp”. Sau đó, bản đồ dán chữ “Cấm!” lên tất cả các bộ giáp. Bảo Ngọc nói: “Không sử dụng giáp, vậy chúng ta sẽ dùng vũ khí của mình để diệt ma”. Thanh Tùng nói: “Không có giáp, việc diệt ma sẽ khó khăn đấy!” Tầm Bảo Đồ nói: “Lần này diệt ma không dùng giáp, các bạn hãy bắt đầu luyện tập kỹ năng thực chiến”. Thanh Tùng cầm Tứ Tiết Côn, Tiểu Bảo cầm Liên Tử Chùy, cả hai bắt đầu giao đấu. Bảo Ngọc nói: “Thêm tôi vào”. Thanh Tùng và Tiểu Bảo luyện tập trước, người thắng sẽ đấu với Bảo Ngọc. Bảo Ngọc kéo cung bắn tên, luyện độ chính xác. Ba người luyện tập một lúc, rồi chuẩn bị lên đường tới quỷ cung dưới đáy biển để diệt ma. Lần này, mục tiêu diệt ma là đối mặt với tâm sợ hãi, vì tâm sợ hãi là chướng ngại trên con đường tu luyện, và cần phải loại bỏ.

Thanh Tùng, Bảo Ngọc, Tiểu Bảo đều mang theo vũ khí của mình, đi theo hướng chỉ dẫn trên Tầm Bảo Đồ. Đi không lâu, họ thấy một tấm biển đứng phía trước: “quỷ cung”. Ba người ngay lập tức cảnh giác, rút bảo đao ra để phòng vệ. Ba người mang đồ dụng cụ tàng hình, Thanh Tùng lấy hoa văn trên bộ giáp của Đại Tượng dán lên người mình; Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mặc áo giáp. Bảo Ngọc nói: “Đừng vội, để em bắn một mũi tên trước”. Trong lúc nói, Bảo Ngọc đã bắn một mũi tên qua cửa lớn của quỷ cung, để lại một lỗ thủng do tên xuyên qua, sau đó nghe thấy tiếng ma kêu lên. Ba người nhìn vào vũ khí của mình và nói: “Các bạn cần biến thành vũ khí nổ, mỗi vũ khí chỉ cần chạm vào ma là sẽ phát nổ, nổ tung ma”. Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo biến thành chùy nổ; Tứ Tiết Côn của Thanh Tùng cũng biến thành côn nổ bốn đoạn; mũi tên của Bảo Ngọc vốn đã là mũi tên nổ. Chùy nổ của Tiểu Bảo rất lợi hại, một cú chùy làm cửa lớn của quỷ cung nổ tung. Ba người cầm vũ khí xông vào cửa lớn của quỷ cung.

Thấy trong quỷ cung, có rất nhiều ma nhỏ, mỗi lần Bảo Ngọc rút ba mũi tên nổ, ba mũi tên đều được bắn ra cùng lúc, trăm phát trăm trúng, nơi nào chúng đi qua đều vang lên tiếng nổ. Mũi tên nổ của Bảo Ngọc còn có chức năng bám đuổi, cho đến khi trúng mục tiêu mới thôi.

Tiểu Bảo nhìn thấy các vũ khí rất dũng cảm, khen ngợi: “Các vũ khí, làm tốt lắm!” Tiểu Bảo vui vẻ đập tay với Liên Tử Chùy của mình; Thanh Tùng cũng đập tay với Tứ Tiết Côn của mình; Bảo Ngọc đập tay với mũi tên nổ của mình. Ba người động viên nhau. Những ma nhỏ đều bị bắn chết, mọi thứ kỳ quái trong quỷ cung cũng bị vũ khí của họ làm nổ tung, quỷ cung giờ đây đầy rẫy đổ nát.

Lúc này, “quỷ vương” xuất hiện, bên cạnh có ba ma lớn bảo vệ nó. Ba người Tiểu Bảo, Bảo Ngọc và Thanh Tùng đều nói với vũ khí của mình: “Hãy thể hiện thật tốt!” Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo tụ tập rất nhiều năng lượng, phình to thành khuôn mặt to; Tứ Tiết Côn của Thanh Tùng trở nên dày như cây cán bột; Mũi tên của Bảo Ngọc càng dùng càng nhiều, mỗi mũi tên sau khi tích tụ đầy năng lượng cũng trở nên dày gấp đôi so với trước. Ba ma lớn thấy sức mạnh của vũ khí, sợ hãi vội chạy trốn, bỏ lại “quỷ vương” một mình. Các vũ khí cùng tấn công, “quỷ vương” bị nổ tan tành. Tiểu Bảo nói: “Đừng để ba ma lớn chạy thoát, mỗi người chúng ta xử lý một tên”. Tứ Tiết Côn của Thanh Tùng bay múa rất nhanh, ba ma lớn nhìn mà chóng mặt, Thanh Tùng chỉ cần một cú đánh đã tiêu diệt được một ma lớn. Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo chuyển động nhanh, nơi nào nó đi qua, tiếng nổ vang lên bốn phía, Tiểu Bảo đánh một chùy trúng vào trái tim của ma lớn, ma lớn cũng bị tiêu diệt. Mũi tên bám đuổi của Bảo Ngọc, trăm phát trăm trúng, một mũi tên cắm vào trái tim của ma lớn. Ba ma lớn đều bị tiêu diệt.

Thanh Tùng hỏi Bảo Ngọc: “Những con tiểu quỷ đã chết hết chưa?” Bảo Ngọc đáp: “Mũi tên bám đuổi đã bắn hết rồi, không sai một mũi nào”. Lúc này, Tiểu Bảo ngửi thấy mùi hôi thối của ma, nói: “Chúng ta còn phải phá nổ quỷ cung”. Bảo Ngọc nói: “Hãy để vũ khí của chúng ta làm nhiệm vụ phá nổ quỷ cung”. Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo tập trung năng lượng nổ, Tứ Tiết Côn của Thanh Tùng đã sẵn sàng lao tới, mũi tên nổ của Bảo Ngọc cũng đang hừng hực khí thế. Nghe thấy mệnh lệnh của chủ nhân, cả ba cùng nhau phá hủy quỷ cung thành tro bụi. Lúc này, bảo vật do Phật Chủ ban cho từ trên trời hạ xuống, Tiểu Bảo, Thanh Tùng và Bảo Ngọc mỗi người nhận được hai chữ vàng: “Dũng cảm!” Loại bỏ được tâm sợ hãi, họ đã đắc được dũng cảm.

Từ trên trời bay xuống một người tí hon không cao, người này đến để dạy các kỹ năng đặc biệt cho chiến giáp — kỹ năng “phun núi băng”. Khi mở miệng, chỉ cần “hú” một tiếng, từ miệng của chiến giáp Hùng Sư của Tiểu Bảo, Kim Long của Bảo Ngọc và Đại Tượng của Thanh Tùng, sẽ xuất hiện một ngọn núi băng, các mảnh băng vỡ sẽ bay như những lưỡi dao băng về phía ma.

Hành trình tìm bảo vật trong trang thứ năm của cuốn Tầm Bảo Đồ đã kết thúc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/150137

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiển đàm về phong cách của nhã nhạchttps://chanhkien.org/2025/01/thien-dam-ve-phong-cach-cua-nha-nhac.htmlFri, 31 Jan 2025 03:08:52 +0000https://chanhkien.org/?p=36255Tác giả: Paul Chen, Đệ tử Đại Pháp Melbourne [ChanhKien.org] Bài viết này ghi lại một số cảm ngộ và tổng kết của tôi về phong cách nhã nhạc trong quá trình sáng tác chương “Lực Hành” trong bộ “Thu Lễ – Đại Điển Chi Nhạc” (tạm dịch: Âm nhạc của đại lễ mùa thu) […]

The post Thiển đàm về phong cách của nhã nhạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Paul Chen, Đệ tử Đại Pháp Melbourne

[ChanhKien.org]

Bài viết này ghi lại một số cảm ngộ và tổng kết của tôi về phong cách nhã nhạc trong quá trình sáng tác chương “Lực Hành” trong bộ “Thu Lễ – Đại Điển Chi Nhạc” (tạm dịch: Âm nhạc của đại lễ mùa thu) (1). Nhắc đến nhã nhạc người ta thường lý giải rằng đó như một phong cách âm nhạc thuần túy nào đó cũng như cho rằng thưởng thức có nghĩa là phải dụng tâm lắng nghe. Theo tôi đây là một cách lý giải sai lầm của người hiện đại.

Trong xã hội mà lễ nghi và âm nhạc là một thể thống nhất của thời cổ đại (Lễ Nhạc nhất thể), nhã nhạc được xem là một bộ phận của lễ, do đó vừa mang các chức năng xã hội khác nhau, cũng vừa có tác dụng giáo hóa nhân tâm. Tôi lý giải được rằng “chức năng xã hội” và “chức năng giáo hóa” của nhã nhạc là hai mặt chức năng của cùng một thể thống nhất. Trên thực tế dù là lễ hay nhạc hay là chức năng hai mặt thống nhất của nhã nhạc thì trong lịch sử chúng đều khởi tác dụng duy trì sự vận hành của xã hội và duy trì tâm pháp ước thúc con người.

Chức năng giáo hóa của nhã nhạc liên quan đến ảnh hưởng của âm nhạc đối với thân thể và tâm trí con người.

Còn chức năng xã hội của nhã nhạc thì trong thực tế là không đâu không có. Ví dụ nghi lễ được đề cập đến trong các chương “Sĩ quan lễ”, “Sĩ hôn lễ”, v.v. của sách “Nghi lễ”, cho đến những trường hợp long trọng hơn như “Xã tắc đại điển”, thậm chí là cả các nghi thức ngoại giao, quốc yến v.v… đều có sự hiện diện của nhã nhạc. Một số lễ kỷ niệm ngày nay có nguồn gốc từ các nghi thức lễ tế thời cổ đại, chẳng hạn như dạ hội năm mới, trong quá khứ từ phủ quan đến dân gian đều có tổ chức, nghi thức trong phủ quan là lễ tế xã tắc để cúng tế Thần đất (xã) và Thần ngũ cốc (tắc), mà lễ tế tại các nơi trong dân gian thì có kịch dân dã, đương nhiên những hoạt động trong phủ quan sẽ trang trọng hơn một chút, còn hoạt động tại các địa phương thì mang tính vui chơi giải trí hơn.

Nhật Bản đã kế thừa văn hóa Trung Hoa, ngày nay rất nhiều hoạt động kỷ niệm của họ được gọi là “lễ gì đó”, “tế gì đó”, mặc dù Nhật Bản đã dân tộc hoá, giải trí hóa các lễ tế, nhưng về cơ bản thì chúng đều mang mục đích như cúng tế hay cầu phúc, mà những thứ này cũng đều nằm trong phạm trù “lễ”.

Những trường hợp kể trên đều cần đến âm nhạc. Thực tế là cần có nhã nhạc. Nhã nhạc trợ giúp hoàn thành các nghi lễ, đây là chức năng xã hội chủ yếu của nó, như vậy nếu phân nhỏ thành các trường hợp khác nhau sẽ cần những loại âm nhạc khác nhau, các loại âm nhạc khác nhau sẽ có các tác dụng khác nhau. Ví dụ: chức năng của âm nhạc trong hôn lễ và âm nhạc trong tang lễ là không giống nhau, một bên tô điểm cho niềm vui, một bên là thể hiện sự đau buồn. Vậy mới nói nhã nhạc có những chức năng xã hội khác nhau.

Đương nhiên tại nơi thiếu vắng văn minh không rành lễ nghi mà nói thì không có lễ tất cũng không có cái gọi là nhã nhạc vậy. Nhã nhạc là kết tinh của văn minh. Có văn minh rồi mới cần đến lễ, có lễ rồi mới cần đến nhã nhạc. Phát triển đến sau này thì lễ mà không có nhã nhạc thì không thành lễ, thế nên mới nói “lễ nhạc nhất thể” (nghi lễ và âm nhạc là một thể thống nhất).

Xét từ góc độ âm nhạc, nhã nhạc có thể bị hiểu thành một phong cách âm nhạc cụ thể, nhưng thực tế thì phong cách của nhã nhạc được quyết định bởi chức năng mà nó đảm nhận. Dù là “chức năng giáo hóa” hay “chức năng xã hội” thì nội hàm cốt lõi và tiêu chuẩn thẩm mỹ của nhã nhạc đều không thể tách khỏi “lễ”.

Có thể nói “lễ” là cội nguồn của phong cách nhã nhạc. Muốn hiểu được phong cách nhã nhạc thì cần phải hiểu được “lễ”, cũng như mối quan hệ giữa “lễ” và “nhạc”.

“Lễ” là gì

Trong quá trình sáng tác bộ “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc” tôi thể nghiệm được rằng “lễ” xuyên suốt hết thảy các phương diện của đời sống trong xã hội truyền thống, là phương thức để con người chấp nhận, học tập, tuân thủ, duy trì và triển hiện trật tự thiên địa (từ hồng quan tới vi quan).

Trong văn hóa truyền thống, “lễ” đôi khi được dùng để chỉ những phép tắc quy định trong cúng tế, đôi khi dùng để chỉ chế độ chính trị của quốc gia, thậm chí là nghi thức sinh hoạt, phương thức xã giao, chuẩn mực hành vi, phương thức giao tiếp và biểu đạt, v.v… xem ra thì vô cùng phức tạp. Nhưng về bản chất thì “lễ” là một loạt các hình thức chuẩn mực liên quan đến cách con người đối đãi với trật tự thiên địa (hay quy luật của trời đất).

Người xưa nhìn nhận rằng thiên địa có trật tự, trật tự của thiên địa chính là Đạo. Do vậy con người sống trong trời đất cần phải hiểu rõ vị trí của mình, biết hài lòng với vị trí của mình; mà xã hội nhân loại là một bộ phận bên trong thiên địa, nó vừa có vị trí của nó trong trật tự thiên địa, mà bên trong nó cũng có trật tự riêng; phân chia tiếp nữa thì đến cả cách thức sinh hoạt trong cộng đồng, cách thức giao tiếp giữa người với người, thậm chí cả việc người ta tự ước thúc khi ở một mình, tất cả đều có trật tự. Mà tầng tầng những trật tự này đều là các yêu cầu khác nhau của “Đạo” thể hiện ra ở các tầng khác nhau.

Tất nhiên, là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta biết rằng vũ trụ có Pháp. Trong bài “Cầu chính Pháp môn” trong “Hồng Ngâm”, Sư phụ đã giảng: “Đại Pháp thị căn bản” (Đại Pháp là căn bản). Tôi ngộ rằng, Pháp của vũ trụ đã tạo ra vũ trụ, cũng tạo ra trật tự của vũ trụ.

Tuy “Lễ” không phải là tu luyện thực sự nhưng nó đã đặt định ra văn hóa “thiên nhân hợp nhất”, hơn nữa nó đã duy trì sự vận hành của xã hội nhân loại trong lịch sử, nó cũng đặt định ra quan niệm và phương thức sinh sống cho con người, đồng thời cũng đặt cơ sở văn hóa để trong tương lai con người có thể lý giải được tu luyện.

Vậy nên con người ở trong trật tự thiên địa cần phải tế trời; trong trật tự của văn hóa nhân loại thì phải tế tổ, trong trật tự xã hội thì phải theo thứ tự vua vua, tôi tôi; trong trật tự đời sống thì phải có nghi thức, chuẩn mực; trong giao tiếp giữa người với người thì cần phải có lễ nghi, lễ vật, lễ tiết, ngay cả khi ở một mình cũng phải cẩn thận giữ thân, không được thất lễ, v.v… Có thể nói khái niệm “tuân thủ trật tự” là nội hàm cốt lõi của “lễ”.

Vì “tuân thủ trật tự” nên tất nhiên sẽ động chạm đến việc con người làm thế nào để lý giải và thực hành việc tuân thủ trật tự, không chỉ tự thân chúng ta phải nghiêm khắc tuân thủ trật tự mà cũng cần giúp đỡ người khác hiểu rõ trật tự, cần duy trì trật tự và cũng cần tuyên dương tầm quan trọng của trật tự… Mà những yêu cầu kèm theo này sẽ quyết định các chức năng cần có của “lễ”.

Đương nhiên, “lễ” được xây dựng tại tầng diện “tâm pháp ước thúc bản thân” của con người. Vậy nên khi pháp trong tâm dùng để ước thúc bản thân không còn linh nữa thì đã đến thời lễ nhạc băng hoại rồi. Tới lúc này tâm pháp không thể khiến con người giữ gìn cái lễ kia nữa, khi đó sinh ra “luật pháp”, chính là dùng để cưỡng chế ước thúc hành vi của con người. Còn cái gọi là “lễ pháp” (lễ phép), theo tôi hiểu thì chính là “nghĩa”.

Vậy “nhạc” là gì? Trước hết “nhạc” là sự tổ hợp của các tần số, mà loại rung động tần số này có ý nghĩa thiết thực đối với con người, nó có thể điều chỉnh ngũ hành, âm dương, từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc và trạng thái năng lượng của con người.

Vì đặc điểm này mà “nhạc” đặc biệt thích hợp trở thành một bộ phận cấu thành nên “lễ”. Bởi vì nói thẳng ra thì “lễ” là một bộ hình thức để giúp con người hiểu được trật tự, học tập trật tự, giáo dục con người tuân theo trật tự, đồng thời duy hộ trật tự và biểu dương trật tự.

Mà “nhạc” có nhiều tác dụng khác nhau đối với con người (hoặc trường không gian), nếu được dùng đúng cách sẽ góp phần khiến trời đất hài hòa – khiến trật tự được duy trì rất tốt đẹp trong tất cả các tầng thứ từ hồng quan đến vi quan.

Vì vậy trong các hình thức của “lễ” cần phải bao gồm cả “nhạc”, như thế mới càng phát huy được tác dụng tốt đẹp của “lễ”. Nói cách khác “nhạc” đã trở thành phần trọng yếu trong “lễ nhạc nhất thể”. Trong xã hội truyền thống thì loại nhạc nào phù hợp với yêu cầu “lễ” mới được gọi là nhã nhạc.

“Lễ nhạc nhất thể”

Ví như nói, cho đến ngày nay, âm nhạc đã gắn liền với mọi hoạt động trọng đại của xã hội nhân loại. Cho dù đó là hoạt động chính trị, dạ hội văn nghệ, ngoại giao, quốc yến hay duyệt binh,… đều không thể tách rời âm nhạc. Thực chất thì các hoạt động này đều là những hình thức khác nhau của “lễ”, mà việc sử dụng âm nhạc sẽ âm thầm gây ra chấn động hoặc xúc động mạnh hơn cho con người, trong quá trình đó cũng khiến con người tiếp nhận các tư tưởng quan điểm thể hiện trong các hình thức hoạt động đó.

Ngày nay, nhiều người không nhận ra những hoạt động xã hội này là “lễ”, tôi cho rằng nguyên nhân là do rất nhiều giá trị quan và quan niệm hiện đại đã bị biến dị rồi, khiến cho những hoạt động xã hội này chỉ mang hình thức của “lễ” chứ không còn thể hiện được nội hàm của “lễ” nữa, thậm chí có nhiều hoạt động loại này còn bị dùng để biểu đạt nội hàm “vô lễ”, ví dụ: một số buổi biểu diễn hiện đại phản truyền thống, phản trật tự, phản Thần và thậm chí phản nhân luân đạo đức, mang danh nghĩa “giải trí thuần túy” nhưng lại truyền bá những tư tưởng biến dị phản truyền thống.

Tôi cho rằng không có cái gọi là nghệ thuật “giải trí thuần túy”. Bởi vì khi biên soạn một tiết mục nghệ thuật thì cần phải suy xét đến biểu lộ điều gì, cũng như ảnh hưởng của nội dung đó đối với con người. Nếu như cố ý vô ý coi thường ảnh hưởng của tiết mục nghệ thuật đối với con người, nói nhẹ là vô trách nhiệm, nói nặng thì là tạo cơ sở cho sự tha hóa của nhân loại.

Những ví dụ trên không chỉ minh chứng cho khái niệm “lễ nhạc nhất thể” mà còn chỉ rõ rằng “lễ băng” tất sẽ kèm theo “nhạc hoại”. Trong những hoạt động xã hội biểu lộ nội hàm “vô lễ” đó, thì các hình thức nghệ thuật mà nó sử dụng như âm nhạc, vũ đạo v.v. tất nhiên cũng là những thứ biến dị, phản truyền thống.

Các mặt yêu cầu của “lễ” ứng với “nhạc” trong nghiên cứu về phong cách nhã nhạc của xã hội truyền thống là toàn diện, vốn đã bao gồm các yêu cầu về chức năng cũng như phong cách âm nhạc, còn có các yêu cầu đối với những hình thức phối khí, phối vũ, phối thơ v.v., đến cả các yêu cầu về biểu đạt nội hàm. Tổng hòa những yêu cầu này quyết định phong cách của một bộ nhã nhạc. Tuy nhiên, xã hội hiện đại không giống với bất kỳ thời kỳ nào trong thời cổ đại. Vì vậy, khi thảo luận về phong cách nhã nhạc hoặc khi nghiên cứu sáng tác nhã nhạc thì việc sao chép hoàn toàn các tiêu chuẩn của một triều đại nào đó là không phù hợp. Là một đệ tử Đại Pháp, điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi nghiên cứu sáng tác nhã nhạc là lòng cảm ân của nhân loại đối với Đại Pháp.

Sư phụ giảng trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ II – Dự liệu cho Pháp Chính nhân gian”, rằng:

“Những ai hành ác đối với Đại Pháp [đều bị] hạ vào cửa vô sinh, còn lại những người [có] tâm quy chính, trọng đức hành thiện, mọi vật đổi mới; chúng sinh không [ai] không kính [trọng] ân cứu độ của Đại Pháp; khắp trời cùng vui vẻ, cùng chúc mừng, cùng khen ngợi. Thời [khắc] Đại Pháp toàn thịnh tại thế gian là bắt đầu từ đây”.

Thời Đại Pháp toàn thịnh tại thế gian, con người tất nhiên muốn cảm ơn Đại Pháp. Âm nhạc, nghi lễ là một trong những cách thức mà con người bày tỏ lòng biết ơn. Nghi lễ cảm ơn đối với Đại Pháp thực sự là “lễ” vì nó liên quan đến sự hiểu biết và đồng thuận của con người đối với trật tự của trời và người, mà âm nhạc sáng tác từ góc độ này cũng phải đáp ứng được yêu cầu của nghi lễ, đương nhiên loại âm nhạc này chính là nhã nhạc.

Lối nghĩ này là mấu chốt trong việc sáng tác bản “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc”.

Đồng thời, nhã nhạc là một loại hình âm nhạc đã tồn tại hàng ngàn năm nên tùy theo bối cảnh thời đại mà phong cách âm nhạc của nó cũng phát sinh một số thay đổi. Nhã nhạc thay đổi theo sự thay đổi của các triều đại trong lịch sử. Vậy nên, trong tương lai nếu xã hội nhân loại lần nữa xây dựng lại nhã nhạc, phong cách của nó rất có thể sẽ khác với nhã nhạc trong lịch sử.

Khi sáng tác “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc”, trước tiên tôi phải thiết lập phong cách âm nhạc phù hợp với phong cách nhã nhạc hiện nay (vì tương lai vẫn còn chưa biết). Ở đây, tôi tuân thủ hai nguyên tắc: thứ nhất, yêu cầu về nội hàm và đặc điểm phong cách cơ bản của nhã nhạc là không thể thay đổi; thứ hai, về mặt hình thức thể hiện cụ thể, nhã nhạc phải thích ứng với những thay đổi của xã hội nhân loại, đồng thời phải phù hợp với trình độ thưởng thức âm nhạc của con người hiện đại. Chỉ như vậy, nhã nhạc mới có thể tỏa ra sức sống, đồng thời thực sự khởi tác dụng giáo hóa nhân tâm trong quá trình nhân loại quay về truyền thống.

Trong “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc”, nếu như nói chương “Minh Tâm” và chương “và “Tuyên Đức” là phong cách nhã nhạc chính thống, vậy thì chương “Lực Hành” là biến thể của phong cách nhã nhạc. Thế nào là “chính”, thế nào là “biến”? Quan điểm của tôi là: trước tiên phải hiểu rõ các chuẩn mực của phong cách nhã nhạc, lấy việc tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực là chính thống (chính), và lấy việc phá vỡ các chuẩn mực là biến thể (biến). Nhưng mà biến thể cũng phải có tiết chế, tuy rằng về mặt hình thức có thể phá vỡ các chuẩn mực ở một mức độ nhất định, nhưng phải hài hòa với chủ đề và nội hàm của nhã nhạc, nếu không thì đã không mang phong cách nhã nhạc nữa.

Khi bàn về phong cách nhã nhạc thích ứng với phong cách nhã nhạc hiện nay, tôi nghĩ nên bắt đầu nói từ tình huống hiện tại của nhã nhạc.

Tình huống hiện tại của nhã nhạc

Nhã nhạc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa âm nhạc Thần truyền, phong cách và nội hàm của nó đều là “trung, chính, bình, hòa”. Trong văn hóa nhân loại, nhã nhạc thường được sử dụng trong những dịp trọng đại như tế lễ hay ngoại giao. Sau này, Yên nhạc dùng trong các yến tiệc quốc gia và Quân nhạc dùng trong các cuộc chinh phạt của Hoàng đế cũng được xếp vào phạm trù nhã nhạc. Yên nhạc và Quân nhạc đều mang theo cảm xúc nên không thể hoàn toàn bình hòa, nhưng nội hàm là trung chính và hình thức thì hoành tráng, những điều này cũng không làm mất đi ý nghĩa “nhã” của chúng nên có thể coi là một biến thể của nhã nhạc.

Nhưng trong xã hội hiện đại, tôi cảm thấy khi đạo đức con người ngày càng suy bại thì nhã nhạc cũng theo đó mà sa sút. Trong vài năm qua, Trung Quốc đại lục (chính quyền Trung Cộng) thậm chí còn sử dụng các nhạc cụ nhã nhạc để biểu diễn những làn điệu dân gian trong các đại lễ quốc gia, điều này không hợp lý. Tôi cho rằng đây là do sự thiếu hiểu biết về văn hóa của giới trí thức Trung Cộng. Dù có sử dụng các làn điệu dân gian trong các trường hợp long trọng hơn nữa thì cũng không phải là nhã nhạc.

Tuy vậy, trong giới âm nhạc tại Trung Quốc thực sự có những nỗ lực nhằm khai quật nhã nhạc truyền thống. Những năm gần đây, “Thần nhạc thự” của Công viên Thiên Đàn Bắc Kinh đã công khai diễn xuất “Trung Hòa Thiều Nhạc” – đây vốn một bộ âm nhạc cung đình dùng để tế lễ trong thời Minh Thanh. Buổi biểu diễn sử dụng trang phục của Đại Thanh, nhưng quy mô rất nhỏ. Tuy rằng âm nhạc này biểu diễn tại “Thần nhạc thự” nhưng chỉ là một buổi biểu diễn văn hóa thôi, không có chức năng của nhã nhạc.

So sánh một chút thì Đài Loan đã bảo tồn tương đối tốt nhã nhạc truyền thống. Tới hiện tại, đền Khổng Tử Đài Nam vẫn còn bảo tồn nghi lễ tế bái Khổng Tử (nghi lễ Thích Điện) từ thời nhà Thanh, cũng sử dụng bộ “Trung Hòa Thiều Nhạc” này. Lễ tế Khổng Tử tại Đài Loan là một hoạt động dân gian, có sự tham gia của đông đảo công chúng nên quy mô của nhã nhạc khá lớn, nhưng trình độ chuyên nghiệp lại không cao tương ứng. Nghe nói rằng đền Khổng Tử khu vực phía bắc Đài Loan dùng nghi lễ Thích Điện phỏng theo hệ thống từ thời nhà Minh được Trung Hoa Dân Quốc trùng tu vào năm 1966, nhưng tôi chưa có cơ hội nhìn thấy.

Trước khi sáng tác “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc”, tôi còn phát hiện vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước đã xuất hiện một số đả phổ (2) của Yên nhạc từ thời Đường Ngũ Đại. Số Yên nhạc này là do các học giả âm nhạc từ Thượng Hải, Trung Quốc và Nhật Bản cùng chủ trì chỉnh lý ra. Để tham chiếu, tôi đã so sánh nhã nhạc hiện có của Nhật Bản và âm nhạc truyền thống của Ba Tư. Để hiểu được đặc điểm âm tiết của nhạc Ba Tư, tôi cũng đã nghe các bản tin thời sự tiếng Ba Tư trong một khoảng thời gian. Cảm nhận chung là phong cách của số Yên nhạc này có vẻ khá thuần chính. Nhưng tôi không dám chắc mười phần bởi vì ngày nay đã không còn tiêu chuẩn tham khảo cố định.

Nói về nhã nhạc của Nhật Bản, tôi cảm thấy nó chắc phải đã kế thừa rất nhiều hình thức của Yên nhạc thời Đường, bởi vì nó có những điểm tương đồng với âm nhạc Ba Tư, mà chỗ liên hệ giữa âm nhạc Nhật Bản và âm nhạc Ba Tư phải là nhạc thời Đường. Tuy rằng được gọi là nhã nhạc, nhưng sau khi du nhập vào Nhật Bản tất phải được cải biến theo đặc điểm của ngôn ngữ thông dụng và đặc điểm văn hóa Nhật Bản thì mới có thể thực hiện chức năng của nhã nhạc của nó tại Nhật Bản. Vì vậy, nhã nhạc truyền thống của Nhật Bản ngày nay, ngoài điệu thức cung Vũ trong Âm giai ngũ cung thường được sử dụng thì phong cách âm nhạc của nó còn phản ánh những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản – tuy không phải là nhã nhạc của Trung Nguyên nhưng đối với Nhật Bản thì đây vẫn là “nhã nhạc Nhật Bản” hay “nhã nhạc truyền thống Nhật Bản”.

Thế kỷ trước Nhật Bản còn có cái gọi là “Nhã nhạc tân tác” (tạm dịch: những sáng tác mới của nhã nhạc), tôi đã chọn nghe thử những bài nổi tiếng trong số đó. Tôi cảm thấy khi người ta sáng tác loại âm nhạc này có thể đã không hiểu rõ yêu cầu chức năng của nhã nhạc, vậy nên nó được viết ra với mục đích biểu diễn, thêm nữa phong cách của nó cũng trộn lẫn vào các đặc điểm của âm nhạc phương Tây. Vì không nói được tiếng Nhật và cũng không hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản nên tạm thời chưa dám bình luận nhiều về “Nhã nhạc tân tác” này.

Hiện nay ở Nhật Bản cũng có loại âm nhạc hiện đại tự xưng là “nhã nhạc”, nhưng sau khi nghe xong, tôi có cảm giác đó chỉ dùng nhạc cụ nhã nhạc của Nhật Bản để diễn tấu âm nhạc hiện đại. Bởi vì phong cách âm nhạc của nó không đạt được “trung, chính, bình, hòa”, cũng không có quá nhiều tiết chế mà thiên về cường điệu và giải tỏa cảm xúc. Vì vậy về bản chất, cái gọi là “nhã nhạc” này chỉ là một loại âm nhạc hiện đại, hoàn toàn không mang phong cách nhã nhạc.

So với Nhật Bản, nhã nhạc truyền thống Hàn Quốc bảo tồn khá tốt các đặc điểm của nhã nhạc Trung Nguyên. Tôi đã xem lễ tế xã tắc của Hàn Quốc, mặc dù nó cũng phản ánh đặc điểm của âm nhạc Hàn Quốc nhưng nhìn chung vẫn bảo tồn hệ thống nhã nhạc của triều đại Minh Thanh. Tuy nhiên, dù được bảo tồn hoàn chỉnh nhưng có lẽ không được người hiện đại tán thưởng, bởi vì con người ngày nay tâm tư phức tạp hơn rồi, môi trường cũng ồn ào hơn. Loại lễ tế xã tắc này chỉ được bảo tồn như văn hóa âm nhạc truyền thống Hàn Quốc, nó mang tính chất biểu diễn chứ không có chức năng nhã nhạc thực sự.

Nhã nhạc truyền thống của Hàn Quốc và Nhật Bản rất có khả năng đã chịu ảnh hưởng từ nhã nhạc thời nhà Minh. Bởi vì về cơ bản Hàn Quốc kế thừa truyền thống văn hóa của nhà Minh. Mà Nhật Bản thì sau khi nhà Minh tiêu vong đã lấy được nhã nhạc của nhà Minh, tức là cái mà ngày nay gọi là “Ngụy thị nhạc phổ” (3).

Ngày nay, âm luật truyền thống của Nhật Bản lấy nốt La 4 – A4 làm Hoàng chung (4) (thay vì nốt Đô 4 – C4), qua kiểm chứng thấy điều này tương đồng với hệ thống âm luật thời nhà Minh. Từ điểm này có thể thấy được ảnh hưởng của nhã nhạc thời Minh đối với Nhật Bản. Về việc liệu hệ thống âm luật của Nhật Bản có kế thừa hệ thống âm luật từ thời Đường Tống hay không thì tôi vẫn chưa xác minh được, điều biết được là trải qua các triều các đại từ Đường đến Minh thì nhã nhạc và hệ thống âm luật đã thay đổi rất nhiều, cũng có rất nhiều tranh luận. Vì vậy, mặc dù nhã nhạc Nhật Bản vẫn bảo tồn được dấu tích của nhã nhạc thời Đường nhưng hệ thống âm luật của nó có thể đã chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhã nhạc thời Minh.

Có một số câu lạc bộ âm nhạc ở Nhật Bản đang khai quật nhạc Đường (Yên nhạc). Tôi nghe xong cảm thấy rất tốt nhưng nhịp độ diễn tấu có vẻ quá nhanh rồi. Nhịp độ của âm nhạc hiện đại và âm nhạc cổ đại hẳn là hoàn toàn khác nhau. Từ “Ngụy thị nhạc phổ” có thể nhìn thấy điều này.

Nếu chỉ xem duy nhất “Ngụy thị nhạc phổ”, đặc biệt là những khúc nhạc tế lễ dùng trong lễ tế xã tắc thì thấy giai điệu vô cùng thô sơ, nghe thấy kỳ quặc. Khi người hiện đại nghiên cứu “Ngụy thị nhạc phổ” luôn một mực hỏi rằng liệu nó có thể diễn tấu được hay không.

Nhưng nếu giảm tốc độ lại thì lại khác hẳn. Đối với âm nhạc hiện đại, 66 phách đã bị coi là một khúc nhạc chậm rồi. Như vậy, giảm nhịp độ khúc nhạc trong “Ngụy thị nhạc phổ” nói trên xuống còn 33 phách, đương nhiên mỗi trường âm thổi 4 đến 6 phách sẽ mang đến một cảm giác hoàn toàn khác. Nhã nhạc truyền thống chính là có giai điệu rất chậm vậy.

Nhịp sống hiện đại rất nhanh, tâm người ta cũng vội vàng nóng nảy, thật rất khó chậm lại hoàn toàn, vậy nên trong hoàn cảnh hiện đại, dù nói loại âm nhạc nào đó là “nhanh” hay “chậm” thì so với âm nhạc thời xưa có thể đều là “nhanh”.

“Nhanh” sẽ mang đến hai thay đổi:

– Con người có xu hướng thay đổi theo sự thay đổi của quãng giữa các nốt nhạc. Tôi đã phân tích điều này trong một bài viết khác “Âm dương Ngũ hành trong âm luật: Phân tích ngắn gọn về luật Ngũ hành tương sinh”;

– Không dễ để cảm nhận được cảm giác thanh tao, tĩnh lặng do sự giảm âm lượng tự nhiên mà nhạc cụ gảy và nhạc cụ gõ mang lại.

Tôi tin rằng, điểm thứ nhất nêu trên là một trong những nguyên nhân chính khiến người hiện đại cảm thấy không thể diễn tấu được “Ngụy thị nhạc phổ”; còn điểm thứ hai sẽ khiến cho âm nhạc không an tĩnh, từ đó càng khiến người ta dễ nổi nóng hơn.

Chương “Lực hành” là một biến thể của phong cách nhã nhạc, với nhịp độ 72 phách. Trong thực tế, tôi cảm thấy nhịp độ này đã đến cực hạn rồi. Nếu nhanh hơn sẽ không trang trọng, đồng thời khi giai điệu dài dòng cũng dễ khiến âm nhạc phát triển thành âm nhạc dân gian (tục nhạc). Sự phân biệt nhã và tục nằm ở chỗ có kiềm chế cảm xúc trong hình thức âm nhạc hay không. Mà thể nghiệm cảm xúc có liên quan mật thiết đến tốc độ nhịp tim của con người, vì vậy, khi sáng tác nhạc, tôi đã xem xét đến tốc độ nhịp tim ở các trạng thái tâm lý khác nhau, tôi sẽ chia sẻ chi tiết phần này sau.

Cũng có một số được gọi là nhã nhạc Việt Nam, sau khi nghe tôi cảm thấy hình thức của nó giống với nhạc dân gian Triều Sán (Quảng Đông), nhưng phối khí có thể phong phú hơn. Về phong cách khúc nhạc thì đã hoàn toàn khác với nhã nhạc truyền thống Trung Nguyên rồi. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, sở dĩ loại nhạc này được gọi là nhã nhạc có thể phần lớn là do công năng của nó. Nếu là âm nhạc dùng trong các nghi lễ quốc gia hoặc trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia thì về mặt văn hóa cũng hợp lý khi gọi nó là nhã nhạc, nhưng nó không còn là phong cách nhã nhạc truyền thống nữa.

Trong những năm gần đây, tôi thấy một số thanh niên ở Trung Quốc đại lục cũng bắt đầu nghiên cứu nhạc Đường (thực ra là Yên nhạc thời Đường), cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm hiện đại hóa các hình thức âm nhạc truyền thống. Ở Trung Quốc đại lục cũng có một số người dùng các loại nhạc cụ nhã nhạc để viết bài nhạc hiện đại.

Tuy nhiên, sau khi nghe những bài nhạc mới sáng tác hoặc những bài nhạc mới làm lại này, tôi cảm thấy dù chúng rất trưởng thành về mặt hình thức và kỹ thuật, nhưng về mặt thái độ âm nhạc thì không phù hợp với ý nghĩa của nhã nhạc, nó hoàn toàn không có tiết chế.

Về “tiết chế” trong nhã nhạc, có một tiêu chuẩn là “vui mà không quá đà, buồn mà không bi thương”. Nếu một khúc nhạc là nhằm mục đích bày tỏ cảm xúc hoặc thậm chí kích thích cảm xúc chứ không vì để kiềm chế cảm xúc, thì xét từ phương diện này nó không thể được coi là nhã nhạc. Âm nhạc không có tiết chế thì không thể đạt được “trung, chính, bình, hòa”.

Đối với “Trung Hòa Thiều Nhạc” của Trung Quốc đại lục và Đài Loan, vì hình thức âm nhạc của nó được bảo lưu tương đối hoàn chỉnh, miễn là không có thay đổi lớn nào, thì nó vẫn giữ được nội hàm của nhã nhạc, bao gồm cả thái độ âm nhạc tiết chế cảm xúc cũng như tiêu chuẩn “trung, chính, bình, hòa”.

Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít nhã nhạc truyền thống còn được bảo tồn, còn như trực tiếp sử dụng nhạc cụ nhã nhạc và hệ thống tiêu chuẩn nhã nhạc để viết những khúc nhạc mới thì có thể nảy sinh một vấn đề: Nếu cá nhân người sáng tác không đích thân thực hành sống theo những quan niệm văn hóa truyền thống thì rất khó để có thể thực sự hiểu được thái độ sống, thế giới quan và giá trị quan trong văn hóa truyền thống. Như vậy, các khúc nhạc mới được viết có thể trông giống với nhã nhạc về hình thức, nhưng vận vị và nội hàm thì đã khác biệt rồi.

Tình huống này không chỉ tồn tại ở Trung Quốc đại lục mà còn tồn tại cả ở Đài Loan và các khu vực khác.

Trên có nói đến Nhật Bản có loại âm nhạc hiện đại gọi là “nhã nhạc”. Kỳ thực, tôi đã xem cái gọi là “Bát Dật Vũ” (5) được biểu diễn ở Đài Loan, vũ điệu sử dụng lông đuôi chim trĩ, nhưng âm nhạc không có tiết chế, thêm nữa nhạc cụ và phong cách âm nhạc được sử dụng đều là của âm nhạc hiện đại phương Tây. Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Quốc, một số diễn xuất trên sân khấu để tế Khổng Tử mà âm nhạc cũng là đinh đinh đoang đoang. Điểm chung của các loại nhạc này là đều dùng một số yếu tố nào đó của nhã nhạc truyền thống, nhưng lại đánh mất sự tiết chế, khiêm tốn, tường hòa có trong nhã nhạc truyền thống.

Ngoài ra, Đài Loan còn có một số biểu diễn được gọi là “nhã nhạc”, trong đó bao gồm luôn cả âm nhạc tôn giáo và âm nhạc dân gian. Tôi nghĩ âm nhạc tôn giáo thực ra là âm nhạc dân gian, bởi vì hoạt động tôn giáo đa số là hoạt động dân gian. Tất nhiên, một số âm nhạc dân gian cũng có nguồn gốc từ nhã nhạc, yên nhạc hoặc quân nhạc từ triều đại trước. Tuy nhiên, vì nó đã lưu truyền trong dân gian nên tất nhiên sẽ thay đổi theo khẩu vị thưởng thức của dân chúng, thời gian lâu rồi sẽ không còn những nét đặc trưng của nhã nhạc nữa. Ở góc độ này, tôi cảm thấy âm nhạc tôn giáo và âm nhạc dân gian không thể xếp vào phạm trù nhã nhạc được.

Tóm lại, theo tình huống mà tôi biết hiện nay, mặc dù người hiện đại vẫn bảo lưu một số nhã nhạc truyền thống nhưng không có loại nhã nhạc hiện đại nào thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Nhã nhạc truyền thống tuy được bảo tồn như một hình thức văn hóa, nhưng khó được nhiều người hiện đại hơn thật sự yêu thích, nó cũng không khởi được tác dụng giáo hóa lòng người.

Phân biệt các hình thức của nhã nhạc

Khi sáng tác “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc”, dù đã lựa chọn thể loại nhã nhạc, nhưng hiện tại nó chỉ là một khúc nhạc lễ theo phong cách nhã nhạc. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì nguyên nhân lớn nhất khiến nhã nhạc được gọi là nhã nhạc là do chức năng và hình thức âm nhạc của nó. Nếu một bộ nhạc thực sự được sử dụng (hoặc có thể được sử dụng) trong các nghi lễ quốc gia hoặc các trường hợp có quy mô long trọng tương tự thì mới gọi là nhã nhạc. Vì để đảm nhận được chức năng nhạc lễ trong các nghi lễ quốc gia, nhã nhạc phải có những đặc trưng thiết yếu. Đầu tiên là phong cách âm nhạc phải “trung, chính, bình, hòa”. Điều này không chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ mà còn liên quan đến việc thực hiện chức năng nhạc lễ của nó.

Thứ hai, hình thức của nhã nhạc phải bao gồm ca vũ. Vừa hát vừa múa mới có thể trở thành nhạc, nếu không thì nó chỉ là khúc, hoặc là khúc nhạc. Trong quá trình sáng tác “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc”, tôi đã cân nhắc thêm vũ đạo vào, nhưng trước mắt chỉ có một bộ khúc (vẫn còn đang sáng tác) và chưa có vũ đạo thích hợp nên chưa phải là một bộ nhạc hoàn chỉnh.

Chỉ là, đại lễ quốc gia không thể chỉ toàn ca vũ từ đầu đến cuối. Trong nghi lễ luôn có một số hoạt động như tiến ra sân khấu, rút khỏi sân khấu, tế lễ, tuyên cáo, v.v. Những hoạt động này đều cần âm nhạc phối hợp. Vì vậy, một bộ “nhạc” hoàn chỉnh không phải là khúc nào cũng có vũ đạo mà mỗi khúc nhạc đều có hoạt động nào đó đi kèm – vũ đạo là một phần của những hoạt động này và cũng mang các chức năng nghi lễ khác nhau.

Ngoài ra, nhã nhạc còn chú trọng đến việc phối khí cho khúc nhạc. Khi diễn tấu trong các dịp long trọng, phải tính đến âm lượng và khí thế của âm nhạc. Mặc dù hiện nay có thiết bị khuếch âm điện tử có thể khuếch đại những âm thanh nhỏ bé của dây tơ lên đến mức chấn động cả khán phòng nhưng chỉ dựa vào một, hai nhạc cụ thì không thể tạo ra khí thế cho âm nhạc. Chỉ khi bát âm (6) đồng thanh (âm thanh của tám loại nhạc cụ đồng thời vang lên) thì mới có thể tạo nên âm nhạc trang trọng và hoành tráng.

Khi phối khí, phải xem xét tính đầy đủ của âm sắc cũng như sự phối hợp và giao hòa của âm sắc.

Phiên bản hiện tại của “Thu lễ – Đại điển Chi Nhạc” cũng chưa đạt được yêu cầu của nhã nhạc về mặt phối khí. Vì nhạc cụ mà tôi có còn hạn chế nên đành dựa vào các âm sắc khác nhau của cổ cầm để thay thế chuông khánh, dựa vào trống tay và chuông đồng lắc tay để hoàn thiện phần nhạc của bộ gõ, vậy nên khó lòng thể hiện được sự huy hoàng nên có của nhã nhạc. Sau này cũng có thể sẽ làm lại phần phối khí, nhưng xét về phiên bản hiện tại thì “Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc” vẫn chưa phải là một bộ nhã nhạc hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, tôi nghĩ bộ nhạc này thích hợp gọi là nhạc nghi lễ (khúc). Vì nghi lễ không nhất thiết phải là đại lễ quốc gia, quy mô cũng phân ra lớn nhỏ. Nếu đó là một lễ kỷ niệm nhỏ hoặc một lễ mừng tổ chức trong nhà thì bộ nhạc này ở tình trạng hiện tại có khả năng đảm đương việc này.

Bởi vì một trong những mục đích ban đầu của việc sáng tác bộ nhạc này là tìm cách đưa âm nhạc hiện đại quay về truyền thống, nên trong suốt quá trình sáng tác, tôi đã tìm hiểu rất nhiều về phong cách và thẩm mỹ của âm nhạc truyền thống. Sau khi phát hiện ra rằng những điều như nhã nhạc truyền thống có thể biến đổi thành nhã nhạc hiện đại, kế thừa phát huy tác dụng giáo hóa của âm nhạc, cùng với đặc điểm “trung, chính, bình, hòa” và phương thức biểu đạt có tiết chế của nó, từ đó thiết lập lại chuẩn mực cho các loại âm nhạc dân gian hiện đại.

Kiểu thiết lập chuẩn mực này không phải là đem tất cả các loại âm nhạc dân gian chuẩn hóa thành nhã nhạc, mà là lấy tiêu chuẩn của nhã nhạc làm trọng tâm để xây dựng một chuẩn mực hợp lý. Ví dụ “vui mà không quá đà, buồn mà không bi thương”, cho phép vui hơn buồn hơn nhưng phải có tiêu chuẩn, nhất định phải có tiết chế. Nếu một loại nhạc quá kích động cảm xúc, thậm chí theo đuổi việc bộc lộ cảm xúc một cách vô độ thì sẽ có hại cho thân thể con người và xã hội, theo tôi thấy loại âm nhạc đó tốt nhất không nên tồn tại.

Đối với nhã nhạc hiện đại, “trung, chính, bình, hòa” không chỉ được thể hiện trong hình thức âm nhạc mà còn ở nội hàm của âm nhạc. Dưới đây sẽ chia ra thảo luận trên mặt hình thức rồi mở rộng sang nội hàm.

“Trung” trong nhã nhạc

“Trung” trong nhã nhạc có liên quan đến việc giữ âm vực ở quãng trung (thủ trung).

Tôi nghĩ nếu lấy dải âm tần từ âm trầm 5 đến âm bổng 1 của một nhạc cụ hơi “hạ chủy điệu” (7) làm âm vực “trung” của nó là khá thích hợp. Ngoài phạm vi này, âm sắc của nhạc cụ sẽ dần mất đi nét đặc trưng và trở nên chói tai.

Đối với một khúc nhạc, nếu khoảng cách âm giai của giai điệu chính bắt đầu từ Hoàng chung đến hết Lâm chung, thì sẽ phù hợp hơn với “trung”, tổng cộng là một quãng tám cộng với một quãng năm. Hòa âm được sử dụng trong âm nhạc hiện đại đã vô cùng phong phú nên trong trường hợp của các giai điệu không chính thức khác thì có thể dùng tới quãng tám thấp hơn hoặc quãng tám cao hơn. Tuy nhiên, những phần giai điệu không chính thức này không nên lấn át giai điệu chính.

Vì nhịp độ của nhã nhạc rất chậm nên nhạc cụ hơi thường được dùng để diễn tấu giai điệu chính, vì âm thanh của nhạc cụ hơi phát ra có thể kéo dài ổn định. Nhạc cụ gõ và nhạc cụ dây gảy thường được dùng để đệm đàn. Bởi vì âm lượng của nhạc cụ gõ và nhạc cụ dây gảy giảm nhanh sau khi phát ra nên những âm thanh này thích hợp cho tô điểm, ngay cả khi âm vực của chúng vượt quá âm vực của giai điệu chính cũng sẽ không ảnh hưởng đến giai điệu chính.

Tuy nhiên, như với bất kỳ quy luật nào, đã có “chính” tất có “biến”. Trong một số trường hợp có thể phá bỏ các giới hạn nêu trên. Ví dụ, giai điệu chính có thể kéo dài tới âm cao Nam lữ để thể hiện cao trào, nhưng phải thực hiện thận trọng. Nếu phá bỏ các quy tắc một cách không kiềm chế, tất sẽ sa vào “quá đà”.

Hãy thử tưởng tượng, nếu âm cao Nam lữ bị lạm dụng quá mức sẽ không đủ để thể hiện cao trào của khúc nhạc. Trong trường hợp này, không thể không sử dụng âm cao Ứng chung cao hơn. Nếu lại không tiết chế mà sử dụng Ứng chung vô độ thì không thể tránh khỏi việc tiếp tục dùng âm thanh cao hơn nữa.

Nhưng khi nhạc cụ không ngừng theo đuổi những âm cao hơn, một mặt, có thể âm sắc càng cao càng dở, mặt khác, khi nhạc cụ liên tục theo đuổi âm cao hơn, thì cảm xúc con người, quan niệm hay câu chuyện mà nó miêu tả cũng sẽ không nhờ vậy mà trở nên sâu sắc hay mãnh liệt hơn, chỉ là cách diễn đạt ngày càng trở nên thái quá. Tương tự như một số cách diễn đạt trong các tác phẩm văn nghệ của Trung Cộng: Nhấn mạnh liên tục, khi đã dùng cạn vốn từ để miêu tả một điều nhỏ nhặt, đến lúc gặp việc lớn hơn một chút thì chỉ chỉ còn cách gắng hết sức tìm các diễn đạt mạnh mẽ hơn.

Nếu xem một số tác phẩm điện ảnh của Trung Cộng, đặc biệt là cái gọi là tác phẩm “đề tài chính” từ thế kỷ trước, có thể thấy rằng: Mỗi câu thoại đều cường điệu, giọng điệu nhấn mạnh từng chữ. Đợi tới lúc nội dung thực sự then chốt thì không còn cách nào nhấn mạnh bằng ngôn ngữ nữa nên đành nghiến răng trừng mắt, gật đầu vẫy tay, dùng biểu cảm và động tác mạnh mẽ để tiếp tục nhấn mạnh, hoặc cao giọng thêm nữa, nghĩ hết mọi cách để tăng cường biểu đạt cực đoan….

Đối với âm nhạc, phải có tiết chế để tránh rơi vào tình trạng này. Lấy “thủ trung” làm nguyên tắc để định rõ phạm vi âm vực sử dụng, trong phạm vi giới hạn đó lại phân ra biểu đạt cảm xúc mãnh liệt hay đạm bạc. Nếu có lúc thật sự cần nhấn mạnh nội dung thêm thì cho phép phá vỡ quy tắc. Theo cách này, âm cao sẽ không thăng lên đến cực cao nhưng người nghe đã có thể phân biệt được sự mãnh liệt trong biểu đạt của âm nhạc rồi.

Đối với một nhạc cụ hơi “hạ chủy điệu” (trừ kèn Quản tử hay kèn Tất lật), âm vực của âm sắc tốt của chúng có thể đạt tới hai quãng tám (quãng tám của tần số cơ bản và quãng tám của bội âm thứ nhất). Vậy nếu lấy một quãng tám cộng thêm một quãng năm làm “trung” thì thực sự đã chừa chỗ cho việc phá vỡ quy tắc. Trong trường hợp này, dù âm nhạc là “chính” hay “biến” thì cũng không mất đi “trung”. Bản thân tần số cơ bản của kèn Quản tử đã là một quãng tám cộng thêm một quãng năm, như vậy phạm vi “trung” này cũng là phần tốt nhất trong âm sắc của nó.

Âm nhạc hiện đại đôi khi sử dụng nhiều bộ nhạc cụ hơi đa thanh. Nếu nhiều bộ âm thanh cùng bị giới hạn trong một quãng tám cộng một quãng năm thì đôi khi sẽ khó khăn và cũng sẽ hạn chế khả năng biểu đạt của chúng. Âm nhạc hiện đại đã trở nên phức tạp hơn so với cổ đại rồi, trong trường hợp này, có thể mở rộng thêm một quãng tám nữa các nhạc cụ bộ hơi, tức là: âm vực của nhạc cụ hơi đa thanh được phép đạt tới hai quãng tám cộng với một quãng năm. Nhưng đối với bất kỳ nhạc cụ đơn nhất nào trong dàn nhạc hòa tấu, thì âm vực “trung” của nó vẫn là một quãng tám cộng thêm một quãng năm.

Chương “Lực hành” sử dụng sáo ở cung đô (C) và tiêu ở cung fa (F) làm nhạc cụ chính. Tổng âm vực của chúng giới hạn trong hai quãng tám. Tuy nhiên, do yêu cầu biểu đạt nên tiêu ở cung F đóng hai vai trò, một là hòa âm, thứ nữa là vì đoạn hai nâng khúc sáo lên âm vực giai điệu chính, dẫn đến cung F phải dùng tới hai quãng tám. Đây không phải là vi phạm quy tắc mà do thiếu kỹ năng sử dụng linh động nhạc cụ. Để bù đắp cho âm sắc bị thiếu khi thổi tiêu ở quãng cao, tôi đã sử dụng xun (là một loại sáo hình cầu) nhẹ nhàng bổ sung giai điệu cho quãng tám thấp, coi xun và tiêu thành như một nhạc cụ. Từ đoạn thứ ba trở đi, xun lại được sử dụng như một nhạc cụ độc lập.

Nhã nhạc hiện đại cũng có thể sử dụng nhạc cụ đa thanh thấp hơn, chẳng hạn như cổ cầm, tán âm thấp nhất của nó có thể đạt tới C2. Dùng làm nhạc đệm và nhạc nền cho toàn bộ khúc nhạc thì không sao cả. Tuy nhiên, âm vực của các nhạc cụ hơi đa thanh, dù bắt đầu từ Hoàng chung hay Thái thốc, thường giới hạn trong hai quãng tám cộng thêm một quãng năm, không được cao hơn nữa.

“Chính” trong nhã nhạc

“Chính” trong nhã nhạc một mặt là nói đến tần số chân chính, mặt khác là về nội hàm chân chính. Mà cái chính trong nội hàm cũng quyết cái chính trong hình thức biểu đạt âm nhạc. Tần số chân chính nằm ở việc xác định chuẩn xác Hoàng chung. Sau khi xác định Hoàng chung lại nghiêm ngặt tuân thủ quy tắc “tâm phân tổn ích” (7) mà tạo giai điệu.

Bởi vì một trong những tác dụng chính của nhã nhạc là giáo hóa nhân tâm. Muốn giáo hóa nhân tâm thì trước hết phải cảm động lòng người. Nhưng mà, nhã nhạc lại phải tiết chế việc thể hiện cảm xúc. Làm thế nào vừa tiết chế cảm xúc mà lại cảm động lòng người đây? Tất nhiên, nếu tâm tư người ta vô cùng tĩnh lặng, sẽ có thể phát hiện được những thay đổi nhỏ và dùng những cách biểu đạt rất tinh tế cũng có thể cảm động con người. Nhưng nếu tâm tư người ta không tĩnh lặng thì sao?

Nếu như tần số âm nhạc là chân chính, nó có thể cộng hưởng mạnh hơn với nhân thể hoặc không gian, nhờ vậy trực tiếp từ phương diện âm dương ngũ hành sinh ra ảnh hưởng đến nhân thể hoặc không gian. Ngũ hành trên cơ thể người ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của con người, khi ngũ hành được điều hòa thì cảm xúc của con người cũng sẽ được điều chỉnh.

Vì vậy, nhã nhạc xúc động con người không thể hiện ở việc kích thích, khơi gợi cảm xúc của người ta, mà trực tiếp từ cấp độ vật lý thúc đẩy những thay đổi trong nhân thể. Thông qua đồng cảm cộng hưởng của tần số nên biểu đạt âm nhạc có tiết chế sẽ khiến con người có thể cảm thấy “vui mà không quá đà, buồn mà không bi thương”, từ đó biết tự kiềm chế bản thân và tuân thủ lễ nghĩa.

Cái chính trong nội hàm của nhã nhạc chính là dựa trên loại “tiết chế” này. Bởi vì vai trò của nhã nhạc một mặt là giáo hóa nhân tâm, mặt khác là chỉnh sửa lễ tiết, làm rõ trật tự. Việc thiết lập trật tự tất phải dựa trên sự tự ước của cá nhân, tự giữ gìn lễ nghĩa và tiết chế.

Vì vậy, tần số chân chính, nội hàm chân chính là hai bảo đảm để nhã nhạc thực hiện được chức năng âm nhạc của nó.

Nói đến nội hàm, chính là nói về điều mà âm nhạc muốn thể hiện. Nhã nhạc chắc chắn sẽ không được sử dụng để biểu lộ quan điểm cực đoan, cũng không dùng để bác bỏ trật tự. Nó sẽ nhìn trên tổng thể chứ không phải nhấn mạnh một bên. Nội hàm chân chính quyết định một bộ nhã nhạc hoàn thiện sẽ có phong cách khúc nhạc, kỹ thuật và hình thức biểu đạt đều chân chính.

“Bình” trong nhã nhạc

Giai điệu của một bộ nhã nhạc không cần thay đổi quá nhanh, cũng không cần quá buồn quá vui. Nhịp điệu của nó cần trang trọng chứ không tùy tiện. Âm nhạc cần dẫn dắt nội tâm người nghe hướng về bình tĩnh, đồng thời trên cơ sở này mà cảm nhận được những cảm xúc có tiết chế. Dùng loại cảm xúc có tiết chế này khiến khán giả trải nghiệm được cảnh giới trang nghiêm, cung kính và vĩ đại. Chỉ có loại âm nhạc này mới có thể gọi là nhã nhạc, mới có thể khiến con người hiểu rằng cần phải thủ lễ và khiêm tốn.

“Bình” không đồng nghĩa với “đạm”. Thực ra, “đạm” cũng không có nghĩa là “vô vị”. Tôi cảm thấy, một bộ nhã nhạc hay có thể mang phong cách âm nhạc bình đạm, nhưng nếu lắng nghe kỹ, sẽ thấy trong đó có “mục” (穆). “Mục” là gì? Nhìn từ góc độ tạo chữ Hán, tôi hiểu là: Hàm ẩn bên trong sắc màu rực rỡ, nội tâm và vẻ ngoài hài hòa, danh xứng với thực.

Nếu đạt được điều này, thì dù âm nhạc là “bình” hay “đạm” cũng sẽ trở thành nội hàm to lớn, sẽ không bao giờ là “vô vị”. Làm thế nào để đạt được điều này? Tôi nghĩ rằng đối với nhã nhạc hiện đại, điều này có thể thực hiện dựa vào việc phối hợp kĩ lưỡng giữa hòa âm và phối khí, cũng như phối hợp giữa động tĩnh và khoảng trống trong âm nhạc (8), bao hàm những điều này thì có thể đạt được “bình” trong giai điệu.

Để làm được điều này còn phải có hiểu biết phong phú về nội hàm của âm nhạc. Chỉ khi có kinh nghiệm sống phong phú, hiểu thấu mọi việc nơi thế gian, mới có thể bình thản đối đãi hết thảy, nhưng lại có thể nhìn ra những đạo lý tinh vi thâm áo trong từng điều vụn vặt. Đem những trải nghiệm này vào sáng tác mới có thể khiến cho âm nhạc bình đạm chất phác nhưng tư vị lại thâm sâu.

Chương “Lực hành” là một biến thể của “bình”. Bởi nội dung thể hiện trong chương Lực hành có một mặt là người, mặt khác là hoàn cảnh sinh tồn, trong đó bao quát không chỉ những gian khổ mà hoàn cảnh sống đem đến cho con người mà còn cả việc con người hướng nội tự suy xét bản thân và duy trì lạc quan bình thản khi đối mặt với khó khăn. Vì thế khúc nhạc này không hoàn toàn bình hòa mà có chút phần sục sôi trong những mâu thuẫn đan xen.

Tuy nhiên, cách sắp đặt này thực ra là sử dụng một hình thức khác để thể hiện sự bình hòa. Ví như: trong câu “đường xa hay sức ngựa, nước loạn biết tôi trung”, dùng “đường xa”, “nước loạn” để so sánh nhằm làm nổi bật “sức ngựa”, “tôi trung” vậy.

Dẫu vậy, khúc nhạc này chỉ nói sơ đến những khó khăn của hoàn cảnh, chỉ mới chạm đến đã dừng. Rất nhiều lúc là không trực tiếp miêu tả hoàn cảnh mà thông qua việc miêu tả nỗ lực duy trì sự lạc quan bình thản của con người để ám chỉ áp lực mà hoàn cảnh mang lại.

Đây có thể gọi là tả ý trong khi sáng tác hoặc là lưu lại khoảng trống trong khi sáng tác. Chỉ viết về những điều tích cực của con người mà để khoảng trống mô tả những gian khổ khách quan. Nhưng những người nghe có chút kinh nghiệm sống có thể hiểu rằng: Nếu cố gắng như thế để duy trì lạc quan bình thản thì chắc chắn đã phải gặp khó khăn trong cuộc sống.

Cách viết này khiến khúc nhạc vẫn giữ được tiết chế trong hình thức thể hiện, không chệch khỏi yêu cầu của nhã nhạc.

“Hòa” trong nhã nhạc

“Hòa” trong nhã nhạc chủ yếu đề cập đến thái độ và cách viết trong khi soạn nhạc. Các phần trong giai điệu âm nhạc phải thích hợp, hòa âm đa âm cần phối hợp hài hòa, không nên cố ý làm nổi bật mâu thuẫn hoặc gây ra sự mâu thuẫn. Những xung đột ngẫu nhiên trong âm nhạc là để làm nền cho sự hài hòa về sau. “Hài hòa” có nghĩa là tất cả các yếu tố âm nhạc cần chủ động phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, từ đó đạt đến thành công tổng thể – điều này đã bao quát trong quá trình, cũng bao hàm cả kết quả. Loại âm nhạc như vậy có thể làm cho người ta an tịnh bình hòa, tăng cường lý trí, đầu óc minh mẫn và khiến cho nội tâm phong phú. Điều này sẽ có tác động tích cực đến thái độ sống cũng như mong cầu theo đuổi của thính giả. Điều này cũng giới hạn chủ đề và nội hàm của âm nhạc, khiến âm nhạc tất phải quang minh chính đại. Bởi vì loại thái độ sáng tác và kỹ thuật sáng tác này chỉ phù hợp với dạng chủ đề và hàm ý như vậy.

Ngoài ra, xét từ góc độ Âm dương Ngũ hành, chỉ có quãng tám thuần (hay quãng tám đúng) và quãng năm thuần (quãng năm đúng) là hài hòa. Quãng ba trưởng trong quy tắc Ngũ độ tương sinh (hoặc hệ thống điều chỉnh thang âm Pythagore) thường là thuộc về tương sinh yếu trong Ngũ hành, hầu hết quãng ba thứ thuộc về tương khắc yếu trong Ngũ hành. Tương sinh yếu thì không đủ hài hòa, còn như tương khắc cũng không quá hài hòa.

Nếu nhìn từ góc độ này, để đạt được hài hòa đúng nghĩa trong nhã nhạc, cần phải lấy hòa âm của quãng tám đúng và quãng năm đúng làm chủ. Chương “Minh tâm” và chương “Tuyên đức” chính là được viết dựa trên nguyên tắc này.

Tuy nhiên, trong sự thay đổi của quãng nhạc thì hài hòa hay không ấy lại không có giới hạn tuyệt đối mà là một quá trình thay đổi dần dần từ hài hòa đến không hài hòa. Ứng dụng cụ thể thế nào thì còn tùy vào nội hàm và yêu cầu thể hiện của khúc nhạc. Trong chương “Lực hành”, tôi cũng đã cẩn thận sử dụng quãng ba trưởng và quãng ba thứ.

Vì từ nội hàm của chương “Lực hành” mà xét thì đây cũng là một biến thể của phong cách nhã nhạc, nên trong cách viết cũng có thể phá vỡ quy chuẩn, đồng thời cũng dùng đến nhiều hình thức hòa âm hơn. Điều này phản ánh sự thống nhất giữa hình thức và nội hàm âm nhạc.

Phần kết luận

Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi về phong cách nhã nhạc.

Thiết lập lại các chuẩn mực cho phong cách nhã nhạc là một vấn đề lớn, không phải là điều có thể nói xong trong bài viết này. Mục đích của bài viết này chỉ là “phao chuyên dẫn ngọc” mà thôi. Ngoài ra, trình độ của tôi còn hạn chế nên bài viết này chỉ là để cung cấp cho đồng tu hoặc người có chuyên môn tham khảo và bình luận. Mong được mọi người chỉ chính những chỗ chưa đúng.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291217

Chú thích của người dịch:

(1) Thu lễ – Đại Điển Chi Nhạc 秋禮 · 大典之樂: Là tên của một bộ nhạc lễ, cấu trúc của bộ nhạc lễ này như sau:

1) Minh Tâm Chi Chương: https://chanhkien.org/2023/12/thuyet-minh-ban-nhac-thu-le-dai-dien-chi-nhac-minh-tam-chi-chuong.html

2) Tuyên Đức Chi Chương: https://www.zhengjian.org/node/285927

3) Lực Hành Chi Chương: https://big5.zhengjian.org/node/287325

4) Tạ Ân Chi Chương

5) Diên Khánh Chi Chương

6) Thái Bình Chi Chương

7) Túc Cẩn Chi Chương

(2) Đả phổ 打譜: Là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình phiên dịch hoặc tái tạo nhạc từ dạng chữ viết thành sheet nhạc (tức là phiên dịch “Chỉ pháp phổ” hay bảng ghi chép vị trí ngón tay và kỹ thuật đánh dây theo văn hóa Trung Quốc cổ thành bản nhạc gồm các nốt được ghi trên khuông như của phương Tây).

(3) Ngụy thị nhạc phổ 魏氏樂譜: Là một bộ sưu tập các bản nhạc dành cho giải trí trong cung đình được biên soạn vào thời nhà Thanh 清 (1644-1911) bởi nhạc sư Ngụy Hạo 魏浩.

(4) Người xưa dùng ống sậy để đo âm thanh (tần số rung động của âm thanh) trong môi trường tự nhiên vào ngày Đông chí (khi mặt trời vừa nhô lên), lấy đó làm âm chuẩn trong âm luật, gọi là Hoàng chung (chuông vàng). Xem thêm bài viết: Hòa âm và phối khí khúc cổ cầm “Thế giới Ta Bà – Thuyền cực lạc”

Lại theo Sách ẩn (索隱): Xét luật (律) có 12 nấc; sáu nấc Dương gọi là luật (律), lần lượt là Hoàng chung (黃鍾), Thái thấu (太蔟), Cô tiển (姑洗), Nhuy tân (蕤賔), Di tắc (夷則), Vô dịch (無射); sáu nấc Âm gọi là lữ (呂), lần lượt là Đại lữ (大呂), Giáp chung (夾鍾), Trung lữ (中呂), Lâm chung (林鍾), Nam lữ (南呂), Ứng chung (應鍾) vậy.

 

(5) Bát Dật Vũ (八佾舞): Tên một điệu múa thời Chu 周 tại sân vua, là tiêu chuẩn cao nhất trong số các vũ đạo tế lễ và được Hoàng đế sử dụng, các vũ công xếp thành tám hàng, mỗi hàng tám người. Sau còn được dùng làm vũ nhạc tế Khổng Tử.

(6) Bát âm (八音): Những nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc bao gồm rất nhiều loại nhạc khí khác nhau, từ nhạc cụ dây, hơi hay gõ. Chúng được chia làm tám loại nhạc cụ dựa trên chất liệu, tạo nên tám loại âm sắc cho dàn nhạc, được gọi là bát âm (八音). Tám loại này bao gồm: kim (nhạc cụ bằng kim loại), thạch (bằng đá), thổ (bằng đất nung), ti (nghĩa là nhạc cụ có dây; trước đây làm bằng tơ hay gân động vật, sau đó dùng dây bằng thép), trúc (bằng tre, trúc), bào (bầu), cách (da), và mộc (gỗ).

(7) Ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa là các âm cung 宮, thương 商, giốc 角, chủy 徵 , vũ 羽 , ứng với 5 nốt là Fa (F), Sol (G), La (A), Do (C), Re (D). Sau này, Văn Vương thêm hai dây hay hai nốt phụ là biến cung 變 宮 (Mi, E) và biến chủy 變 徵 (Si, B) hình thành âm giai thất cung.

Hạ chủy điệu (pháp) 下徵調法: Thẩm Hưu 沈休 viết trong “Tống thư 宋書” rằng: Hạ chủy điệu (pháp) tức lấy Lâm chung làm âm Cung, lấy Nam lữ làm âm Thương. Lâm chung vốn là Hoàng chung Chủy biến, tức là thấp hơn Chủy điệu vậy.

(8) Tam phân tổn ích 三分損益: Trong cuốn “Quản tử – Địa duyên thiên” viết, dùng một ống trúc dài 81 đơn vị để xác định “âm Cung”, sau đó dùng phương pháp “tam phân tổn ích” để thu được ngũ âm. Tức là:

– Cung = 81
– Chủy = (81 x 2): 3 = 54
– Thương = (54 x 4): 3 = 72
– Vũ = (72 x 2): 3 = 48
– Giốc = (48 x 4): 3 = 64

(9) Động tĩnh và khoảng trống: Theo quan niệm sáng tác của tác giả, cách sáng tác khúc nhạc tương tự như cách mà giới trí thức Nho giáo truyền thống sáng tác tranh sơn thủy, thông qua tả ý mà lưu lại vận vị, dư âm và khoảng trống (khoảng không) cho thính giả cảm nhận.

Xem bài tham khảo ở đây.

Ghi chú của người dịch: Do năng lực có hạn nên bản dịch khó tránh khỏi sai sót, mong nhận được đóng góp từ các bạn độc giả có chuyên môn.

The post Thiển đàm về phong cách của nhã nhạc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video nhạc: Đắc độ (3)https://chanhkien.org/2025/01/video-nhac-dac-do-3.htmlFri, 31 Jan 2025 02:55:55 +0000https://chanhkien.org/?p=36257[ChanhKien.org] Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp ở SaipanSoạn nhạc: Trần Trị BìnhBiểu diễn & dựng video: Thái Trân [ChanhKien.org] Lời tiếng Trung (Phiên âm Pinyin): 落入凡間深處, 迷失不知歸路。 輾轉千百年, 幸遇師尊普度, 得度,得度, 切莫機緣再誤。 Luò rù fánjiān shēn chù, Míshī bù zhī guīlù. Zhǎnzhuǎn qiān bǎinián, Xìng yù Shī zūn pǔ dù, Dé dù, dé dù, […]

The post Video nhạc: Đắc độ (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp ở Saipan
Soạn nhạc: Trần Trị Bình
Biểu diễn & dựng video: Thái Trân

[ChanhKien.org]

Lời tiếng Trung (Phiên âm Pinyin):

落入凡間深處,
迷失不知歸路。
輾轉千百年,
幸遇師尊普度,
得度,得度,
切莫機緣再誤。

Luò rù fánjiān shēn chù,
Míshī bù zhī guīlù.
Zhǎnzhuǎn qiān bǎinián,
Xìng yù Shī zūn pǔ dù,
Dé dù, dé dù,
Qiè mò jīyuán zài wù.

Tạm dịch:

Rơi xuống vực sâu nơi phàm trần,
Lạc lối không biết đường về ở chốn nao.
Trăn trở luân hồi suốt trăm nghìn năm,
May mắn được Sư tôn phổ độ,
Đắc độ, đắc độ,
Đừng bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293921

The post Video nhạc: Đắc độ (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Song ca: Đứa con của Phật Chủhttps://chanhkien.org/2025/01/kinh-chuc-su-ton-nam-moi-vui-ve-song-ca-dua-con-cua-phat-chu.htmlThu, 30 Jan 2025 00:56:26 +0000https://chanhkien.org/?p=36211[ChanhKien.org] Sáng tác lời: Thanh Không Soạn nhạc: Tri Ân Biên khúc: Minh Kha Diễn xướng: Sastrani & Thu Hiền Lời tiếng Trung & tiếng Anh: children of the creator king of all kings born by the pool of divine love pure and kind hearts so free joy and peaceful in eternity 我們是主佛的孩子 與主簽約助法救世 輪迴千載不忘洪誓 […]

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Song ca: Đứa con của Phật Chủ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sáng tác lời: Thanh Không
Soạn nhạc: Tri Ân
Biên khúc: Minh Kha
Diễn xướng: Sastrani & Thu Hiền

Lời tiếng Trung & tiếng Anh:

children of the creator king of all kings
born by the pool of divine love
pure and kind hearts so free
joy and peaceful in eternity

我們是主佛的孩子
與主簽約助法救世
輪迴千載不忘洪誓
傳播福音喚醒迷痴

我們是主佛的孩子
得法回天萬古宿志
法輪大法天車飛馳
千金一刻切莫延遲

children of the creator king of all kings
promised to aid through the test of time
through endless times vows we keep
spread the truth and lead the way

我們是主佛的孩子
得法回天萬古宿志
法輪大法天車飛馳
千金一刻切莫延遲

Lời tiếng Việt:

Đứa con của Phật Chủ

Chúng tôi là những đứa con của Phật Chủ
Được sinh ra nơi Thiên Trì mỹ lệ
Thuần chân thánh khiết thiện lương và thành thực
Vui vẻ hạnh phúc vô ưu và vô chấp

Chúng tôi là những đứa con của Phật Chủ
Đã cùng Ngài giao ước trợ Pháp cứu thế
Luân hồi nghìn năm vẫn không quên hồng nguyện
Lan toả phúc âm thức tỉnh người mê

Chúng tôi là những đứa con của Phật Chủ
Đắc Pháp hồi thiên vạn cổ chí nguyện xưa
Pháp Luân Đại Pháp thiên xa lao vùn vụt
Một khắc ngàn vàng [bạn] chớ nên chậm trễ

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294850

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Song ca: Đứa con của Phật Chủ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Độc tấu sáo trúc: Thế nhân tỉnhhttps://chanhkien.org/2025/01/kinh-chuc-su-ton-nam-moi-vui-ve-doc-tau-sao-truc-the-nhan-tinh.htmlThu, 30 Jan 2025 00:56:18 +0000https://chanhkien.org/?p=36212[ChanhKien.org] Sáng tác lời: Minh Kha, Đóa Đóa Liên Hoà âm phối khí: Minh Kha Diễn tấu sáo trúc: Nhất Tiếu Nại Hà Nhìn ra cửa sổ, pháo hoa rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Trong màn pháo hoa lúc mờ lúc tỏ ấy, tôi thấy các đệ tử Đại Pháp trong và ngoài nước […]

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Độc tấu sáo trúc: Thế nhân tỉnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sáng tác lời: Minh Kha, Đóa Đóa Liên
Hoà âm phối khí: Minh Kha
Diễn tấu sáo trúc: Nhất Tiếu Nại Hà

Nhìn ra cửa sổ, pháo hoa rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Trong màn pháo hoa lúc mờ lúc tỏ ấy, tôi thấy các đệ tử Đại Pháp trong và ngoài nước đang dùng nhiều cách khác nhau để giúp thế nhân minh bạch chân tướng, trợ Sư Chính Pháp với tâm thái vô tư, vô ngã, không oán không hận. Mỗi ngày, đều có những thế nhân thức tỉnh và thoái xuất khỏi các tổ chức tà ác, được Đại Pháp cứu độ. Trong lòng tôi vô cùng cảm khái. Xin gửi tặng mọi người bản sáo trúc “Thế Nhân Tỉnh”. Nhân đây, cũng xin kính chúc Sư tôn và tất cả đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới một năm mới vui vẻ!

Ngàn vạn năm phong sương,

Trải qua biết bao khổ đau
Hưng vong thành bại khiến bạn bi ai…
Luân hồi chuyển kiếp nghìn năm
Vào trong biết bao vai diễn
Vì duyên cớ nào ai hay
Danh lợi tình bôn ba, được mất khiến bạn khổ đau
Trong mê tìm ý nghĩa của sinh mệnh
Bạn còn nhớ chăng lời thệ ước nơi thiên quốc xa xôi
Thần sớm đã đến nhân gian rồi
Xin bạn hãy lắng nghe lắng nghe tiếng gọi của Thần linh
Trong tâm giữ thiện niệm bạn sẽ được bình an
Vũ trụ đang canh tân Đại Pháp đang hồng truyền
Đừng để lỡ mất cơ duyên vạn cổ.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294833

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Độc tấu sáo trúc: Thế nhân tỉnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Đơn ca nữ: Bức tranh mùa xuânhttps://chanhkien.org/2025/01/kinh-chuc-su-ton-nam-moi-vui-ve-don-ca-nu-buc-tranh-mua-xuan.htmlWed, 29 Jan 2025 00:15:01 +0000https://chanhkien.org/?p=36124[ChanhKien.org] Sáng tác lời: Bố Nhất Soạn nhạc: Minh Kha Diễn xướng: Thu Hiền Lời tiếng Trung: 路旁開滿小花 小橋流水人家 岸邊柳枝聞風起舞 一幅春的圖畫 不一樣的春天 不一樣的畫面 出門踏青南風吹來 愛一樣的溫暖 那白雲多象一張張傳單 那春風多象一陣陣呼喚 眾生醒百花開香滿園 好心情就像已過萬重山 不一樣的畫面 不一樣的明暗 春寒料峭冷暖較量 慈悲能溶春天 慈悲就像那冬天的陽光 慈悲就像那黑夜的北鬥 感恩淚心中涌語哽咽 是創世主洪大慈悲無上恩典 春天的好時光帶來機緣 春天的美畫卷激活心願 真善忍金光閃法輪旋 喚醒了我心中的春天 真善忍金光閃法輪旋 喚醒了我心中的春天 Phiên âm: Lù páng kāi mǎn xiǎohuā xiǎoqiáo liúshuǐ rénjiā àn biān […]

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Đơn ca nữ: Bức tranh mùa xuân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Sáng tác lời: Bố Nhất
Soạn nhạc: Minh Kha
Diễn xướng: Thu Hiền

Lời tiếng Trung:

路旁開滿小花
小橋流水人家
岸邊柳枝聞風起舞
一幅春的圖畫

不一樣的春天
不一樣的畫面
出門踏青南風吹來
愛一樣的溫暖

那白雲多象一張張傳單
那春風多象一陣陣呼喚
眾生醒百花開香滿園
好心情就像已過萬重山

不一樣的畫面
不一樣的明暗
春寒料峭冷暖較量
慈悲能溶春天

慈悲就像那冬天的陽光
慈悲就像那黑夜的北鬥
感恩淚心中涌語哽咽
是創世主洪大慈悲無上恩典

春天的好時光帶來機緣
春天的美畫卷激活心願
真善忍金光閃法輪旋
喚醒了我心中的春天

真善忍金光閃法輪旋
喚醒了我心中的春天

Phiên âm:

Lù páng kāi mǎn xiǎohuā
xiǎoqiáo liúshuǐ rénjiā
àn biān liǔ zhī wén fēng qǐwǔ
yī fú chūn de túhuà

bù yīyàng de chūntiān
bù yīyàng de huàmiàn
chūmén tàqīng nán fēngchuī lái
ài yīyàng de wēnnuǎn

nà báiyún duō xiàng yī zhāng zhāng chuándān
nà chūnfēng duō xiàng yīzhèn zhèn hūhuàn
zhòngshēng xǐng bǎihuā kāi xiāng mǎn yuán
hǎo xīnqíng jiù xiàng yǐguò wàn chóngshān

bù yīyàng de huàmiàn
bù yīyàng de míng’àn
chūnhánliàoqiào lěngnuǎn jiàoliàng
cíbēi néng róng chūntiān

cíbēi jiù xiàng nà dōngtiān de yángguāng
cíbēi jiù xiàng nà hēiyè de běidòu
gǎn’ēn lèi xīnzhōng yǒng yǔ gěngyàn
shì chuàngshì zhǔ hóng dà cíbēi wú shàng ēndiǎn

chūntiān de hǎo shíguāng dài lái jīyuán
chūntiān dì měi huà juàn jīhuó xīnyuàn
zhēn shàn rěn jīnguāng shǎn fǎlún xuán
huànxǐngle wǒ xīnzhōng de chūntiān

zhēn shàn rěn jīnguāng shǎn fǎlún xuán
huànxǐngle wǒ xīnzhōng de chūntiān

Lời tiếng Việt:

Ven đường hoa nở rộ
Có cầu có nước có con người
Bên bờ nhành liễu đón gió đong đưa
Một bức tranh mùa xuân thật đẹp

Một mùa xuân đã khác
Một cảnh sắc đã khác
Ra ngoài dạo bước hóng gió Nam lùa về
Thật ấm áp như thể những yêu thương

Áng mây kia sao giống những truyền đơn
Gió xuân kia như từng lời kêu gọi
Chúng sinh thức tỉnh muôn hoa khai nở khắp vườn ngát hương
Lòng tôi vui như đã vượt muôn trùng núi

Một cảnh sắc đã khác
Mảng sáng tối đã khác
Mùa xuân se se ấm lạnh giao thoa
Từ bi có thể hoà tan cả mùa xuân

Từ bi là ánh Mặt Trời mùa đông
Từ bi là chòm Bắc Đẩu giữa màn đêm

Giọt lệ cảm ân lòng nghẹn ngào thổn thức
Ấy là ân điển vô thượng từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ

Mùa xuân đẹp đẽ mang đến cơ duyên
Cảnh sắc mùa xuân làm sống dậy tâm nguyện
Chân Thiện Nhẫn toả ánh kim quang Pháp Luân xoay chuyển
Đã đánh thức mùa xuân trong tôi

Chân Thiện Nhẫn toả ánh kim quang Pháp Luân xoay chuyển
Đã đánh thức mùa xuân trong tôi

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294804

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Đơn ca nữ: Bức tranh mùa xuân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ca khúc: Đón Tếthttps://chanhkien.org/2025/01/ca-khuc-don-tet.htmlWed, 29 Jan 2025 00:14:50 +0000https://chanhkien.org/?p=36125[ChanhKien.org] Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp Sáng tác nhạc: Tân Lạc Biểu diễn: Tân Lạc Tải văn bản bài nhạc ở đây. Lời tiếng Trung: 正月里来是新年, 家家户户喜开颜。 父老乡亲哪里去? 去看神韵过大年。 正月里来是新年, 换上新装喜开颜。 亲朋好友哪里去? 去看神韵过新年。 Phiên âm: Zhèngyuè lǐ lái shì xīnnián, Jiājiā hùhù xǐ kāiyán. Fùlǎo xiāngqīn nǎlǐ qù? Qù kàn ShénYùn guò dà […]

The post Ca khúc: Đón Tết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp
Sáng tác nhạc: Tân Lạc
Biểu diễn: Tân Lạc

Tải văn bản bài nhạc ở đây.

Lời tiếng Trung:

正月里来是新年,
家家户户喜开颜。
父老乡亲哪里去?
去看神韵过大年。

正月里来是新年,
换上新装喜开颜。
亲朋好友哪里去?
去看神韵过新年。

Phiên âm:

Zhèngyuè lǐ lái shì xīnnián,
Jiājiā hùhù xǐ kāiyán.
Fùlǎo xiāngqīn nǎlǐ qù?
Qù kàn ShénYùn guò dà nián.

Zhèngyuè lǐ lái shì xīnnián,
Huàn shàng xīn zhuāng xǐ kāiyán.
Qīnpéng hǎoyǒu nǎlǐ qù?
Qù kàn ShénYùn guò xīnnián.

Lời tiếng Việt:

Tháng Giêng mang năm mới đến,
Nhà nhà hộ hộ cười thật tươi.
Hương thôn phụ lão đi đâu thế?
À, đi xem Thần Vận đón Tết đấy.

Tháng Giêng mang năm mới đến,
Mặc y phục mới cười thật tươi.
Bạn bè thân quyến đi đâu thế?
À, đi xem Thần Vận đón Tết đấy.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/109837

The post Ca khúc: Đón Tết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Độc tấu tì bà: Pháp đến xuân đến phúc muôn nơihttps://chanhkien.org/2025/01/kinh-chuc-su-ton-nam-moi-vui-ve-doc-tau-ti-ba-phap-den-xuan-den-phuc-muon-noi.htmlTue, 28 Jan 2025 02:30:44 +0000https://chanhkien.org/?p=35989[ChanhKien.org] Lời: Mai Liên Nhạc: Minh Kha Diễn tấu tì bà: Thiên Ân Hoa đào nở, muôn chim hót trên cành liễu xanh biếc Chân dạo bước trên thềm cỏ ngát hương Pháp quang soi sáng cõi lòng tôi Đắm mình trong gió xuân lòng vui biết mấy Giữa dòng người tôi đang tìm kiếm […]

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Độc tấu tì bà: Pháp đến xuân đến phúc muôn nơi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Lời: Mai Liên

Nhạc: Minh Kha

Diễn tấu tì bà: Thiên Ân

Hoa đào nở, muôn chim hót trên cành liễu xanh biếc

Chân dạo bước trên thềm cỏ ngát hương
Pháp quang soi sáng cõi lòng tôi
Đắm mình trong gió xuân lòng vui biết mấy
Giữa dòng người tôi đang tìm kiếm bạn
Để truyền đến bạn phúc âm
Và đánh thức ký ức đã ngủ say của bạn
Người ta vì sao lại đến nơi này

Sáng Thế Chủ từ bi truyền Thiên Pháp
Cơn gió xuân rải giọt lành cam lộ
Thành tâm niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo
Bảo an khang hỷ lạc chân phúc đến
Hồng ân hạo đãng thần tích hiển
Pháp đến xuân đến phúc muôn nơi
Vui biết mấy đẹp biết mấy phúc lành biết mấy
Đắc Pháp hồi thiên trở về chốn quê nhà…

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294814

The post [Kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ] Độc tấu tì bà: Pháp đến xuân đến phúc muôn nơi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bản nhạc đệm: Hoa maihttps://chanhkien.org/2025/01/ban-nhac-dem-hoa-mai.htmlSun, 26 Jan 2025 02:10:04 +0000https://chanhkien.org/?p=35962Lời: Đóa Đóa Liên; Nhạc: Tri Ân; Biên khúc: Kính Tu [ChanhKien.org] Tải văn bản bài nhạc ở đây. Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294803

The post Bản nhạc đệm: Hoa mai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Lời: Đóa Đóa Liên; Nhạc: Tri Ân; Biên khúc: Kính Tu

[ChanhKien.org]

Tải văn bản bài nhạc ở đây.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294803

The post Bản nhạc đệm: Hoa mai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video nhạc: Đắc độ (2)https://chanhkien.org/2025/01/video-nhac-dac-do-2.htmlSat, 25 Jan 2025 01:14:17 +0000https://chanhkien.org/?p=35959Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp ở SaipanSoạn nhạc: Trần Trị BìnhBiểu diễn: Jenny ZengDiễn viên chính: Danni NguyenDựng video: Y La Tốn [ChanhKien.org] Lời tiếng Trung (Phiên âm Pinyin): 落入凡間深處, 迷失不知歸路。 輾轉千百年, 幸遇師尊普度, 得度,得度, 切莫機緣再誤。 Luò rù fánjiān shēn chù, Míshī bù zhī guīlù. Zhǎnzhuǎn qiān bǎinián, Xìng yù Shī zūn pǔ dù, […]

The post Video nhạc: Đắc độ (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp ở Saipan
Soạn nhạc: Trần Trị Bình
Biểu diễn: Jenny Zeng
Diễn viên chính: Danni Nguyen
Dựng video: Y La Tốn

[ChanhKien.org]

Lời tiếng Trung (Phiên âm Pinyin):

落入凡間深處,
迷失不知歸路。
輾轉千百年,
幸遇師尊普度,
得度,得度,
切莫機緣再誤。

Luò rù fánjiān shēn chù,
Míshī bù zhī guīlù.
Zhǎnzhuǎn qiān bǎinián,
Xìng yù Shī zūn pǔ dù,
Dé dù, dé dù,
Qiè mò jīyuán zài wù.

Tạm dịch:

Rơi xuống vực sâu nơi phàm trần,
Lạc lối không biết đường về ở chốn nao.
Trăn trở luân hồi suốt trăm nghìn năm,
May mắn được Sư tôn phổ độ,
Đắc độ, đắc độ,
Đừng bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/281625

The post Video nhạc: Đắc độ (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video nhạc: Đắc độ (1)https://chanhkien.org/2025/01/video-nhac-dac-do-1.htmlFri, 24 Jan 2025 01:38:05 +0000https://chanhkien.org/?p=35953Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp ở SaipanSoạn nhạc: Tu NhạcBiểu diễn: Khương MẫnDựng video: Vũ Liên [ChanhKien.org] Lời tiếng Trung (Phiên âm Pinyin): 落入凡間深處, 迷失不知歸路。 輾轉千百年, 幸遇師尊普度, 得度,得度, 切莫機緣再誤。 Luò rù fánjiān shēn chù, Míshī bù zhī guīlù. Zhǎnzhuǎn qiān bǎinián, Xìng yù Shī zūn pǔ dù, Dé dù, dé dù, Qiè mò […]

The post Video nhạc: Đắc độ (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp ở Saipan
Soạn nhạc: Tu Nhạc
Biểu diễn: Khương Mẫn
Dựng video: Vũ Liên

[ChanhKien.org]

Lời tiếng Trung (Phiên âm Pinyin):

落入凡間深處,
迷失不知歸路。
輾轉千百年,
幸遇師尊普度,
得度,得度,
切莫機緣再誤。

Luò rù fánjiān shēn chù,
Míshī bù zhī guīlù.
Zhǎnzhuǎn qiān bǎinián,
Xìng yù Shī zūn pǔ dù,
Dé dù, dé dù,
Qiè mò jīyuán zài wù.

Tạm dịch:

Rơi xuống vực sâu nơi phàm trần,
Lạc lối không biết đường về ở chốn nao.
Trăn trở luân hồi suốt trăm nghìn năm,
May mắn được Sư tôn phổ độ,
Đắc độ, đắc độ,
Đừng bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/252839

The post Video nhạc: Đắc độ (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Độc tấu sáo trúc: Mộng tỉnhhttps://chanhkien.org/2025/01/doc-tau-sao-truc-mong-tinh.htmlWed, 22 Jan 2025 23:43:31 +0000https://chanhkien.org/?p=35949Lời: Minh Tịnh; Nhạc: Tu Nhạc; Sáo trúc: Nhất Tiếu Nại Hà [ChanhKien.org] Lời tiếng Trung: 轮回转世几千年, Lúnhuí zhuǎnshì jǐ qiān nián, 進進出出为哪般? jìn jìnchū chū wèi nǎ bān? 功名利禄不长久, Gōngmíng lìlù bù chángjiǔ, 世道兴衰全在天。 shìdào xīngshuāi quán zài tiān. 生命本是天上仙, Shēngmìng běn shì tiānshàng xiān, 人生成败过眼烟。 rénshēng chéngbài guòyǎn yān. 是非本是前世怨, Shìfēi běn shì […]

The post Độc tấu sáo trúc: Mộng tỉnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Lời: Minh Tịnh; Nhạc: Tu Nhạc; Sáo trúc: Nhất Tiếu Nại Hà

[ChanhKien.org]

Lời tiếng Trung:

轮回转世几千年,
Lúnhuí zhuǎnshì jǐ qiān nián,
進進出出为哪般?
jìn jìnchū chū wèi nǎ bān?
功名利禄不长久,
Gōngmíng lìlù bù chángjiǔ,
世道兴衰全在天。
shìdào xīngshuāi quán zài tiān.

生命本是天上仙,
Shēngmìng běn shì tiānshàng xiān,
人生成败过眼烟。
rénshēng chéngbài guòyǎn yān.
是非本是前世怨,
Shìfēi běn shì qiánshì yuàn,
得法破迷上青天。
défǎ pò mí shàng qīngtiān.

Lời tiếng Việt:

Trải muôn vạn kiếp, nơi thế gian đến lại đi
Đời người vì điều chi mà lao tứ?
Quyền, danh, lợi, sắc nơi thế gian có bền lâu?
Hồng trần thịnh hay suy định bởi trời.

Quê hương thật ta vốn trên trời cao
Bao ganh đua thắng thua như phù vân
Nhiều thị phi là ân oán từ bao kiếp
Hãy mau tỉnh mộng đắc Pháp, ta hồi hương!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294662

The post Độc tấu sáo trúc: Mộng tỉnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Quân nhạc: Tay trong tay (Hand in hand)https://chanhkien.org/2025/01/quan-nhac-tay-trong-tay-hand-in-hand.htmlTue, 21 Jan 2025 01:38:53 +0000https://chanhkien.org/?p=35939Soạn nhạc: Trần Quốc Hoa Biên khúc: Peter Wetzel Diễn tấu: Các thành viên Thiên quốc nhạc đoàn Châu Âu [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/289691

The post Quân nhạc: Tay trong tay (Hand in hand) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Soạn nhạc: Trần Quốc Hoa
Biên khúc: Peter Wetzel

Diễn tấu: Các thành viên Thiên quốc nhạc đoàn Châu Âu

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/289691

The post Quân nhạc: Tay trong tay (Hand in hand) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun 2019: “Thị vệ Đại Minh”https://chanhkien.org/2025/01/dan-nhac-giao-huong-shen-yun-2019-thi-ve-dai-minh.htmlMon, 20 Jan 2025 03:14:44 +0000https://chanhkien.org/?p=35937Sáng tác: D.F. Phối khí: Tịnh Huyền (Jing Xian) [ChanhKien.org] Vào thế kỷ thứ 14, Chu Nguyên Chương sáng lập ra triều đại nhà Minh và đặt tên triều đại của mình là “kỷ nguyên của quân sự hùng mạnh”. Bản nhạc này khắc họa hình ảnh những chiến binh đang thực thi lý tưởng […]

The post Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun 2019: “Thị vệ Đại Minh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sáng tác: D.F.

Phối khí: Tịnh Huyền (Jing Xian)

[ChanhKien.org]

Vào thế kỷ thứ 14, Chu Nguyên Chương sáng lập ra triều đại nhà Minh và đặt tên triều đại của mình là “kỷ nguyên của quân sự hùng mạnh”. Bản nhạc này khắc họa hình ảnh những chiến binh đang thực thi lý tưởng đó và cống hiến sinh mạng của mình để bảo vệ và mang lại hòa bình cho đế chế lớn mạnh này. Tiết tấu đảo phách và những câu nhạc mạnh khắc họa kỷ luật nghiêm khắc của họ trên chiến trường, được tô điểm bởi sự hùng tráng bằng thanh âm của nhạc cụ bộ đồng. Đoạn giang tấu kết thúc khi đàn tỳ bà xướng lên lời hiệu triệu tòng quân, từ đó dẫn dắt đến đoạn cuối tràn đầy tinh thần anh dũng nơi chiến trường ác liệt.

Mời quý khán giả xem video đầy đủ tại đường link sau:

https://ept.ms/MingImperialGuards_

Vui lòng tìm hiểu thêm tại:

Twitter: https://x.com/shenyuncreation
Facebook: https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin
Instagram: https://www.instagram.com/shenyunworks/

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294616

The post Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun 2019: “Thị vệ Đại Minh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (5)https://chanhkien.org/2025/01/cau-chuyen-co-tich-dai-tap-tam-bao-du-ky-5.htmlSun, 19 Jan 2025 02:31:06 +0000https://chanhkien.org/?p=35918Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý [ChanhKien.org] Trang thứ tư của “Tầm Bảo du ký”: Tiến nhập vào thành phố dưới lòng đất trừ ma Tóm tắt trang này: Nhiều câu chuyện sau đây xoay quanh việc ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đồng tâm hiệp lực, cùng nhau phối hợp trừ […]

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Trang thứ tư của “Tầm Bảo du ký”: Tiến nhập vào thành phố dưới lòng đất trừ ma

Tóm tắt trang này: Nhiều câu chuyện sau đây xoay quanh việc ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đồng tâm hiệp lực, cùng nhau phối hợp trừ yêu diệt ma. Trong quá trình phối hợp, họ thể hiện trí huệ và triển hiện ra những thần tích.

Trong bài viết liệt kê nhiều hiện tượng tưởng như bình thường nhưng thực tế lại là những nhân tố trở ngại việc đắc Pháp. Ví dụ, tốc độ đọc Pháp quá nhanh khiến không tự biết mà đọc Pháp thành văn vần; hay trong lúc học Pháp lại lơ đễnh, mất tập trung, buồn ngủ, xốc nổi, bất an,… Tu luyện là việc rất nghiêm túc, học Pháp với tâm thái như thế nào sẽ quyết định rốt cuộc bạn có thể đắc Pháp hay không!

Hai bài thơ cảm ngộ của đệ tử:

(1) Phối hợp

Thần thông trí tuệ đến từ Pháp,
Đường Thần mở lối giữa phong trần.
Trí dũng song toàn lòng ngay sáng,
Chính niệm kim cang quét mây tà.

(2) Đắc Pháp khó

Tu luyện trở về muôn dặm xa,
Ngàn trùng ma nạn đường khó qua.
Thành tâm đắc Pháp tâm kiên định,
Yêu ma cản Pháp địa ngục đọa.

Tập một: Thanh trừ quái vật sừng độc

Tiểu Bảo lật trang thứ tư của Tầm Bảo Đồ, trên bản đồ hiện ra một cái hố sâu, bên cạnh viết mấy chữ: “Chui vào trong”. Bản đồ nói: “Lần này, phải tiến vào thành phố dưới lòng đất”. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo không hề do dự, lập tức chui vào hố sâu, bên trong tối đen như mực, không nhìn thấy gì. Bảo Ngọc rút thanh Kim Cương Kiếm ra, ánh sáng từ thanh Kim Cương Kiếm ngay lập tức soi sáng con đường phía trước. Ba người không ngừng tiến về phía trước, thỉnh thoảng bên tai vang tới những tiếng kêu quái dị. Tiểu Bảo hoài nghi: “Có phải bản đồ chỉ sai đường không? Liệu chúng ta có rơi xuống địa ngục không?” Bảo Ngọc nói: “Đây là tâm sợ hãi và nghi tâm. Chúng ta cần phải tín Sư tín Pháp”. Tiểu Bảo nhận ra được chấp trước của mình, buông bỏ lo âu, tiếng kêu quái dị cũng dần biến mất. Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đã kiên định tín tâm, con đường phía trước càng đi càng sáng rõ. Lại đi thêm một lúc nữa, họ nhìn thấy nhiều người mặc trang phục cổ trang, bên đường treo đủ loại đèn lồng màu sắc rực rỡ với những công trình kiến trúc cổ đại trang nghiêm. Nơi này trông giống như một thành phố, ở trung tâm thành phố có một bức tượng băng ngũ sắc khổng lồ, là hình tượng một vị Đại Phật từ bi uy nghiêm. Tiểu Bảo nhìn kỹ, nhận ra đó chính là bức tượng băng của Phật Chủ.

Thanh Tùng, Bảo Ngọc, Tiểu Bảo muốn bước vào thành phố này, nhưng dường như bị một bức tường vô hình ngăn lại, không cách nào tiến vào được. “Chuyện gì vậy nhỉ?” Tiểu Bảo nhìn trang phục của mình là trang phục hiện đại bị biến dị, Tiểu Bảo suy nghĩ: “Lẽ nào trang phục như này không thể tùy tiện tiến vào? Phải nhập gia tùy tục, thay đổi trang phục phù hợp chăng?” Tiểu Bảo kiến nghị: “Chúng ta mau thay đồ cổ trang của mình thôi”. Thế là Tiểu Bảo mặc y phục của Ngộ Không, Thanh Tùng mặc bộ giáp Chống Tà mà Phật Chủ ban tặng, còn Bảo Ngọc cũng mặc bộ Hán phục của mình. Sau khi ba người thay xong trang phục cổ đại, bức tường vô hình biến mất. Họ tiếp tục tiến về phía trước một đoạn ngắn, nhưng lại cảm thấy không thể đi tiếp. Lúc này, một giọng nói vang lên: “Hãy chuẩn bị vũ khí để đề phòng quái vật tấn công”. Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo lập tức cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng vũ khí của mình. Bỗng nhiên, một con quái vật sừng độc xuất hiện. Trên trán nó có một chiếc sừng nhọn chứa chất cực độc, bốn chân sắc nhọn cũng mang theo độc tố, chân nó mọc ra đầy gai độc, và miệng không ngừng phun ra chất độc. Trên thân con quái vật sừng độc lờ mờ hiện lên mấy chữ: “Cản trở việc lý giải các Pháp lý tầng sâu”.

Tiểu Bảo ném ra Liên Tử Chùy, Thanh Tùng vung Tam Tiết Côn của mình lên, còn Bảo Ngọc bắn Cung Tên. Liên Tử Chùy, Tam Tiết Côn, Cung Tên đều là những vật sống, đều có thể hành động theo ý nguyện của chủ nhân để trảm yêu trừ ma. Ba món pháp khí không ngừng tấn công vào thân thể quái vật sừng độc, nhưng những gai độc trên người nó vẫn không mảy may suy chuyển. Tiểu Bảo cũng ngồi trên đám mây trắng nhỏ của mình bay lên, tham gia trận chiến với quái vật sừng độc. Bảo Ngọc bắn Cung Tên, bắn trúng cơ thể quái vật, nhưng bất ngờ, quái vật sừng độc lại phun mũi tên ra từ miệng. Một mũi tên đã bị ô nhiễm, cũng mang theo chất độc. Bảo Ngọc lập tức xuất chính niệm: “Keo dính!” Trên tay lập tức xuất hiện một ống keo dính. Bảo Ngọc dùng lực bóp mạnh, “bang!” một tiếng. Keo dính bắn tới, đúng lúc quái vật sừng độc đang ngáp, một lượng keo dính dính chặt vào cổ họng của nó. Bảo Ngọc lại mau chóng bắn ra keo dính, khiến miệng của quái vật sừng độc lập tức dính chặt, miệng của nó không thể phun ra chất độc được nữa.

Trong khi đó, Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo và Tam Tiết Côn của Thanh Tùng lại không phối hợp tốt. Hai đầu chùy của Liên Tử Chùy di chuyển ngược hướng nhau, còn dây xích thì lao thẳng về phía trước. Tam Tiết Côn của Thanh Tùng mỗi đoạn lại bay theo một hướng khác nhau, tự cuốn chặt lại mà không làm rơi được một cái gai độc nào. Cung Tên của Bảo Ngọc nhắc nhở mọi người: “Phải tấn công vào điểm yếu của quái vật sừng độc!” Tiểu Bảo nhanh trí, vội nói với mọi người: “Điểm yếu của quái vật sừng độc là mắt. Nếu mắt nó bị mù, nó sẽ không nhìn thấy chúng ta nữa!” Thế là, Bảo Ngọc lấy ra hai mũi tên bắn trúng ngay mắt quái vật sừng độc. Quái vật sừng độc không nhìn thấy gì, vừa giận vừa hoảng loạn. Thân thể quái vật sừng độc vẫn không ngừng tiết ra chất độc lỏng. Bình thường, nó cần phun chất độc lỏng mà nó tạo ra ngoài, nhưng miệng và cổ họng của nó đều đã bị keo bịt kín. Lúc này, độc tố trong cơ thể quái vật sừng độc tích tụ lại và nó đột nhiên xả ra một luồng khí độc từ phía sau. Thanh Tùng và Tiểu Bảo vội bịt mũi, còn Bảo Ngọc nhanh chóng biến ra một ống keo, dùng lực bóp mạnh vào, bịt luôn lỗ phía sau mông của quái vật sừng độc. Cuối cùng, thân thể của quái vật sừng độc không ngừng sản sinh chất độc lỏng, độc khí, nhưng các lối thoát độc tố ra bên ngoài đều đã bị chặn, thân thể quái vật sừng độc phồng lên đến mức cực hạn và nó bị nổ tung.

Sau khi Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo tiêu diệt quái vật sừng độc, Phật Chủ ban cho ba người mỗi người một chiếc mặt nạ chống độc và một lớp bảo vệ vàng kim.

Tuy Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đã tiêu diệt được quái vật sừng độc nhưng hai bảo vật của Thanh Tùng và Tiểu Bảo trong lúc trừ ma đã phối hợp không tốt, làm lỡ mất cơ hội diệt trừ ma.

Tập hai: Thanh trừ mãng xà khổng lồ

Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, và Tiểu Bảo tiếp tục hành trình về phía trước. Đột nhiên, bầu trời trở nên tối đen, Tiểu Bảo cảm thấy có một cái đuôi đang quét vào mông mình, cậu quay đầu và thấy hai luồng ánh sáng xanh lục lóe tới, trông như hai bóng đèn xanh lục. Thanh Tùng và Bảo Ngọc cũng quay lại nhìn, Thanh Tùng hô lớn: “Là một con mãng xà khổng lồ! Mau chuẩn bị vũ khí!” Thanh Tùng nhanh chóng đề ra kế hoạch tác chiến. Lần này, họ sẽ chia nhau tấn công: Tiểu Bảo tập trung vào đuôi mãng xà khổng lồ, Bảo Ngọc phụ trách tấn công vào tim nó, còn Thanh Tùng sẽ tấn công phần đầu.

Con mãng xà khổng lồ lười biếng đang cuộn tròn thành một vòng lớn. Khi thấy ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo, Bảo Ngọc lao tới, nó từ từ duỗi dài thân thể khổng lồ của mình. Bảo Ngọc nhìn thấy liền nói: “Không ổn rồi! Không thể để nó duỗi ra! Nếu mãng xà duỗi hết thân, sẽ rất khó đối phó”. Nói xong, Bảo Ngọc rút ra một ống keo dính và mạnh tay bắn ra “Bịch!” một cái. Một lượng lớn keo dính bám chặt vào thân mãng xà khổng lồ, giữ nó ở trạng thái cuộn tròn, muốn duỗi cũng không thể duỗi ra được. Lúc này, Tiểu Bảo cầm Bảo Ngọc Đao dùng hết sức chém vào đuôi mãng xà. Con mãng xà đau đớn quay đầu định cắn Tiểu Bảo, nhưng Thanh Tùng nhanh chóng nhảy lên, đeo găng tay và liên tục tung cú đấm mạnh vào đầu nó. Tam Tiết Côn của Thanh Tùng cũng tự động vung lên, một gậy giáng mạnh vào đầu mãng xà. Bảo Ngọc nhảy lên thân cuộn tròn của mãng xà và dùng Kim Cương Kiếm đâm mạnh vào tim nó, nhưng lớp da quá dày, rất khó xuyên thủng. Bảo Ngọc liền xuất chính niệm: “Cung Tên biến thành tên nổ!” Đầu Cung Tên của Bảo Ngọc có thêm một quả bom nhỏ. Bảo Ngọc giương cung bắn, một mũi tên trúng ngay tim mãng xà, làm nổ tung một phần da mãng xà khổng lồ, sau đó Bảo Ngọc lại tiếp tục bắn một mũi tên khác, bắn trúng vào đầu mãng xà, khiến đầu nó lập tức nổ tung, mãng xà khổng lồ chết ngay tại chỗ. Tiểu Bảo nhìn thấy trên thân mãng xà lờ mờ hiện lên mấy chữ: “Can nhiễu ghi nhớ và ngộ ra Pháp lý”.

Phật Chủ nhìn thấy Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo phối hợp rất ăn ý, liền gật đầu. Ngài ban tặng cho ba người họ mỗi người một chiếc máy hút bụi. Dùng máy hút bụi để hút sạch thi thể của mãng xà khổng lồ và quái vật sừng độc, sau đó ném xuống địa ngục.

Sau khi tiêu diệt mãng xà khổng lồ, Phật Chủ ban tặng cho ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo mỗi người một rương báu tồn trữ Pháp, giúp họ ghi nhớ những Pháp lý đã ngộ ra. Phật Chủ còn ban cho mỗi người một pháp khí mới – Đồ Long Đao. Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đều nhận được một thanh Đồ Long Đao. Lưỡi đao sắc bén phát ra ánh sáng. Trên sống đao có một con rồng vàng nằm cuộn mình, há miệng rộng để lộ hàm răng sắc nhọn, những chiếc răng sắc như lưỡi dao vậy.

Tập ba: Thanh trừ ác long

Thanh Tùng, Bảo Ngọc, và Tiểu Bảo tiếp tục hành trình. Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, phía trước sắp xuất hiện ba con quái vật ác long (con rồng ác). Trên bản đồ nhắc nhở: “Lần này phải dùng Đồ Long Đao”. Từ xa, Tiểu Bảo nhìn thấy ba bóng đen khổng lồ. Chúng có đầu ác long, thân hình quái thú, móng vuốt ba ngón và thân thể tỏa ra mùi hôi thối khó chịu. Nó đến để can nhiễu việc học Pháp, khiến người ta khi học Pháp xuất hiện phân tâm, buồn ngủ, tức giận,…, không để cho lý giải Pháp.

Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, và Tiểu Bảo rút Đồ Long Đao, chuẩn bị ứng chiến. Thanh Tùng ném ra Tam Tiết Côn, Tiểu Bảo ném ra Liên Tử Chùy, và Bảo Ngọc ném ra Kim Cương Kiếm. Ba món pháp khí lập tức lao tới, đồng loạt tấn công ác long.

Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo, Bảo Ngọc cầm Đồ Long Đao tới gần trước mặt ác long, thực hiện các đòn tấn công trực diện. Thanh Tùng, với sức lực lớn, dùng cả hai tay nâng Đồ Long Đao, xoay vài vòng trên đầu rồi một đao chém mạnh xuống tim ác long. Con ác long loạng choạng lùi lại vài bước. Thanh Tùng tận dụng cơ hội, chém liên tiếp vài đao, sau đó Thanh Tùng lại đâm thẳng Đồ Long Đao vào tim của ác long, xoay mạnh cán đao. Một con ác long lập tức gục ngã và chết tại chỗ. Thanh Tùng phát hiện thì ra nó là một con rồng máy móc, trong tim có một con tiểu quỷ, thao túng ác long, chính Đồ Long Đao đã đâm trúng và tiêu diệt tiểu quỷ. Khi tiểu quỷ bị diệt, con ác long cũng chết.

Tiểu Bảo nhìn thấy ở tim của ác long có một con tiểu quỷ đang điều khiển nó, muốn nâng Đồ Long Đao lên để đâm tới một đao, nhưng sức của Tiểu Bảo yếu nên nhất thời không thể nhấc lên ngay được, bởi vì Đồ Long Đao rất nặng, đây là lần đầu Tiểu Bảo sử dụng nó, nên vẫn chưa thành thạo. Thế là Tiểu Bảo rút Bảo Ngọc Đao của mình, chém liên tiếp vào tim của ác long, cuối cùng tiêu diệt được con tiểu quỷ điều khiển trong tim ác long. Ác long lập tức gục xuống, con ác long thứ hai cũng bị tiêu diệt.

Bảo Ngọc rất thông minh, trong lòng thầm nghĩ: “Bản đồ kho báu vừa rồi đặc biệt nhắc rằng lần này phải dùng Đồ Long Đao. ‘Đồ Long Đao’ theo nghĩa bề mặt chính là để chém đầu ác long”. Bảo Ngọc quan sát kỹ hình dạng ác long, chỉ có phần đầu là giống ác long, còn thân mình lại giống một con quái thú, vì vậy, cần phải tập trung chém vào đầu ác long. Dù thanh Đồ Long Đao nặng trịch, Bảo Ngọc phải rất mất sức mới nâng được nó, rồi bật nhảy lên và chém mạnh một nhát, chặt đứt đầu ác long, con ác long chết ngay lập tức, còn tiểu quỷ định bỏ trốn nhưng bị Bảo Ngọc dùng một chân giẫm chết. Sau đó, Bảo Ngọc dùng Cung Tên, bắn ra ba mũi tên nổ, làm thi thể của cả ba con ác long nổ tung, không còn vết tích.

Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đã thành công tiêu diệt ba con ác long. Phật Chủ ban tặng cho mỗi người một bộ chiến giáp, trong lúc trừ ma có thể thu nhỏ thân thể, trong cuộc chiến, sử dụng chiến giáp để chiến đấu với ma. Chiến giáp của Thanh Tùng mang phong cách Gia Cát Lượng, nhưng lại giống hệt Thanh Tùng, trùm lên bộ găng tay Chống Tà của Thanh Tùng, tay cầm quạt lông vũ của Gia Cát Lượng, đội chiếc mũ thời cổ đại. Chiến giáp của Tiểu Bảo mang phong cách Tôn Ngộ Không, mặt lại béo tròn, trông giống như hình dáng Tiểu Bảo, tay cầm cây gậy Kim Cô Bổng của Tôn Ngộ Không, khoác áo choàng vàng kim, trên đầu gắn hai chiếc lông gà trĩ dài. Chiến giáp của Bảo Ngọc mang phong cách Hậu Nghệ, mặc bộ cổ trang, vai trái mang một cây cung lớn, vai phải đeo ống tên, nhưng khuôn mặt lại giống hệt Bảo Ngọc. Khi những mũi tên này bắn ra, sẽ tăng tốc và lao về phía ma.

Tập bốn: Thanh trừ ma tín tức ngoại lai can nhiễu

Ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo, Bảo Ngọc tiếp tục tiến về phía trước, họ nhìn thấy bên đường có một tấm biển đề vài chữ: “Khu vực nguy hiểm, cấm tiến vào”. Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ, hiển thị rõ bảo vật của cả ba người đều nằm bên trong khu vực này. “Sao lại viết là ‘cấm tiến vào’ nhỉ?” Thanh Tùng và Tiểu Bảo có chút do dự, nghi ngờ nơi này có nguy hiểm. Rốt cuộc có nên tiến vào không? Bảo Ngọc nói: “Hãy bỏ tâm sợ hãi đi, cứ tiến vào! Không sao đâu!”

Ba người bước vào, vừa đi được vài bước, liền nhìn thấy từ xa xuất hiện một con ma khổng lồ đặc biệt: Trên đầu mọc hai cái chân, mỗi chân có năm ngón, hai chân có thể cử động. Bốn cái móng vuốt của ma rất cứng, mỗi vuốt có bốn ngón chân. Hai móng vuốt trước đang cầm một thanh đao địa ngục với cán đao rất dài, phần tay cầm khắc hình một chiếc đầu lâu lớn. Con ma này chuyên làm người tu luyện bị sao nhãng, tin vào những tín tức ngoại lai can nhiễu.

Bảo Ngọc nhìn thấy con ma to lớn như vậy, đánh không tới nó. Thế là dùng chính niệm nghĩ: “Ma biến nhỏ!” Ngay lập tức, con ma bắt đầu co lại. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, Tiểu Bảo đánh nó rất dễ dàng, tấn công nó thuận tiện hơn nhiều. Thân thể con ma đột nhiên biến nhỏ, bản thân nó cảm thấy rất kỳ quái, sao đột nhiên lại biến thành thấp bé như vậy?

Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo, Tam Khúc Côn của Thanh Tùng, và thanh Kim Cương Kiếm của Bảo Ngọc đều bay tới chiến đấu với ma. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo rút thanh Đồ Long Đao. Con ma nhìn thấy, không thèm ngó tới và hét lớn: “Mấy cái đao của các ngươi lẽ nào lợi hại hơn thanh đao địa ngục của ta sao?” Sức lực của Tiểu Bảo và Bảo Ngọc cũng trở nên lớn hơn, nâng Đồ Long Đao một cách dễ dàng. Cả ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, Tiểu Bảo bay lên, mỗi người chém con ma một nhát, nhưng do da của con ma quá dày, không chém xuyên được. Bảo Ngọc nói: “Thanh Tùng, Tiểu Bảo, hai bố con tiến công trực diện, em sẽ bắn từ xa hỗ trợ!” Bảo Ngọc rút một mũi tên. “Vút!” một tiếng, mũi tên lao thẳng vào cổ tay của con ma, làm rơi thanh đao địa ngục xuống đất. Cánh tay cầm đao của con ma cũng đứt lìa, rơi xuống cùng thanh đao. Con ma thấy “tay” của mình bị bắn đứt mất một chiếc, tức giận vô cùng, tay còn lại nhặt thanh đao địa ngục lên, định phản công. Bảo Ngọc lại bắn thêm một mũi tên nữa, bắn trúng chính xác vào cổ tay còn lại, cánh tay còn lại của con ma cũng rơi xuống, chỉ còn lại hai mẩu cánh tay bị cụt.

Khi con ma thấy mình không còn cách nào cầm lại được thanh đao địa ngục lên, nó rất lo lắng. Nó hét lớn một tiếng với thanh đao địa ngục: “Sống dậy!” Ngay lập tức, thanh đao địa ngục sống lại, bay lên và bắt đầu giao đấu với Liên Tử Chùy, Tam Khúc Côn và Kim Cương Kiếm. Lúc này, con ma dùng hai cái chân mọc trên đầu, giật vài sợi lông bốc mùi và gãi ra một ít vảy da đầu. Chỉ trong chớp mắt, những chiếc vảy da đầu và sợi lông bốc mùi này biến thành rất nhiều tiểu quỷ, mỗi con đều cầm thanh đao địa ngục. Bảo Ngọc nhận thấy tình hình nguy cấp, lập tức rút ra một mũi tên nổ cực lớn, bắn liền mấy mũi, đám tiểu quỷ bị nổ tung và tiêu diệt. Con ma thấy đàn tiểu quỷ bị tiêu diệt hết trong chớp mắt, liền hét lên một tiếng: “Phân thân!” Lập tức, phân ra thành rất nhiều con ma cầm thanh đao địa ngục.

Bảo Ngọc nói: “Để Liên Tử Chùy, Tam Khúc Côn và Kim Cương Kiếm phối hợp cùng Thanh Tùng tấn công chủ thể con ma. Mẹ và Tiểu Bảo sẽ tấn công đám phân thân của ma”. Tiểu Bảo suy nghĩ trong tâm: Phải tấn công và chỗ yếu của ma, mới có thể một đao tiêu diệt một con. Tiểu Bảo nói với Bảo Ngọc: “Hãy chém dọc xuống, như vậy có thể đánh trúng chỗ điểm yếu của ma!” Bảo Ngọc và Tiểu Bảo cầm Đồ Long Đao lên, chém dọc từng phân thân. Mỗi nhát đao hạ gục một phân thân, và chẳng mấy chốc, tất cả phân thân của ma đều bị tiêu diệt. Tiểu Bảo và Bảo Ngọc cùng tiến đến giúp Thanh Tùng tấn công chủ thể ma, con ma chưa kịp quay đầu lại, Tiểu Bảo đã giơ đao trảm long lên, bổ thẳng xuống đầu nó, con ma chủ thể gục ngã chết tại chỗ.

Sau khi tiêu diệt thành công ma, từ trên trời rơi xuống ba “quả cầu năng lượng Chính Niệm”, ban tặng cho ba người Tiểu Bảo, Thanh Tùng, và Bảo Ngọc. Đắc được bảo vật này, liền có thể thời thời khắc khắc dùng chính niệm đối đãi, không bị tín tức ngoại lai can nhiễu. Phật Chủ còn tặng cho mỗi người một cây thiền trượng, trên đỉnh thiền trượng được gắn một viên kim cương, thiền trượng có thể thi triển phép thuật. Ví dụ, trong đầu hễ niệm: “Mưa thiên thạch!” thì ngay lập tức, những thiên thạch sẽ từ trên trời rơi xuống, tấn công vào thân của ma, trong khi trừ ma, có thể tùy ý sử dụng.

Tập năm: Thanh trừ ma thuận mồm đọc văn vần

Tiểu Bảo xem Tầm Bảo Đồ, bản đồ hiển thị có ma xuất hiện phía trước. Lần này, họ phải sử dụng chiến giáp để chiến đấu. Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc nghĩ một cái: “Nhỏ lại!” Và ngay lập tức ba người biến thành rất nhỏ, mỗi người ngồi lên chiến giáp của mình. Tiểu Bảo và Bảo Ngọc thường học Pháp, sớm đã thành thục sử dụng chiến giáp. Thanh Tùng ngồi trên chiến giáp của mình, cần phải làm quen một chút với quy trình sử dụng. Trong chiến giáp có nhiều cần điều khiển, giống như cần số của ô tô. Thanh Tùng trước tiên nhấn một cần số trong đó, chiến giáp bắt đầu quay vòng. Thanh Tùng vội vàng dừng lại, rồi thử một cần số khác, chiến giáp bắt đầu quạt chiếc quạt lông vũ. Thanh Tùng thử nghiệm hết các cần số điều khiển, ấn các cần số khác nhau, chiến giáp sẽ làm ra những động tác khác nhau. Có lúc chiến giáp sử dụng đạp chân bay lên, có lúc vung cánh tay, chiến giáp còn có thể nhảy lên rất cao. Sau một thời gian ngắn, Thanh Tùng đã thành thục với cách điều khiển chiến giáp.

Tiểu Bảo lái chiến giáp hình dáng giống Tôn Ngộ Không, Bảo Ngọc lái chiến giáp giống Hậu Nghệ, và Thanh Tùng lái chiến giáp giống Gia Cát Lượng. Ba người tăng tốc hết mức tiến về phía trước, sau khi đến nơi, ba chiếc chiến giáp bắt đầu quay vòng, tìm kiếm quái vật ở khắp xung quanh. Tiểu Bảo nhìn thấy ba con quái vật đen sì từ xa tiến lại gần. Khi lại gần nhìn, thấy quái vật toàn thân dính đầy rác rưởi, miệng không ngừng cử động, dường như đang đọc văn vần với tốc độ nhanh, mắt cũng không ngừng đảo lên xuống. Trên tay con quái vật cầm thanh đao cong, cán đao treo một chiếc đầu lâu rũ xuống, không ngừng tỏa ra những lớp vật chất màu tím đen.

Tiểu Bảo nhắc nhở mọi người: “Trên thân con quái vật này rất dính, vũ khí của chúng ta không được để bị dính vào, hôm nay chúng ta đổi toàn bộ thành Đồ Long Đao!” Chiến giáp “Tôn Ngộ Không” của Tiểu Bảo lập tức thu lại Kim Cô Bổng, thay bằng Đồ Long Đao; chiến giáp “Gia Cát Lượng” của Thanh Tùng hạ chiếc quạt lông vũ, cũng cầm Đồ Long Đao lên; chiến giáp “Hậu Nghệ” của Bảo Ngọc đặt cây cung khổng lồ xuống, cũng thay vào đó là Đồ Long Đao, chuẩn bị tác chiến. Chiến giáp “Gia Cát Lượng” của Thanh Tùng lao lên trước, vừa xoay cánh tay vừa múa Đồ Long Đao. Con quái vật nhìn thấy Đồ Long Đao của họ lấp lánh ánh vàng kim, hoảng sợ vô cùng, nó vội vàng rút ra thanh đao cong treo đầu lâu để tiến hành ứng chiến, mới chống trả được một chút, thanh đao cong của quái vật đã bị đánh vỡ. Thanh Tùng lại ấn cần số bay tới đá, chỉ thấy chiến giáp “Gia Cát Lượng” bắt đầu bay tới đá quái vật, vài cú đá đã khiến nó ngã lăn ra, Thanh Tùng lại ấn cần số “giẫm đạp”, chiến giáp “Gia Cát Lượng” chỉ vài đá đã giẫm bẹp quái vật, sau đó chiến giáp “Gia Cát Lượng” lại nhấc cây Đồ Long Đao lên, một đao đâm chết con ma thuận mồm đọc văn vần.

Tiểu Bảo ngồi trong chiến giáp chỉ huy, “Tôn Ngộ Không” cầm Đồ Long Đao, không ngừng truy đuổi quái vật phía trước. Cuối cùng, dồn quái vật đến mép vực thẳm, Đồ Long Đao đâm một đao tới đã kết liễu quái vật, khiến nó rơi xuống đáy vực.

Bảo Ngọc nhắm thẳng vào quái vật, điều khiển chiến giáp, “Hậu Nghệ” cầm Đồ Long Đao lên, xoay đao vài vòng trên đầu rồi ném ra, vừa hay chặt đứt đầu quái vật, quái vật đã chết. Bảo Ngọc lại dùng chính niệm, nghĩ: “Đồ Long Đao mau quay lại!” Đồ Long Đao lập tức bay về, Bảo Ngọc chỉ cần một đao đã tiêu diệt được con quái vật thuận mồm đọc văn vần.

Thanh Tùng, Bảo Ngọc, Tiểu Bảo mỗi người đã tiêu diệt một con ma thuận mồm đọc văn vần. Phật Chủ gật đầu, suy nghĩ một chút. Ngài nhận thấy chiến giáp hình người chạy khá chậm khi trừ ma, sau này trừ ma cần đổi cái chiến giáp chạy nhanh hơn. Thế là, Phật Chủ lại ban tặng cho ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mỗi người một chiến giáp mới, chạy nhanh hơn và thích hợp để chiến đấu với ma quỷ hơn. Chiến giáp mới của Thanh Tùng là một con Đại Tượng, là một con voi lớn không quá mập, có thể đằng vân giá vũ. Chiến giáp của Tiểu Bảo là Hùng Sư, một con sư tử dũng mãnh có cánh. Chiến giáp của Bảo Ngọc là một con Kim Long (rồng vàng). Chiến giáp mới của ba người đều đổi thành hình tượng của ba thần thú, khi đánh nhau với ma, sẽ có lực lượng hơn, và dũng mãnh hơn.

Tập sáu: Thanh trừ ma xốc nổi động loạn

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, trên bản đồ hiển thị sẽ xuất hiện ba con ma xốc nổi động loạn. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, và Tiểu Bảo tiếp tục tiến lên phía trước, nhìn thấy phía trước cỏ cây nhốn nháo, cây cối loạn động, chim chóc rối rít, thậm chí có cả trẻ con đang nhảy loạn. Bất kể là thực vật hay động vật, chỉ cần bị con ma này bám vào sẽ theo đó mà động loạn, mắc chứng tăng động.

Bảo Ngọc ngồi trên chiến giáp Kim Long đi trước dò đường, nhìn thấy ma quỷ đang phân thân, tìm cơ hội nhập vào người khác. Bảo Ngọc dùng ý niệm nói với Tiểu Bảo: “Lên!” Tiểu Bảo lại nói với Thanh Tùng. Tiểu Bảo ngồi trên chiến giáp Hùng Sư, di chuyển có phần chậm chạp, liền sinh ra tâm sợ hãi: Nhất định không để con ma động loạn này bám vào chiến giáp Hùng Sư của mình, phải cẩn thận mới được. Hùng Sư thấy được tâm sợ hãi của Tiểu Bảo, liền vội vàng nhắc nhở Tiểu Bảo: “Tôi dũng mãnh thế này, tuyệt đối sẽ không bị ma nào bám vào”. Tiểu Bảo cũng ý thức được mình có tâm sợ hãi, vội vàng dùng chính niệm phủ định tâm sợ hãi.

Thanh Tùng phác thảo kế hoạch tác chiến. Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đều phải hành động theo ánh mắt của Thanh Tùng. Thanh Tùng ngồi trên chiến giáp Đại Tượng, Đại Tượng đung đưa chiếc vòi dài, dùng ánh mắt ra hiệu cho Kim Long tấn công từ phía sau lưng của ma. Kim Long hiểu ý, chớp chớp đôi mắt lớn, biểu thị đã hiểu. Đại Tượng lại dùng ánh mắt ra hiệu cho Hùng Sư rằng hai người sẽ tấn công từ phía trước. Ba người đều hiểu rõ kế hoạch, chuẩn bị tiến công.

Lúc này, con ma xốc nổi động loạn không ngừng lắc lư, từ cơ thể nó rơi xuống rất nhiều tiểu quỷ, bám vào ai thì người đó bắt đầu loạn động không kiểm soát. Cỏ cây xung quanh đều bị ma nhập, tất cả đều nghe theo lệnh của ma. Ma nói: “Cỏ nhỏ, xông lên!” Lập tức, một mảng lớn cỏ bị bật cả rễ, lao thẳng về phía Đại Tượng và Hùng Sư. Đại Tượng nhảy lên, dùng chân giẫm chết cỏ, cỏ khô héo trong chốc lát, đánh một lúc đã giẫm chết đám cỏ. Ma thấy cỏ nhỏ đã bị giẫm chết, liền ra lệnh cho cây lớn: “Cây lớn, mau tiến lên!” Những cây to liền rung rinh lao đến, Hùng Sư nhìn thấy liền mạnh mẽ lao đến, dùng thiết đầu công húc gãy cây lớn. Ma thấy tình hình không ổn, vội ra lệnh: “Cây lớn cao chọc trời, mau xông lên!” Chỉ thấy một cây đại thụ cao chọc trời lập tức lắc lư đi tới, bộ rễ của nó ăn sâu vào đất, khi cây di chuyển, mặt đất vẫn không bị tách ra. Thanh Tùng nhanh chóng bấm nút “cuộn vòi” trên chiến giáp, Đại Tượng dùng chiếc vòi dài quấn chặt lấy cây đại thụ rồi ngẩng mạnh đầu, nhổ bật rễ cây đại thụ lên. Đại Tượng cuộn cây đại thụ trong vòi, biến nó thành một vũ khí, không ngừng quật vào những con ma xung quanh. Trong lúc quật những con ma, Đại Tượng ra hiệu bằng ánh mắt cho Kim Long tấn công từ phía sau, đồng thời dùng ánh mắt ra hiệu cho Hùng Sư xông vào từ phía trước. Hùng Sư hiểu ý, lập tức lao tới trước con ma như một mũi tên, dùng móng vuốt sắc bén cào vào con ma. Tiểu Bảo nghĩ: “Còn chưa đủ mạnh, hãy biến thành vuốt sấm sét!” Tức thì, cả bốn móng vuốt của Hùng Sư mang theo điện, xuất ra sấm sét đùng đùng, Hùng Sư lại lao tới con ma, bốn móng vuốt sấm sét cào lên cơ thể ma. Ma bị sét đánh vào, kêu “chít chít” trong đau đớn, lông đen cũng dựng đứng, cơ thể ma bị cháy xém trong chốc lát, một con ma động loạn đã bị tiêu diệt, vẫn còn lại hai con.

Kim Long giơ hai móng vuốt phía trước lên, tập trung chính niệm, ngưng tụ thành một quả đạn đất. Ba chiến giáp đều có thể sử dụng các nguyên tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, tùy ý biến hóa chiêu thức. Kim Long giương quả đạn đất lên, ném mạnh về phía hai con ma, khiến chúng bị đánh bay nhưng vẫn chưa chết. Lúc này, Đại Tượng dùng cây đại thụ như một ngọn giáo phóng tới, con ma vội tránh ra nên ném không trúng. Kim Long tiếp tục phóng thêm một quả đạn đất, làm hai con ma bị nổ bay lên rất cao và rất xa, hai con ma bị tách ra. Cả hai con đồng thời rút ra máy nhân bản, đặt lên hai cây đại thụ chọc trời. Trong nháy mắt, chúng nhân bản ra hai con ma khổng lồ cao bằng cây đại thụ chọc trời. Kim Long và Hùng Sư nhìn thấy rõ, ma đã sử dụng máy nhân bản, trong khi Đại Tượng vẫn thắc mắc: “Tại sao lại đột nhiên xuất hiện thêm hai con ma lớn như vậy?” Hùng Sư ra hiệu bằng ánh mắt, nói với Đại Tượng là chúng vừa mới được nhân bản ra.

Kim Long bay vút lên không trung, bất ngờ vung mạnh đuôi rồng một cái, chém đứt đầu của đại ma vừa được nhân bản. Nhưng cây đại thụ có khả năng sinh trưởng, lập tức lại mọc ra một cái đầu mới. Kim Long nghĩ: “Phải nhổ tận gốc mới được”. Kim Long lại bắt đầu phóng ra những viên đạn bằng vàng, làm nổ chết một cây đại thụ chọc trời. Sau đó lại phun ra đạn lửa, thiêu chết một con ma xốc nổi động loạn. Lúc này, vẫn còn lại một con ma và một cây đại thụ nhân bản. Kim Long tiếp tục phun ra đạn băng, đóng băng cả hai thành những khối băng lớn. Ngay sau đó, Hùng Sư dũng mãnh lao tới, đâm gãy cây đại thụ. Đại Tượng dùng vòi cuốn lấy con ma, nhấc bổng nó lên, túm lấy tai rồi đập liên tục xuống đất, khiến con ma bị đập chết. Bảo Ngọc thấy ba con ma xốc nổi động loạn đã bị tiêu diệt, bèn rút ra những mũi tên nổ, bắn liên tiếp ba mũi, khiến xác của ma tan thành tro bụi, biến mất hoàn toàn.

Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo thắng lợi trừ ma, ba người đập tay hoan hô. Lần này, Phật Chủ ban cho ba chiến giáp Đại Tượng, Hùng Sư và Kim Long mỗi người một kỹ năng đặc biệt. Đại Tượng nhận được một chiếc Đại Chùy treo bên hông; Hùng Sư có thêm bốn chiếc răng nanh sắc nhọn; còn Kim Long được ban móng vuốt sắc bén, khiến móng rồng trở nên sắc bén vô cùng. Phật Chủ cũng ban cho ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo, Bảo Ngọc mỗi người hai chữ vàng: “Hạ Trầm” (chìm xuống). Thời khắc ghi nhớ lời nhắc nhở của Phật Chủ, trong khi học Pháp, sẽ không xuất hiện biểu hiện động loạn nữa.

Tập bảy: Con ma gây can nhiễu đủ mọi phương diện

Tiểu Bảo lấy Tầm Bảo Đồ ra, trên bản đồ hiển thị đây là quan cuối cùng, là một con ma có khả năng gây can nhiễu việc học Pháp trên mọi phương diện. Ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc, và Tiểu Bảo mỗi người bước lên chiến giáp của mình. Họ thấy trước mặt có một con ma vô cùng kinh tởm đi tới, nó mặc một bộ quần áo rách nát, quần áo do từng mảnh vải rách chắp vá lại, và trên mỗi mảnh rách đều viết một hình thức can nhiễu việc học Pháp, có mảnh ghi thuận mồm đọc văn vần, có mảnh ghi xốc nổi động loạn; có mảnh ghi mất tập trung buồn ngủ,… Bộ y phục rách nát rất bẩn, bên trong y phục chứa đầy những con giòi trắng bò lúc nhúc, thỉnh thoảng còn có ruồi bay ra, các bộ phận trên thân thể còn mọc đầy rêu xanh.

Hùng Sư của Tiểu Bảo và Đại Tượng của Thanh Tùng nhìn thấy con ma dơ bẩn như vậy, thật quá kinh tởm, Đại Tượng kinh tởm đến mức chực muốn nhổ nước bọt. Kim Long của Bảo Ngọc cũng thấy ghê tởm, nhưng cố gắng nhẫn. Tiểu Bảo nghĩ thầm: Lần này phải tấn công từ xa. Hùng Sư, Đại Tượng tấn công phía trước, Kim Long phòng ngự ở phía sau. Tiểu Bảo nói: “Móng vuốt sấm sét!” Hùng Sư giống như không nghe thấy gì, không hề động đậy, bốn chân cũng chẳng phát ra điện. Hùng Sư nói: “Cậu vừa nói sẽ tấn công từ xa mà”. Tiểu Bảo thấy Hùng Sư quá kinh tởm con ma, không muốn dùng móng vuốt chạm trực tiếp vào nó. Tiểu Bảo lại nói: “Quả cầu sấm sét!” Hùng Sư đứng dậy, dùng hai chân sau đứng trên đất, hai chân trước hợp lại tạo thành một quả cầu sấm sét rồi ném mạnh về phía con ma. Bộ quần áo rách nát cùng những con giòi trên người con ma đều bị nổ tung. Hùng Sư cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, hai giọt mồ hôi lớn rơi xuống đất vì con ma bây giờ không còn ghê tởm như trước nữa. Đại Tượng cũng phóng ra một quả bom vàng, trước tiên dùng vòi hút chặt quả bom, sau đó mạnh mẽ dùng lực phun ra, khiến con ma bị nổ gần chết. Bảo Ngọc thấy ma đã sắp chết, chính niệm nghĩ: “Thái Sơn áp đỉnh!” Trong chớp mắt, một ngọn núi đất đè chặt con ma dưới đáy núi. Con ma vẫn cố vùng vẫy để thoát ra. Bảo Ngọc bèn xuất thêm chính niệm, cắm lên đỉnh núi một tấm bia mộ, khắc dòng chữ: “Ma đã chết!” Con ma can nhiễu học Pháp trên đủ mọi phương diện cuối cùng đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Bảo vật được Phật Chủ ban tặng từ từ hạ xuống, ba người Thanh Tùng, Tiểu Bảo và Bảo Ngọc mỗi người nhận được hai chữ vàng: “Kiền tịnh!” Cùng với hai chữ vàng này, có một tờ giấy cũng bay xuống theo. Trên giấy viết bốn chữ lớn: “Phương phương diện diện”, bên cạnh là một dòng chú giải: Nếu trên mọi phương diện đều làm rất tốt, các chữ trên giấy sẽ có màu vàng kim, nếu làm không tốt, các chữ trên giấy sẽ chuyển thành màu xám. Hành trình tìm bảo vật trong trang thứ tư của cuốn “Tầm Bảo Đồ” đã được hoàn thành.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149958

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (4)https://chanhkien.org/2025/01/cau-chuyen-co-tich-dai-tap-tam-bao-du-ky-4.htmlWed, 15 Jan 2025 22:02:16 +0000https://chanhkien.org/?p=35871Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý [ChanhKien.org] Trang thứ ba của “Tầm Bảo du ký”: Vứt bỏ hiện đại hóa Tóm tắt: Xã hội nhân loại tiến nhập vào thời đại điện tử, mọi người trôi theo trào lưu trượt dốc một cách vô thức, trong khi thỏa mãn dục vọng của bản thân, họ […]

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Trang thứ ba của “Tầm Bảo du ký”: Vứt bỏ hiện đại hóa

Tóm tắt: Xã hội nhân loại tiến nhập vào thời đại điện tử, mọi người trôi theo trào lưu trượt dốc một cách vô thức, trong khi thỏa mãn dục vọng của bản thân, họ càng ngày càng xa rời Đạo, lại lầm tưởng rằng đây là tiến bộ khoa học, mà không biết rằng hết thảy đều là do quái vật ngoài hành tinh cưỡng ép cấp cho nhân loại, nhằm chiếm hữu và thao túng nhân loại,…

Chỉ khi nhân loại vứt bỏ những quan niệm biến dị hiện đại, không chấp trước vào khoa học, truyền thừa văn minh 5000 năm cổ xưa của Trung Hoa, trọng đức hành thiện, trân quý văn hóa Thần truyền chân chính mà Đại Pháp khai sáng cho nhân loại, thì nhân loại mới có thể đi đến tương lai quang minh và tốt đẹp hơn.

Hai bài thơ cảm ngộ của đệ tử:

(1) Vứt bỏ hiện đại hóa

Rực rỡ muôn màu mê tâm trí,
Phóng hạ chấp trước quy chính đạo.
Pháp như suối ngọt nhuận chúng sinh,
Thân tâm tịnh hóa Phật quang chiếu.

(2) Hưng Hoa Hạ

Nhân loại mạt kiếp nan độ hóa,
Chấp mê khoa kỹ tâm xơ cứng.
Tiến hóa tà thuyết hại chúng sinh,
Duyên quy Đại Pháp hưng Hoa Hạ.

Tập một: Tiểu Bảo đại náo sảnh trò chơi ma quái

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ, nhìn thấy rất nhiều bánh răng lớn, máy tính, và máy móc xác sống, toàn bộ đều là những quái vật máy móc hiện đại hóa. Bảo đồ nói: “Trong trang này, cần phải bước vào thế giới hiện đại hóa, nhận rõ sự nguy hại của quái vật ngoài hành tinh đối với nhân loại, và loại bỏ sự ỷ lại, chấp trước vào chúng”.

Tầm Bảo Đồ hiển thị rằng phía trước là một sảnh trò chơi ma quái, nơi cất giấu bảo vật của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo có chút do dự: “Một nơi tệ hại như thế này, có nên vào không nhỉ?” Tầm Bảo Đồ nói: “Ở đây có báu vật mà bạn đang tìm kiếm, nhanh bước vào đi!” Nghe vậy, Tiểu Bảo không chần chừ nữa liền tiến vào. Vừa đi được vài bước, chưa kịp bước vào cổng chính, đã nghe tiếng gọi ma quái run rẩy: “Hoan nghênh quý khách!” Tiểu Bảo giật mình, sợ quá vội lùi lại. Bảo Ngọc nói: “Đừng sợ, lao vào đi!” Tiểu Bảo lấy hết can đảm xông vào, không ngừng múa thanh Bảo Ngọc Đao để tiếp thêm dũng khí cho mình. Trong lòng Tiểu Bảo nghĩ: “Đây chẳng phải là tâm sợ hãi sao?” Thế là, Tiểu Bảo lập tức tra Bảo Ngọc Đao vào vỏ, tâm thái trở nên thản đãng. Lúc này, toàn bộ ánh đèn trắng trong sảnh trò chơi ma quái bật sáng, rất chói mắt. Tiểu Bảo nhìn kỹ thì thấy các máy trò chơi điện tử đều được bật lên, màn hình phát ra những hình ảnh trò chơi rực rỡ đầy hấp dẫn. Lúc này, tiểu quỷ phụ trách quản lý trò chơi điện tử nói: “Mau đến đây đi! Mau đến đây chơi nào!” Nhưng Tiểu Bảo như không nghe thấy gì, tiếp tục gia cường chính niệm của mình, truyền năng lượng chính diện vào thanh Bảo Ngọc Đao, sau đó, Tiểu Bảo bất ngờ rút đao ra, “xoẹt” một tiếng, chém bay đầu con tiểu quỷ trông coi trò chơi. Tiểu Bảo quan sát sảnh trò chơi ma quái xung quanh, phát ra chính niệm cường đại: “Toàn bộ nổ tung!” Chỉ trong chớp mắt, sảnh trò chơi ma quái hoàn toàn bị phá hủy.

Bảo vật của Tiểu Bảo đã xuất hiện, trên bầu trời bay xuống mấy chữ lớn vàng kim: “Buông bỏ chấp trước vào trò chơi điện tử”. Phật Chủ còn ban tặng cho Tiểu Bảo một người tí hon dọn dẹp trò chơi điện tử, phụ trách thanh lý những vật chất bẩn của chứng nghiện trò chơi điện tử.

Tập hai: Thanh trừ cỗ máy ma quỷ

Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo tiếp tục tiến về phía trước. Tầm Bảo Đồ hiển thị phía trước sẽ xuất hiện một cỗ máy ma quỷ, và sau khi tiêu diệt được cỗ máy ma quỷ này, bảo vật của Bảo Ngọc sẽ xuất hiện. Bảo Ngọc nhìn thấy đó là một chiếc máy tính cũ, các linh kiện bên trong đều gỉ sét, nhưng lại có cảm giác rất quen thuộc. Bảo Ngọc nhìn kỹ hơn, nhận ra đây chính là chiếc máy tính cũ mà ngày trước Thanh Tùng từng dùng để chơi trò chơi điện tử. Bảo Ngọc chính niệm nghĩ: “Nổ tung!” Toàn bộ linh kiện của chiếc máy tính tiêu tan.

Khi chiếc máy tính cũ hoàn toàn vỡ tan, bảo vật đột nhiên xuất hiện, đó là một chiếc máy tính mới với vỏ ngoài bằng kim cương, tỏa sáng lấp lánh. Các linh kiện và bánh răng bên trong đều bằng vàng, chiếc máy tính này chính là chiếc máy tính mà Bảo Ngọc hiện đang dùng để viết các bài viết chứng thực Đại Pháp. Chiếc máy tính kim cương trông rất lớn, làm thế nào để mang đi nhỉ? Bảo Ngọc chính niệm nghĩ: “Thu nhỏ”, chiếc máy tính ngay lập tức thu nhỏ lại, Bảo Ngọc dễ dàng cầm bảo vật mang về. Tiểu Bảo thấy vậy, ngạc nhiên hỏi: “Sao lại có chiếc máy tính nhỏ thế này ạ?” Bảo Ngọc đáp: “Vì để tiện mang theo mới biến nó nhỏ lại. Chỉ cần nói một tiếng ‘biến lớn’ là nó sẽ trở lại kích thước ban đầu”. Nghe vậy, Tiểu Bảo liền thử nói một câu: “Biến lớn!” Nhưng chiếc máy tính kim cương không nghe theo lệnh của Tiểu Bảo. Bảo Ngọc nói: “Bảo vật chỉ nghe theo lệnh của chủ nhân mà thôi”.

Tập ba: Thanh trừ máy in ma tính

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem và thấy phía trước xuất hiện rất nhiều máy in cũ hình khối vuông. Đây là quan mà Thanh Tùng cần vượt qua. Thanh Tùng nghĩ: “Chẳng lẽ phải đập nát chúng sao?” Ban đầu có chút do dự, nhưng rồi nghĩ lại: “Có lẽ nên sửa chữa chúng thì đúng hơn”. Thanh Tùng liền nhanh chóng tìm một chiếc tua vít để chuẩn bị sửa chữa. Đúng lúc này, Bảo Ngọc nhận thấy những chiếc máy in cũ ấy bỗng trừng mắt lên đầy vẻ giận dữ. Những khối vuông này trông có vẻ là những chiếc máy in cũ kỹ, nhưng thực chất, đó là những con ma tới để can nhiễu việc sửa chữa máy in. Bảo Ngọc lập tức nhắc nhở Thanh Tùng: “Chúng là ma, cần phải thanh trừ chúng mới đúng”. Thanh Tùng cũng nhận ra trò lừa của ma quỷ, liền tung hai cú đấm mạnh mẽ, khiến những chiếc máy in cũ vỡ tan thành từng mảnh.

Lúc này, từ phía sau xuất hiện rất nhiều máy in thực sự cần được sửa chữa. Miệng chúng còn hô lên: “Sửa nhanh đi! Sửa nhanh đi!” Thanh Tùng thu gọn những chiếc máy in cần sửa này lại. Phật Chủ lại ban cho Thanh Tùng một bộ bảo vật, đó là một hộp công cụ. Bên trong hộp chứa đủ các loại dụng cụ để sửa chữa máy in, tất cả đều được làm bằng vàng, tỏa ánh vàng kim lấp lánh.

Tập bốn: Buông bỏ chấp trước vào điện thoại

Tiểu Bảo xem Tầm Bảo Đồ và thấy trong bản đồ hiển thị phải buông bỏ chấp trước vào điện thoại, là quan mà Tiểu Bảo cần vượt qua. Tiểu Bảo dũng cảm tiến lên phía trước, lúc này, một chiếc điện thoại khổng lồ bước đến, không ngừng hét lớn với Tiểu Bảo: “Mau đến đây chấp trước ta đi! Mau đến đây chấp trước ta đi!” Nó đồng thời còn giơ hai móng vuốt lên, chính là hai sợi dây điện. Nghe những lời của chiếc điện thoại, Tiểu Bảo cảm thấy đầu óc như bị thôi miên, có chút mơ hồ. Tiểu Bảo định thần lại, trong lòng nghĩ: “Không thể để nó mê hoặc mình!” Tiểu Bảo lập tức rút thanh Bảo Ngọc Đao ra, đâm một nhát xuyên qua vỏ cứng của chiếc điện thoại. Nhưng chỉ trong tích tắc, vỏ cứng của chiếc điện thoại lại tự phục hồi như ban đầu. Tiểu Bảo nhìn thấy vậy, nghĩ: “Vẫn không thể tiêu diệt được chiếc điện thoại lớn này, phải làm sao đây?” Thế là Tiểu Bảo liền hét lớn với chiếc điện thoại: “Câm miệng!” rồi tiếp tục hô một tiếng: “Định!” Chiếc điện thoại lập tức im bặt, không còn kêu gào nữa, Tiểu Bảo giơ Bảo Ngọc Đao lên, đâm mạnh một nhát nữa vào chiếc điện thoại, làm vỡ lớp vỏ cứng bên ngoài. Sau đó, Tiểu Bảo nhanh chóng phá hủy toàn bộ linh kiện bên trong. Lúc đó, con quỷ điều khiển chiếc điện thoại định bỏ chạy, nhưng Tiểu Bảo kịp thời tung một cú đá khiến tiểu quỷ bị đạp chết. Chiếc điện thoại khổng lồ vỡ tan, bị phá hủy hoàn toàn.

Bảo vật của Tiểu Bảo từ trên thiên không bay xuống. Đó là một chai dung dịch làm sạch với hình dáng rất đặc biệt: chai được tạo hình như một người tí hon, trên lưng đeo một chiếc bình giống bình phun thuốc trừ sâu. Đáy bình nối với một vòi phun, bên trong chứa đầy năng lượng, năng lượng này chuyên dùng để thanh lý chấp trước vào điện thoại.

Tập năm: Thanh trừ ma trong thung lũng Dùi Nhọn

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ quan sát, thấy phía trước là thung lũng Dùi Nhọn, và lần vượt quan này dành cho Thanh Tùng. Thanh Tùng vung chưởng, hai tay đấm vào nhau, lao lên phía trước. Bức tường của hang động đầy những chiếc dùi nhọn dài, san sát nhau, muốn tiến vào sơn động gần như không có lối đi. Tuy nhiên, lần này, Thanh Tùng phải vào bên trong hang động mới có thể lấy được bảo vật.

Mỗi chiếc dùi nhọn đều trừng mắt đầy phẫn nộ, lộ ra vẻ mặt hung tợn. Thanh Tùng vừa tung chưởng đấm, vừa xông vào trong hang động, những chiếc dùi nhọn bị đấm vào đều bị đánh cong. Thanh Tùng cứ thế chạy đến tận cuối hang, nhìn thấy bảo vật của mình, đó là một chiếc máy in màu vàng kim, trên thân máy khắc hai chữ “Thành công!”. Thanh Tùng vui mừng mang báu vật ra ngoài. Bảo Ngọc khen: “Sửa máy in thì Thanh Tùng rất thạo, lần vượt quan này thật tuyệt! Lần sau anh cố gắng nữa nhé!”

Tập sáu: Thanh trừ máy tính lười biếng

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, bản đồ hiển thị phía trước ở trong nước có một con quái vật hiện đại đang cản trở trí tưởng tượng, đó chính là một chiếc máy tính lười biếng. Lần này, Tiểu Bảo sẽ tiêu diệt chiếc máy tính lười biếng này để phát huy trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của mình.

Tiểu Bảo nhảy xuống nước và nhìn thấy chiếc máy tính lười biếng, mắt nó không muốn mở ra, hai dây điện rủ xuống chính là tay của nó. Thân hình chiếc máy tính béo phì, di chuyển thường xuyên kéo lê trên mặt đất. Khi chiếc máy tính lười biếng nhìn thấy Tiểu Bảo tiến vào, nó nghĩ: “Kẻ xâm lược đến rồi”. Máy tính lười biếng vươn tay giống như dây điện, vung vài lần, hút một chút nước vào, rồi tay nó bắt đầu có điện, nó muốn đánh điện vào Tiểu Bảo. Tiểu Bảo lập tức rút thanh Bảo Ngọc Đao ra, một đao chém đứt hai dây điện của chiếc máy tính. Tuy nhiên, ngay lập tức, chiếc máy tính lười biếng lại mọc ra hai dây điện mới. Tiểu Bảo chính niệm nghĩ: “Dây điện đứt!” Hai dây điện lập tức đứt ngay. Tiểu Bảo giơ Bảo Ngọc Đao lên, một đao chọc vào mắt chiếc máy tính, mắt nó lập tức bị mù, không nhìn thấy gì nữa. Tiểu Bảo liên tục chọc thêm vài đao, phá hủy hết các linh kiện trong cơ thể chiếc máy tính. Cuối cùng, chiếc máy tính lười biếng đã chết.

Bảo vật của Tiểu Bảo từ dưới đáy nước nổi lên, đó là một chiếc Liên Tử Chùy (chùy dây xích), đầu chùy giống như một khuôn mặt béo, nặng trịch và còn có mắt, mũi, miệng. Liên Tử Chùy còn biết nói, nó nói với Tiểu Bảo: “Tiểu Bảo, đợi khi biết dùng thì dùng”. Tiểu Bảo rất vất vả mới mang được Liên Tử Chùy lên khỏi mặt nước. Thanh Tùng nhìn thấy Liên Tử Chùy của Tiểu Bảo cảm thấy rất tò mò, nói: “Để ta nâng thử xem, xem nó nặng thế nào?”

Lần này thuận lợi tiêu diệt chiếc máy tính lười biếng, Tiểu Bảo ngộ ra rằng chính chiếc máy tính lười biếng này đã ngăn cản mình suy nghĩ, làm cho tư duy trở nên lười biếng, cản trở mình phát huy trí tưởng tượng.

Tập bảy: Tiêu diệt “hoại từ thi nhân”

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, thấy rằng phía trước ở dưới vách núi có hai “hoại từ thi nhân” (nhà thơ với những từ ngữ xấu) – đây là quan mà Bảo Ngọc phải vượt qua. Bảo Ngọc từng học viết thơ Đường, mặc dù có thể viết đúng quy tắc bằng trắc, nhưng lời văn không đẹp, nghĩa từ nông cạn, không có chiều sâu, đôi khi còn khá dung tục. Thực chất, chính là do hai “hoại từ thi nhân” này đã liên tục phát những từ ngữ xấu vào trong đầu Bảo Ngọc tạo thành. Bảo Ngọc nhìn thấy hai “hoại từ thi nhân” với cơ thể đen đen, đang đứng trên một tảng đá ở sườn núi. Bảo Ngọc rút thanh kiếm Kim Cương ra và chĩa vào chúng. Khi thanh kiếm gần chạm vào hai “hoại từ thi nhân”, chúng bất ngờ ẩn thân. Thanh kiếm Kim Cương của Bảo Ngọc chỉ đâm vào tảng đá. Bảo Ngọc đứng trên tảng đá, không biết hai “hoại từ thi nhân” đã trốn đâu mất. Bảo Ngọc tìm kỹ nhận thấy trên vách núi có một động nhỏ, “hoại từ thi nhân” đã thu nhỏ cơ thể lại, ẩn mình ở đó. Bảo Ngọc chính niệm nghĩ: “Nổ tung!” Ngay lập tức, vách núi bị phá vỡ, Bảo Ngọc vung thanh kiếm Kim Cương lên, đâm mạnh một kiếm, tiêu diệt một “hoại từ thi nhân”. Tuy nhiên, “hoại từ thi nhân” còn lại bất ngờ biến lớn, đứng ở dưới chân vách núi, thân hình vươn ra ngoài, che lấp cả vách núi. Thanh Tùng đang ở phía trên vách, nhìn thấy con ma ló đầu ra, liền vung tay đấm vài cú mạnh vào nó.

Bảo Ngọc vội vàng lấy báu vật của mình là “hảo từ thi nhân” (nhà thơ với từ ngữ đẹp) ra. Ban đầu có hai “hảo từ thi nhân”, cơ thể họ toàn bằng vàng kim, và miệng họ nói ra đều là những từ tốt đẹp. Chỉ khi Bảo Ngọc có được hai “hảo từ thi nhân” này, mới có thể viết ra những bài thơ tuyệt vời hơn. Lần này, Bảo Ngọc chỉ lấy được một “hảo từ thi nhân”, còn một “hảo từ thi nhân” tốt hơn nữa, Bảo Ngọc vẫn chưa lấy được. Lúc này, Tầm Bảo Đồ hiện ra hai chữ: “Chờ tiếp”.

Mấy ngày sau, Bảo Ngọc muốn làm thơ, nhưng “hoại từ thi nhân” lại bắt đầu phát những từ xấu vào Bảo Ngọc, khiến trong đầu Bảo Ngọc xuất hiện những từ ngữ thô tục, không dễ nghe. Bảo Ngọc nhận thấy “hoại từ thi nhân” lại đến đảo loạn, liền nhanh chóng vung thanh kiếm Kim Cương, chém đứt một chân của nó. Bảo Ngọc vội vàng chạy đi, sợ bị những từ xấu làm ô nhiễm mình. Chỉ cần Bảo Ngọc tiêu diệt một phần của “hoại từ thi nhân”, sẽ thu thập được thêm một số từ hay.

Qua một thời gian sau, Bảo Ngọc lại đi tiêu diệt “hoại từ thi nhân”, lần này, Bảo Ngọc rút cung tên, nhắm chuẩn vào một cánh tay của “hoại từ thi nhân”, và bắn một mũi tên tới, làm đứt cánh tay của nó. Bảo Ngọc định rút tên để tiếp tục bắn, nhưng không rút được tên ra. Vì Bảo Ngọc vẫn còn một số khuyết điểm chưa sửa chữa, vẫn chưa tu tốt bản thân, nên mũi tên không thể rút ra được, “hoại từ thi nhân” tạm thời chỉ bị tiêu diệt đến mức độ này. Khi Bảo Ngọc càng tinh tấn trong tu luyện bản thân, cô bình thường chú ý tu khẩu hơn, ít nói lời vô ích, lúc nói cũng giữ tâm thái thiện lương và tốt đẹp hơn. Chỉ có không ngừng yêu cầu bản thân như vậy, mới có thể đắc được “hảo từ thi nhân” còn lại, “hoại từ thi nhân” mới bị tiêu diệt triệt để. Cô mong chờ ngày mình có thể viết ra những bài thơ tuyệt vời…

Tập tám: Cải tạo máy móc hiện đại

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, trong bản đồ hiển thị cần phải cải tạo các máy móc hiện đại hóa, đây là quan mà Tiểu Bảo phải vượt qua. Tiểu Bảo nhìn thấy các loại máy móc đều đang thải ra khí thải và nước thải. Tiểu Bảo có chút lúng túng, phải cải tạo thế nào đây? Liệu có phải đập tan các máy móc, biến chúng thành đống sắt vụn không? Bảo Ngọc thấy Tiểu Bảo do dự không quyết, liền đến gần xem sao, Bảo Ngọc nhắc nhở Tiểu Bảo: “Con phải dùng chính niệm!” Tiểu Bảo dùng chính niệm nghĩ: “Biến!” Những máy móc hiện đại đều trở nên nhân tính hóa, ví dụ như: tivi, máy giặt, máy in ở nhà Tiểu Bảo đều biến thành hình dạng giống như một người tí hon, có chút giống những nhân vật trong hoạt hình, có mắt, mũi, miệng, và còn biết nói chuyện. Người tí hon tivi có phần bụng là một màn hình huỳnh quang lớn, có hình ảnh hiện ra; người tí hon máy giặt thì cơ thể chắc khỏe, rất giống với thùng giặt của máy giặt.

Tất cả các máy móc hiện đại đều được cải tạo thành nhân tính hóa, không còn là những máy móc do quái vật ngoài hành tinh tạo ra nữa. Một số máy móc còn trở thành công cụ để chứng thực Pháp, ví dụ: máy in…

Tập chín: Tiêu diệt chiếc đĩa đen tạo thành từ những tư tưởng phụ diện

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, ở phía trước có một chiếc đĩa đen bay trên không, là do những tư tưởng phụ diện của tiểu quỷ tạo thành, đây là quan mà Tiểu Bảo phải vượt qua. Tiểu Bảo bước trên đám mây trắng giữa trời, dùng thanh Bảo Ngọc Đao tấn công chiếc đĩa đen. Tiểu Bảo đâm một nhát vào chiếc đĩa đen, ngay lập tức nó lại khép lại, đâm thêm một nhát nữa, nó lại khép lại, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tiểu Bảo nghĩ thầm: “Dù có đánh thế nào cũng không thể đánh vỡ nó”. Tiểu Bảo lập tức nhận ra rằng niệm đầu vừa rồi không phải chính niệm, mà là tư tưởng phụ diện. Tiểu Bảo tập trung chính niệm, nghĩ đến chữ “Diệt!” và ngay lập tức chiếc đĩa đen nổ tung.

Phật Chủ ban cho Tiểu Bảo một món bảo vật, đó là một đám mây trắng nhỏ có cánh, có mắt, có thể giúp Tiểu Bảo bay tới lui và khiến tư tưởng của Tiểu Bảo trở nên thuần khiết như những đám mây trắng.

Tập mười: Tiêu diệt quái vật dơi làm bằng máy

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, phía trước bầu trời lại xuất hiện một đám quái vật dơi máy (dơi làm bằng máy), chúng liên tục phát ra sóng âm màu đen (đại diện cho những lời nói tục tĩu, thô lỗ trong cuộc sống hàng ngày). Đây là quan mà Bảo Ngọc phải vượt qua. Bảo Ngọc rút thanh kiếm Kim Cương, vung vài nhát kiếm, khiến lũ quái vật dơi bỏ chạy. Một số trốn vào trong hang động, số khác trốn sau những tảng đá. Bảo Ngọc có đôi mắt rất sắc bén, cô cầm thanh kiếm Kim Cương lên, chém chỗ nào chuẩn chỗ đó. Chỉ trong chốc lát, Bảo Ngọc đã tiêu diệt hết lũ quái vật dơi làm bằng máy kia.

Vì Bảo Ngọc trong quá trình tu luyện thường xuyên hướng nội tìm, nên đôi mắt trở nên vô cùng sắc bén, vì vậy có thể nhanh chóng tiêu diệt lũ dơi máy này. Bảo Ngọc cũng luôn cảnh giác bản thân, không nói những lời không tốt và thô tục nữa, lúc bình thường cũng chú ý tu khẩu nhiều hơn.

Sau lần tiêu diệt trừ ma này, Phật Chủ ban cho Bảo Ngọc một cây cung và một ống tên, bên trong có rất nhiều mũi tên. Chỉ cần liên tục học Pháp, mũi tên sẽ ngày càng nhiều, dùng không bao giờ hết. Phật Chủ còn ban cho Bảo Ngọc một đôi cánh vàng kim.

Tập mười một: Tiêu diệt quái vật cua làm bằng máy

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, phía trước sẽ gặp một con quái vật cua máy, đây là quan mà Thanh Tùng phải vượt qua. Một khi bị quái vật cua máy can nhiễu, tư duy sẽ trở nên máy móc, học thuộc lòng cũng trở nên máy móc, chỉ là học thuộc theo kiểu học gạo đối phó chứ không phải học thuộc mà hiểu được, hơn nữa, bộ não bị máy móc hóa cũng trở nên cứng nhắc và chậm chạp. Thanh Tùng vung chưởng, hai chưởng đánh trúng mắt quái vật cua máy, khiến quái vật cua không thể nhìn thấy gì nữa nên bị va đập loạn xạ khắp nơi. Thanh Tùng lại tiếp tục đấm đá, làm gãy bốn chân của quái vật cua máy khiến nó ngã xuống đất. Thanh Tùng lại đánh mạnh vào lưng của quái vật cua máy vài cú, các bộ phận trong cơ thể nó vỡ vụn hoàn toàn, quái vật cua máy đã chết.

Phật Chủ ban cho Thanh Tùng một chai đựng chất làm mềm, chai có hình dạng của một người tí hon, trên đầu có một vòi phun. Chai chứa năng lượng làm mềm, khi phun năng lượng lên đầu, năng lượng sẽ thấm vào bộ não, giúp làm mềm bộ não, ngăn chặn bộ não bị cứng nhắc và máy móc trong khi làm việc.

Tập mười hai: Sông Cá Voi

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, phía trước là sông Cá Voi, trong sông có món bảo vật của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo nhìn thấy, trong sông có rất nhiều cá voi đang bơi, chúng hành động vụng về và rất máy móc, mắt phát ra ánh sáng dữ tợn. Tiểu Bảo nhảy lên lưng một con cá voi, con cá voi co mình lại rồi lại đột ngột vươn ra, mũi phun ra một luồng nước mạnh, hướng thẳng về phía Tiểu Bảo. Tiểu Bảo không cẩn thận trượt khỏi lưng cá voi. Tiểu Bảo nhìn thấy lỗ mũi của cá voi rất to, liền đưa ngón tay vào trong, gãi vào lỗ mũi của cá voi. Cá voi cảm thấy rất ngứa, thân thể nó rung lắc mạnh. Tiểu Bảo nhân cơ hội rút thanh Bảo Ngọc Đao, đâm một nhát vào đuôi cá voi. Vây cá của nó vươn ra như hai bàn tay, bắt được Tiểu Bảo. Tiểu Bảo dùng chính niệm nghĩ: “Biến thân thể thành nhỏ!” và lập tức thân thể Tiểu Bảo trở nên rất nhỏ. Cá voi cảm thấy khó hiểu: “Sao vừa mới bắt được nó mà đã thoát rồi?” Vây cá của nó thả lỏng, Tiểu Bảo lại nhân cơ hội rút thanh Bảo Ngọc Đao, đâm một nhát vào tim cá voi. Cá voi bị tiêu diệt.

Bảo vật của Tiểu Bảo nổi lên từ đáy sông, đó là một bình “Hồ Lô Đan”. Khi ăn những viên tiên đan trí huệ này, bộ não sẽ trở nên có trí huệ, tư duy nhanh nhạy, tư tưởng không còn máy móc hay cứng nhắc nữa.

Tập mười ba: Tiêu diệt quả óc chó máy

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra xem, phía trước xuất hiện một quả óc chó máy, Thanh Tùng quyết định tiêu diệt nó. Thanh Tùng vươn tay ra đòn quyền, xông về phía quả óc chó máy. Quả óc chó máy có hai chiếc chân nhỏ, thân hình mập mạp và tròn trịa, tay cầm một cây thiền trượng óc chó, trên đầu cây thiền trượng có một quả óc chó màu tím đen. Khi quả óc chó máy thấy Thanh Tùng đột nhiên lao tới, tay nó giơ cây thiền trượng lên và vung vài cái xuống mặt đất. Quả óc chó màu tím đen phát ra rất nhiều binh lính quả óc chó, mỗi binh lính cầm một cây đinh ba, lao về phía Thanh Tùng để đâm. Thanh Tùng vung nắm đấm, một đấm đánh ngã một binh lính, chỉ trong chốc lát đã tiêu diệt hết tất cả binh lính quả óc chó.

Quả óc chó máy thấy hết binh lính đã chết, vội vã vung cây thiền trượng, chuẩn bị triệu hồi thêm binh lính hạt óc chó. Thanh Tùng nhanh tay nhanh mắt, chạy lên giật lấy cây thiền trượng, bẻ nó gãy làm hai khúc. Quả óc chó tím trên đầu cây gậy cũng bị Thanh Tùng đập vỡ, lộ ra một nhân hạt óc chó đen, rất cứng. Quả óc chó máy thấy binh lính đã chết, cây thiền trượng cũng bị bẻ gãy, chỉ còn cách dùng tay không đối địch. Thanh Tùng vung nắm đấm, đấm mạnh vào bụng của hạt óc chó máy. Một lớp vỏ bị đập vỡ, nhưng bên trong vẫn còn một lớp vỏ khác. Thanh Tùng tiếp tục đấm, liên tiếp phá vỡ nhiều lớp vỏ hạt óc chó, nhưng vẫn chưa hết, anh nghĩ: “Sao cứ toàn là vỏ quả óc chó vậy?” Có chút mất tín tâm, nhưng Thanh Tùng lập tức khôi phục lại chính niệm, kỳ thực nó là đến để làm hao mòn tín tâm của mình. Thanh Tùng tiếp tục đánh, sau khi đập vỡ rất nhiều lớp vỏ quả óc chó, cuối cùng cũng đến được nhân hạt óc chó cực kỳ cứng ở bên trong. Ai ăn phải nó sẽ khiến đầu óc trở nên cứng nhắc và chậm chạp. Thanh Tùng vội vàng ném nhân hạt óc chó cứng đi.

Bảo vật của Thanh Tùng từ trên trời giáng xuống, là một quả óc chó vàng kim tươi ngon. Thanh Tùng ăn nhân hạt óc chó vàng kim trong đó, đầu óc không còn cứng nhắc nữa, năng lực lý giải Pháp cũng được tăng cường. Phật Chủ còn ban cho Thanh Tùng một pháp khí trừ ma – Tam Tiết Côn (cây gậy ba đoạn). Cây Tam Tiết Côn rất có trí huệ, còn là một vật sống, tự thân có thể trảm yêu trừ ma. Nếu chính niệm của Thanh Tùng mạnh hơn nữa, Tam Tiết Côn còn có thể tiếp tục phát triển, biến thành Tứ Tiết Côn, Ngũ Tiết Côn…

Hành trình tìm bảo vật trong trang thứ ba của cuốn “Tầm Bảo Đồ” đã được hoàn thành.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149959

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thấy điều kỳ diệu trong sự bình dị: Vẻ đẹp của cảnh thơhttps://chanhkien.org/2025/01/thay-dieu-ky-dieu-trong-su-binh-di-ve-dep-cua-canh-tho.htmlTue, 14 Jan 2025 03:08:59 +0000https://chanhkien.org/?p=35863Tác giả: Tiêm Tiêm [ChanhKien.org] Khi làm thơ, người ta thường sử dụng việc miêu tả sự vật để đạt được mục đích của mình, vậy mà bài thơ “Vịnh tuyết” của nhà thơ Trịnh Bản Kiều thời nhà Thanh lại chọn một con đường khác biệt. Thoạt nhìn, bài thơ dường như viết về […]

The post Thấy điều kỳ diệu trong sự bình dị: Vẻ đẹp của cảnh thơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Khi làm thơ, người ta thường sử dụng việc miêu tả sự vật để đạt được mục đích của mình, vậy mà bài thơ “Vịnh tuyết” của nhà thơ Trịnh Bản Kiều thời nhà Thanh lại chọn một con đường khác biệt. Thoạt nhìn, bài thơ dường như viết về tuyết, nhưng thực tế lại là thể hiện sự thanh khiết, cao quý của hoa mai. Toàn bộ bài thơ gồm có 28 chữ:

“Nhất phiến nhị phiến tam tứ phiến,
Ngũ lục thất bát cửu thập phiến.
Thiên phiến vạn phiến vô số phiến,
Phi nhập mai hoa đô bất kiến”.

Tạm dịch:

“Một mảnh hai mảnh ba bốn mảnh,
Năm sáu bảy tám chín mười mảnh.
Nghìn mảnh vạn mảnh vô số mảnh,
Bay vào hoa mai chẳng thấy đâu”.

“Một mảnh hai mảnh ba bốn mảnh, Năm sáu bảy tám chín mười mảnh”. Hai câu này thoạt nhìn có vẻ lặp lại nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa vô cùng, ý nói rằng trên thế gian có quá nhiều kẻ dung tục tầm thường. Bài thơ này được sáng tác trong bối cảnh nhà thơ đang trong cảnh sa sút và bị một nhóm tú tài xem thường. Tuyết ở đây kỳ thực chính là hình ảnh ẩn dụ cho nhóm tú tài coi thường người khác này.

“Nghìn mảnh vạn mảnh vô số mảnh, Bay vào hoa mai chẳng thấy đâu”. Trong câu thơ này, hoa mai ở đây kỳ thực chính là chỉ bản thân nhà thơ. Đại ý là nói, cho dù có bao nhiêu kẻ phàm phu tục tử, đối với nhà thơ mà nói, họ đều không đáng để bận tâm.

Bài thơ này có thể nói vừa mang ý tự chế nhạo của nhà thơ, vừa có ý nhắc nhở bản thân không được hòa lẫn vào hàng ngũ những người thế tục. Vào thời kỳ đó, rất nhiều người đọc sách là vì để phát tài, làm rạng rỡ tổ tông, rất ít người thực sự lo cho đất nước lo cho nhân dân. Nhưng nhà thơ lại khác biệt hẳn với họ. Chúng ta đều biết rằng sau khi làm quan, nhà thơ là một vị quan thanh liêm hiếm có, một vị quan tốt luôn suy nghĩ cho bách tính. Nhà thơ không chỉ nói được mà còn thực sự làm được.

Bài thơ này, thoạt đọc lên cảm giác có chút đơn giản thậm chí có phần thô tục, nhưng sau khi chúng ta hiểu được ngọn ngành sự tình, sẽ phát hiện ra dụng ý thực sự của nhà thơ. Tuyết đứng trước hoa mai quả thực không đáng để nhắc đến.

Trong bài thơ “Mai hoa thi” của Thiệu Ung, cũng có ví đệ tử Đại Pháp với hoa mai. Hoa mai trong hoàn cảnh tuyết lớn, giá rét khắc nghiệt vẫn có thể nở rộ kiêu ngạo trước tuyết, không sợ lạnh giá, đó là điều mà những sinh mệnh khác không làm được. Đệ tử Đại Pháp bị bức hại suốt bao năm qua, dưới sự bảo hộ của Sư phụ Đại Pháp, không những không bị đánh bại, ngược lại còn ngày càng trở nên thành thục.

Trịnh Bản Kiều nổi tiếng với những bức tranh vẽ trúc, ông có nền tảng văn học rất cao. Nếu như chúng ta đọc kỹ bài thơ này thêm vài lần, sẽ phát hiện ra vẻ quyến rũ thực sự của bài thơ và phía mặt đẹp nhất của nó. Một vẻ đẹp tại cảnh giới không thể ngờ tới.

Dịch: https://www.zhengjian.org/node/287391

The post Thấy điều kỳ diệu trong sự bình dị: Vẻ đẹp của cảnh thơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (3)https://chanhkien.org/2025/01/cau-chuyen-co-tich-dai-tap-tam-bao-du-ky-3.htmlSun, 12 Jan 2025 03:49:32 +0000https://chanhkien.org/?p=35848Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý [ChanhKien.org] Trang thứ hai của “Tầm Bảo Đồ”: Trong Pháp tu bỏ nhân tâm Tóm tắt: Trang thứ hai của “Tầm Bảo Đồ” kể về hành trình của gia đình Tiểu Bảo trong quá trình tu luyện Đại Pháp, không ngừng hướng nội tìm và tu khứ nhân tâm. […]

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Trang thứ hai của “Tầm Bảo Đồ”: Trong Pháp tu bỏ nhân tâm

Tóm tắt: Trang thứ hai của “Tầm Bảo Đồ” kể về hành trình của gia đình Tiểu Bảo trong quá trình tu luyện Đại Pháp, không ngừng hướng nội tìm và tu khứ nhân tâm. Người tu luyện chỉ cần giữ vững tâm tính thì sẽ ngày càng tiến gần đến tương lai rực rỡ…

Hai bài thơ cảm ngộ của đệ tử:

(1) Hướng nội tu

Phản bổn quy chân Thần lộ mạn,
Mỗi quan mỗi nạn chẳng ngơi qua.
Dĩ Pháp vi Sư, tâm hướng nội,
Vượt sóng gió, Thần quang sáng lòa.

(2) Ánh sáng hiện ra

Đại Pháp hồng truyền tại thế gian,
Tu tâm trừ nghiệp vượt quan nạn.
Chấp trước tiêu tan, quang minh hiển,
Xuân về hoa nở, khắp núi ngàn.

Tập một: Trừ bỏ lười biếng, tinh tấn hơn nữa

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ, trên bản đồ hiện ra một người tuyết lớn. Trong bụng người tuyết ẩn giấu bảo vật của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo nhìn một cái, thấy đây đâu phải người tuyết, rõ ràng là một đống tuyết chất đống trên mặt đất. Đột nhiên, người tuyết lười biếng cử động uể oải. Tiểu Bảo hiểu ra: Đây chính là “ma lười biếng”. Tiểu Bảo hướng nội tìm, nhớ đến lúc bản thân khi ngồi thường hay lười biếng uể oải, khi nằm trên giường cũng thường vươn vai lười nhác, đó đều là biểu hiện của ma tính lười biếng. Tiểu Bảo phân biệt rõ thiện ác, liền tung một chưởng vào người tuyết. Tuyết trên người tuyết lớn rơi rụng một phần, nhưng không lâu sau, người tuyết lớn lại khôi phục như cũ, vẫn lười uể oải và không coi ai ra gì. Tiểu Bảo nhanh chóng đưa tay ra thọc vào bụng của người tuyết và không ngừng mở rộng bụng nó. Tuyết rơi xuống thành những bông tuyết nhỏ, tan chảy dần. Chẳng mấy chốc, người tuyết tan biến, để lộ một tượng người vàng kim nhỏ xíu trông giống hệt Tiểu Bảo, biểu hiện vô cùng siêng năng, đây chính là thành quả của Tiểu Bảo sau khi loại bỏ được “ma lười biếng”.

Tiểu Bảo đã tìm xong bảo vật. Cả gia đình ba người tiếp tục tiến lên phía trước, Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ và thấy phía trước có một con mắt lớn, mí mắt của nó dường như bị dính keo, không mở ra được, nó nheo mắt, trông không có sức sống. Đó là một con quái vật nheo mắt. Lần này, đến lượt Bảo Ngọc vượt qua thử thách. Bảo Ngọc tiến đến gần, nhìn quái vật nheo mắt và nói một tiếng: “Định!” Con quái vật liền bị giữ chặt tại chỗ. Bảo Ngọc lại nhảy lên tung một cú đá, làm con quái vật nheo mắt vỡ tung. Từ mắt nó tràn ra rất nhiều bột gây mê, quái vật nheo mắt đã chết. Bảo Ngọc nhanh chóng tránh xa, không để bột gây mê dính vào người. Bảo Ngọc ngộ ra rằng: Thời gian gần đây, để học Pháp nhiều hơn, mỗi sáng sau khi thức dậy, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo dành một tiếng rưỡi để tĩnh tâm học Pháp, những ngày đầu, Bảo Ngọc có hơi buồn ngủ, nhưng sau đó, mỗi sáng thức dậy đều cảm thấy tràn đầy năng lượng, không còn chút mệt mỏi nào. Hóa ra là nhờ tiêu diệt được một con quái vật nheo mắt, nên khi học Pháp đã có tinh thần hơn. Lần tìm bảo vật này, Bảo Ngọc đắc được một pháp khí, đó là thanh kiếm Kim Cương, có thể trảm yêu trừ ma, sắc bén vô cùng.

Bảo Ngọc đã tìm kiếm xong bảo vật. Tiểu Bảo lấy Tầm Bảo Đồ ra xem, quan ải tiếp theo là thung lũng Ma Lười, lần này đến lượt Thanh Tùng cần vượt quan. Thanh Tùng nhìn từ xa, thấy đáy thung lũng Ma Lười có một vũng bùn nhão, dính dấp trơn trượt, có thể khiến mọi thứ bị mắc kẹt trong đó. Thanh Tùng cảm thấy kỳ lạ, quan sát kỹ hơn, thì ra đó vốn không phải là một vũng bùn mà là Ma Vương Lười Biếng, có hình dáng giống như một vũng bùn vậy. Thanh Tùng cảm thấy hơi sợ hãi, lo lắng bị nó dính chặt. Bảo Ngọc động viên: “Đừng sợ, hãy dùng tâm thái bình thường đối đãi”. Thanh Tùng vừa đi về phía trước vừa tự nhủ: “Phải dùng tâm bình thường! Phải dùng tâm bình thường!” Khi đến đáy thung lũng Ma Lười, Ma Vương Lười Biếng đang ngủ say, Thanh Tùng phát ra chính niệm mạnh mẽ, tập trung năng lượng vào tay, thử đụng vào Ma Vương Lười Biếng để làm nó nổ tung. Nhưng dù thử nhiều lần vẫn không thành công. Thanh Tùng rất bối rối, không cẩn thận đã làm Ma Vương Lười Biếng tỉnh dậy. Thanh Tùng sợ hãi quay đầu bỏ chạy. Bảo Ngọc thấy Thanh Tùng trở về, liền hỏi: “Sao chưa tìm được bảo vật mà đã chạy về rồi?” Thanh Tùng trả lời: “Anh dùng tâm bình thường để cố phá hủy Ma Vương Lười Biếng, nhưng không khởi tác dụng, ngược lại còn làm nó thức giấc, sợ bị dính vào người liền chạy về. Để anh nghĩ cách khác, sau đó quay lại tiêu diệt Ma Vương Lười Biếng”. Bảo Ngọc nhắc nhở Thanh Tùng: “Anh mang theo tâm hữu cầu, nên đương nhiên không khởi tác dụng”. Thanh Tùng chợt hiểu ra, lại quay lại thung lũng Ma Lười, tập trung tinh thần, xuất ra một luồng năng lực, trong chớp mắt đã tiêu diệt Ma Vương Lười Biếng. Bảo vật của Thanh Tùng từ trong thung lũng bay ra, là hai bức tượng điêu khắc nhỏ, đều có hình dáng giống Thanh Tùng. Một bức tượng cầm tua vít, đang làm việc chăm chỉ, được gọi là tượng Siêng Năng. Bức còn lại là Thanh Tùng trong dáng vẻ trầm tư, suy nghĩ sâu xa. Thanh Tùng có chút không hiểu ý nghĩa của bức tượng thứ hai, bèn hỏi Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nhìn thoáng qua bức tượng và mỉm cười: “Đây không phải là bức tượng đang suy nghĩ bình thường, mà là đang hướng nội tìm lỗi. Đây là lời nhắc nhở từ Phật Chủ rằng anh phải hướng nội nhiều hơn. Có phải anh thường quên tự nhìn lại bản thân không? Là Phật Chủ từ bi nhắc nhở anh, anh nhất định phải ghi nhớ điều này nhé”. Thanh Tùng như bừng tỉnh, ngộ ra chân lý.

Tập hai: Chính niệm vững chắc như kim cương

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ ra quan sát kỹ, thấy thử thách tiếp theo là vách núi Ma Quỷ, trong đó cất giấu bảo vật của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo nhìn xuống vách núi Ma Quỷ là vực thẳm sâu vạn trượng, Tiểu Bảo có chút do dự, tự hỏi liệu thật sự có bảo vật của mình ở đó không. Lúc này, Tầm Bảo Đồ lên tiếng: “Đừng nghi ngờ, hãy kiên định chính niệm”. Tiểu Bảo không còn do dự nữa, bước tới mép vách núi Ma Quỷ và tự hỏi: “Làm sao để xuống được đây?” Trong đầu Tiểu Bảo chợt lóe lên một ý nghĩ: “Nhảy xuống đi! Không sao đâu!” Tiểu Bảo lấy hết dũng khí, nhảy xuống vực thẳm. Cơ thể cậu lao nhanh xuống dưới. Khi gần đến đáy vực, Tiểu Bảo nhìn thấy bên dưới là dòng nham thạch nóng chảy đang sôi sục. Tiểu Bảo nhẹ nhàng đáp xuống một tảng đá nhô ra giữa dòng nham thạch, dùng chính niệm nghĩ: “Nham thạch hãy mau khô lại!” Trong tích tắc, dòng nham thạch khô cứng lại, khô thành đá. Tiểu Bảo lại dùng chính niệm: “Bảo vật hãy mau xuất hiện!” Lập tức, từ dưới đáy vực hiện lên một ngôi nhà vàng kim lấp lánh. Bên trong ngôi nhà có một người tí hon trông giống hệt Tiểu Bảo. Người tí hon này tên là “Chính Niệm”, Chính Niệm được tạo nên từ một nguồn năng lượng cứng cáp và mạnh mẽ như kim cương. Tiểu Bảo nhận được người tí hon Chính Niệm, ngộ ra rằng chính niệm của mình sẽ luôn trường tồn trong tâm trí. Tiểu Bảo cầm ngôi nhà vàng, từ đáy vực thẳm Ma Quỷ bay lên.

Tiểu Bảo đã hoàn thành tìm kiếm bảo vật, liền lấy Tầm Bảo Đồ ra quan sát, cửa ải tiếp theo, thì thấy hiện lên hai chữ “Bảo Ngọc”. Trên bầu trời cao vút, một bảo vật đang lơ lửng, Bảo Ngọc nhìn một cái: “Trời cao như vậy, làm sao lấy được bảo vật đây?” Bảo Ngọc thấy rằng dưới bảo vật là một ngọn núi cao. Bảo Ngọc nghĩ trong tâm: “Trước tiên hãy leo lên núi xem xem có với tới được bảo vật không”. Bảo Ngọc trèo lên đỉnh núi cao, nhưng vẫn không thể chạm đến được bảo vật. Bảo Ngọc nhìn thấy xung quanh bảo vật còn có một con “ong độc” đang bay vo ve, phát ra những tiếng kêu không ngừng. Bảo Ngọc lấy ra thanh kiếm Kim Cương và dùng chính niệm nghĩ: “Kéo dài!”, lập tức thanh kiếm kéo dài ra. Bảo Ngọc nhắm vào con ong độc, tung vài nhát kiếm mạnh mẽ. Con ong độc bị tiêu diệt. Sau đó, Bảo Ngọc tiếp tục dùng chính niệm nghĩ: “Kiếm hãy biến cong lại!” Thanh kiếm uốn cong, móc lấy bảo vật và kéo xuống. Bảo Ngọc thuận lợi lấy được bảo vật, đó là một chiếc rương báu, bên trong là một cuốn “Chính Niệm Bảo Thư” màu vàng kim. Bảo Ngọc tiếp tục dùng chính niệm: “Kiếm hãy trở về hình dạng ban đầu!” Thanh kiếm trở lại như cũ, và Bảo Ngọc cất nó đi. Khi Bảo Ngọc ôm cuốn sách quý xuống núi, Tiểu Bảo nhìn thấy cuốn “Chính Niệm Bảo Thư” liền tò mò hỏi: “Mẹ hãy mau mở ra xem xem bên trong viết chữ gì.” Bảo Ngọc mở sách ra, thấy bên trong có một tiêu đề lớn, nổi bật: “Tín Sư Tín Pháp”. Các dòng chữ nhỏ hơn vì cảnh giới chưa đủ nên tạm thời chưa thể nhìn rõ.

Bảo Ngọc đã tìm xong bảo vật. Tiểu Bảo tiếp tục cầm cuốn Tầm Bảo Đồ tiến về phía trước, trước mặt họ là một con sông băng, toàn bộ nước trên sông đã đông lại thành băng cứng. Tầm Bảo Đồ hiển thị rằng bên trong dòng sông băng này cất giấu bảo vật của Thanh Tùng. Thanh Tùng tiến tới mặt băng đông cứng, dùng sức giẫm mạnh, nhưng mặt băng không hề có chút động tĩnh nào, Thanh Tùng ngộ ra: “Phải dùng chính niệm mới đúng”. Liền tập trung chính niệm: “Sông băng nổ tung!” Ngay lập tức, mặt băng vỡ toang, và từ đáy sông băng, bảo vật của Thanh Tùng trồi lên, đó là một đôi găng tay Kim Cương. Đây chính là pháp khí của Thanh Tùng.

Tập ba: Tu tâm hàng ngày, chớ giải đãi

Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ, thấy hiển thị một rãnh sâu, nơi đó cất giấu bảo vật của mình. Tiểu Bảo bắt đầu dùng tay không ngừng đào, cứ thế đào mãi, đào mãi, bỗng nhiên đào ra một con bọ cạp tinh. Tiểu Bảo không để ý, tiện tay ném bọ cạp ra xa. Nhưng con bọ cạp tinh nhìn thấy chỗ trú của mình bị đào tung lên, liền lắc lư chiếc đuôi độc của nó lao tới tấn công. Tiểu Bảo nhìn thấy liền nói: “Ngươi còn dám tới tìm cái chết sao!” Rồi giơ chân đạp một phát, giẫm chết con bọ cạp tinh. Ngay lúc đó, bảo vật của Tiểu Bảo xuất hiện là một hộp quà. Bên trong là hai chữ “Kiền Tịnh” được làm bằng pha lê trong suốt. Đồng thời, Tiểu Bảo còn nhận được một thanh Bảo Ngọc Đao, được rèn giũa từ bảo ngọc xanh lục, đó là pháp khí của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo ngộ ra: Trong cuộc sống hàng ngày, cần chú ý giữ gìn vệ sinh, không được lôi thôi, lếch thếch.

Tiểu Bảo đã tìm xong bảo vật, liền mở tấm bản đồ ra xem, phía trước là một hang động không đáy, bên trong cất giấu bảo vật của Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nhìn vào trong hang, chỉ thấy một màu đen tối, liền thắc mắc, làm sao có thể nhìn được rõ đây? Bảo Ngọc nhận ra rằng: “Phải có chính niệm mới được, nhất định có thể nhìn được rõ!” Bảo Ngọc chợt nhớ ra thanh kiếm Kim Cương có thể phát sáng! Thế là Bảo Ngọc liền nắm chặt thanh kiếm Kim Cương và cẩn thận bước về phía trước. Đột nhiên, một tiếng kêu quái lạ vang lên khiến Bảo Ngọc rùng mình sợ hãi. Sau một lúc, cảm thấy có điều gì đó không đúng, Bảo Ngọc lấy lại chính niệm và tự nhủ: “Không được sợ hãi!” Khi bình tĩnh trở lại, Bảo Ngọc tiếp tục tiến sâu vào hang. Đi được một đoạn, Bảo Ngọc tự hỏi: “Không biết khi nào mới đến cuối hang nhỉ? Hay là dùng thanh kiếm Kim Cương phá vỡ đỉnh hang động?” Bảo Ngọc liền tập trung chính niệm, không ngừng gia trì cho thanh kiếm Kim Cương. Ở mũi kiếm dần xuất hiện một quả cầu năng lượng lớn. Bảo Ngọc vung kiếm, chém mạnh vài đường, và ngay lập tức, đỉnh của sơn động bị phá vỡ, ánh sáng chiếu vào, Bảo Ngọc nhìn thấy một chiếc loa hỏng đang phát ra những âm thanh quái dị. Bảo Ngọc dậm chân mạnh khiến cái loa hỏng bị giẫm nát và tự nói: “Xem ngươi còn dám dọa người khác không”. Chiếc loa hỏng có lúc phát ra tiếng ma quái, có lúc còn chửi bới người khác,… Sau khi Bảo Ngọc giẫm nát cái loa hỏng, bảo vật liền vui mừng nhảy nhót ra ngoài—đó là một con thỏ vàng kim biết nói, miệng của thỏ vàng rất sạch sẽ, không bao giờ nói những lời xấu. Bảo Ngọc ngộ ra: Bản thân lúc bình thường không chú ý đến lời nói của mình, đôi khi hay nói những lời quê cục thô lỗ, châm biếm người khác, miệng hay thốt ra những từ ngữ tục tằn, do đó khi sáng tác thơ ca, câu từ không được đẹp. Gần đây, Bảo Ngọc mới ngộ ra điểm này và quyết tâm từ bỏ thói quen nói lời tục tằn. Hôm nay vượt quan liền đắc được ngay một con thỏ nhỏ vàng kim biết nói.

Bảo Ngọc đã hoàn thành tìm bảo vật. Tiểu Bảo mở Tầm Bảo Đồ, thấy có một vùng trời tối tăm, mây đen dày đặc. Bản đồ chỉ ra rằng bảo vật của Thanh Tùng nằm ở phía chân trời. Thanh Tùng đến gần chân trời, ngẩng đầu lên nhìn, thấy một đám mây đen dày đặc, giống như một con quái vật mây đen cơ bắp, khắp thân là khí đen bao trùm. Thanh Tùng giơ nắm đấm, định đánh tan đám mây, nhưng chỉ đánh tan được một chút, mây đen lại tụ lại, không đánh tan được, phải làm sao đây? Thanh Tùng bắt đầu thổi một hơi, mây đen chỉ tan được một chút xíu, Thanh Tùng nghĩ, chi bằng cướp lại bảo vật thôi. Con quái mây đen phóng ra tia sét, đánh vào bảo vật khiến bảo vật vỡ thành hai mảnh, Thanh Tùng chỉ lấy được một nửa, đó là một viên ngọc trai. Thanh Tùng đem bảo vật về đưa cho Bảo Ngọc bảo quản, còn mình lại tiếp tục đi lấy nửa còn lại. Thanh Tùng giơ nắm đấm lên, tập trung chính niệm nghĩ: “Biến thành nắm đấm băng!” Con quái mây đen lại phát ra sấm sét, đúng lúc nắm đấm băng của Thanh Tùng lại dẫn điện, Thanh Tùng vung tay, những giọt nước mang điện phóng ra, khiến con quái mây đen bị đánh tan. Thanh Tùng lấy được nửa bảo vật còn lại, cũng là một viên ngọc trai bạc, chỉ là trên viên ngọc trai có vài đốm đen. Tại sao lại như vậy? Vì hôm đó khi Thanh Tùng học Pháp, cảm thấy buồn ngủ, ngủ gật một giấc nhỏ rồi lại tiếp tục học Pháp, vì vậy hai viên ngọc trai mới có tì vết. Thanh Tùng hiểu rằng, chỉ cần sửa chữa thiếu sót và học Pháp nghiêm túc, những đốm đen sẽ tự biến mất, và viên ngọc trai bạc mới biến thành ngọc trai vàng.

Tập bốn: Dùng trí huệ lấy bảo vật trong núi quái

Tiểu Bảo lấy “Tầm Bảo Đồ” quan sát thấy quan tiếp theo là núi Răng Sói, bên trong cất giấu bảo vật của Tiểu Bảo. Trên núi Răng Sói toàn là những chiếc gai nhọn hoắt, gần như không có con đường nào để đi. Những chiếc gai này, mỗi chiếc đều có thái độ hung dữ, chuyên chặn đường của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo ngộ ra: “Phải dùng chính niệm để lấy bảo vật”. Vì vậy, Tiểu Bảo rút ra thanh Bảo Ngọc Đao, phát ra chính niệm mạnh mẽ. Một quả cầu năng lượng bắt đầu xoay trên đầu đao, Tiểu Bảo múa Bảo Ngọc Đao một hồi, nơi nào đao đi qua, mọi thứ đều bị nổ tung thành mảnh nhỏ. Toàn bộ những chiếc gai trên núi Răng Sói đều gục xuống. Bảo vật của Tiểu Bảo xuất hiện, đó là một ngón tay bằng vàng dựng đứng, như thể đang khen ngợi Tiểu Bảo: “Giỏi lắm, cậu trai trẻ”.

Tiểu Bảo đã hoàn thành việc tìm bảo vật. Ba người tiếp tục đi về phía trước, Tiểu Bảo nhìn vào Tầm Bảo Đồ thấy phía trước là một ngọn núi lửa, đang phun trào dung nham đỏ rực. Tầm Bảo Đồ chỉ ra rằng bảo vật của Bảo Ngọc được giấu trong ngọn núi lửa đó. Bảo Ngọc nhìn kỹ và phát hiện trong miệng núi lửa có một con quái vật Nôn Nóng, thỉnh thoảng lại phun ra một ngọn lửa. Bảo Ngọc rút thanh kiếm Kim Cương, vung kiếm chém mạnh vào núi lửa. Quái vật Nôn Nóng bị kích động, phun ra một đám lửa dữ dội từ miệng núi lửa. Bảo Ngọc nhìn ra đây không phải là ngọn lửa bình thường, mà là ngọn lửa quái dị có hai chiếc sừng, thực chất là hình dạng của con quái vật Nôn Nóng. Bảo Ngọc nhận ra là quái vật Nôn Nóng liền nhanh chóng rút kiếm Kim Cương, đâm một kiếm vào quái vật Nôn Nóng. Quái vật Nôn Nóng run rẩy nói: “Ta cứ tưởng ngươi không phát hiện ra ta”. Bảo Ngọc tiếp tục vung kiếm, nói: “Xem kiếm đây!” Một đòn chí mạng đâm vào trái tim quái vật, và ngọn lửa dữ dội đã tắt ngay lập tức. Từ miệng núi lửa, bảo vật của Bảo Ngọc xuất hiện, đó là một đoạn tường thành cổ, trên tường khắc hình hai con rồng, một con là rồng nước và một con là rồng cỏ, cả hai đều phun ra những giọt nước, có thể dập tắt cơn giận bất cứ lúc nào. Bảo vật này có tên là “Tường Chống Lửa” hay còn gọi là “Xuất Long Bích”. Bảo Ngọc trong tâm hiểu rõ: “Mình thường xuyên dễ nổi nóng và tức giận, tâm mình hay bất thường xuất ra ngọn lửa ấy, giờ thì tốt rồi, Phật Chủ đã ban cho bảo vật ‘Tường Chống Lửa’, có thể dễ dàng dập tắt cơn giận mỗi khi nó nổi lên”.

Bảo Ngọc đã hoàn thành việc tìm kiếm bảo vật, gia đình Tiểu Bảo tiếp tục đi về phía trước, đi đến đỉnh vách núi, Tiểu Bảo kiểm tra Tầm Bảo Đồ và thấy đây là quan của Thanh Tùng. Thanh Tùng đeo găng tay, hai tay đấm vào nhau rồi nói: “Đi thôi!” Thanh Tùng đến đỉnh vách núi, nhìn thấy ở giữa đỉnh núi có một đĩnh bạc lớn. Thanh Tùng biết rằng đây chính là bảo vật. Tuy nhiên, Thanh Tùng cảm thấy kỳ lạ. Bình thường, phải đánh bại quái vật trước mới có thể lấy được bảo vật, nhưng hôm nay sao lại không thấy quái vật xuất hiện? Thanh Tùng do dự, có chút không tin tưởng, lại lo sợ khi lấy bảo vật sẽ có quái vật nhảy ra, không biết phải làm sao. Bảo Ngọc đứng dưới chân núi, cảm thấy lo lắng vì lâu rồi mà Thanh Tùng chưa quay lại. Vì vậy, Bảo Ngọc quyết định lên xem tình hình, phát hiện Thanh Tùng đang do dự không quyết. Bảo Ngọc liền nhắc nhở: “Đó là tâm nghi hoặc và tâm sợ hãi của anh. Hãy nhanh chóng bỏ đi những nhân tâm này, mau lấy bảo vật đi, nhân tâm chính là chướng ngại của anh”. Thanh Tùng tỉnh ngộ, thuận lợi lấy được bảo vật, trên đĩnh bạc có khắc vài chữ: “Tiếp tục bỏ đi nhân tâm”, khi nhân tâm đã được loại bỏ hoàn toàn, đĩnh bạc sẽ biến thành đĩnh vàng.

Tập năm: Buông bỏ quái dị đắc y phục quý

Tiểu Bảo quan sát Tầm Bảo Đồ và thấy phía trước là sông Quái Vật, nơi cất giấu bảo vật của Tiểu Bảo. Khi nghe đến hai chữ “quái vật”, Tiểu Bảo không khỏi rùng mình sợ hãi. Bảo Ngọc nói: “Đừng sợ, hãy can đảm lên, xông tới đi!” Tiểu Bảo nhảy xuống sông Quái Vật, nơi đầy những quái vật ngoài hành tinh có đủ kích thước lớn nhỏ với những chiếc sừng. Không chút do dự, Tiểu Bảo lập tức cầm Bảo Ngọc Đao lên và bắt đầu múa đao chém, càng dùng lực chém mạnh, quái vật càng tỏ ra như không hề hấn gì. Tiểu Bảo chém đến độ người mệt, mồ hôi đầy trán, và trong lúc không để ý, Bảo Ngọc Đao vô tình chạm nhẹ vào một con quái vật, nhưng nó lập tức biến thành một làn khói và biến mất. Tiểu Bảo ngộ ra: “Phải dùng tâm bình thường đối đãi, như vậy mới có được uy lực vô tỉ”. Tiểu Bảo không còn vội vã hay hung hãn, mà dùng tâm thái bình thường, nhẹ nhàng tiêu diệt hết các thứ dị loại trong sông Quái Vật. Sau khi các quái vật biến mất, bảo vật của Tiểu Bảo nổi lên từ mặt sông. Đó là một hộp quà chứa một bộ cổ trang vô cùng đẹp. Chiếc áo choàng màu vàng kim có đính nhiều vảy ánh vàng lấp lánh, chiếc áo ngũ sắc cũng có các vảy màu ngũ sắc rực rỡ, quần màu xanh dương, giày màu đen, và trên mũ có hai chiếc lông gà trĩ dài. Tiểu Bảo trong tâm vô cùng vui mừng, bộ trang phục này giống hệt bộ đồ của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.

Tiểu Bảo đã hoàn thành việc tìm bảo vật. Ba người tiếp tục hành trình, Tiểu Bảo lấy ra Tầm Bảo Đồ, và trước mặt đã tới đầm Tà Niệm, tấm bản đồ chỉ ra rằng bảo vật của Thanh Tùng ẩn sâu dưới đáy nước. Thanh Tùng đeo găng tay, hai tay đấm vào nhau, rồi nhảy xuống đầm Tà Niệm. Khi Thanh Tùng xuống dưới nước, thấy rất kỳ lạ, sao lại có nhiều người giống hệt mình như vậy, nhưng dáng đi của họ rất máy móc. Sau khi quan sát kỹ, anh nhận ra đó chỉ là những thứ được cấu thành từ máy móc, nhưng trong đầu của chúng toàn là những suy nghĩ phụ diện. Thanh Tùng hiểu ra: Đây chính là những thứ giả ngã của bản thân, được cấu thành từ những suy nghĩ tiêu cực, không phải là bản thân mình thực sự. Thanh Tùng ngộ rằng: Trong tu luyện lúc bình thường thường đôi lúc vô thức sản sinh ra những suy nghĩ phụ diện mà không kịp thời bài trừ, thì ra chúng thực sự có hình tượng. Chúng đến thật đúng lúc, lần này nhất định phải tiêu diệt toàn bộ những thứ giả ngã này trong đầm Tà Niệm. Thanh Tùng đeo găng tay, với sức mạnh phi thường, mỗi cú đấm của anh đều đánh vỡ một cái giả ngã, mất một thời gian, những giả ngã của tư tưởng phụ diện liền bị tiêu diệt. Những tư tưởng phụ diện của Thanh Tùng cũng đã được xóa bỏ rất nhiều. Lúc này, bảo vật của Thanh Tùng cũng xuất hiện, đó là một hộp quà rất đẹp. Thanh Tùng ôm bảo vật lên và mở ra xem, bên trong là một bộ trang phục Chống Tà rất chắc chắn, một bộ giáp cứng cáp. Bảo Ngọc nói: “Lần này cuối cùng cũng đã chiến thắng trở về, lần sau phải cố gắng hơn nữa nhé!”

Thanh Tùng đã hoàn thành công cuộc tìm bảo vật. Tiểu Bảo xem tấm Tầm Bảo Đồ và thấy trước mặt có một dòng nước màu đỏ, thực chất đó là dòng chảy Đỏ Hiện Đại, trên mặt nước rất nhiều thứ hiện đại biến dị trôi lững lờ, bao gồm những cỗ máy biến dị, quần áo biến dị… Bảo vật của Bảo Ngọc ẩn sâu dưới đáy nước. Bảo Ngọc nhảy vào dòng chảy Đỏ Hiện Đại, rút ra thanh kiếm Kim Cương và liên tục múa kiếm. Những thứ biến dị trong dòng nước đỏ bị phá hủy, nhưng làm sao để dòng nước đỏ này biến mất đây? Bảo Ngọc dùng chính niệm nghĩ: “Cạn!” Lập tức, dòng nước đỏ cạn dần, lộ ra đáy. Lúc này, bảo vật của Bảo Ngọc xuất hiện, trong rương báu là một bộ Hán phục vô cùng cổ xưa và thanh nhã. Bộ Hán phục này còn biết nói, nó nói với Bảo Ngọc: “Hiện tại vẫn chưa thể mặc được đâu”.

Tập sáu: Cửa vàng kim nở ra hoa sen vàng kim

Tiểu Bảo mở tấm Tầm Bảo Đồ và thấy đây là quan cuối cùng của trang thứ hai. Tiểu Bảo phải dũng cảm vượt qua cánh cửa dưới lòng đất, nó nằm sâu dưới đáy một vách đá cao. Tiểu Bảo rút thanh Bảo Ngọc Đao, lúc này tấm Tầm Bảo Đồ tự bay lên theo bên cạnh cậu. Không chút do dự, Tiểu Bảo nhảy vọt xuống vách đá. Khi gần chạm đáy, Tiểu Bảo từ từ hạ xuống, và liên tục vung thanh Bảo Ngọc Đao. Lúc này, từ dưới lòng đất, một quái vật Câu Hồn xuất hiện. Hai cánh tay của nó như một làn khói, bay lơ lửng trông giống hai hồn ma, chúng liên tục dụ dỗ và làm phân tán sự chú ý của Tiểu Bảo. Tiểu Bảo nhìn chăm chú và nhận ra nó là con quỷ Câu Hồn ngăn cản học Pháp, không cho vào đầu, khiến người ta mất tập trung, chính là do nó gây ra. Tiểu Bảo múa thanh Bảo Ngọc Đao, chỉ hai nhát, con quỷ Câu Hồn bị đánh chết. Sau khi quái vật bị tiêu diệt, mặt đất chuyển thành màu vàng kim, một cánh cửa vàng kim xuất hiện, trên cửa có một chiếc Khóa Hoa Sen vàng kim. Đây chính là bảo vật của Tiểu Bảo, trông giống như một chiếc giỏ hoa sen, còn có một chiếc chìa khóa Kim Cương treo bên cạnh. Khóa Hoa Sen vàng này có tác dụng đặc biệt, khi Tiểu Bảo học Pháp nó sẽ giúp khóa chặt chủ ý thức của Tiểu Bảo, không để cho chủ ý thức bị phân tán hay mất tập trung.

Hành trình tìm bảo vật trong trang thứ hai của cuốn “Tầm Bảo Đồ” đã được hoàn thành.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149751

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (2)https://chanhkien.org/2025/01/cau-chuyen-co-tich-dai-tap-tam-bao-du-ky-2.htmlWed, 08 Jan 2025 03:25:56 +0000https://chanhkien.org/?p=35799Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý [ChanhKien.org] Trang đầu tiên của “Tầm Bảo Đồ”: Đắc Pháp, sáng tỏ Pháp lý Tóm tắt: Gia đình Tiểu Bảo mỗi ngày đều tĩnh tâm học Pháp, trong lúc học Pháp luôn mang theo thái độ cung kính và khiêm tốn, họ chú trọng hiệu quả học Pháp, không […]

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Trang đầu tiên của “Tầm Bảo Đồ”: Đắc Pháp, sáng tỏ Pháp lý

Tóm tắt: Gia đình Tiểu Bảo mỗi ngày đều tĩnh tâm học Pháp, trong lúc học Pháp luôn mang theo thái độ cung kính và khiêm tốn, họ chú trọng hiệu quả học Pháp, không ngừng quy chính những thiếu sót của bản thân xuất hiện trong quá trình học, thường xuyên dùng Pháp lý của Đại Pháp để yêu cầu bản thân. Gần đây, Sư tôn đã ban tặng một cuốn “Tầm Bảo Đồ” (bản đồ tìm kiếm kho báu), chỉ cần mỗi ngày tĩnh tâm học Pháp, ba người Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo sẽ bước vào thế giới tìm bảo vật một cách thần kỳ để du hành…

Hai bài thơ cảm ngộ của đệ tử:

(1) Tặng bảo đồ

Tĩnh tâm học Pháp, biết chân lý,
Sáng Thế Phật Chủ chỉ rõ ý.
Đích thân vẽ tranh tìm bảo vật,
Ban cho đệ tử thành du ký.

(2) Tìm chân Pháp

Tìm Tiên, hỏi Đạo khắp thế gian,
Tiểu đạo biên duyên chớ mong cầu.
Chỉ chờ Thánh Vương truyền Đại Pháp,
Hồi thiên hữu vọng chớ nên sầu.

Tập một: Phật Chủ ân tặng “Tầm Bảo Đồ”

Tiểu Bảo từ nhỏ lớn lên trong Đại Pháp, cả gia đình đều là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đắc Pháp đã nhiều năm, thông qua việc không ngừng học Pháp và tu tâm, họ đã có lý giải sâu sắc về Đại Pháp. Những trí huệ trong tu luyện đều là do Đại Pháp ban tặng, đều là kết quả của quá trình mỗi ngày tĩnh tâm đọc cuốn sách quý “Chuyển Pháp Luân”.

Một ngày, Tiểu Bảo thấy Phật Chủ đang vẽ một cuốn sách địa đồ khổng lồ, nơi đó có núi non, thác nước, vực sâu, bãi cát nguy hiểm… Mà mỗi cảnh vật đều chứa một điểm sáng. Tiểu Bảo nhìn kỹ và thấy đó là những viên kim cương nhỏ. Tiểu Bảo liền minh bạch rằng đây là một bản đồ tìm kiếm kho báu khổng lồ, được chia thành nhiều phần. Tiểu Bảo cẩn thận xem bản đồ, mỗi nơi có viên kim cương đều được viết một cái tên, đại diện cho bảo vật của ai đang ẩn chứa ở đó. Đây cũng chính là một quan mà người đó phải vượt qua. Nếu đó là bảo vật mà Tiểu Bảo cần tìm, quan đó sẽ ghi là “Tiểu Bảo”; nếu bảo vật là của mẹ, quan đó sẽ ghi là “Bảo Ngọc”; nếu bảo vật là của bố, quan đó sẽ ghi là “Thanh Tùng”.

Phật Chủ vẽ xong bức bản đồ tìm kho báu khổng lồ này, nó lớn phi thường và khó mang theo, do đó Ngài đã chia bản đồ tìm kho báu thành từng trang, từng trang, tạo thành một cuốn sách bản đồ tìm kho báu, một cuốn sách rất dày. Phật Chủ đã ban tặng cuốn bản đồ tìm kho báu này cho gia đình Tiểu Bảo và dặn dò: “Đây là câu chuyện tu luyện của gia đình các con, cũng là quá trình tu bỏ nhân tâm, rất thú vị lại mang đầy màu sắc thần kỳ”.

Tiểu Bảo có được cuốn “Tầm Bảo Đồ” này, cảm thấy vô cùng vui mừng, cậu cẩn thận tìm kiếm lối vào kho báu. Cuối cùng, cậu phát hiện phía dưới của cuốn “Tầm Bảo Đồ” có một cánh cửa màu vàng, trên đó có ghi mấy chữ “Lối vào kho báu”. Lối vào trông giống như một cuốn sách đang mở. Tiểu Bảo tìm kiếm khắp nơi nhưng không thể tìm thấy lối vào giống hệt như trên cuốn “Tầm Bảo Đồ”.

Một buổi sáng, Bảo Ngọc gọi: “Tiểu Bảo, mau dậy đi con, đến giờ học Pháp rồi”. Tiểu Bảo mở mắt, mặc quần áo, rửa tay sạch sẽ, cung kính ngồi vào bàn học và mở cuốn bảo thư “Chuyển Pháp Luân” ra. Tiểu Bảo ngạc nhiên tột độ, cảnh tượng xuất hiện trước mắt sao lại giống hệt như trong cuốn bản đồ tìm kho báu? Tiểu Bảo chợt hiểu ra: Hóa ra, lối vào thế giới tìm kho báu chính là ở trong cuốn bảo thư “Chuyển Pháp Luân”, chỉ cần mở cuốn “Chuyển Pháp Luân” ra, là có thể bước vào thế giới tìm kho báu một cách kỳ diệu.

Mỗi ngày, ba người nhà Thanh Tùng, Bảo Ngọc và Tiểu Bảo đều tĩnh tâm học Pháp, và họ đều đến thế giới tìm kho báu để du hành một vòng… Thực sự thu hoạch được rất nhiều. Sau đây, xin mời quý vị lắng nghe câu chuyện tìm kho báu.

Tập hai: Học Pháp nhập tâm minh bạch Pháp lý

Tiểu Bảo cầm bản đồ tìm kho báu, lật mở trang đầu, thấy ở dưới một vùng nước sâu có chứa bảo vật của Thanh Tùng được cất giấu. Thanh Tùng không chút do dự, nhảy ngay xuống nước sâu, bơi về phía có ánh sáng. Khi gần đến bảo vật, đột nhiên xuất hiện một đám vật chất bẩn thỉu mơ màng, chặn đường của Thanh Tùng lại. Thanh Tùng nhìn kỹ, nhận ra đó là một đám vật chất mơ màng cản trở việc học Pháp nhập tâm. Thanh Tùng ngộ ra: “Trước đây khi học Pháp, mình dễ buồn ngủ, đôi khi còn mơ màng, hóa ra là do đám vật chất mơ màng này đảo loạn. Đây chính là cơ hội tốt để loại bỏ nó”. Thanh Tùng dùng tay không, chỉ vài chiêu đã đánh tan đám vật chất bẩn thỉu này. Sau khi đám vật chất mơ màng biến mất, từ đáy biển trồi lên một chiếc rương báu. Thanh Tùng với lấy chiếc rương báu, cảm thấy nó rất nặng, liền nhanh chóng bơi lên khỏi mặt nước. Tiểu Bảo nhìn thấy Thanh Tùng đã lấy được chiếc rương báu, trong lòng vô cùng ngưỡng mộ, còn Bảo Ngọc vui vẻ nói: “Mau mở chiếc rương báu ra xem bên trong có bảo vật gì”. Thanh Tùng mở chiếc rương báu, bên trong có rất nhiều đồng tiền vàng sáng lấp lánh, trên mỗi đồng tiền có viết hai chữ “Pháp lý”, tượng trưng cho Pháp lý mà Thanh Tùng đã lĩnh hội được trong quá trình học Pháp. Trong chiếc rương báu còn có một số người thủy tinh trong suốt, hình dáng giống hệt Thanh Tùng, chỉ có điều là rất nhỏ, đó chính là thân thể thuần tịnh mà Thanh Tùng đã tu luyện ra. Tuy nhiên, trong đầu của những người thủy tinh này vẫn còn một chút vật chất màu đen, vì tư tưởng vẫn chưa đạt đến trạng thái thuần khiết nhất. Trong chiếc rương báu còn có rất nhiều viên ngọc trai, kim cương, hồng ngọc sáng lấp lánh và nhiều thứ quý giá khác.

Thanh Tùng đã hoàn thành việc tìm kiếm kho báu. Ba người trong gia đình Tiểu Bảo tiếp tục hành trình phía trước, Tiểu Bảo lấy bản đồ tìm kho báu ra, quan sát kỹ và thấy tấm bản đồ trước mắt xuất hiện một ngọn núi dốc, dựng thẳng đứng, trong núi có kho báu mà Tiểu Bảo cần phải tìm kiếm. Ngọn núi dốc dựng đứng giống như hình tam giác vuông. Tiểu Bảo không sợ khó khăn, quyết tâm leo lên núi cao và tìm kiếm kho báu khắp nơi. Khi gần tới đỉnh núi, đột nhiên xuất hiện một con quái vật đá, đầu và mắt của nó được tạo thành từ những viên đá tròn, còn tay, chân và thân hình đều là những khối đá hình trụ. Tiểu Bảo ngộ ra, khi bản thân học Pháp, nhiều lúc cảm giác đầu óc mình giống như một tảng đá, không thể lĩnh hội được Pháp lý. Hóa ra chính con quái vật đá này đang ngăn cản mình lý giải Pháp. Tiểu Bảo nhặt một hòn đá lớn trên núi, ném mạnh vào con quái vật đá, một cánh tay của nó bị đập gãy, những khối đá trụ rơi vãi ra đất, con quái vật đá trở thành một con quái vật đá một tay. Tiểu Bảo nhìn thấy nó vẫn chưa chết, liền bay lên không trung đá một cú mạnh vào con quái vật đá, đá nó rơi xuống núi, nó vỡ thành những mảnh đá lớn nhỏ. Sau khi Tiểu Bảo tiêu diệt con quái vật đá, bảo vật tự động hiện ra. Tiểu Bảo cũng nhận được một chiếc rương báu nặng trĩu. Tiểu Bảo vui mừng cầm bảo vật đi xuống núi, giống như một vị đại tướng quân thắng trận vậy. Bảo Ngọc nhìn thấy Tiểu Bảo thắng lợi trở về, vui mừng nói: “Mau mở chiếc rương báu ra, xem có gì trong đó”. Tiểu Bảo mở chiếc rương báu và nhìn thấy bên trong có rất nhiều đồng tiền vàng dày, hình tròn với lỗ vuông ở giữa, tất cả đều bằng vàng, trên mỗi đồng tiền có hai chữ “Pháp lý”, những đồng tiền này đại biểu cho Pháp lý mà Tiểu Bảo đã lĩnh hội được. Còn có rất nhiều người nhỏ bằng vàng giống hệt Tiểu Bảo, đại biểu cho thân thể vàng kim mà Tiểu Bảo đã tu luyện được, còn có rất nhiều viên kim cương, hồng ngọc, và các vật quý giá khác.

Tiểu Bảo hoàn thành công việc tìm kiếm kho báu. Cả gia đình tiếp tục đi về phía trước. Tiểu Bảo lấy bản đồ tìm kho báu ra và nhìn thấy trên bản đồ hiện lên một cây đại thụ cao chọc trời, đặt trên ngọn cây là một kho báu của Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nhìn cây lớn cao vút thông lên tận trời, dường như không thể nhìn thấy ngọn, làm sao leo lên được đây? Bảo Ngọc nhắm mắt lại, dùng chính niệm nghĩ: “Lên!” Và ngay lập tức, Bảo Ngọc đã ở trên cây. Tiểu Bảo và Thanh Tùng ở dưới gốc cây còn đang ngơ ngác, thắc mắc không hiểu sao Bảo Ngọc lại biến mất đột ngột như vậy. Bảo Ngọc ở trên cây nhìn qua nhìn lại, ngó nghiêng xung quanh, lúc đang mải tìm kho báu, đột nhiên từ trên cây bò ra một con sâu lông lớn màu xanh lục rất to và mập. Nó lười biếng đứng chắn đường của Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nhận ra ngay đó chính là một con sâu lười. Bảo Ngọc ngộ được rằng: mặc dù mình ít khi cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp, nhưng đôi khi vẫn chưa được siêng năng, học Pháp ít. Bảo Ngọc giơ tay ra, dùng móng tay sắc bén cào một cái, rạch đứt lớp vỏ mềm của con sâu, khiến nó phun ra một dòng nước bẩn rồi rơi xuống đất. Trong khi đó, Thanh Tùng và Tiểu Bảo đang tìm Bảo Ngọc, đột nhiên từ trên cây rơi xuống một con sâu khổng lồ. Thanh Tùng nhìn thấy con sâu giống như một cây xúc xích giăm bông lớn. Tiểu Bảo nói: “Bố tham ăn quá rồi, đó không phải là xúc xích giăm bông đâu, mà là một con sâu đấy”. Thanh Tùng cảm thấy xấu hổ, nhận thức được dục vọng tham ăn của mình.

Bảo Ngọc tiêu diệt con sâu, rồi tiếp tục leo lên ngọn cây. Khi đến ngọn cây, Bảo Ngọc nhìn thấy một quả đào lớn bằng vàng sáng lấp lánh. Bảo Ngọc cẩn thận hái quả đào vàng, thu được món bảo vật cần tìm. Bảo Ngọc liền nghĩ trong đầu: “Xuống!” và ngay lập tức, Bảo Ngọc từ trên cây nhảy xuống, mang theo quả đào vàng lớn. Khi Bảo Ngọc xuống đến đất, con sâu đã chết tự động biến mất. Bảo Ngọc đặt quả đào vàng xuống đất và nói: “Mở!” Quả đào vàng tự động mở ra, và bên trong xuất hiện rất nhiều loại trái cây, nào là đào vàng, táo vàng, quất vàng, sầu riêng vàng, dừa vàng, chuối vàng, và còn nhiều loại trái cây vàng khác. Tất cả những quả và trái cây vàng này đều được tạo thành từ năng lượng cứng, không thể ăn, và chúng tượng trưng cho thành quả trong việc học Pháp của Bảo Ngọc.

Hành trình tìm bảo vật trong trang đầu tiên của cuốn “Tầm Bảo Đồ” đã kết thúc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149752

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hành trình thời không nghệ thuật (10): Nghiên cứu kỹ pháp vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 3)https://chanhkien.org/2025/01/hanh-trinh-thoi-khong-nghe-thuat-10-nghien-cuu-ky-phap-ve-tranh-son-dau-truyen-thong-phan-3.htmlTue, 07 Jan 2025 03:22:50 +0000https://chanhkien.org/?p=35786Tác giả: Arnaud [ChanhKien.org] “Svelature, trenta o quaranta!” (Màu trong suốt, 30-40 lớp!) Đây là câu cảm thán nổi tiếng của họa sỹ người Ý Titian. Việc sử dụng hòa sắc quang học (*) trên cổ và vai của nhân vật khiến cho kỹ thuật sơn phủ nhiều lớp phát huy hơn nữa sức hút […]

The post Hành trình thời không nghệ thuật (10): Nghiên cứu kỹ pháp vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Arnaud

[ChanhKien.org]

“Svelature, trenta o quaranta!” (Màu trong suốt, 30-40 lớp!) Đây là câu cảm thán nổi tiếng của họa sỹ người Ý Titian. Việc sử dụng hòa sắc quang học (*) trên cổ và vai của nhân vật khiến cho kỹ thuật sơn phủ nhiều lớp phát huy hơn nữa sức hút nổi bật của nó, tạo nên kiệt tác trường tồn “Người phụ nữ trước gương” (“La femme au miroir”), hoàn thành vào năm 1515. Màu sắc thay đổi chi tiết tinh tế trên y phục và làn da của người phụ nữ trong tranh được khắc họa một cách sống động qua hàng chục lớp phủ màu trong suốt, đây là điều không thể đạt được nếu sử dụng kỹ thuật quen thuộc hiện nay là tạo hình sau một hai lần trộn màu trực tiếp trên bảng vẽ, cũng chính là nói những họa sỹ thiếu kiên nhẫn và ý chí không thể áp dụng được kỹ pháp sơn phủ nhiều lớp này. Bởi vì ngay cả một bức tranh sơn dầu kích thước nhỏ vẽ bằng kỹ thuật sơn phủ nhiều lớp cũng cần thời gian hoàn thành gấp nhiều lần so với bức tranh sử dụng kỹ thuật vẽ trộn màu trực tiếp, đó là một trong những nguyên nhân tại sao các bậc thầy cổ đại thường mất hàng tháng, thậm chí hàng năm để hoàn thành một bức tranh.

Từ xưa đến nay, phương pháp vẽ ướt (tức là một lớp sơn mới được phủ trực tiếp lên lớp sơn còn ướt bên dưới) vẫn luôn được các họa sỹ công nhận, đặc biệt khi cần kết hợp khắc họa trên cùng một lớp màu lúc màu còn ướt thì đây là kỹ thuật vẽ vô cùng hợp lý và cần thiết. Vì lớp màu còn ướt nên việc dùng cọ tô màu lúc này rất dễ dàng, nếu đợi đến khi lớp màu khô hoặc khô một phần rồi mới vẽ thì cọ sẽ rất dính, khó mà điều khiển theo ý muốn. Đồng thời, màu sắc của lớp sau sẽ có cảm giác khác với màu của lớp trước.

Ví dụ, hòa một màu trung tính với màu trắng rồi vẽ ướt cùng một lớp trên tranh, để qua một ngày rồi tinh chỉnh một số phần hoặc “làm trắng” cục bộ. Khi này, dù sử dụng phương pháp vẽ tranh nào (vẽ khô, vẽ bán khô, bán ướt hoặc sơn phủ nhiều lớp màu trắng), dù sử dụng màu trắng kẽm, trắng titan hoặc trắng kẽm-titan thì màu sắc của nó đều sẽ nghiêng về tông lạnh hơn so với màu sơn của ngày đầu tiên. Do màu trắng từ chỗ sáng đến chỗ tối dần ít đi và mỏng ra nên tông xám sinh ra tại phần tiếp nối giữa hai màu khiến bức tranh mang một phần hiệu ứng của kỹ thuật sơn phủ nhiều lớp. Màu sắc giống như sơn phủ nhiều lớp này được tạo ra nhờ vào thấu xạ của ánh sáng, các phần khác của lớp nền không phủ bằng màu trắng được tạo ra bằng cách trộn trực tiếp các màu với nhau, do đó chất màu tạo ra bởi hai phương pháp là khác nhau. Vì vậy, ngay cả với cùng một độ sáng, chất màu khác nhau và nguyên lý tạo màu khác nhau cũng sẽ khiến người xem có sự thay đổi về cảm giác.

Cảm giác của người xem thay đổi trong trường hợp này không nhất định là không tốt. Bởi vì đặc trưng của mỗi loại màu sắc đều có một quy luật nhất định, mà kết quả tốt hay xấu còn tùy thuộc vào sự lý giải khác nhau của mỗi người. Ví dụ, được gợi mở từ hiện tượng này mà Rubens đã nghiên cứu phát minh ra cách chọn dùng màu ở các lớp màu phía trên.

Trong quá trình lên màu cho các lớp giữa và lớp trên của tranh sơn dầu, thường xuất hiện tình huống như sau: sau khi lớp nền phía dưới khô rồi họa sỹ lại muốn chỉnh sửa màu sắc một chút, nhưng ngay khi phủ một lớp màu ướt mỏng lên trên phần muốn chỉnh màu thì phần màu vừa được phủ sẽ lập tức ngưng tụ thành những giọt dầu nhỏ như sương, dù phủ có phẳng đến đâu cũng sẽ lập tức biến thành những giọt sương không đều, tình trạng này không dễ xảy ra nếu phần đó hút dầu.

Kỳ thực đây là do không chú ý đến việc sử dụng chất liệu, chất liệu dầu được sử dụng cho việc điều chỉnh màu sắc trong tranh sơn dầu phải tuân theo quy tắc “béo trên gầy” (Fat Over Lean – tức là lớp màu trên cần chứa nhiều dầu hơn lớp màu dưới). Nếu như trong khi vẽ tranh mà xuất hiện hiện tượng này thì chứng tỏ rằng cần sử dụng dầu nhiều chất “béo” hơn để vẽ tiếp. Trong tình huống thông thường, các loại dầu khô như dầu hạt lanh, dầu hạt óc chó được sử dụng để điều hòa sắc độ màu khi bắt đầu vẽ từ lớp giữa trở đi, ở công đoạn này những họa sỹ chú trọng chất liệu cũng đã quen với việc sử dụng các loại dầu hỗn hợp có thêm thành phần nhựa cây làm dung dịch chuốt màu.

Từ góc độ kỹ thuật mà nói, chỉnh sửa màu sắc lúc này chắc chắn chỉ thực hiện được trong phần màu phủ của các lớp láng (bởi vì các lớp bên dưới đã khô và bị ngăn cách rồi), tức là các lớp sơn phủ bên trên hầu hết đều là các lớp phủ trong suốt của dầu nhựa cây, cũng phải chú ý không nên chỉ dùng một loại dầu để vẽ hoàn thiện một bức tranh, nghĩa là việc điều chỉnh độ “béo gầy” cũng là kỹ thuật mà họa sỹ cần nắm vững.

Một vấn đề nữa là khi vẽ các chi tiết cuối cùng để hoàn thiện bức tranh, quy trình vẽ tranh thường tuân theo trình tự “toàn bộ – một phần – toàn bộ”, đến lúc phủ láng lên bức tranh các lớp màu trong suốt thì nên là bước cuối cùng rồi. Tuy nhiên các lớp màu trong suốt bên trên cũng có thể kết hợp với các chi tiết dưới nền tạo ra hiệu ứng chi tiết đặc sắc hơn. Như vậy, các chi tiết cơ bản cần phải xuất hiện trước khi sơn phủ nhiều lớp, việc sơn phủ nhiều lớp nhằm làm các chi tiết nổi bật hơn.

Nếu trong lúc phác họa đã vẽ đầy đủ toàn bộ chi tiết và hình khối, trên nền lớp phác họa lại dùng màu thuần đen hoặc thuần trắng để phủ lên, việc này có thể vẽ dễ hoặc khó. Nguyên nhân thì chúng ta đều biết, sơn phủ nhiều lớp bằng màu trong suốt không dễ sơn được đều giống như sơn màu đục. Giả như một hai lớp màu trong suốt xuất hiện trên nền màu trắng thuần, thì việc màu phân bổ không đồng đều là việc có thể tưởng tượng được, làm không đúng thì hiệu quả tốt nhất mà bức tranh đạt được chỉ giống như vẽ bằng bút chì màu sáng mà thôi. Nếu muốn vẽ được đồng đều thì cần dùng cách sơn phủ nhiều lớp màu trong suốt hàng chục lần như các bậc thầy xưa đã làm, nhưng trong xã hội ngày nay mà làm thế thì rất lãng phí thời gian, còn làm giảm độ sáng. Sử dụng màu trắng để vẽ (trong lớp chuyển tiếp) nhằm làm tăng độ sáng, điều này có thể được, nhưng khi vẽ tiếp phải sơn phủ nhiều lớp màu trong suốt nhằm tránh làm giảm độ sáng, tuy vậy lại dễ làm mất độ trong tại một số mảng.

Nhưng việc lãng phí thời gian như thế rất đáng tiếc, vậy nên nếu tại lớp nền trực tiếp sử dụng một phần màu vẽ để miêu tả đầy đủ các nhân tố như hình khối, cấu trúc, không gian, … (tức là miêu tả đầy đủ các yếu tố của phác họa tả thực toàn diện) thì có thể sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian ở bước đánh bóng làm láng tiếp sau. Đồng thời, dùng màu như vậy cũng tạo ra mối liên hệ màu sắc trong miêu tả tả thực toàn diện, vừa có thể tham chiếu, cũng có thể vẽ nhiều chi tiết hơn nữa, cũng chính là càng có cơ hội sớm sử dụng các màu trong suốt. Thực tế, lớp nền kiểu này cũng dễ vẽ bạc hơn một chút, nhưng không giống như tranh màu bột, nó có thể khiến việc sơn phủ nhiều lớp bên trên mang lại độ sáng hơn nữa cho lớp nền.

Một ưu điểm khác của phương pháp vẽ này là giúp cải thiện màu tối kém trong suốt khi vẽ theo kỹ thuật của phái Caravaggio của Ý. Tương đối mà nói họ vẽ màu tối trên nền đậm khiến màu rất đục, nên cần phải tiến hành một số cải tiến, đổi màu nền thành tông xám rồi mới phủ thì sẽ trong hơn nhiều. Trên thực tế, vì không có ánh sáng ở phần tối nên có thể bỏ trống rất nhiều nội dung mà không tạo cho người xem cảm giác trống trải thưa thớt, (điều này có thể không phải lúc nào cũng đúng). Theo cách này, vừa có thể tập trung lực chú ý vào những phần sáng, vừa có được nội dung thực chất mà cũng tiết kiệm tinh lực và màu sơn.

Trên thực tế, hiệu ứng của việc phủ màu trong suốt trên nền đen, trắng xám đơn sắc về mặt lý thuyết là tương đương với hiệu ứng đạt được khi phủ trên nền màu, bởi vì trừ phi phủ màu lên bảng trắng chưa phác họa bất cứ chi tiết nào, nếu không tất cả các màu trong tranh dù là đơn sắc hay đa sắc đều không thuộc phạm vi của màu trắng thuần sắc. Vậy xét từ điểm này, còn có sự khác biệt quá lớn nào giữa các phái hội họa phương Bắc và phương Nam không? Vì vậy, các chi tiết trong tranh của Leonardo da Vinci và Raphael ở phương Nam không hề thua kém so với tranh của Jan van Eyck và Rogier van der Weyden ở phương Bắc, tất nhiên chúng ta phải nói rằng, do sự khác biệt về kỹ năng bậc cao nên họa phái phương Bắc quả thực chính xác và tỉ mỉ hơn (nhưng cũng cứng nhắc hơn).

— Ghi chú của người dịch để độc giả không chuyên tiện tra cứu:

(*) Kỹ thuật cơ bản của hội họa sơn dầu cổ điển là ‘sơn dầu nhiều lớp’ dựa trên nguyên tắc ‘hòa sắc quang học’. (Trong nguyên bản tiếng Trung tác giả gọi là 光學灰). Đây là phương pháp hoàn thiện nhất trong kỹ thuật hội họa sơn dầu. Sau khi vẽ lót đơn sắc, các lớp màu dầu đục, bán đục, bán trong và trong sẽ được vẽ hoặc phủ từng lớp lên lớp vẽ lót, lớp bên trên chỉ phủ lên lớp bên dưới khi lớp dưới đã khô theo nguyên tắc “béo trên gầy”, “dày trên mỏng”, “lâu khô trên nhanh khô”. Khi sử dụng kỹ pháp sơn dầu nhiều lớp, sau khi các lớp khô đi, ánh sáng chiếu vào xuyên qua các lớp màu trong hoặc bán trong bên trên sẽ tán xạ và phản xạ ở lớp nền đục bên dưới tạo nên hòa sắc quang học kỳ diệu và cảm giác không gian ba chiều. Hiệu ứng ‘bụi quang học’ tươi sáng tinh khiết được tạo nên qua việc kết hợp các lớp màu sẽ không thể nào đạt được nếu trộn các loại bột màu trên bảng palette. Kỹ thuật này đòi hỏi họa sỹ phải nắm vững quy luật hòa sắc cũng như các kỹ năng hội họa và vật liệu khác.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/49620

The post Hành trình thời không nghệ thuật (10): Nghiên cứu kỹ pháp vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (1)https://chanhkien.org/2025/01/cau-chuyen-co-tich-dai-tap-tam-bao-du-ky-1.htmlSun, 05 Jan 2025 04:49:37 +0000https://chanhkien.org/?p=35774Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý [ChanhKien.org] Khởi nguồn của câu chuyện “Tầm Bảo du ký” là câu chuyện thần kỳ kể về gia đình ba người Tiểu Bảo trong hành trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Câu chuyện miêu tả quá trình các đệ tử Đại Pháp dĩ Pháp vi Sư, đề cao […]

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bảo Ngọc chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Khởi nguồn của câu chuyện

“Tầm Bảo du ký” là câu chuyện thần kỳ kể về gia đình ba người Tiểu Bảo trong hành trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Câu chuyện miêu tả quá trình các đệ tử Đại Pháp dĩ Pháp vi Sư, đề cao tâm tính và tu bỏ nhân tâm, từ đó thể hiện sự gian khổ của Phật Chủ khi phổ độ chúng sinh. Vì để chứng thực Đại Pháp, trong thời gian gần đây, tôi đã chỉnh lý lại những câu chuyện này. Mỗi câu từ trong bài viết đều là trí huệ mà Đại Pháp ban cho, đều chứa đựng sự gia trì của Sáng Thế Chủ dành cho đệ tử. Từng bước thăng hoa trong tu luyện đều thấm đẫm ân điển từ bi của Phật Chủ. Mặc dù năng lực viết văn của bản thân còn hạn chế, nhưng trong lời văn giản dị lại chất chứa sự tôn kính vô hạn của đệ tử đối với Phật Chủ, từng nét bút trong bài văn đều ngập tràn lòng cảm ân. Là một người tu luyện, tôi chỉ mong rằng sau khi đọc xong câu chuyện này, trong lòng độc giả sẽ chỉ còn đọng lại sự tôn kính đối với Đại Pháp và lòng cảm ân với Sáng Thế Chủ.

Tôi không thể dự liệu “Tầm Bảo du ký” sẽ viết ra bao nhiêu tập. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi chỉ muốn dốc hết sức mình viết nên câu chuyện này, để trong thời khắc cuối cùng của Chính Pháp vũ trụ, ghi lại những mảnh ghép nhỏ bé trong hành trình tu luyện của gia đình chúng tôi trong quá trình Đại Pháp phổ độ chúng sinh. Qua đó, hy vọng có thể triển hiện sự Thần thánh và uy nghiêm của Đại Pháp, triển hiển trí huệ vô lượng và Phật ân hạo đãng của Sáng Thế Chủ.

Trước khi bắt đầu viết câu chuyện này, tôi đã bàn bạc với Tiểu Bảo và nói: “Trong bài viết sẽ thường xuyên nhắc đến hai cái tên ‘bố của Tiểu Bảo’ và ‘mẹ của Tiểu Bảo’, viết đi viết lại như vậy khá dài dòng. Để tiện xưng hô, thỉnh cầu Phật Chủ ban cho đệ tử những cái tên mới”. Ngay khi tôi nảy ra ý nghĩ này, Tiểu Bảo liền cười bí ẩn, Tiểu Bảo vui vẻ nói: “Mẹ ơi, Phật Chủ đã ban cho mẹ và bố những cái tên mới rồi, mẹ sẽ được gọi là ‘Bảo Ngọc’, còn bố là ‘Thanh Tùng’. Đây là những cái tên rất phù hợp. Trong tên mẹ vốn đã có chữ ‘Ngọc’, mà trong tên của bố cũng có chữ ‘Tùng’. ‘Bảo Ngọc’ và ‘Thanh Tùng’ vừa không mất đi ý nghĩa gốc, vừa có chút đổi mới so với tên ban đầu của bố mẹ, thật tuyệt vời”.

Và thế là, các nhân vật chính trong câu chuyện đã được Phật Chủ ban cho những cái tên mới: Bảo Ngọc, Thanh Tùng, thêm vào đó là Tiểu Bảo, tạo thành một chỉnh thể tu luyện nhỏ. Ba người họ sẽ cùng hỗ trợ nhau vượt qua những quan ải, thử thách trên con đường tu hành. Họ không ngừng củng cố chính tín, tín Sư tín Pháp, giữ vững chính niệm như bàn thạch, và ý chí kiên định kim cang bất động. Sự kiên định với Đại Pháp của họ khiến tà ác phải run sợ.

Đệ tử xin được dùng hai bài thơ để bày tỏ lòng cảm ân lên Sư phụ:

(1) Chờ Pháp duyên

Đại Pháp thế gian truyền, Ngàn năm chờ Pháp duyên.
Đời này Thầy cứu độ, Tinh tấn hồi gia viên.

(2) Cảm ân

Tu hành trong Đại Pháp, Thân tựa tắm gió xuân.
Ngày kia tâm quy chính, Ân trạch vạn chúng sinh.

Ngày 16 tháng 11 năm 2015

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149753

The post Câu chuyện cổ tích dài tập: Tầm Bảo du ký (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nguyện làm một vầng trăng sáng, soi sáng lòng chúng sinhhttps://chanhkien.org/2025/01/nguyen-lam-mot-vang-trang-sang-soi-sang-long-chung-sinh.htmlSun, 05 Jan 2025 04:49:29 +0000https://chanhkien.org/?p=35775Tác giả: Tiêm Tiêm [ChanhKien.org] “Chúng tinh la liệt dạ minh thâm, Nham điểm cô đăng nguyệt vị trầm. Viên mãn quang hoa bất ma oánh, Quải tại thanh thiên thị ngã tâm”. Dịch nghĩa: “Muôn vì sao rải đầy trên trời đêm sâu thẳm, Vầng trăng như ngọn đèn đơn độc chưa tắt trên […]

The post Nguyện làm một vầng trăng sáng, soi sáng lòng chúng sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

“Chúng tinh la liệt dạ minh thâm,
Nham điểm cô đăng nguyệt vị trầm.
Viên mãn quang hoa bất ma oánh,
Quải tại thanh thiên thị ngã tâm”.

Dịch nghĩa:

“Muôn vì sao rải đầy trên trời đêm sâu thẳm,
Vầng trăng như ngọn đèn đơn độc chưa tắt trên vách đá.
Ánh sáng đẹp trọn vẹn không mài giũa,
Treo giữa trời xanh chính là tâm ta”.

Đây là bài thơ “Muôn vì sao rải đầy trên trời đêm sâu thẳm” của nhà sư nổi tiếng Hàn Sơn thời nhà Đường.

Người xuất gia không chỉ cần tu sửa bản thân, mà còn cần có nguyện vọng phổ độ chúng sinh. Tuy rằng năng lực có hạn, cũng phải nỗ lực làm hết sức mình. Nhà thơ lấy hình ảnh vầng trăng sáng so sánh với lòng mình, kỳ thực là muốn tận chút sức lực nhỏ bé của bản thân để hóa độ chúng sinh.

Khi đêm đã khuya, các vì sao trên trời sắp xếp một cách chỉnh tề. Vầng trăng tròn chiếu sáng giống như một ngọn đèn cô đơn trên vách đá không bao giờ tắt. Ánh sáng của vầng trăng tròn tựa như tấm gương không cần mài giũa. Vầng trăng treo trên bầu trời kia, giống như tấm lòng của thi nhân vậy.

Trong bài thơ, từ “cô đăng” (ngọn đèn đơn độc) có thể lý giải là một ngọn đèn hoặc cũng có thể lý giải là ánh trăng chiếu trên vách núi. Mà cụm từ “bất ma oánh” (không mài giũa) có ý chỉ bản tính con người vốn là kiền tịnh, thuần khiết. Điều này gợi nhớ đến tư tưởng của Thiền tông: “Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?” (Tạm dịch: Xưa nay không một vật, Chỗ nào bám bụi trần?).

Nhà thơ đã xuất gia và xây dựng nên “chùa Hàn Sơn”, đặc biệt là câu thơ:

“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

Tạm dịch:

“Ngoài thành Cô Tô có chùa Hàn Sơn,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vọng tới thuyền khách”.

Không biết tiếng chuông đêm khuya này đã cứu được bao nhiêu người đang lạc lối. Tương truyền, vào thời đó, Trương Kế chính bởi nghe được tiếng chuông này mà được giác ngộ, gác bút theo nghiệp binh, thành tựu sự nghiệp lẫy lừng.

Ngày nay, các đệ tử Đại Pháp, mỗi người trông có vẻ nhỏ bé, nhưng khi mọi người cùng nhau trợ Sư chính Pháp, sẽ cứu được nhiều người hơn nữa. Vì vậy, các đệ tử Đại Pháp không nên bận tâm đến việc năng lực của mình lớn hay nhỏ. Chỉ cần mỗi người đều có thể đặt Pháp lên hàng đầu, thì đó chính là một đệ tử Đại Pháp đạt tiêu chuẩn.

Nhà thơ dùng vầng trăng để ví với lòng mình, thể hiện chí hướng lớn lao. Nếu kiếp này nhà thơ ở chốn nhân gian, liệu có phải cũng là một trong số các đệ tử Đại Pháp? Mỗi người đắc được Pháp đều là nhờ duyên phận mà đến. Việc mỗi người chúng ta có được thân người ngày nay cũng là một cơ duyên đắc Pháp. Vậy tại sao lại không biết trân quý?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293756

The post Nguyện làm một vầng trăng sáng, soi sáng lòng chúng sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bản nhạc Piano: Thời gian như nước chảyhttps://chanhkien.org/2024/12/ban-nhac-piano-thoi-gian-nhu-nuoc-chay.htmlSun, 29 Dec 2024 23:24:24 +0000https://chanhkien.org/?p=35351Sáng tác và biểu diễn: Thanh Duyên [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294142

The post Bản nhạc Piano: Thời gian như nước chảy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sáng tác và biểu diễn: Thanh Duyên

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294142

The post Bản nhạc Piano: Thời gian như nước chảy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bản nhạc: Dove High Over The Storm(Chim hòa bình vượt bão tố)https://chanhkien.org/2024/12/ban-nhac-dove-high-over-the-stormchim-hoa-binh-vuot-bao-to.htmlMon, 23 Dec 2024 02:58:39 +0000https://chanhkien.org/?p=35303Soạn nhạc: Tony Chen Diễn tấu: Thiên Quốc Nhạc Đoàn Châu Âu Sáng tác/Biên soạn: Peter Wetzel [ChanhKien.org] Tải file MP3: Kính mời độc giả xem tham khảo lời bài hát tại đây. Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293344

The post Bản nhạc: Dove High Over The Storm(Chim hòa bình vượt bão tố) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Soạn nhạc: Tony Chen

Diễn tấu: Thiên Quốc Nhạc Đoàn Châu Âu

Sáng tác/Biên soạn: Peter Wetzel

[ChanhKien.org]

Tải file MP3:

Kính mời độc giả xem tham khảo lời bài hát tại đây.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293344

The post Bản nhạc: Dove High Over The Storm(Chim hòa bình vượt bão tố) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hỏi rằng từ xưa đến nay, ai là anh hùng?https://chanhkien.org/2024/12/hoi-rang-tu-xua-den-nay-ai-la-anh-hung.htmlSun, 22 Dec 2024 03:46:34 +0000https://chanhkien.org/?p=35298Tác giả: Tiêm Tiêm [ChanhKien.org] Anh hùng trong con mắt của mọi người, phần lớn là những người đã tạo dựng được sự nghiệp lớn lao. Trong lịch sử, những người lập nên được công lao sự nghiệp có không ít, nhưng trong con mắt của nhà thơ, nổi tiếng nhất chỉ có hai người, […]

The post Hỏi rằng từ xưa đến nay, ai là anh hùng? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Anh hùng trong con mắt của mọi người, phần lớn là những người đã tạo dựng được sự nghiệp lớn lao. Trong lịch sử, những người lập nên được công lao sự nghiệp có không ít, nhưng trong con mắt của nhà thơ, nổi tiếng nhất chỉ có hai người, Khương Tử Nha và Gia Cát Lượng. Bởi lẽ, nhà thơ cho rằng năng lực cá nhân của hai người này là mạnh nhất. Nhà thơ triều Nguyên Tra Đức Khanh trong bài “Thiềm Cung Khúc – Hoài Cổ” viết rằng:

“Vấn tòng lai thùy thị anh hùng?
Nhất cá nông phu nhất cá ngư ông.
Hối tích Nam Dương, tê thân Đông Hải, nhất cử thành công.
Bát Trận Đồ danh thành Ngọa Long, Lục Thao thư công tại Phi Hùng.
Bá nghiệp thành không, di hận vô cùng.
Thục Đạo hàn vân Vị Thủy thu phong”.

Tạm dịch:

“Hỏi xưa nay ai là anh hùng?
Một người nông phu, một người ngư ông.
Ẩn mình Nam Dương, trú thân Đông Hải, một trận nên công.
Bát Trận Đồ danh xưng Ngọa Long, Lục Thao thư công tại Phi Hùng.
Bá nghiệp thành không, để lại nỗi hận vô cùng.
Mây lạnh đường vào đất Thục, gió thu bên sông Vị Thủy”.

“Hỏi xưa nay ai là anh hùng? Một người nông phu, một người ngư ông. Ẩn mình Nam Dương, trú thân Đông Hải, một trận nên công. Bát Trận Đồ danh xưng Ngọa Long, Lục Thao thư công tại Phi Hùng”. Nhà thơ cho rằng Khương Tử Nha và Gia Cát Lượng là những anh hùng trong lòng mình. Một người là nông phu, một người là ngư ông, cả hai người đều thành danh chỉ sau một trận chiến. Gia Cát Lượng nhờ vào Bát Trận Đồ, còn Khương Thái Công dựa vào cuốn sách Lục Thao.

Một người là nông phu, một người là ngư ông đánh cá, làm sao có thể một trận thành danh? Điều này tất nhiên phải có nguyên nhân, tức là sự thành công của họ đều có nguyên do và xuất xứ. Năng lực của Gia Cát Lượng có thể đến từ thầy của ông, Tư Mã Huy, hoặc nhạc phụ Hoàng Thừa Ngạn, không ai thành công một cách ngẫu nhiên. Còn Khương Thái Công, mọi người đều biết ông là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Họ chỉ là những vai diễn, còn năng lực thực sự đến từ những cảnh giới khác nhau.

“Bá nghiệp thành không, để lại nỗi hận vô cùng. Mây lạnh đường vào đất Thục, gió thu bên sông Vị Thủy”. Tuy nhiên, thoáng chốc mọi thứ đều trở thành hư không. Nhà thơ sống trong thời nhà Nguyên, bản thân không được trọng dụng, nên tự nhiên hy vọng mình sinh ra vào triều đại của người Hán. Khi nhà thơ nhìn thấy “Mây lạnh đường vào đất Thục, gió thu sông Vị Thủy”, ông liền cảm nhận được một cảm giác mất mát, giang sơn vẫn còn đó, nhưng cảnh thì còn mà người đã mất.

Nhà thơ có lẽ đang băn khoăn không biết cuộc đời là vì điều gì, và những anh hùng trong lịch sử kia vì điều gì? Đương nhiên, nhà thơ không có câu trả lời, vì câu trả lời chỉ có ngày hôm nay mới thực sự có người biết được. Đời người vốn dĩ sống trong mê.

Sau khi bài Kinh văn mới của Sư phụ Đại Pháp Vì sao có nhân loại được công bố, con người mới thật sự hiểu rằng trải qua các triều đại, những sinh mệnh từ các thiên thể khác nhau trong vũ trụ đã đến đây để kết duyên với Pháp. Mục đích cuối cùng chính là vào thời khắc cuối cùng của vũ trụ, họ có thể đắc Pháp, cứu vãn thiên thể và chúng sinh của mình.

Hỏi từ xưa đến nay ai là anh hùng? Chỉ vì đắc Pháp mà đến một lần. Phía sau những điều huy hoàng đều có nội hàm văn hóa và nhân tố của nó. Là anh hùng hay không không quan trọng, ngày hôm nay có thể đắc Pháp, đó mới là điều thần thánh nhất. Bao nhiêu người vẫn còn đang do dự?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/292428

The post Hỏi rằng từ xưa đến nay, ai là anh hùng? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dàn nhạc Giao hưởng Thần Vận 2019: “Pháp chính nhân gian”https://chanhkien.org/2024/12/dan-nhac-giao-huong-than-van-2019-phap-chinh-nhan-gian.htmlSat, 21 Dec 2024 02:57:15 +0000https://chanhkien.org/?p=35286Sáng tác: D.F. Phối khí: Tịnh Huyền (Jing Xian) [ChanhKien.org] Tiếng cồng vang dội đưa chúng ta đến cổng lớn của Thiên thượng, âm nhạc khoáng đạt triển hiện mỹ cảnh chốn thiên cung. Sáng Thế Chủ ngự thiên xa xuất hiện tại đỉnh vòm trời, hiệu triệu các chúng Thần cùng Ngài hạ thế, […]

The post Dàn nhạc Giao hưởng Thần Vận 2019: “Pháp chính nhân gian” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Sáng tác: D.F.

Phối khí: Tịnh Huyền (Jing Xian)

[ChanhKien.org]

Tiếng cồng vang dội đưa chúng ta đến cổng lớn của Thiên thượng, âm nhạc khoáng đạt triển hiện mỹ cảnh chốn thiên cung. Sáng Thế Chủ ngự thiên xa xuất hiện tại đỉnh vòm trời, hiệu triệu các chúng Thần cùng Ngài hạ thế, tái tạo sự huy hoàng của càn khôn. Vô lượng Phật Đạo đã giáng sinh tại mảnh đất đông thổ Thần Châu. Trong đoạn nhạc tiếp theo, tại nơi cung điện hoàng cung, dàn nhạc ti trúc tề tựu, các phi tần lộng lẫy trong điệu múa uyển chuyển, văn võ bách quan cung nghênh thánh giá, giai điệu du dương với nhịp ba phách vang vọng khắp cung điện. Cuối cùng, chủ đề Thiên quốc ban đầu của bản nhạc tái hiện, mang ý nghĩa rằng thiên triều thịnh thế do các chúng Thần tạo ra đặt định sự phong phú cho nền văn hóa của nhân loại, đồng thời cũng giúp thế nhân nhớ lại lời thệ ước xa xưa với Sáng Thế Chủ.

Mời quý khán giả xem video đầy đủ tại đường link sau:

https://ept.ms/TheWorldDivinelyRestored_

Vui lòng tìm hiểu thêm tại:

Twitter: https://twitter.com/sycreations_ch
Facebook: https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin
Instagram: https://www.instagram.com/shenyunworks/

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293213

The post Dàn nhạc Giao hưởng Thần Vận 2019: “Pháp chính nhân gian” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hội họa: Hoa cỏhttps://chanhkien.org/2024/12/hoi-hoa-hoa-co.htmlFri, 20 Dec 2024 04:43:57 +0000https://chanhkien.org/?p=35277Tác giả: Chương Thúy Anh [ChanhKien.org] Viễn cách trùng dương nan tầm mịch Lưu đắc đồ họa thưởng thanh ảnh Tạm dịch: Xa cách trùng dương tìm chẳng thấy Lưu lại trên tranh chút bóng hình Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/16951

The post Hội họa: Hoa cỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chương Thúy Anh

[ChanhKien.org]

Viễn cách trùng dương nan tầm mịch
Lưu đắc đồ họa thưởng thanh ảnh

Tạm dịch:

Xa cách trùng dương tìm chẳng thấy
Lưu lại trên tranh chút bóng hình

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/16951

The post Hội họa: Hoa cỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh cắt giấy: Kim Hầu hàng yêuhttps://chanhkien.org/2024/12/tranh-cat-giay-kim-hau-hang-yeu.htmlWed, 18 Dec 2024 03:46:46 +0000https://chanhkien.org/?p=35267[ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/63991

The post Tranh cắt giấy: Kim Hầu hàng yêu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/63991

The post Tranh cắt giấy: Kim Hầu hàng yêu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 3)https://chanhkien.org/2024/12/cong-xa-paris-lan-thu-nhat-va-my-thuat-tan-co-dien-phan-3.htmlMon, 09 Dec 2024 02:17:58 +0000https://chanhkien.org/?p=35213Tác giả: A.H [ChanhKien.org] David cũng đã từng nếm trái đắng như vậy, chỉ là ông biết rõ những bức tranh ông vẽ này đều dùng để tuyên truyền chính trị, ông đương nhiên sẽ không ngốc đến mức đi giết người nhà mình. Nhưng sau khi ông bỏ phiếu tán thành việc đưa Vua […]

The post Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: A.H

[ChanhKien.org]

David cũng đã từng nếm trái đắng như vậy, chỉ là ông biết rõ những bức tranh ông vẽ này đều dùng để tuyên truyền chính trị, ông đương nhiên sẽ không ngốc đến mức đi giết người nhà mình. Nhưng sau khi ông bỏ phiếu tán thành việc đưa Vua Louis XVI lên máy chém, vợ ông Charlotte (tên Charlotte David sau khi kết hôn và tên Marguerite Charlotte Pécoul lúc còn trẻ) cảm thấy chán ghét cuộc cách mạng này, cuối cùng đã không thể chịu đựng được và ly hôn với ông.

Tuy nhiên, theo tài liệu lịch sử, Charlotte cũng đã không từ bỏ việc kéo David trở về con đường chính đạo. David đã bị bỏ tù hai lần sau khi mất quyền lực vào năm 1794. Trong khoảng thời gian đó, Charlotte và các học trò của David đã bôn ba cầu viện, cuối cùng đã cứu được mạng sống của ông, và mỗi lần đều chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã giúp ông được thả. Hai người họ tái hôn vào ngày 12 tháng 11 năm 1796, và sống cùng nhau đến già, câu chuyện của họ cũng đã trở thành một giai thoại.

Tranh sơn dầu “La Liberté ou la Mort” (Tự do hay là chết) – Bức tranh của Họa sỹ Pháp Jean-Baptiste Regnault sáng tác năm 1793 – 1795.

Trong thời kỳ này, nghệ thuật chính trị liên quan đến cái chết không chỉ được phản ánh trong các sáng tác của David. Dưới ảnh hưởng của tà linh và bầu không khí chính trị thối nát, không ít nghệ sỹ đã đặt chân vào chủ đề này. Ví dụ, bức “La Liberté ou la Mort” được vẽ bởi Jean-Baptiste Regnault, bạn học của David, chính là loại tác phẩm lấy lòng chính quyền tà ác: hình người có đôi cánh ở giữa là biểu tượng của nước Pháp, đang bay phía trên Trái Đất. Hai bên thì một bên là Nữ Thần tượng trưng cho nền cộng hòa tự do, và một bên là Thần Chết. Chủ đề hiển lộ một cách rõ ràng màu sắc chính trị rằng: không tham gia vào cuộc cách mạng cộng hòa chính là chọn cái chết. Mặc dù các nhân vật trong tranh có sự xuất hiện của Thiên sứ hoặc nhân vật thần thoại, nhưng ai cũng biết rằng trong bối cảnh cấm chỉ tín ngưỡng chính giáo và cổ vũ bối cảnh xã hội sát hại tín đồ, thì những hình ảnh này tuyệt không phải là để ca ngợi các vị Thần, mà là bị đánh cắp để chống lại đức tin và ủng hộ cuộc cách mạng giết người.

Bức tranh “Cái chết của Gaius Gracchus”(La Mort de Caius Gracchus) do tác giả François Topino-Lebrun hoàn thành vào năm 1798.

Bởi vì David phụ trách bộ phận tuyên truyền và nghệ thuật, cùng với tài năng hội họa siêu phàm của mình, ông đương nhiên có rất nhiều đồ đệ. Trong đó, có không ít học trò cũng tiếp bước thầy giáo mình, tham gia vào hoạt động chính trị cách mạng. Ví dụ, François Topino-Lebrun, người đã tiếp nhận trường phái cộng sản sơ khai “Babouvisme”, là một trong những môn sinh đắc ý của David, và tác phẩm tiêu biểu của ông cũng là tác phẩm có chủ đề chết chóc “Cái chết của Gaius Gracchus” (La Mort de Caius Gracchus). Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất vì đã âm mưu với nhà điêu khắc Giuseppe Ceracchi để ám sát Napoléon vào mùa thu năm 1800 với sự trợ giúp từ thế lực phe Jacobin còn sót lại. Sau khi vụ việc thất bại, ông bị xử tử cùng với đồng bọn.

Một môn sinh khác của David, họa sỹ phái Jacobin Philippe-Auguste Hennequin cũng từng tham gia vào cuộc chính biến chủ nghĩa cộng sản thời kỳ đầu. Vào tháng 9 năm 1796, hàng trăm thành viên của nhóm chủ nghĩa cộng sản sơ khai Les Égaux đã gia nhập lực lượng với tàn dư của nhóm Montagnards – đảng của phái Jacobin trước đây, đóng quân tại Grenelle phía Tây Nam Paris. Tại đây, họ đã kích động phản loạn, mưu đồ xây dựng lại công xã đã sụp đổ, thực hành chính sách ruộng đất của chủ nghĩa cộng sản, nhưng nhanh chóng bị dập tắt, Hennequin cũng bị bỏ tù vì có liên quan.

Sự khác biệt và mối liên hệ

Sau khi Napoléon lên nắm quyền, những sự điên cuồng này đã được chấm dứt. Vào ngày 15 tháng 7 năm 1801, Napoléon và Giáo hoàng đã ký một hiệp định chính trị – tôn giáo, tức “Điều ước giáo vụ” (Régime concordataire français), dưới sự bảo hộ của pháp luật đã khôi phục địa vị của Giáo hội Thiên Chúa giáo là quốc giáo ở Pháp và cho phép nhà thờ tổ chức các nghi thức tôn giáo một cách công khai; đồng thời khôi phục giáo dục tôn giáo truyền thống trong các trường tiểu học công lập, và thuê các nhân sĩ giáo hội làm giáo viên. Kể từ đó, giáo hội đã có được một địa vị tương đối đặc biệt trong giáo dục tiểu học, các chức sắc tôn giáo có thể được bổ nhiệm làm hiệu trưởng các trường tiểu học công lập.

Nghệ thuật trong bối cảnh tại thời điểm này cũng được quay trở về chính thống. Các nghệ sỹ cuối cùng cũng có thể một lần nữa khắc họa các vị chính Thần mà không bị đe dọa bởi án tử hình – mặc dù ngày càng có ít tác phẩm miêu tả các vị Thần vào thời điểm này, nhưng ít nhất thế giới nghệ thuật không còn đầy rẫy những độc tố ma tính cổ vũ cho cuộc cách mạng giết người.

Nghệ thuật chính thống từng bước đi về đúng quỹ đạo, và chủ nghĩa tân cổ điển từ thời kỳ đế quốc về sau có thể được coi là sự quay trở lại chủ nghĩa cổ điển trước đó, tức là phát triển và mở rộng của nghệ thuật cổ điển thế kỷ 17 và 18. Rất nhiều nghệ sỹ không còn tập trung sáng tác vào chính trị hiện thực mà dần hướng đến một số chủ đề thần thoại và nghệ thuật thuần túy. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm của các nghệ sỹ tiêu biểu của chủ nghĩa tân cổ điển sau này như Jean-Auguste-Dominique Ingres, v.v.

Nếu nhìn lại “Nghệ thuật cách mạng” trước đây, không khó để nhận thấy rằng không có nhiều sự khác biệt về kỹ pháp mỹ thuật giữa những tác phẩm cổ vũ bạo lực giết người và những tác phẩm cổ điển bình thường. Mà điều tạo nên sự khác biệt một trời một vực giữa chúng chính là ý nghĩa của tác phẩm, tức một tác phẩm muốn biểu đạt cái gì, đây chính là cốt lõi của sáng tác nghệ thuật.

Đối với một nghệ sỹ, tầm quan trọng của nội hàm tư tưởng của tác phẩm là không thể thay thế. Chúng ta có thể thấy rằng, dù xưa hay nay, nếu như một nghệ sỹ ca ngợi một chính quyền chà đạp lên đức tin và tàn sát người dân vô tội, thì tác phẩm của anh ta dù có hay đến đâu cũng sẽ mất đi ý nghĩa, vì đó là trái với Thiên đạo. Nghệ thuật từ ban sơ đã bắt nguồn từ Thần, và có thể giúp cho con người thăng tiến về đức hạnh, mà không phải dùng để phá hủy đạo đức phổ quát. Vì vậy, ý nghĩa của một tác phẩm nghệ thuật đóng vai trò cực kỳ trọng yếu trong việc quyết định linh hồn của tác phẩm đó.

Điều cần phải chỉ ra là, nghệ thuật tân cổ điển nói chung sử dụng các kỹ nghệ truyền thống và sử dụng các cách diễn đạt hàn lâm, cho nên không thể bị coi là cặn bã. Rất nhiều nghệ sỹ, bao gồm cả David, đã thực sự đạt được những thành tựu trác tuyệt trong kỹ pháp mỹ thuật, điều này là hoàn toàn không thể phủ nhận. Chỉ là trong các nghiên cứu cụ thể, bởi vì chúng ta hôm nay đang học hỏi từ các bậc tiền nhân thay vì chỉ rập khuôn thuần túy, đối với các tác phẩm của họ chúng ta cũng cần phân biệt và lựa chọn. Chẳng hạn như bức họa “The Death of Marat” (Cái chết của Marat) tôn sùng tà ác, làm ô nhiễm tâm trí con người, là những tác phẩm rất không thích hợp để làm nghiên cứu chính diện.

Có lẽ một số người sẽ cho rằng một số tác phẩm thể hiện cái chết vào thời đó đi theo trào lưu truyền thống về chủ đề bi kịch. Nhìn về mặt hình thức là có nhân tố về phương diện này, nhưng về bản chất nó cách biệt một trời một vực với truyền thống chân chính. Mặc dù từ xa xưa đã có những tác phẩm lấy đề tài bi kịch, nhưng mục đích của việc sáng tác bi kịch truyền thống là khơi dậy lòng trắc ẩn, sự cảm thông và thiện lương bên trong nhân tính, hoặc là gợi lên suy nghĩ của con người về ý nghĩa sinh mệnh và theo đuổi chân lý. Điều này là khác nhau căn bản giữa trước và sau Đại cách mạng, khi nhiều bộ môn nghệ thuật bị chính trị hóa hoàn toàn và trở thành công cụ để tuyên truyền chính trị. Những gì họ thể hiện là để phục vụ chính trị cách mạng và những thứ bề ngoài, khác hẳn với những tư tưởng truyền thống trước đây. Trong các tác phẩm này không có ý tưởng chủ đạo, tác giả thể hiện quan niệm nông cạn một chiều về hoàn cảnh xã hội mà đánh mất đi con người thật của mình trong nghệ thuật.

Những người bị ảnh hưởng bởi cái gọi là chủ đề bi kịch như vậy không thương tiếc sinh mệnh, hơn nữa còn ca ngợi chính quyền lưu manh bằng việc xúi giục và kích thích việc truy cầu giết chóc dân chúng. Có không ít tác phẩm là lấy sự lạnh lùng tàn sát nhân loại mang tính “cách mạng” làm ý nghĩa chính, thổi phồng quyền lực tối cao của nhà nước, kích động nhiệt tình bạo lực cách mạng đến mức “quân pháp bất vị thân” (chẳng hạn như tác phẩm “Le Serment des Horaces”- Lời thề của Horati và “Les licteurs rapportent à Brutus les Corps de ses fils” – Những người hầu cận của Brutus đem xác con trai trở về, v.v.). Những điều này phải được phân biệt cẩn thận đối với từng tác phẩm cụ thể.

Đồng thời, chúng ta cũng thấy rằng các yếu tố lịch sử chồng chéo rất phức tạp, trong một đời người có làm điều thiện và cũng có làm điều ác. Như đã đề cập trước đó, các nghệ sỹ trong lịch sử không phải tất cả đều là đen hoặc trắng. Ví dụ, David, người đã vẽ không ít bức tranh tuyên truyền bạo lực cách mạng trong giai đoạn đầu, cũng có lúc suy nghĩ lại về hành vi của mình. Trong thời gian bị giam cầm sau khi mất quyền lực, ông lại cân nhắc đến hướng sáng tác của mình. Qua tác phẩm “Les Sabines” được chính thức bắt đầu sáng tác vào đầu năm 1796, chúng ta có thể thấy sự chuyển biến nghệ thuật của họa sỹ sang chủ đề “chấm dứt xung đột bằng tình yêu”.

Bức tranh “Người phụ nữ của Sabines” (Les Sabines) do David sáng tác từ năm 1796 đến 1799.

Khi Napoléon một lần nữa tiếp tục bổ nhiệm David làm họa sỹ cung đình, các tác phẩm của ông đã tạm biệt chủ đề kích động cách mạng ban đầu. Mặc dù những bức tranh chủ đề ca ngợi hoàng đế cũng có thể coi là nội dung chính trị, nhưng Napoléon được sự chứng nhận của Giáo hoàng, lên ngôi xưng đế theo đúng thủ tục pháp lý. Căn cứ nguyên tắc “quân quyền thần thụ”, Napoléon thuộc về chế độ quân chủ được công nhận, vì vậy, mặc dù các tác phẩm cung đình thế kỷ 19 của David vẫn mang đầy không khí chính trị, nhưng chúng không còn thuộc về “ly kinh phản đạo” nữa. Trong quá trình vẽ bức “Le Sacre de Napoléon” (Lễ đăng quang của Napoléon), David cũng đã được gặp Giáo hoàng Pius PP. VII và được ngài ban phước lành. Sự phát triển từng bước của chuỗi sự kiện này cũng giúp cho người họa sỹ vốn là nhà cách mạng này dần dần tìm thấy vị trí của mình trong cuộc sống.

Từ các luận thuật của nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Étienne-Jean Delécluze (1781-1863), người đã nghiên cứu về David nhiều năm, có thể thấy David hầu như không có ảnh hưởng gì đến chính trị cách mạng. Hầu hết các bài phát biểu của ông liên quan đến nghệ thuật, những người làm nghệ thuật, các tổ chức nghệ thuật và các lễ hội mà ông tổ chức. Vì vậy, có quan điểm cho rằng trong một thời đại cuồng loạn như Đại Cách mạng Pháp, David, với tư cách là một quan chức phụ trách nghệ thuật lúc bấy giờ, nhiều khi cũng là “người trong giang hồ, thân bất do kỷ”. Ông ấy không phải là một tên đồ tể điên cuồng, nhưng khi những tên đồ tể nắm trong tay quyền lực và giơ con dao đồ tể, vì để bảo vệ mình, ông cũng không thể không phục vụ cho những người đó.

Cũng có nghiên cứu cho rằng, hành động của David thực sự bắt nguồn từ ý thức chính trị nhạy bén của ông — đầu tiên ông rơi vào tay những người cách mạng vào đúng thời điểm, và sau khi phái Jacobin sụp đổ, tại một thời cơ thích hợp khác ông đã tìm thấy chỗ dựa mới là Napoléon – chứ không phải là thực sự ý thức được bạo lực cách mạng tà ác. Nói một cách logic, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu lịch sử, nhiều chuyện tốt nhất là nên được đo lường dựa trên hành vi thực tế của các nhân vật lịch sử hơn là suy nghĩ của họ. Bởi vì suy nghĩ của con người quá phức tạp, nhiều khi đủ loại ý nghĩ đều có thể là sự phản ánh của các nhân tố khác trong não người, khiến suy nghĩ của con người ở trạng thái không ổn định. Mà việc đánh giá thực sự một người vẫn phải dựa trên hành vi của người đó. Nhìn từ một góc độ khác, con đường nhân sinh mỗi người kỳ thực đã được an bài, và những ý nghĩ trong quá trình này cũng không thể giải thích được quá nhiều thực chất của vấn đề.

Chính vì việc lý giải lịch sử cũng là việc “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí” (người nhân thấy gì cũng là nhân, người trí thấy gì cũng là trí), cho nên, thay vì đoán suy nghĩ của các nhân vật lịch sử lúc bấy giờ, chi bằng bắt đầu từ sự thật lịch sử, xem xét và phán đoán dựa trên hành vi của con người thì có thể chuẩn xác hơn, rất nhiều sự việc có thể lập tức hiểu ra ngay.

Đơn cử một ví dụ rất nổi tiếng: Philatô (Pontius Pilate) là thống đốc thành Rome, người đã ra lệnh hành quyết Chúa Giê-su. Ông biết rằng Chúa Giê-su là một người vô tội và lương thiện, và rằng Chúa Giê-su đã dùng phép thuật để chữa khỏi bệnh nan y cho con trai duy nhất của ông, bởi vậy ông không muốn hành hình Chúa Giê-su. Tuy nhiên, trước áp lực chính trị, Philatô đã lấy nước rửa tay trước mặt đại chúng và nói rằng: “Làm đổ máu người công chính này, tội không tại ta, các người chịu đi!”, sau đó ông mới phán quyết tử hình Chúa Giê-su.

Mặc dù Philatô trong lòng nghĩ rằng Chúa Giê-su là người tốt, ngoài miệng cũng nói Chúa Giê-su là người công chính, nhưng trên hành vi vẫn là làm việc ác, do đó ông ta vẫn phải gánh chịu tội nghiệp to lớn. Sau khi Philatô kết án tử hình Chúa Giê-su, người con trai được chữa khỏi ban đầu của ông ngã xuống đất và chết. Sau đó không lâu, Philatô bị sốt cao và hôn mê. Về sau, sự nghiệp ông cũng sớm gặp rắc rối và bị lưu đày đến Gaul, đồng thời tài sản cũng bị tịch thu, khiến ông không còn một xu dính túi và sống cuộc đời nô lệ. Nhưng chuyện này vẫn chưa kết thúc, Philatô về sau bị hạ lệnh “được ban cái chết”. Khi biết hung tin, ông chỉ biết tự thiêu mình trong cơn tuyệt vọng, ném tấm thân tàn tạ xuống sông cho bầy cá ăn thịt.

Điều này đối với các nhân vật lịch sử, đối với con người ngày nay chẳng phải cũng giống nhau hay sao? Ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc trong lòng đều biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc làm rất nhiều việc ác, và thậm chí còn âm thầm mắng chửi nó tà ác. Tuy nhiên, họ lại không tình nguyện thoái đảng, rút lui khỏi các tổ chức liên đới của nó. Họ không biết rằng, một khi đứng dưới lá cờ máu mà thốt lên lời thề độc “đem sinh mệnh của mình hiến cho đảng, phấn đầu một đời vì đảng”, thì họ chính là một phần của đảng và được coi là một phần tử của tổ chức này. Như vậy, vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc bị tiêu diệt, những người chưa thoái khỏi nó sẽ bị liên lụy và gặp nguy hiểm.

Có thể thấy, tà ác thực chất là tà linh chuyên hại người. Đối với con người mà nói, dù là nghệ thuật gia hay những chuyên gia khác, dù ở thời xưa hay thời nay, trải qua những gian truân của cuộc đời trong hoàn cảnh hỗn loạn cuối cùng tìm được vị trí nhân sinh của mình, quả thực không hề dễ dàng. Về các tác phẩm nghệ thuật trong thời kỳ Công xã Paris đầu tiên, từ quan điểm của các lý thuyết hiện có, đứng từ góc độ con người, mặc dù có sự quấy nhiễu của tà ma, nhưng chúng không hoàn toàn được xếp vào lý thuyết chủ nghĩa cộng sản ở thế gian. Chúng ta cũng không nhận định những tác phẩm này từ đầu đến cuối đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, chỉ là đối với từng tác phẩm cụ thể cần phân biệt rõ những nhân tố tà ma để tránh bị lợi dụng sơ hở khi nghiên cứu nghệ thuật. Đối với những nghệ thuật gia trong lịch sử, nếu có những tác phẩm chính diện, truyền thống và xuất sắc mà không miêu tả tà ác, thì chúng ta vẫn cần đối đãi bằng từ bi. Chỉ khi nghiên cứu các tác phẩm của các bậc tiền bối một cách rõ ràng, toàn diện, chúng ta mới có thể dễ dàng tham khảo được từ nghệ thuật truyền thống, từ đó quay trở về với nghệ thuật Thần truyền.

Tài liệu tham khảo:

Augustin Barruel, 《 Mémoires pour servir à l’histoire du jacobinisme 》, 1798
Étienne-Jean Delécluze, 《 Louis David, son école et son temps : Souvenirs 》, 1855
Epoch Times, 《 Comment le spectre du communisme dirige le monde 》, 2018
Epoch Times, 《 Neuf commentaires sur le Parti communiste 》, 2004
Frans de Haes, 《 Aux sources du XIXe siècle : les Mémoires du peintre Philippe-Auguste Hennequin (1762-1833) 》, 2007
Joshua Philipp, 《 The Dark Origins of Communism 》, 2017
Tite-Live, 《 Histoire romaine 》, 1940
Voltaire, 《 Lettre à Frédéric II, roi de Prusse 》, 1767
William Fleming, 《 Arts and Ideas 》, 1955

(Hoàn) Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/258121

The post Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khúc cổ cầm: Phán Sư quyhttps://chanhkien.org/2024/12/khuc-co-cam-phan-su-quy.htmlMon, 09 Dec 2024 02:17:52 +0000https://chanhkien.org/?p=35217Ca từ: Tiểu Đồng Biên khúc: Tiểu Liên Kỹ thuật ngón tay: Tiểu Đồng [ChanhKien.org] Nhạc phổ: Tờ 1,; Tờ 2. Cổ cầm là nhạc cụ gảy dây lâu đời nhất của Trung Quốc, từ những ghi chép bằng văn tự trong lịch sử thì thấy, cổ cầm đã có lịch sử ít nhất hơn […]

The post Khúc cổ cầm: Phán Sư quy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ca từ: Tiểu Đồng

Biên khúc: Tiểu Liên

Kỹ thuật ngón tay: Tiểu Đồng

[ChanhKien.org]

Nhạc phổ:

Tờ 1,; Tờ 2.

Cổ cầm là nhạc cụ gảy dây lâu đời nhất của Trung Quốc, từ những ghi chép bằng văn tự trong lịch sử thì thấy, cổ cầm đã có lịch sử ít nhất hơn ba nghìn năm. Theo truyền thuyết, những người sáng tạo ra cây đàn cổ cầm gồm có Phục Hy và Thần Nông. Có câu chuyện rằng vua Thuấn từng gảy đàn năm dây và ca khúc Nam phong để nói về cảnh thiên hạ thái bình, quốc thái dân an.

Vài năm trước, tôi có cơ duyên gặp gỡ một bậc thầy về cổ cầm. Chúng tôi rất hợp duyên, khi lão tiên sinh biết tôi yêu thích văn hóa cổ, lần đầu đến nhà, ông đã cho tôi xem những cuốn cổ thư quý hiếm trong bộ sưu tập của mình. Tôi cũng được chiêm ngưỡng một cây đàn cổ từ thời nhà Đường. Sau này, ông còn dạy tôi học đàn. Khi biết tôi bị bức hại và gặp khó khăn về kinh tế, ông đã cho tôi mượn một cây đàn danh tiếng để luyện tập. Khi hiểu được chân tướng về Pháp Luân Công, ông càng dành cho tôi nhiều sự quan tâm hơn. Không chỉ thế, ông còn đi khắp nơi tìm mua đàn cho tôi, cuối cùng đã giúp tôi chọn được một cây đàn mới có chất lượng âm thanh thượng thừa với mức giá chỉ bằng nửa giá gốc.

Khúc nhạc này được tôi sáng tác vào dịp sinh nhật Sư phụ năm 2009. Tôi đã viết một bài để gửi lời chúc mừng sinh nhật Ngài bằng hình thức thiệp âm nhạc. Một đồng tu đã đề nghị phổ nhạc và ghi lại bản giản phổ. Tôi sau đó thêm phần kỹ thuật ngón tay (thủ pháp chơi đàn bằng ngón tay). Quá trình hoàn thành chỉ chưa đầy một tháng, trong đó thể hiện rõ trí huệ mà Đại Pháp ban tặng, dùng văn tự không thể nào biểu đạt ra được. Dẫu vậy, thời điểm đó tôi chưa chơi được thuần thục mà đã đăng tải ngay. Sau đó mỗi lần đàn hát, tôi thường rơi nước mắt. Tuy nhiên, vì lo lắng bản nhạc không chuyên nghiệp, phần ngón đàn còn vụng về và nhiều yếu tố khác nữa nên tôi chưa dám thử sức dù rằng có mong muốn làm “phao chuyên dẫn ngọc”.

Giới cổ cầm ở Đại Lục không phải là một miền đất tịnh thổ. Thời gian trước, trong một buổi tụ hội của các văn nhân nhã sĩ, một nữ sĩ có tài đã nói về bài “Thần Nhân Sướng” nhưng lại xuyên tạc nó như một loại nhạc tế Thần của các bộ lạc thời nguyên thủy quanh đống lửa. Quan điểm này thật sai lệch, qua quan sát tôi thấy người này thuộc về trường phái chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng văn hóa đảng, ấy vậy mà người này hiện đang rất nổi danh và có quyền thế. Văn hóa Thần truyền có nội hàm thâm sâu như vậy, lại đang bị rút đi tinh hoa và thay thế bằng những điều tầm thường, thật khiến người ta đau lòng. Đúng lúc đó, tôi đọc được thông tri kêu gọi gửi bài viết của Minh Huệ nên đã nảy ra ý định gửi bài. Khi chia sẻ ý tưởng này với các đồng tu, họ hết lòng khích lệ tôi. Sau khi học lại nhiều lần Kinh văn “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc”của Sư phụ, tôi đã lấy hết dũng khí để quyết định gửi bài.

Do điều kiện thu âm hạn chế và thời gian gấp rút, nên tôi đã hoàn thành tất cả công việc vào tối ngày 03/05. Tôi vô cùng biết ơn các đồng tu đã giúp đỡ mình, thành kính mong đồng tu chỉ giáo. Tôi cũng hy vọng rằng cổ cầm – đóa hoa kỳ diệu sẽ ngày càng tinh khiết và đẹp đẽ hơn khi được đắm mình dưới ánh sáng từ bi của Phật Pháp!

(Trích từ tuyển tập bài viết kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5” năm 2010 trên Minh Huệ Net)

Chú thích của người dịch:

Khúc cổ cầm trên tên gốc tiếng Hán là “盼師歸”, dịch ra Hán Việt là “Phán Sư quy”, có nghĩa là mong Sư trở về.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/109938

The post Khúc cổ cầm: Phán Sư quy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Độc tấu cổ tranh: Mai xuân ngạo tuyếthttps://chanhkien.org/2024/12/doc-tau-co-tranh-mai-xuan-ngao-tuyet.htmlSun, 08 Dec 2024 02:45:11 +0000https://chanhkien.org/?p=35210Tác giả: Trần Quốc Hoa Diễn tấu: Mộc Thần Dương [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/272641

The post Độc tấu cổ tranh: Mai xuân ngạo tuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Quốc Hoa

Diễn tấu: Mộc Thần Dương

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/272641

The post Độc tấu cổ tranh: Mai xuân ngạo tuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bản nhạc: Pháp Luân Đại Pháp hảohttps://chanhkien.org/2024/12/ban-nhac-phap-luan-dai-phap-hao.htmlFri, 06 Dec 2024 04:47:59 +0000https://chanhkien.org/?p=35183Tác giả: Peter Wetzel [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293807

The post Bản nhạc: Pháp Luân Đại Pháp hảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Peter Wetzel

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293807

The post Bản nhạc: Pháp Luân Đại Pháp hảo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Người vợ mong ngóng chồng trở về, chúng sinh mong ngóng Chủ quay lạihttps://chanhkien.org/2024/12/nguoi-vo-mong-ngong-chong-tro-ve-chung-sinh-mong-ngong-chu-quay-lai.htmlThu, 05 Dec 2024 02:17:52 +0000https://chanhkien.org/?p=35177Tác giả: Tiêm Tiêm [ChanhKien.org] Người thân tòng quân, đối với những người ở nhà, đó luôn là nỗi lo lắng lớn nhất. Bởi lẽ, bạn không biết liệu người thân yêu mà bạn ngày đêm mong nhớ có thể trở về hay không. Một tương lai bất định tự nhiên sẽ khiến lòng người […]

The post Người vợ mong ngóng chồng trở về, chúng sinh mong ngóng Chủ quay lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Người thân tòng quân, đối với những người ở nhà, đó luôn là nỗi lo lắng lớn nhất. Bởi lẽ, bạn không biết liệu người thân yêu mà bạn ngày đêm mong nhớ có thể trở về hay không. Một tương lai bất định tự nhiên sẽ khiến lòng người thấp thỏm, không yên.

“Trường An nhất phiến nguyệt, Vạn hộ đảo y thanh. Thu phong xuy bất tận, Tổng thị Ngọc quan tình. Hà nhật bình Hồ lỗ, Lương nhân bãi viễn chinh?” (Tạm dịch: Trường An một mảnh trăng, Vạn nhà tiếng giặt áo. Gió thu thổi chẳng dứt, Mãi là nỗi lòng nơi ải Ngọc Môn quan. Ngày nào dẹp được quân Hồ, Để người chồng không phải chinh chiến nơi xa).

Đây là bài “Tí Dạ Ngô Ca – Thu Ca” của nhà thơ Lý Bạch đời Đường, một bài thơ được những thi nhân lưu truyền rộng rãi.

Cũng dưới ánh sáng của mảnh trăng đó, những binh sĩ Đại Đường đang canh giữ biên cương, trong khi đó những người vợ ở Trường An lại truyền tới những âm thanh “tiếng giặt áo”. Vô số những “tiếng giặt áo” như những bài ca, như đang cổ vũ hay đó là những tiếng gọi tha thiết gửi đến người thân ở phương xa? Trong tiếng gió thu xào xạc, “tiếng giặt áo” này như đã truyền đến tận biên cương. Đến bao giờ mới không còn chiến tranh, để những người chồng có thể quay trở về nhà đoàn tụ?

Có thể nhận thấy một vài chi tiết rất ý nghĩa trong bài thơ này. Thứ nhất: tại sao lại xuất hiện “vạn nhà tiếng giặt áo” ở dưới ánh trăng, bởi vì những người đàn ông đi đánh giặc, những người phụ nữ ở nhà vào buổi sáng phải làm việc đồng áng, vốn dĩ là công việc của đàn ông, do đó chỉ có thể giặt áo vào ban đêm; thứ hai: cho dù những người phụ nữ có giặt áo vào ban đêm, nhưng nếu người chồng ở nhà, cũng sẽ là những âm thanh vui vẻ, xen lẫn vào đó là tiếng cười đùa. Nhưng ở đây lại không phải cảnh tượng như vậy, mà là sự chuyên chú vào công việc giặt giũ. Tâm trạng tự nhiên là nặng nề; thứ ba: gần đây có một bài thơ có tựa đề là “Bất lang nhân” (người không chồng), nếu như “lang nhân” là để chỉ người chồng, vậy thì “bất lang nhân” hẳn là ám chỉ những người phụ nữ mất đi người thân vì lý do nào đó.

Bài thơ này của Lý Bạch đề cập đến cảnh người đàn ông ra trận, những người phụ nữ ở nhà phải gánh vác công việc của đàn ông và chịu đựng nỗi đau mất người thân, đây là một trường bi kịch. Nhà thơ hy vọng rằng chiến tranh có thể sớm kết thúc.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng ngày hôm nay là thời kỳ Chính Pháp, phần lớn con người đều là đại biểu đến từ Thiên thượng, đều mang theo trách nhiệm lớn lao. Một khi không làm tốt, không chỉ bản thân không thể trở về, mà chúng sinh nơi thiên thể xa xôi cùng vũ trụ cũng sẽ theo đó mà giải thể. Điều này so với cảnh tượng mất đi người thân mà Lý Bạch nói đến còn đáng sợ hơn nhiều.

Những người vợ đang mong ngóng chồng sớm trở về nhà, cũng như chúng sinh trên Thiên thượng đang mong đợi Chủ của mình có thể đắc Pháp, sớm ngày quay trở về thế giới thiên quốc của họ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293670

The post Người vợ mong ngóng chồng trở về, chúng sinh mong ngóng Chủ quay lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 2)https://chanhkien.org/2024/12/cong-xa-paris-lan-thu-nhat-va-my-thuat-tan-co-dien-phan-2.htmlThu, 05 Dec 2024 02:17:42 +0000https://chanhkien.org/?p=35179Tác giả: A.H [ChanhKien.org] Ngày nay nhiều người cho rằng Phong trào Khai sáng là tốt. Tại sao? Bởi vì trong sách giáo khoa đều viết như thế, trong trường học đều dạy như thế. Nhưng trên thực tế, Phong trào Khai sáng là một phong trào tẩy não tất cả những người bình thường […]

The post Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: A.H

[ChanhKien.org]

Ngày nay nhiều người cho rằng Phong trào Khai sáng là tốt. Tại sao? Bởi vì trong sách giáo khoa đều viết như thế, trong trường học đều dạy như thế. Nhưng trên thực tế, Phong trào Khai sáng là một phong trào tẩy não tất cả những người bình thường có tư tưởng truyền thống lúc bấy giờ, nhằm gạt bỏ chính tín của con người ra khỏi hệ tư tưởng và tạo cơ sở lý luận cho cuộc cách mạng giết người sau này.

Đám người trong Phong trào Khai sáng kia ở trong đủ các ngành các nghề khác nhau, nhưng họ có một điểm chung rất lớn đó là nhất trí trong việc chống lại tín ngưỡng tôn giáo truyền thống. Bọn họ mô tả thời đại của tín ngưỡng thành kính đối với Thần là thời đại đen tối, tự gọi mình là “Những nhà khai sáng” (Hommes des Lumières) nhằm tiêu diệt tín ngưỡng, đem “ánh sáng” của ma quỷ đến nhân gian, dựng xây “Thời đại ánh sáng”.

Những nhân vật nổi bật trong Thời đại Khai sáng là những nhà tư tưởng, triết học, xã hội học, nhà lý luận nổi tiếng mà chúng ta đã rất quen thuộc, kỳ thực họ đều được chọn lọc đưa vào sách giáo khoa. Lấy giáo dục bắt buộc của Trung Quốc làm ví dụ, Đảng Cộng sản Trung Quốc có mục đích đưa một số danh nhân lịch sử có quan điểm ủng hộ cộng sản vào sách giáo khoa một cách có chọn lọc, để người Trung Quốc có thể xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan lịch sử do tà ác hoạch định ngay từ khi còn nhỏ.

Với thông tin tương đối cởi mở ngày nay, sự xâm nhập của Hội Tam Điểm và Illuminati trong lịch sử đã là một chủ đề công khai, đã từ lâu không còn là một bí mật gì ghê gớm nữa. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử quen thuộc đối với người Trung Quốc kỳ thực là thành viên của Hội Tam Điểm, chẳng hạn như Voltaire, người luôn lăng mạ Cơ Đốc giáo, Paul Thiry d’Holbach, người trắng trợn tuyên truyền thuyết vô Thần, và Montesquieu – người công khai phản đối chế độ quân quyền Thần thụ, v.v.

Bởi vì thời đại đã lâu, mặc dù chúng ta không có 100% bằng chứng lịch sử thuyết phục để chứng minh rằng một số người là thành viên của Hội Tam Điểm, nhưng họ có liên hệ mật thiết và hợp tác chặt chẽ với hội đó, chẳng hạn như nhà duy vật Denis Diderot, người đã viết sách luận chứng thuyết vô Thần. Nhưng nhiều vị Thánh nhân nổi tiếng trong lịch sử phương Tây thì lại không hề được biết đến ở Trung Quốc, và họ thậm chí còn bị các cơ quan chính phủ kiểm soát khống chế không cho truyền bá. Đối với giới trí thức ở Trung Quốc ngày nay, những người tùy ý khinh nhờn Thần linh ở mọi thời đại, chẳng hạn như Voltaire ở thế kỷ 18 và Friedrich Nietzsche ở thế kỷ 19, đều nổi tiếng hơn nhiều so với Vua Louis IX (vị vua được sắc phong làm Thánh đồ nước Pháp, nổi tiếng với sự thành kính và nền chính trị nhân từ, đức hạnh). Điều này không thể không nói là do kết quả của sự cố ý kiểm soát tư tưởng. Những người trí thức hoàn toàn không nghĩ rằng hầu hết những người nổi tiếng mà họ nghiêm túc nghiên cứu và sùng bái là những kẻ điên cuồng đấu trời đấu đất, còn những người tốt thì họ lại biết rất ít.

Loại “quốc giáo” vô thần luận “sùng bái lý tính” hoàn toàn không thể khiến người ta tin phục này chắc chắn sẽ đoản mệnh. Sau khi băng đảng của Eber thất thế và bị giết trong cuộc tranh giành quyền lực vào mùa xuân năm 1794, Robespierre cho rằng dân chúng không thể chấp nhận chủ nghĩa vô thần hoàn toàn, vì vậy ông ta bắt đầu thổi phồng một loại hữu thần luận khác, phát minh ra một loại tín ngưỡng mới – Sùng bái tối cao (Culte de l’ Être suprême) làm quốc giáo, sùng bái một vị Thần tự nhiên không xác định nào đó, và ra mắt “Tết Tối cao” (Fête de l’Être suprême) vào ngày 8 tháng 6 năm 1794. Khu vực Paris vào thời điểm đó đương nhiên do David phụ trách công tác tuyên truyền, và nó được tổ chức xung quanh những ngọn đồi nhân tạo trên Quảng trường Champ-de-Mars vào năm đó.

Bức tranh “Fête de l’Être suprême au Champ-de-Mars” (Tết Tối cao trên Quảng trường Chiến Thần), Tác giả: Pierre-Antoine Demachy, vẽ năm 1794.

Phiên bản quốc giáo mới này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Voltaire quá cố. Voltaire là người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy vật, mặc dù thừa nhận có quyền lực tối cao mà con người không biết đã điều chỉnh sự vận hành của vũ trụ, nhưng ông lại phủ nhận mọi hiện tượng và thần tích trái với quy luật tự nhiên. Ông ta tin rằng tất cả những người được xưng là con của Thượng Đế đều là những câu chuyện lừa gạt do các thầy phù thủy dựng nên, vì vậy ông ta căm thù Giáo hội Thiên Chúa và gán cho Cơ Đốc giáo là mê tín mù quáng. Trong bức thư gửi Frédéric II, ông thậm chí còn viết: “Chừng nào còn những kẻ lừa đảo và ngớ ngẩn, thì sẽ còn tôn giáo” (Tant qu’ il yaura des fripons et des imbéciles,il yaura des religions).

Sở dĩ ông ta dám to gan lớn mật tấn công các tôn giáo truyền thống trong thời đại đó, không thể tách rời tôn chỉ và sự hỗ trợ của các thế lực đứng sau hậu thuẫn. Có thể thấy điều này từ “Bách khoa toàn thư” (Encyclopédie) mà Diderot, Voltaire, Holbach, Jean Le Rond d’Alembert và các nhà khai sáng khác đã biên soạn. Những hành vi này mục đích là lợi dụng tri thức khoa học thực chứng và quan điểm thuyết vô thần để thay thế tôn giáo tín ngưỡng trên hình thái ý thức, và đặt nền tảng tư tưởng cho sự phá hủy trật tự xã hội truyền thống.

Trên thực tế, mọi người đều biết rằng những tà giáo kỳ lạ quái dị không cách nào lừa gạt được đại chúng, bọn chúng như phù dung sớm nở tối tàn, dựa vào sức mạnh, sự uy hiếp và tàn sát của các thế lực lưu manh. Với sự sụp đổ của Công xã Paris vào năm 1795 và sự thay thế của các lực lượng vũ trang, không mấy người thực sự tin vào cái gọi là “tôn giáo” do những người kia tạo ra nữa. Vài năm sau, những thứ mới như “Bác ái giáo” (Théophilanthropie) cũng xuất hiện, nhưng chúng không gây ra được làn sóng lớn. Tuy nhiên, các tôn giáo loại này thường cứ sau một khoảng thời gian lại ra đời một loại “tôn giáo nào đó”, từ trực quan làm suy yếu uy tín của tất cả các tôn giáo trong tâm trí mọi người.

Nghệ thuật chết chóc

Trong vòng một năm từ mùa hè năm 1793 đến mùa hè năm 1794, phái Jacobins chủ đạo Công xã Paris, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã đem bạo lực khủng bố viết thành một tài liệu chính thức, và được đặt làm quốc sách của chính phủ. Vào thời điểm đó, số người bị kết án tử hình ở Paris là 2.639 người, và tổng số người bị hành quyết ở Pháp là 16.594 người. Nhưng trên thực tế, còn có nhiều người hơn đã thiệt mạng mà không có bản án chính thức nào được tòa tuyên án.

Bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 năm 1794, Ủy ban An toàn Công cộng đã thông qua Luật Khai sáng được người đời sau gọi là thời kỳ “Đại khủng bố” (Grande Terreur). Từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 27 tháng 7 cùng năm, trước khi Robespierre sụp đổ, luật pháp quy định mọi công dân có quyền bắt giữ những kẻ phản cách mạng và đồng bọn của chúng, và giao những người bị bắt cho các quan chức an ninh. Các quan chức an ninh phải ngay lập tức buộc tội những người bị bắt. Đồng thời, “Tòa án cách mạng” khét tiếng (Tribunal révolutionnaire) cấm bị cáo được thuê luật sư hoặc tự bào chữa, không được kháng cáo bản án và quy định án tử hình là hình phạt duy nhất, và tất cả tài sản của người chết sẽ bị quy về quốc gia sở hữu.

Vì vậy, loại luật biến tướng cổ vũ tùy tiện giết người chiếm đoạt của cải này cho phép Tòa án Cách mạng tuyên án và xử tử hàng nghìn người trên máy chém. Các băng đảng xã hội cũng đã gán cho không ít người cái gọi là “phần tử phản cách mạng”, rất nhiều người bị bắt và bị xử tử chỉ vì bị tình nghi. Tất nhiên, còn có không ít người khác chỉ vì có một chút ân oán cá nhân mà bị mượn cớ diệt khẩu. Trong tình thế hỗn loạn, có vô số sự việc xảy ra, trong đó những sự kiện một số đám lưu manh tùy tiện tấn công kẻ yếu đến chết cũng nhiều không kể xiết.

Chúng ta đã biết rằng, thứ bạo lực điên cuồng khát máu và ham muốn máu tươi này đến từ những linh hồn ma quỷ. Mặc dù trong hiện thực thể hiện ra là bạo lực và thảm sát đang từng bước leo thang theo cách giải thích của lịch sử, nhưng chính là do linh hồn ma quỷ đã tồn tại từ lâu và đang ảnh hưởng đến tâm trí của con người. Điều này có thể được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật có mối liên quan chặt chẽ với tư tưởng của con người.

Vẫn lấy họa sỹ đại diện lúc bấy giờ là David làm ví dụ. Một đặc điểm trong các tác phẩm ban đầu của David là ông thích vẽ người khác chết như thế nào. Trước khi thất thế vào năm 1794, ông đã vẽ ít nhất mười tác phẩm về chủ đề cái chết, và thậm chí một nửa trong số các tiêu đề trực tiếp là “Cái chết của XX”, ví dụ:

“Cái chết của Sénèque” (La Mort de Sénèque, 1773)
“Tang lễ của Patrocle” (Les Funérailles de Patrocle, 1778)
“Đấng Christ trên Thập tự giá” (Le Christ en croix, 1782)
“Nỗi bi ai của Andromaque trước thi thể của chồng” (La Douleur et les Regrets d’Andromaque sur le Corps d’Hector son mari, 1783)
“Cái chết của Socrate” (La Mort de Socrate, 1787)
“Người hầu mang xác con trai trở về cho Brutus” (Les licteurs rapportentà Brutus les Corps de ses fils, 1789)
“Cái chết của Lepeletier” hoặc “Những khoảnh khắc cuối cùng của Lepeletier” (La Mort de Lepeletier de Saint-Fargeau ou Les Derniers Moments de Michel Lepeletier, 1793)
“Cái chết của Marat” (La Mort de Marat, 1793)
“Marie-Antoinette tới Máy chém” (Marie-Antoinette conduiteàl’échafaud 1793)
“Cái chết của Bara thời trẻ” (La Mort du jeune Bara, 1794)
Bức tranh “Lời thề của Horatii” (Le Serment des Horaces)

Bức tranh “Lời thề của Horatii” (Le Serment des Horaces), Tác giả: David (Jacques-Louis David), vẽ năm 1784.

Một số tác phẩm mặc dù nội dung không phải là cảnh chết chóc, nhưng những câu chuyện và ý tưởng đằng sau chúng cũng rất đáng sợ, chẳng hạn như tác phẩm nổi tiếng “Lời thề của Horatii” (Le Serment des Horaces, 1784) của ông. Tác phẩm kể về một câu chuyện: Vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, một cuộc chiến nổ ra giữa La Mã và nước láng giềng Albalonga, hai bên nhất trí mỗi bên chọn một nhóm ba anh em, và đấu trận ba chọi ba quyết định thắng thua.

Bên La Mã chọn ba anh em Horace, bên đối phương cử ba anh em Curiace. Kết thúc trận đấu là ba anh em của Curiace đều chết trong trận chiến, còn ba anh em của Horace thì chết hai. Khi người anh trai Horace duy nhất còn lại trong niềm hân hoan trở về, em gái anh ta là Camille đã nhận ra một chiếc áo khoác từ những chiến lợi phẩm của anh trai chính là chiếc áo mà cô đã may cho một trong những anh em nhà Curiace. Thì ra cô là hôn thê của người đàn ông này. Camille đau khổ khóc thảm thiết khiến anh trai cô không hài lòng nên đã giết cô và nói: “Tất cả những phụ nữ La Mã dám khóc cho kẻ thù đã chết đều phải bị xử tử như thế này”.

Bức tranh “Những người hầu cận của Brutus đem xác con trai trở về” (Les licteurs rapportentàBrutus les Corps de ses fils), Tác giả: David, vẽ năm 1789.

Loại đề tài vứt bỏ nhân tính, cái được gọi là “đại nghĩa diệt thân”, càng thể hiện rõ ràng hơn trong tác phẩm “Những người hầu cận của Brutus đem xác con trai trở về” (The Attendant Brutus Back the Corpses of His Sons, năm 1789) được vẽ vào năm 1789 để phục vụ cho cách mạng và tuyên dương ý tưởng cộng hòa: Năm 509 TCN, Lucius Junius Brutus phát động binh biến, trục xuất vua La Mã Lucius Tarquinius Superbus, trở thành người sáng lập và chấp chính chế độ Cộng hòa La Mã. Nhưng hai người con trai của ông lại có ý đồ lật đổ chế độ cộng hòa và khôi phục chế độ quân chủ. Lựa chọn giữa chế độ và các con trai, Brutus đã hành quyết hai con trai ruột của mình để bảo vệ chế độ Cộng hòa La Mã và quyền lực của mình.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/258121

The post Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hành trình thời không nghệ thuật (9): Nghiên cứu kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 2)https://chanhkien.org/2024/12/hanh-trinh-thoi-khong-nghe-thuat-9-ky-thuat-ve-tranh-son-dau-truyen-thong-phan-2.htmlWed, 04 Dec 2024 04:42:35 +0000https://chanhkien.org/?p=35174Tác giả: Arnaud [ChanhKien.org] Kỹ thuật làm trắng (tạo ánh sáng) là một kỹ thuật phổ biến trong vẽ tranh sơn dầu truyền thống của châu Âu. Kỹ thuật này thường dùng màu trắng đục để khắc họa hình khối trên phần sáng của bức tranh. Phương pháp vẽ này bắt nguồn từ kỹ thuật […]

The post Hành trình thời không nghệ thuật (9): Nghiên cứu kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Arnaud

[ChanhKien.org]

Kỹ thuật làm trắng (tạo ánh sáng) là một kỹ thuật phổ biến trong vẽ tranh sơn dầu truyền thống của châu Âu. Kỹ thuật này thường dùng màu trắng đục để khắc họa hình khối trên phần sáng của bức tranh. Phương pháp vẽ này bắt nguồn từ kỹ thuật vẽ gián tiếp trong tranh màu keo truyền thống của châu Âu. Đầu tiên tạo màu cho lớp nền của bức tranh, sau đó tạo hình bằng cách dùng màu trắng đục làm trắng phần sáng nhất của bức tranh (tức là phần được chiếu sáng nhiều nhất trong hình khối người hoặc vật được miêu tả – ND), dùng phương pháp phác họa bằng màu thuần sắc hoặc trộn thêm một chút các màu nhạt khác để sắp xếp và xử lý mối quan hệ giữa các lớp trong bức tranh. Trong toàn bộ quá trình làm trắng vẽ đi vẽ lại nhiều lớp, phải hết sức cẩn thận nhằm giữ cho lớp trong suốt lộ ra tại các phần tối hoặc xám của bức tranh, thậm chí phải giữ được lớp trong suốt lộ ra ở cả những vùng sáng hoặc những tiểu tiết.

Mặc dù ngày nay nhiều người đã quên cách sử dụng kỹ thuật này, tuy nhiên, nhiều họa sỹ sau thời họa sỹ người Ý Caravaggio (1571-1610) lại thích sử dụng kỹ thuật làm trắng này trên nền tối gần như đen, dẫn đến việc các họa sỹ này bị người ta quy là “Bậc thầy của họa phái u ám”. Đồng thời trong suốt quá trình lịch sử, vì nhiều nguyên nhân như chất liệu và màu sắc cũng khiến những tác phẩm loại này ngày càng trở nên tối hơn, màu dầu biến thành rất đen. Điều này rất đáng tiếc.

Nhưng đồng thời trong lịch sử nghệ thuật cũng không thiếu các bức tranh nhỏ tươi mới, phần tối được vẽ nhẹ nhàng thoáng đãng chứ không hề nặng nề ngột ngạt. Những tác phẩm này đa phần được vẽ trên nền trắng hoặc nền màu xám nhạt, vậy nên dù đã trải qua những tháng năm lịch sử lâu dài, đến nay chúng vẫn giữ được cảm giác ánh sáng hài hòa.

Cũng như vậy, nếu kỹ thuật làm trắng được áp dụng trên nền màu xám trung bình hoặc xám nhạt thì có thể phát huy được ưu điểm. Đồng thời, phần lớn tác phẩm sử dụng sắc độ cơ bản là tông màu trung tính, nhờ đó cũng không cần tốn quá nhiều tinh lực điều chỉnh màu chủ đạo, chỉ cần làm đậm một vài vùng tối nhỏ, phạm vi cũng không lớn, thêm nữa là các phản ứng hóa học xảy ra sau này ở lớp dầu cũng sẽ không khiến màu sơn trở nên quá tối. Đồng thời, nếu tác phẩm cần sử dụng nhiều kỹ thuật phủ màu tối ở giai đoạn sau, thì nền màu xám nhạt và trung bình có thể giúp kỹ thuật này tạo được độ trong và sự sáng tạo nhiều hơn – điều mà nền màu tối khó tạo được.

Tác phẩm tranh sơn dầu thường phải có màu sắc đậm một chút, đây cũng là đặc điểm tự nhiên của sơn dầu. Nhưng một số người vì muốn tác phẩm của mình đạt được cảm giác “trầm” hơn nữa mà trộn phụ gia vào sơn, điều này là không cần thiết. Trên thực tế, tranh sơn dầu có sức biểu đạt khá mạnh, không nhất thiết “trăm bức như một” phải đạt được hiệu quả dày đục như vậy. Ví dụ, trong một số tác phẩm của Anh quốc, màu tranh sơn dầu rất mềm mại nhẹ nhàng, giống như họ đang vẽ tranh màu nước, khác hẳn với tranh của các vùng khác. Cũng chính là nói, tư tưởng của các nghệ sỹ cần mở rộng khoáng đạt hơn.

Trong hội họa, bất kể là phương pháp, kỹ thuật hay ý tưởng, kế hoạch hay hành động thực tế cụ thể, đều không thể đi đến cực đoan. Ví dụ: có rất nhiều cách biểu đạt hình thức hoặc nội dung tương đối phức tạp mà có thể khiến bức tranh đạt được hiệu quả thị giác phong phú đa dạng, vì vậy một số người có thể bắt đầu theo đuổi những thứ đó, có thể là quy trình kỹ thuật phức tạp, công thức vật liệu màu, hoặc là kết hợp bố cục phức tạp, hoa văn trang trí, v.v. Nhưng cách làm “bỏ gốc lấy ngọn” này không phải là lý tưởng. Bởi vì có nhiều thứ không nên theo đuổi quá mức theo cách con người vẫn làm mà hủy mất đi sự hòa hợp tự nhiên. Trên thực tế, nhiều yếu tố như vật liệu hay kỹ thuật cần được sử dụng và phát triển một cách tự nhiên theo nhu cầu chính đáng chứ không nên theo cách con người muốn gì làm nấy. Quy trình kỹ thuật hoặc kết hợp vật liệu quá phức tạp sẽ gây cảm giác giả tạo và làm tăng độ khó cho việc sáng tác, khiến người họa sỹ bị kỹ xảo dắt mũi thay vì sử dụng các kỹ thuật vẽ tranh bình thường, cuối cùng dễ dẫn đến làm nhiều được ít.

Trên thực tế, khi vẽ một số nội dung cụ thể, nếu có thể hoàn thành việc vẽ hình khối trong một hoặc hai lần thì nên quyết tâm hoàn thành thay vì trì hoãn về sau này. Nếu không, khi vẽ nội dung ở giai đoạn tiếp theo, khối lượng công việc sẽ liên tục tăng lên dẫn đến phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành tác phẩm, việc tiêu tốn thời gian, năng lượng và trạng thái vẽ tranh như thế này rất không cần thiết.

Bức tranh “Quý bà Récamier” (Portrait of Madame Récamier) được họa sỹ người Pháp Louis David vẽ vào năm 1800. Đây là một bức tranh sơn dầu chưa hoàn thiện, đã thể hiện ra đầy đủ kỹ pháp vẽ lớp nền: những nét vẽ lỏng lẻo dưới lớp màu trong suốt của phông nền cùng với màu sắc âm ám biểu hiện bầu không khí mang cảm giác tĩnh lạnh mông lung kỳ ảo của chủ nghĩa cổ điển; kỹ thuật làm trắng dày đục làm cho những phần màu sáng của nhân vật và trang phục trở nên sống động nổi bật; tuy tác phẩm chưa hoàn thành, nhưng nhân vật đã có tác dụng chủ thể trên kịch đài cổ điển. Tác phẩm này hiện lưu trữ tại Bảo tàng Louvre.

Một phần của bức tranh “Quý bà Récamier”, phương pháp xử lý phần tối mỏng và trong là nét đặc trưng của hầu hết các bức tranh sơn dầu truyền thống. Điều này giúp tạo nên sự tương phản trong kết cấu cũng như với phần sáng đục trong bức tranh, từ đó làm nổi bật những phần sáng của chủ thể, đồng thời tạo ra cảm giác vừa thực vừa ảo.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/49545

The post Hành trình thời không nghệ thuật (9): Nghiên cứu kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hội họa: Niềm vui của trẻ em (Phần 2)https://chanhkien.org/2024/12/hoi-hoa-niem-vui-cua-tre-em-phan-2.htmlTue, 03 Dec 2024 02:57:51 +0000https://chanhkien.org/?p=35166Tác giả: Chương Thúy Anh [ChanhKien.org] Dịch từ:https://www.zhengjian.org/node/18169

The post Hội họa: Niềm vui của trẻ em (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Chương Thúy Anh

[ChanhKien.org]

Dịch từ:https://www.zhengjian.org/node/18169

The post Hội họa: Niềm vui của trẻ em (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh cắt giấy: Năm hổ cát tường – Niên niên hữu dư – Phúc oa oahttps://chanhkien.org/2024/12/tranh-cat-giay-nam-ho-cat-tuong-nien-nien-huu-du-phuc-oa-oa.htmlMon, 02 Dec 2024 04:45:14 +0000https://chanhkien.org/?p=35161Tác giả: Thấm Hương Phiêu Phiêu [ChanhKien.org] Hổ niên cát tường Niên niên hữu dư Phúc oa oa Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/63516

The post Tranh cắt giấy: Năm hổ cát tường – Niên niên hữu dư – Phúc oa oa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thấm Hương Phiêu Phiêu

[ChanhKien.org]

Hổ niên cát tường

Niên niên hữu dư

Phúc oa oa

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/63516

The post Tranh cắt giấy: Năm hổ cát tường – Niên niên hữu dư – Phúc oa oa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 1)https://chanhkien.org/2024/12/cong-xa-paris-lan-thu-nhat-va-my-thuat-tan-co-dien-phan-1.htmlSun, 01 Dec 2024 00:45:04 +0000https://chanhkien.org/?p=35155Tác giả: A.H [ChanhKien.org] Nói về Công xã Paris, nhiều người sẽ nghĩ đến một chính quyền ngắn ngủi cướp đoạt được thông qua vụ thảm sát đẫm máu năm 1871. Nhưng ai đã từng nghiên cứu lịch sử đều biết rằng, trong lịch sử nước Pháp thực tế đã từng có hai lần “Công […]

The post Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: A.H

[ChanhKien.org]

Nói về Công xã Paris, nhiều người sẽ nghĩ đến một chính quyền ngắn ngủi cướp đoạt được thông qua vụ thảm sát đẫm máu năm 1871. Nhưng ai đã từng nghiên cứu lịch sử đều biết rằng, trong lịch sử nước Pháp thực tế đã từng có hai lần “Công xã Paris” (Commune de Paris). Cuối thế kỷ XVIII, Công xã Paris lần thứ nhất xuất hiện trong Đại Cách mạng Pháp, Công xã Paris năm 1871 thực sự kế thừa tên gọi Công xã Paris trong Đại Cách mạng và mở rộng cơ cấu tổ chức cũng như phương thức bạo lực của nó.

Rất nhiều dữ liệu lịch sử hiện có và nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, sau hai lần Công xã Paris đều xuất hiện tổ chức giáo phái bí mật Illuminati (hay Quang chiếu bang), và Hội Tam Điểm (Freemasonry, hay Cộng tế hội). Đồng thời, Công xã Paris năm 1792 và Công xã Paris năm 1871 rất giống nhau từ tên tổ chức, cương lĩnh hành động cho đến áp dụng những thủ đoạn đẫm máu cụ thể. Có thể thấy rằng, tuy cách nhau hàng chục năm nhưng hoàn toàn có thể coi hai sự kiện này là những việc tương tự nhau do quần thể có tính chất giống nhau làm ra.

Một số lý thuyết cộng sản hiện có đã quen với việc định nghĩa Cách mạng Pháp là một “Cuộc cách mạng tư sản”. Trên thực tế, cái gọi là sự phân chia “giai cấp tư sản” và “giai cấp vô sản” tự bản thân nó chỉ là một khẩu hiệu chính trị do tà linh cộng sản lập ra và miễn cưỡng gán ghép cho mục đích giết người đối lập mà thôi. Trong những người giàu có và quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có ai là “giai cấp vô sản” hoàn toàn không có tài sản gì? Tà linh cộng sản đã cưỡng ép chia đám đông thành nhiều cái gọi là “giai cấp” đối lập nhau, hơn nữa còn chủ trương “đấu tranh giai cấp” để lừa gạt khiến cho nhóm này giết nhóm khác, rồi lấy cái tên mỹ miều là “Đại cách mạng” để “ngư ông được lợi”. Chúng ta cần biết rằng ý nghĩa của từ “cách mạng” có thể được hiểu là “cắt bỏ mạng sống”, hay nói một cách thông tục thì chính là “giết người”. Vậy thì “Cuộc cách mạng vĩ đại” chính là “Cuộc đại thảm sát”, đây cũng là một sự thật lịch sử.

Trong thời kỳ Cách mạng Pháp, nghệ thuật vừa vặn nằm dưới làn sóng Tân cổ điển (Néo-classicisme) đang dâng trào, sự can thiệp của những thứ tà linh ác quỷ cùng nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài đã khiến trào lưu nghệ thuật này rơi vào trong trạng thái phức tạp. Trường phái Hiện thực (Réalisme) được các họa sỹ Công xã Paris ngưỡng mộ vào năm 1871 và những thứ được cộng sản Liên Xô sau này kế thừa, từ phong cách kỹ xảo đến nội dung thể hiện đều tràn ngập nhân tố tà linh, đều là những thứ cặn bã đáng vứt bỏ.

Chủ nghĩa Tân cổ điển được đề cập trong bài viết này, bản thân nó không phải là do tà linh sinh ra, mà trong quá trình phát triển nó đã bị tà linh tác động ảnh hưởng và lợi dụng. Vì vậy, nó không thể đem so sánh và đối đãi ngang bằng với loại hình nghệ thuật thuần túy Chủ nghĩa Cộng sản – cái gọi là “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism). Nhưng chính vì vậy, để tránh bị ô nhiễm bởi tà linh trong việc nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật Tân cổ điển thì việc làm rõ các vấn đề cụ thể trong đó là vô cùng quan trọng. Mặc dù nói đến các loại nhân tố rắc rối phức tạp, nhưng lịch sử là như vậy, các trường phái nghệ thuật và nghệ thuật gia trong lịch sử cũng không phải không đen thì ắt sẽ trắng, rất nhiều sự việc cần từng bước làm rõ từ đầu đến cuối.

Tóm tắt bối cảnh sinh ra nghệ thuật phong cách Tân cổ điển

Vào cuối thế kỷ XVI, để kìm hãm những cải cách tôn giáo ngày càng mạnh mẽ đương thời, Giáo hội Công giáo đã khuyến khích các nghệ sỹ thể hiện cảm xúc Thần thánh trong các tác phẩm của họ khi miêu tả các chủ đề tôn giáo, từ đó khơi dậy lòng khao khát hướng tới Thiên Đường của các tín đồ, bởi vậy đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của phong cách Baroque vào thế kỷ XVII. Có thể thấy điều đó qua một số bức họa trên trần nhà thờ hoặc các tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự tự tại trong thế giới của Thiên Chúa, kết cấu tràn ngập sự sinh động, khung cảnh linh thiêng tráng lệ và nguy nga, lối trang trí tinh tế duyên dáng và sang trọng, màu sắc ánh sáng có sức cuốn hút sâu sắc. Các yếu tố nghệ thuật này khiến cho người ta cảm thấy thế giới Thiên quốc hiện ra nguy nga tráng lệ, từ đó biểu đạt tấm lòng thành kính và ca tụng của con người đối với Thần.

Đương nhiên, các phong cách biểu hiện và chủ đề nghệ thuật rất đa dạng. Đặc biệt là trong thế giới con người, bình thản lý tính chính là trạng thái chuẩn mực, điểm này thể hiện nhiều hơn trong phong cách Chủ nghĩa Cổ điển (Classicisme) song song với Baroque trong lịch sử mỹ thuật. Chủ nghĩa Cổ điển lấy nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại làm hình mẫu, tôn trọng lý tính, tuân theo quy phạm, tìm kiếm chân lý trong nghệ thuật trang nhã và hài hòa.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Phong trào Khai sáng (Lumières) đã sử dụng sự phát triển của khoa học thực chứng, thúc đẩy các tư tưởng khai sáng, vô thần luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng khác nhau để làm suy yếu tín ngưỡng của con người đối với Thần, khiến con người bị ảnh hưởng bởi nó mà ngày càng xa rời Thần, chú trọng hiện thực. Đến thế kỷ XVIII là thời kỳ phong cách Rococo, vốn kế thừa phong cách Baroque, thì các tác phẩm nghệ thuật đã phát triển theo hai phương diện.

Trong nghệ thuật tôn giáo, các nghệ sỹ tiếp tục thể hiện sự Thần thánh và huy hoàng của Thiên quốc như trước đây. Về hình thức nghệ thuật, ngoài việc kế thừa vẻ ngoài tráng lệ huy hoàng, tư thế sinh động của phong cách Baroque trước đó, còn chú trọng những nhân tố sáng tạo như sự nhẹ nhàng tinh xảo của nghệ thuật và sự phong phú tinh tế của các chi tiết trang trí.

Trong nghệ thuật đời thường, các họa sỹ chú trọng mô tả sự hào nhoáng của cuộc sống con người và sự tinh tế lãng mạn của cảm xúc. So với các tác phẩm của các họa sỹ thời kỳ trước, các chủ đề đời thường thời này hầu hết thể hiện cuộc sống vui vẻ của xã hội thượng lưu, truy cầu tình yêu và các nội dung khác, hoặc sử dụng các chủ đề thần thoại làm ẩn dụ để thể hiện niềm vui cuộc sống. Để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của xã hội lúc bấy giờ, Học viện Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia Pháp (Académie royale de peinture et de sculpture), nơi luôn được biết đến với truyền thống cổ điển, đã có một số viện trưởng và một số lượng lớn giáo viên là các nghệ sỹ sáng tạo theo phong cách Rococo. François Boucher, họa sỹ tiêu biểu của phong cách này, từng là viện trưởng từ năm 1765 đến năm 1768.

Đối với một loại phong cách nghệ thuật nào đó, có người thích thì cũng tự nhiên có người không thích. Một số người trong thế giới nghệ thuật có gu cổ điển hơn cảm thấy mệt mỏi với những đồ trang trí phức tạp và tầm thường cũng như xu hướng xa hoa hưởng lạc theo phong cách Rococo, họ tìm cách phát triển phong cách cổ điển nguyên bản. Đồng thời, khi phong trào Khai sáng thúc đẩy mạnh mẽ việc phổ biến chủ nghĩa duy lý, xu hướng này dần dần bắt đầu ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Các chuyên gia, đại diện là Johann Joachim Winckelmann (nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật người Phổ), đã thực hiện các chuyến đi thực tế đến tàn tích của các thành phố cổ đại Pompeii và Herculaneum, một lần nữa khơi dậy niềm đam mê đối với nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại. Được thực hiện bởi các họa sỹ nổi tiếng như Joseph-Marie Vien ở Pháp và Pompeo Batoni ở Ý, phong cách Tân cổ điển dần được hình thành.

Winckelmann hy vọng lấy văn hóa lý tưởng để tái tạo lại nền văn hóa và nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, nhưng những tác phẩm điêu khắc và kiến ​​trúc cổ đại mà ông và một số nhà khảo cổ học khác tìm thấy thực sự chỉ còn sót lại sau một thời gian lịch sử dài đằng đẵng. Ngày nay, thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại, người ta đã phát hiện ra rằng các công trình kiến ​​trúc và tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại đều thực sự được người dân thời đó vẽ bằng nhiều màu sắc phong phú, tuy nhiên do quá trình bào mòn và phong hóa của các chất liệu màu trong hơn 2000 năm, nên về cơ bản chúng đã mất đi màu sắc vốn có. Do đó, phong cách hài hòa, ngắn gọn, đơn nhất và không màu sắc do thời gian gây ra không phải là diện mạo chân chính của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại nguyên bản đầy màu sắc. Nhưng Winckelmann, người đã hiểu lầm điểm này đã đề xuất rằng lý tưởng của nghệ thuật Tân cổ điển phải là “Sự đơn thuần cao quý và trang nghiêm vĩ đại” (Edle Einfalt und stille Größe). Từ những nét mộc mạc, rõ ràng và trang trọng được thể hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật tiếp theo của thể loại này, người ta có thể đánh giá được cảm thụ trực quan mà lý tưởng nghệ thuật này mang lại cho con người trong thực tiễn.

Nghệ thuật và chính trị

Khi tà linh cộng sản còn chưa trắng trợn xâm lấn và khống chế nghệ thuật của nhân loại, chúng ta đều có thể giữ thái độ khoan dung khi nhìn nhận các trường phái xuất hiện trong quá trình phát triển của nghệ thuật, trong đó cũng bao gồm sự biểu hiện của các phong cách nghệ thuật đa dạng. Tuy nhiên, một khi những nhân tố tà ác bắt đầu tiếp quản nghệ thuật của nhân loại một cách có hệ thống, tuyên truyền cuộc cách mạng giết người, thì những thứ này về bản chất không còn giống với nghệ thuật bình thường nữa. Trong một thế cục hỗn loạn, cho dù là nghệ thuật gia hay là người dân từ các ngành các nghề khác nhau đều có thể gây ra một số hành động điên cuồng, trên thực chất chính là do tư tưởng bị tà ác thao túng, khống chế.

Nội dung bài viết này tập trung vào thời kỳ lịch sử cuồng loạn của Cách mạng Pháp, do đó, một số tác phẩm, tư liệu lịch sử được liệt kê không tránh khỏi mang theo đặc điểm của thời kỳ này. Nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây chính là, chúng ta cũng không cho rằng những người bị tà ác thao túng tư tưởng chính là ác ma, bởi rất nhiều trường hợp kỳ thực họ chỉ là những người bị tà ác lợi dụng. Bởi vì con người sống tại cõi mê, trong trào lưu và sóng gió của xã hội, nhiều khi là khó lòng tự chủ, thân bất do kỷ, nên dễ dàng bị tà linh lợi dụng. Vì vậy, thường là tà linh lợi dụng những người bị mê hoặc để làm việc xấu, nhưng bản chất của con người không hẳn là xấu. Đồng thời, nghệ thuật thời kỳ này không đại diện cho toàn bộ nghệ thuật Tân cổ điển. Bởi trước và sau Cách mạng Pháp, ở Pháp cũng như trên toàn thế giới trong cùng thời kỳ cũng có nhiều tác phẩm Tân cổ điển xuất sắc không chịu tác động của tà linh, chúng rất đáng để tham khảo và học hỏi.

Cụ thể cần nói đến họa sỹ Tân cổ điển nổi tiếng nhất thời kỳ này là Jacques-Louis David. Nói về David, rất nhiều người Trung Quốc không hiểu mỹ thuật có thể đều biết: đây chính là họa sỹ của bức tranh “La Mort de Marat” trong sách giáo khoa mỹ thuật của học sinh Trung Quốc. Bởi vì trong bức họa, David đã mỹ hóa tên đồ tể cổ xúy bạo lực, giết người như ngóe Marat này thành một nhân vật anh hùng nhân từ và dũng cảm. Chính quyền Trung Cộng đã tuyên truyền bức tranh này nhằm tuyên dương “đấu tranh cách mạng”, để mỗi học sinh Trung Quốc đều phải học tập nó, dùng để tẩy não cách mạng.

David là một trong những họa sỹ có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu vào cuối thế kỷ 18 và 19. Tranh cãi về ông trong lịch sử cũng tương đối lớn, bao gồm việc đánh giá cao kỹ năng hội họa tuyệt vời của ông, và điều đáng buồn là ông đã biến nghệ thuật thành công cụ tuyên truyền cách mạng bạo lực.

Ngay từ thuở sơ khai, nghệ thuật xuất hiện trong điện thờ Thần với mục đích thể hiện các vị Thần, vì vậy, địa vị của các nghệ sỹ với sứ mệnh ca ngợi các vị Thần và đề cao đạo đức luôn được đề cao. Cũng có thể thấy trong lịch sử nghệ thuật, những nghệ sỹ trứ danh thời kỳ đầu luôn có mối liên hệ với tôn giáo, giáo hoàng, giám mục, hoàng đế, quý tộc… Có thể thấy địa vị xã hội và tầm nhìn của các nghệ sỹ là không hề thấp. Các chủ đề biểu hiện nghệ thuật ban đầu về cơ bản là các chủ đề tôn giáo, và sau đó là các chủ đề về vương quyền thế tục, cũng được xây dựng trên cơ sở lý luận “Quân quyền Thần thụ” (quyền lực vua là do Thần ban cho), suy cho cùng vẫn là có mối quan hệ với Thần.

Giữa những dân chúng bình thường, những nghệ sỹ kiệt xuất luôn được tôn sùng. Ngay từ thời Trung cổ ở châu Âu, người ta vẫn luôn nghĩ rằng hội họa là ngành nghề không thể tưởng tượng nổi: một họa sỹ có thể biến một tờ giấy trắng hoặc một mảnh gỗ thành một tấm gương phản chiếu phong cảnh thiên nhiên hoặc chân dung của một người thật. Đặc biệt là khi các bức họa nhìn giống như thật, người ta lúc ấy vẫn cho rằng kỹ thuật của người nghệ sỹ thực ra là phép thuật do Thần ban tặng. Vì vậy, một họa sỹ có tay nghề cao sẽ được coi là người được Thần quan tâm, luôn được mọi người kính trọng và tin tưởng, đồng thời có quyền tự do sáng tác tương đối cao.

Nói cách khác, người nghệ sỹ có niềm kiêu hãnh riêng của mình, trong khuôn khổ lý thuyết nghệ thuật đã hoàn thiện, họ sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị và quyền lực mà nhượng bộ nghệ thuật. Lấy ví dụ về một nhà điêu khắc: Sau khi Napoléon lên nắm quyền, ông đã yêu cầu nhà điêu khắc Antonio Canova làm một bức tượng về ông. Canova đã làm cho Napoléon một bức tượng khỏa thân dựa theo phong cách điêu khắc của thời kỳ Hy Lạp hóa. Napoléon không muốn mọi người nhìn thấy bức tượng bản thân mình khỏa thân, vì vậy đề nghị nhà điêu khắc khắc thêm quần áo cho bức tượng, nhưng Canova không hài lòng và trả lời: “Giống như các nhà thơ, chúng tôi có tiếng nói riêng của mình. Nếu như một nhà thơ đem những câu nói và tiếng địa phương quen dùng của các tầng lớp thấp trong xã hội làm lời dẫn cho một vở bi kịch, anh ta sẽ bị lên án là lẽ đương nhiên. Tương tự như vậy, các nhà điêu khắc chúng tôi không thể nào đặt các bức tượng của chúng tôi trong trang phục hiện đại mà không bị lên án như vậy”. Cuối cùng, Napoléon, kẻ bất khả chiến bại trên chiến trường, buộc phải chấp nhận thực tế rằng bức tượng của mình khỏa thân.

David luôn bị chỉ trích vì ông đã công khai tuyên dương nghệ thuật để phục vụ chính trị cách mạng trong thời kỳ cách mạng, và đây là điều mà hầu hết các nghệ sỹ không đánh giá cao. Khi các nhà sử học nghệ thuật nhận xét về David, họ thường đề cập đến điều gì đó khác ngoài nghệ thuật – nghĩa là ông ấy có ý thức rất mạnh đối với chính trị, nhạy cảm và thời cơ. Khi Louis XVI vẫn còn nắm quyền, David cũng được chọn vào Học viện Hội họa và Điêu khắc Vương gia. Và khi ánh đèn sân khấu nghiêng về phe cách mạng, David đã quay sang phe cách mạng vào đúng thời điểm và đạt được vị thế chính trị nhất định. Trong Công xã Paris, ông trở thành bạn thân của Maximilien de Robespierre, một thành viên của phái Jacobins, và được bầu làm đại biểu Quốc hội. Do nhu cầu chính trị, David đã bỏ phiếu cho việc hành quyết vua Louis XVI và đóng cửa Học viện Hội họa và Điêu khắc Vương gia. Trong thời kỳ “thống trị khủng bố” của Công xã Paris (Terreur, 1793-1794, Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nó là “chuyên chính phái Jacobin”), David từng là ủy viên của “Ủy ban An ninh Công cộng” (Comité de salut public) – một cơ cấu thống trị khủng bố, ông phụ trách tuyên truyền cách mạng bạo lực.

Đằng sau các loại “tôn giáo quốc gia mới”

Trong lịch sử, có rất nhiều nghệ sỹ có xu hướng nghiêng về quyền lực và lợi ích, nhưng lý do khiến David gây tranh cãi nhiều hơn trong thời kỳ này liên quan nhiều đến sự đàn áp tín ngưỡng chính thống của các thế lực chính trị mà ông phục vụ. Dù sao, vào hơn 200 năm trước, những người tin vào Thần vẫn còn rất phổ biến, và việc ca tụng và tuyên truyền cho một chế độ phủ nhận Thần thánh, chà đạp lên tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và phạm phải tội ác thảm sát, quả thực là điều mà rất nhiều người còn có chính niệm khó có thể chấp nhận được.

Các sách giáo khoa lấy tà thuyết của Marx làm tôn chỉ luôn xuất phát từ góc độ quan điểm duy vật, cho rằng Cách mạng Pháp là do xung đột lợi ích kinh tế của các tầng lớp xã hội khác nhau, miêu tả mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội thành coi tiền là mạng sống và mọi thứ đều xuất phát từ tiền. Điều này khiến cho người ta trong tiềm thức cảm thấy như thể nhân loại từ xưa đến nay chỉ tín ngưỡng tiền tài. Thực tế, đó là những lời nói dối lừa bịp và thủ đoạn tẩy não. Giết người cướp đoạt của cải thường là những hoạt động mà những người cách mạng hoặc những tay súng cấp dưới say mê, hành động đó không thể thay đổi xã hội nếu không có một ý thức cốt lõi nhất định và một tổ chức lãnh đạo tuân theo ý thức này. Từ cuối thế kỷ thứ 18 cho đến ngày nay, luôn có lý luận cho rằng Cách mạng Pháp được thúc đẩy và thực hiện bởi Hội Tam Điểm do Illuminati kiểm soát, và có rất nhiều thành viên Hội Tam Điểm trong phái Jacobins, những người đã tuân thủ nghiêm ngặt một số yêu cầu có tính tinh thần khi xử lý mọi mặt công việc.

Theo sử liệu, rất nhiều nhà lãnh đạo cách mạng vào thời điểm đó đã có một sự liêm chính về tôn giáo trong cuộc đời của họ. Mặc dù họ sử dụng lợi ích vật chất để kích động những người Sans-culottes (dân nghèo) thuộc tầng lớp thấp hơn và các loại lưu manh tạo phản trong xã hội, nhưng họ lại có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với hành vi của mình. Đã có nhiều lời buộc tội khát máu hoặc cực đoan chính trị đối với nhóm người Robespierre, nhưng lại không có người nào nói cuộc sống cá nhân của họ xa xỉ hủ hóa như thế nào. Ngày nay, một số lượng lớn các nghiên cứu lịch sử ở phương Tây đã chỉ ra rõ ràng rằng, đằng sau Cách mạng Pháp có một thứ có tính tinh thần xuyên suốt từ đầu đến cuối, và tư tưởng chỉ đạo của nó cũng không phải là tiền bạc. Ngay từ đầu các thế lực cách mạng đã nhắm vào tín ngưỡng, yêu cầu các linh mục hoàn tục, đóng cửa nhà thờ, rồi phát triển đến việc tàn sát giáo sĩ, rồi lại đến thành lập quốc giáo mới… Tất cả hàng loạt những hành động này đều có thể cho người ta một cảm giác rõ rệt: nếu như nói cướp đoạt chính quyền chỉ là hành vi thủ đoạn, thế thì tiêu diệt chính tín có lẽ mới là mục đích thực sự của bọn họ.

Để tiêu diệt tín ngưỡng đối với Thần, thế lực cách mạng do phái Jacobins đứng đầu không chỉ thủ tiêu các tôn giáo truyền thống, ép buộc các giáo sĩ hoàn tục, mà còn tàn sát các giáo sĩ và tín đồ. Chỉ riêng trong “Thảm sát tháng 9” năm 1792, gần 1.400 tù nhân đã bị giết, mà hầu hết những người trong đó đều bị bắt tạm thời với nhiều tội danh vô lý. Trong số đó có 233 người từ chối tuyên thệ phục tùng “Hiến pháp dân sự của các giáo sĩ” (Constitution civile du clergé). Trên thực tế, nhiều linh mục đã hoàn thành thủ tục tuyên thệ cũng bị bắt và bị giết trong phong trào này. Có thể thấy rằng, những cái gọi là tội danh và lý do đó chỉ là một cái cớ mà ác ma khát máu tùy tiện vin vào.

Việc đàn áp các tín ngưỡng truyền thống cũng được phản ánh trong việc ban hành lịch mới. Nghị sĩ vô thần phái Jacobin Charles-Gilbert Romme và nghị sĩ Claude Joseph Ferry phái Girondins, người đã bỏ phiếu hành quyết quốc vương, đã tổ chức một nhóm học giả và nhà khoa học để cùng đặt ra lịch. Lịch pháp truyền thống lấy năm sinh của Chúa Giê-su làm năm bắt đầu, ngày nay được gọi là sau Công Nguyên. Đồng thời, mỗi một ngày ở phương Tây cũng tương ứng với tên của một vị Thánh, những truyền thống này tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lịch mới lúc đó được gọi là “Lịch Cộng hòa Pháp” (Calendrier républicain) hoặc “Lịch Cách mạng Pháp” (Calendrier révolutionnaire français). Bởi vì coi tín ngưỡng tôn giáo là kẻ thù, thế nên họ lấy ngày ra đời của nước Cộng hòa Pháp là ngày 22/09/1792 chỉ định là “Ngày đầu tiên của năm đầu tiên của nước Cộng hòa”, hơn nữa còn thay thế các tên tôn giáo hoặc thần thoại của ngày và tháng ban đầu bằng tên của thực vật, khoáng sản, động vật, hiện tượng tự nhiên và các từ ngữ duy vật và vô thần khác. Động thái này nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa lịch pháp và tôn giáo truyền thống cũng như xóa bỏ dấu vết của tín ngưỡng chính giáo trong đời sống người dân. Ví dụ, các từ “Brumaire” (Tháng sương mù) và “Thermidor” (Tháng nóng nực) thường xuất hiện trong lịch sử Cách mạng Pháp không phải là các từ truyền thống của Pháp, mà được tạo ra để bài trừ các từ gốc của tháng truyền thống. Loại lịch pháp này có hiệu lực từ ngày 6 tháng 10 năm 1793 thông qua một đạo luật, và tiếp tục được sử dụng đến ngày 9 tháng 9 năm 1805, sau đó bị Napoléon bãi bỏ. Nhưng vào năm Công xã Paris 1871 nó đã có một sự hồi sinh ngắn ngủi, được sử dụng trong tám ngày vào tháng Năm.

Từ một số tác phẩm nghệ thuật được lưu truyền vào thời đó, chúng ta vẫn có thể thấy rằng vì tầng lớp thấp đố kỵ với phong cách hoa lệ của giới quý tộc, bởi vậy phong tục xã hội, sinh hoạt và thậm chí cả quần áo đều bị cách mạng hóa, ví dụ như mọi người bị yêu cầu phải hủy bỏ tóc giả và những bộ đồ thời trang lộng lẫy… Không chỉ vậy, có thể thấy trong các tài liệu lịch sử, khi nói chuyện mọi người thường sử dụng thuật ngữ hành chính “công dân” (Citoyen, Citoyenne) để thay thế cách xưng hô truyền thống như “Monsieur” (quý ông) và “Madame” (quý bà), và một số người thuộc bè cánh cộng sản thời kỳ đầu thì gọi nhau là “đồng chí” (Camarade)…

Mặc dù những hiện tượng xã hội hỗn loạn này đã tác động đến suy nghĩ truyền thống của con người, nhưng quan niệm của con người không thể thay đổi ngay lập tức. Vì những người phổ thông đại chúng khi đó không thể ngay lập tức thích nghi với cuộc sống mà không có Cơ Đốc giáo, tà linh thấy khó mà đạt được mục đích tiêu diệt chính tín, thế là tà ác liền lập ra một số tà giáo để thay thế các tôn giáo truyền thống vốn có ban đầu.

Vào mùa thu năm 1793, Jacques-René Hébert và Pierre-Gaspard Chaumette, những người vô thần ở Công xã Paris, đã giới thiệu một tôn giáo vô thần luận sùng bái lý tính (Culte de la Raison) làm quốc giáo của Pháp. Trong đó, loại “tôn giáo” này phủ định tất cả các vị Thần, chỉ tôn trọng lý tính của con người. Bởi vì để thủ tiêu Cơ Đốc giáo, một số tòa nhà tôn giáo ban đầu như Nhà thờ Đức Bà Paris đã được biến thành “Đền thờ Lý tính” (Temple de la Raison), được sử dụng để cử hành nghi thức cúng bái một “Nữ thần Lý tính” (Déesse de la Raison) hư cấu vào ngày “Tết Lý tính” (Fête de la Raison).

Bức tranh khắc “Fête de la Raison” (Tết Lý tính), 15 × 9,5cm, không rõ tác giả, vẽ năm 1793.

Những ai từng nghiên cứu triết học có thể dễ dàng nhận thấy dấu vết của tư tưởng Phong trào Khai sáng đằng sau tà giáo cực đoan đề cao lý tính của con người nhưng lại phủ nhận Thần này. Tên tiếng Pháp chính thức của “Kỷ nguyên Khai sáng” là “Siècle des Lumières”, được dịch theo nghĩa đen là “Kỷ nguyên của ánh sáng”; vào nửa sau của thế kỷ XVII, thuật ngữ “Siècle éclairé” cũng xuất hiện, có thể được dịch theo nghĩa đen là “Kỷ nguyên được chiếu sáng bởi ánh sáng”. “Quang Minh Hội” hoặc “Quang chiếu bang” (Illuminati) cũng vì vậy mà được đặt tên – “Thời kỳ Khai sáng” (Aevum Illuminationis) trong tiếng Latin và “Quang minh hội” (Illuminati) trong tiếng Latin về từ gốc là hoàn toàn như nhau. Điều đáng nói là tên của ác quỷ Lucifer trong văn hóa phương Tây có nghĩa là “Porteur de lumière”, tức là “Kẻ mang lại ánh sáng”. Vậy “Quang minh hội” (Illuminati) và Phong trào Khai sáng là do ai mang đến? Liệu “ánh sáng” do ma quỷ mang đến có thể là ánh sáng chân chính không?

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/258121

The post Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌lần thứ nhất ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Độc tấu đàn tỳ bà: Vấn nguyệthttps://chanhkien.org/2024/12/doc-tau-dan-ty-ba-van-nguyet.htmlSun, 01 Dec 2024 00:44:49 +0000https://chanhkien.org/?p=35159Biên khúc: Đại HùngHòa âm: Cát GiaiDiễn tấu đàn tỳ bà: Cát Giai [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/269478

The post Độc tấu đàn tỳ bà: Vấn nguyệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Biên khúc: Đại Hùng
Hòa âm: Cát Giai
Diễn tấu đàn tỳ bà: Cát Giai

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/269478

The post Độc tấu đàn tỳ bà: Vấn nguyệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Độc tấu cổ tranh: Mộng tỉnhhttps://chanhkien.org/2024/11/doc-tau-co-tranh-mong-tinh.htmlThu, 28 Nov 2024 03:43:20 +0000https://chanhkien.org/?p=35125Tác giả và diễn tấu: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục [ChanhKien.org] Lời tiếng Trung: 轮回转世几千年, Lúnhuí zhuǎnshì jǐ qiān nián, 進進出出为哪般? jìn jìnchū chū wèi nǎ bān? 功名利禄不长久, Gōngmíng lìlù bù chángjiǔ, 世道兴衰全在天。 shìdào xīngshuāi quán zài tiān. 生命本是天上仙, Shēngmìng běn shì tiānshàng xiān, 人生成败过眼烟。 rénshēng chéngbài guòyǎn yān. 是非本是前世怨, Shìfēi běn shì qiánshì […]

The post Độc tấu cổ tranh: Mộng tỉnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả và diễn tấu: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Lời tiếng Trung:

轮回转世几千年,
Lúnhuí zhuǎnshì jǐ qiān nián,
進進出出为哪般?
jìn jìnchū chū wèi nǎ bān?
功名利禄不长久,
Gōngmíng lìlù bù chángjiǔ,
世道兴衰全在天。
shìdào xīngshuāi quán zài tiān.

生命本是天上仙,
Shēngmìng běn shì tiānshàng xiān,
人生成败过眼烟。
rénshēng chéngbài guòyǎn yān.
是非本是前世怨,
Shìfēi běn shì qiánshì yuàn,
得法破迷上青天。
défǎ pò mí shàng qīngtiān.

Lời tiếng Việt:

Trải muôn vạn kiếp, nơi thế gian đến lại đi
Đời người vì điều chi mà lao tứ?
Quyền, danh, lợi, sắc nơi thế gian có bền lâu?
Hồng trần thịnh hay suy định bởi trời.

Quê hương thật ta vốn trên trời cao
Bao ganh đua thắng thua như phù vân
Nhiều thị phi là ân oán từ bao kiếp
Hãy mau tỉnh mộng đắc Pháp, ta hồi hương!

(Nguồn: Minh Huệ Net)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/158627

The post Độc tấu cổ tranh: Mộng tỉnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh sơn dầu: Chúc mừng sự tự dohttps://chanhkien.org/2024/11/tranh-son-dau-chuc-mung-su-tu-do.htmlTue, 26 Nov 2024 06:41:18 +0000https://chanhkien.org/?p=35064Tác giả: Nhóm ba người [ChanhKien.org] Bức tranh sơn dầu “Chúc mừng sự tự do”, kích thước: 40 x 50cm Bé gái với nụ cười rạng rỡ vui mừng giơ cao tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, với ngụ ý niềm tin vào tự do tín ngưỡng là điều […]

The post Tranh sơn dầu: Chúc mừng sự tự do first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Nhóm ba người

[ChanhKien.org]

Bức tranh sơn dầu “Chúc mừng sự tự do”, kích thước: 40 x 50cm

Bé gái với nụ cười rạng rỡ vui mừng giơ cao tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, với ngụ ý niềm tin vào tự do tín ngưỡng là điều mỹ hảo nhất. Đây là sự ủng hộ và khích lệ đối với những học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc đại lục, đồng thời cũng là để hồng dương Pháp Luân Công trên toàn thế giới.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293522

The post Tranh sơn dầu: Chúc mừng sự tự do first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hành trình thời không nghệ thuật (8): Nghiên cứu kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 1)https://chanhkien.org/2024/11/hanh-trinh-thoi-khong-nghe-thuat-8-nghien-cuu-ky-phap-ve-tranh-son-dau-truyen-thong-1.htmlSat, 23 Nov 2024 02:50:26 +0000https://chanhkien.org/?p=35034Tác giả: Arnaud [ChanhKien.org] Tranh sơn dầu khởi nguồn từ châu Âu vào khoảng thế kỷ 15, chất liệu sơn dầu đa số được làm từ dầu hạt lanh hoặc dầu hạt óc chó trộn với bột màu rồi vẽ lên vải (canvas) hoặc bảng gỗ đã qua xử lý. Bởi vì chất liệu sơn […]

The post Hành trình thời không nghệ thuật (8): Nghiên cứu kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Arnaud

[ChanhKien.org]

Tranh sơn dầu khởi nguồn từ châu Âu vào khoảng thế kỷ 15, chất liệu sơn dầu đa số được làm từ dầu hạt lanh hoặc dầu hạt óc chó trộn với bột màu rồi vẽ lên vải (canvas) hoặc bảng gỗ đã qua xử lý. Bởi vì chất liệu sơn dầu không đổi màu sau khi khô, không dễ bị đục màu khi pha trộn nhiều màu nên có thể giúp họa sỹ vẽ được nhiều lớp màu với màu sắc chân thực. Kỹ thuật vẽ sơn dầu rất phong phú, chất màu có thể trong suốt hoặc đục. Với tranh vẽ dày, độ che phủ mạnh thì khi vẽ thậm chí có thể phủ từng lớp từ tối đến sáng, mang lại cho bức tranh cảm giác ba chiều của bề mặt vật liệu.

Nhờ vào các đặc tính vượt trội này, chất liệu sơn dầu thích hợp dùng để sáng tác các tác phẩm có quy mô lớn hay các tác phẩm sử thi, nhờ thê tranh sơn dầu nhanh chóng trở thành loại hình hội họa chủ đạo trong lịch sử hội họa Tây phương, những tác phẩm hội họa Tây phương còn lưu giữ được đến ngày nay chủ yếu là tranh sơn dầu. Mặc dù vào cuối thế kỷ 19, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều chất liệu mới đã được ứng dụng trong lĩnh vực vẽ tranh sơn dầu như sơn acrylic, nhưng sơn dầu vẫn chiếm vị trí chủ đạo trên các giá vẽ phương Tây.

Khi vẽ tranh sơn dầu, họa sỹ thường sử dụng các chất liệu dễ tẩy xóa chỉnh sửa hoặc dễ được che phủ như than thỏi để phác thảo hình khối, sau đó bắt đầu tô màu dần dần lên những hình khối đã được phác thảo chuẩn xác, từng bước hoàn thiện phần màu sắc và tạo hình, sau cùng dùng các loại màu dầu trong suốt để phủ nhiều lớp lặp đi lặp lại cho đến khi tác phẩm hoàn thành.

Nhưng đối với một số bức tranh sơn dầu sử dụng lớp màu vẽ tương đối dày, người ta thường có thói quen vừa lên màu vừa tạo hình, như vậy việc thay đổi hình khối trong tranh linh hoạt hơn rất nhiều, hoạ sĩ cũng không cần bức tranh sau khi hoàn thành bề mặt vật liệu phải nhẵn mịn, chủ yếu cần xem xét phương diện hội họa trong tổng thể bức tranh, ít quan tâm đến đặc tính chất liệu hoặc độ sáng mịn trong kết cấu hoặc trong các chi tiết nhỏ v.v., tức là chú trọng những chi tiết lớn và chỉnh thể bức tranh. Thông thường những tác phẩm như vậy nếu không phải là những bức tranh thương mại của họa sỹ đường phố, thì chính là những tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc, nhìn chung kích thước của chúng khá lớn, thời gian vẽ không quá lâu, việc dùng cọ và phối màu đơn giản và phóng khoáng hơn (nhưng có giới hạn cơ bản và cơ điểm vẽ tranh).

Một số họa sỹ thích vẽ phủ từng lớp màu sáng và tối lên trên nền canvas đã được sơn màu sẵn để tạo ra các hình ảnh và bóng đổ. Điều này cũng rất thú vị, đặc biệt khi cần thể hiện một số hiệu ứng ánh sáng, vẽ theo cách này nhanh hơn và cũng thuận tiện hơn. Ngoài ra, một số chi tiết không định hình được như mây, sương mù thì chỉ thể hiện được sau khi lên màu vì chúng không có hình tượng cụ thể chân thực. Khi dùng bút chì phác họa hình khối trên nền của bức tranh sơn dầu thì các đường vẽ này thường khó bị che đi nếu lớp màu không dày, nhưng nếu dùng các vật liệu như than thỏi để vẽ các đường này, rồi dùng vải mềm loại bỏ phần bột than thừa thì có thể dễ dàng che phủ đi bằng một lớp màu mỏng.

Ngoài ra, đối với những họa sỹ đã có kỹ năng cơ bản tương đối tốt, các kỹ thuật khác nhau nên được vận dụng một cách tự do, linh hoạt và khéo léo trong quá trình sáng tác, không nên bị bó hẹp trong cái khung kỹ thuật mà cản trở ý tưởng của bản thân. Bởi vì trên con đường thể hiện nghệ thuật quang minh mỹ hảo, kỹ thuật được tạo ra vì nghệ thuật chân chính, chứ không nên lấy kỹ thuật làm chủ mà cản trở việc thể hiện nghệ thuật của nghệ sỹ.

Bức “Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng với Thánh Anne” (The Virgin and Child with St. Anne) của Leonardo da Vinci.

Mặc dù màu sơn dầu hiện nay hầu hết được sản xuất bằng máy móc và rất mịn, giúp cho độ trong tăng lên khi sơn mỏng, nhưng khả năng che phủ kém xa so với các loại bột màu do người xưa chế tạo thủ công. Vì lý do này mà có rất nhiều chi tiết trong bức tranh muốn sơn phủ đi nhưng không thể làm được như ý, do đó nhiều họa sỹ đã sử dụng phương pháp vẽ màu cực dày bằng dao vẽ (Impasto), dùng dao phết dày vật liệu màu lên trên bức tranh nhằm tăng cảm giác dày nặng cho tranh.

Một nhược điểm rất lớn của phương pháp này là rất khó bảo quản tranh. Những bức tranh quá dày dễ bị nứt, có những bức tranh chưa tới vài tháng đã nứt như mai rùa, cơ bản là không thể trụ vững cùng năm tháng. Đồng thời, nếu không biết phối hợp với cọ vẽ thì sẽ không đạt được hiệu quả chuyển màu cần thiết. Nhưng nếu tác phẩm chủ yếu mang tính trang trí, như dùng các khối màu sắc thể hiện một số hình dạng góc cạnh v.v. thì lại là chuyện khác, vì những mặt cắt tương tự như hình kim cương và ngọc lục bảo cũng có thể tạo ra các khối màu có quy luật, nhưng lại có tính trang trí và tính nghệ thuật rất đẹp mắt.

Nhiều người luyện tập vẽ màu bột rồi tiến tới tiếp cận kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu, bởi vì cả vẽ sơn dầu và vẽ màu bột đều có thể phủ màu che lớp nền, nhưng màu bột sử dụng nước để pha bột màu, như vậy rẻ tiền hơn một chút. Tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt giữa hai loại màu này. Chưa nói đến việc màu bột có sự thay đổi rất lớn lúc ướt và lúc khô, và kỹ thuật vẽ tương đối đơn giản, hãy nói cụ thể về kỹ thuật phủ màu. Khi sử dụng cọ mềm để sơn màu bột, nếu lượng nước vừa phải thì sau khi đi xong nét cọ thứ nhất có thể nhanh chóng phủ nét thứ hai lên trên nét thứ nhất, màu sắc và hình dạng của nét cọ thứ hai sẽ không hoặc hiếm khi thay đổi bởi màu của nét đầu tiên, trừ khi tô qua quét lại nhiều lần; nhưng nếu màu dầu trong cùng một lớp chưa kịp khô, màu của nét cọ thứ hai có thể bị trộn với màu của nét cọ đầu tiên ngay bên dưới, trừ khi vẽ xong lớp màu thứ nhất rồi đợi một, hai ngày cho khô mới vẽ lớp thứ hai.

Chính vì điều này, khi cần dùng một số màu dầu để vẽ những màu tinh khiết, nếu không chú ý mà vẽ dính vào những vùng màu không tinh khiết khác sẽ khiến màu tinh khiết của những vùng đó bị biến sắc và đục, nếu muốn làm cho nó tinh khiết trở lại thì rất tốn công sức (hoặc là phải cạo đi, hoặc là phủ lên một lượng lớn màu tinh khiết, hoặc đợi khô rồi sơn lớp khác…). Vì vậy, để giải quyết tình huống này, một số họa sỹ đã phát minh ra kỹ thuật làm xám bức tranh màu đậm.

Trong phương pháp vẽ tranh sơn dầu truyền thống, trước tiên là vẽ tranh đen trắng, sau đó từ từ phủ màu lên trên, khiến cho từng nét từng tầng màu sắc dần trở nên rõ ràng lên, cho đến lớp phủ cuối cùng thì càng rạng rỡ tươi sáng. Phương pháp “làm xám bức tranh màu đậm” thì ngược lại, bức tranh lúc đầu rất rạng rỡ tươi sáng và có độ tinh khiết cao, sau đó trộn tông màu xám vào khiến bức tranh thành xám đi. Kỹ thuật này giống như vẽ bằng màu nước ướt, nó cho phép mang lại hiệu ứng tổng thể tốt hơn cho bức tranh chỉ sau một hoặc hai lớp màu, cho phép tác giả điều chỉnh màu sắc nhanh chóng và trực tiếp, tiết kiệm rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc đưa một tấm canvas từ trống không trực tiếp đạt được hiệu quả màu sắc sống động đòi hỏi phải có năng lực bao quát tổng thể, chính là phải đạt được nền tảng khá vững vàng trong giai đoạn rèn luyện kỹ năng cơ bản.

Tất nhiên, là một họa sỹ, tăng tốc độ vẽ thường không phải là điều xấu, nhưng trước tiên phải lấy chất lượng làm cơ sở rồi mới có thể nói đến tốc độ. Đương nhiên, nếu cố gắng hết sức để vẽ thì khi vẽ sẽ càng ít mắc lỗi, càng ít chỗ phải sửa chữa thì sẽ vẽ càng nhanh. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện tốc độ vẽ tranh, nhưng chất lượng luôn phải là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.

Ở nhiều trường nghệ thuật ngày nay, thời gian dành cho sinh viên hoàn thành một bức tranh sơn dầu nhiều nhất chỉ vài giờ, nhưng lại thường yêu cầu kích thước của bức tranh hoàn thành phải cao hơn một mét. Vì vậy, sinh viên đã cố tìm các “mánh khóe”, sử dụng những nét cọ lớn trong thời gian ngắn vẽ chiếu lệ những hình khối và màu sắc mà lẽ ra phải được khắc họa một cách nghiêm túc, cuối cùng sinh viên không cách nào hiểu được thái độ nghiêm túc tận tâm cũng như nắm vững thành thạo được kỹ thuật cơ bản cần có của người họa sỹ.

Xem thêm: https://chanhkien.org/2023/11/thoi-dai-ma-tinh-than-va-ky-phap-ve-tranh-son-dau-co-dien-bi-mai-mot.html

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/49543

The post Hành trình thời không nghệ thuật (8): Nghiên cứu kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video nhạc: Chúng sinh quyhttps://chanhkien.org/2024/11/video-nhac-chung-sinh-quy.htmlSat, 23 Nov 2024 02:50:18 +0000https://chanhkien.org/?p=35036Lời: Đóa Đóa LiênNhạc: Dương PhàmBiểu diễn: Viễn HàngVideo: Tích Duyên [ChanhKien.org] Lời bài hát tiếng Trung: 日出迎朝阳 Rì chū yíng zhāoyáng 追着彩云飞 zhuīzhe cǎiyún fēi 乘风踏祥云 chéng fēng tà xiángyún 真相救众危 zhēnxiàng jiù zhòng wēi 夜入万户深 yè rù wàn hù shēn 忘却苦与累 wàngquè kǔ yǔ lèi 清除旧宇尘 qīngchú jiù yǔ chén 载满众生归 zài mǎn […]

The post Video nhạc: Chúng sinh quy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Lời: Đóa Đóa Liên
Nhạc: Dương Phàm
Biểu diễn: Viễn Hàng
Video: Tích Duyên

[ChanhKien.org]

Lời bài hát tiếng Trung:

日出迎朝阳
Rì chū yíng zhāoyáng
追着彩云飞
zhuīzhe cǎiyún fēi
乘风踏祥云
chéng fēng tà xiángyún
真相救众危
zhēnxiàng jiù zhòng wēi

夜入万户深
yè rù wàn hù shēn
忘却苦与累
wàngquè kǔ yǔ lèi
清除旧宇尘
qīngchú jiù yǔ chén
载满众生归
zài mǎn zhòngshēng guī

Tạm dịch nghĩa:

Mặt trời đón ánh bình minh lên
Đuổi theo những áng mây sắc màu
Cưỡi gió bước trên mây tốt lành
Chân tướng cứu chúng sinh trong nguy

Đêm đến nghìn nhà chìm trong mê
Quên đi bao nhiêu khổ và nhọc
Quét sạch bụi trần vũ trụ cũ
Chở đầy chúng sinh trở về nhà

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293357

The post Video nhạc: Chúng sinh quy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Độc tấu cổ tranh: Đăng quy đồhttps://chanhkien.org/2024/11/doc-tau-co-tranh-dang-quy-do.htmlThu, 21 Nov 2024 05:59:30 +0000https://chanhkien.org/?p=35003Tác giả: Tu Lạc và Trần Trị Bình Diễn tấu: Trần Trị Bình [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/106864

The post Độc tấu cổ tranh: Đăng quy đồ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Tu Lạc và Trần Trị Bình

Diễn tấu: Trần Trị Bình

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/106864

The post Độc tấu cổ tranh: Đăng quy đồ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bản nhạc: Thiên nữ trải hoahttps://chanhkien.org/2024/11/ban-nhac-thien-nu-trai-hoa.htmlTue, 19 Nov 2024 03:15:40 +0000https://chanhkien.org/?p=34986[ChanhKien.org] Tác giả: Tịnh Âm Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262963

The post Bản nhạc: Thiên nữ trải hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Tác giả: Tịnh Âm

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262963

The post Bản nhạc: Thiên nữ trải hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh lụa màu: Thần tiên du ngoạn trên bèhttps://chanhkien.org/2024/11/tranh-lua-mau-than-tien-du-ngoan-tren-be.htmlMon, 18 Nov 2024 03:55:12 +0000https://chanhkien.org/?p=34979Tác giả: Đệ tử Đại Pháp [ChanhKien.org] Tranh lụa màu, kích thước: 93 x 57 cm Hán Việt: Nhân thế âm tình tâm sở tương Chấp trứ thường hóa ma nan đương Ngộ đắc phóng hạ phong vân tán Chính niệm vô trở nhâm phi hàng. Dịch nghĩa: Sự tình thăng trầm ở trần thế […]

The post Tranh lụa màu: Thần tiên du ngoạn trên bè first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Tranh lụa màu, kích thước: 93 x 57 cm

Hán Việt:

Nhân thế âm tình tâm sở tương
Chấp trứ thường hóa ma nan đương
Ngộ đắc phóng hạ phong vân tán
Chính niệm vô trở nhâm phi hàng.

Dịch nghĩa:

Sự tình thăng trầm ở trần thế là do tâm mà ra
Mang theo chấp trước [nên phải] đối đầu với ma nạn
Ngộ ra buông bỏ gió mây liền tản
[Mang theo] chính niệm không gì ngăn trở nổi, mặc cho bè bay.

Dịch thơ:

Thế gian vạn sự tâm mà ra
Chấp trước quấn thân nạn quanh ta
Ngộ ra buông bỏ mây liền tản
Chính niệm đường thông bè bay xa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286650

The post Tranh lụa màu: Thần tiên du ngoạn trên bè first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Diễn tấu sáo: Vọng Thiên Cahttps://chanhkien.org/2024/11/dien-tau-sao-vong-thien-ca.htmlSun, 17 Nov 2024 03:21:01 +0000https://chanhkien.org/?p=34958Soạn nhạc: Tương Nhuệ; Biểu diễn: Lương Hương [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293275

The post Diễn tấu sáo: Vọng Thiên Ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Soạn nhạc: Tương Nhuệ; Biểu diễn: Lương Hương

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293275

The post Diễn tấu sáo: Vọng Thiên Ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh cắt giấy: Đèn lồng “Minh chân tướng, đắc phúc báo”https://chanhkien.org/2024/11/tranh-cat-giay-den-long-minh-chan-tuong-dac-phuc-bao.htmlSat, 16 Nov 2024 02:50:07 +0000https://chanhkien.org/?p=34952Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/111125

The post Tranh cắt giấy: Đèn lồng “Minh chân tướng, đắc phúc báo” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/111125

The post Tranh cắt giấy: Đèn lồng “Minh chân tướng, đắc phúc báo” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ba bức tranh cắt giấyhttps://chanhkien.org/2024/11/ba-buc-tranh-cat-giay.htmlThu, 14 Nov 2024 04:21:29 +0000https://chanhkien.org/?p=34924Tác giả: Tang Điền [ChanhKien.org] Bức tranh: Chân tướng treo khắp Trường Thành Bức tranh: Phúc lâm môn Bức tranh: Luyện công lúc sáng sớm Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/69073

The post Ba bức tranh cắt giấy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tang Điền

[ChanhKien.org]

Bức tranh: Chân tướng treo khắp Trường Thành

Bức tranh: Phúc lâm môn

Bức tranh: Luyện công lúc sáng sớm

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/69073

The post Ba bức tranh cắt giấy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Diễn tấu sáo: Du du cahttps://chanhkien.org/2024/11/dien-tau-sao-du-du-ca.htmlThu, 14 Nov 2024 04:21:21 +0000https://chanhkien.org/?p=34929Soạn nhạc: Tương Nhuệ; Biểu diễn: Lương Hương [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293276

The post Diễn tấu sáo: Du du ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Soạn nhạc: Tương Nhuệ; Biểu diễn: Lương Hương

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293276

The post Diễn tấu sáo: Du du ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh màu nước: Liênhttps://chanhkien.org/2024/11/tranh-mau-nuoc-lien.htmlSat, 02 Nov 2024 03:51:02 +0000https://chanhkien.org/?p=34837Tác giả: Đệ tử Đại Pháp [ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/19726

The post Tranh màu nước: Liên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/19726

The post Tranh màu nước: Liên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video độc tấu tiêu: Người nào biết được Thần Tiên tốthttps://chanhkien.org/2024/11/video-doc-tau-tieu-nguoi-nao-biet-duoc-than-tien-tot.htmlSat, 02 Nov 2024 03:50:55 +0000https://chanhkien.org/?p=34836[ChanhKien.org] Sáng tác và phối khí: Minh Kha Biểu diễn tiêu: Nguyễn Hà Quay dựng video: Tuấn Anh; Quốc Khoa Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292616

The post Video độc tấu tiêu: Người nào biết được Thần Tiên tốt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sáng tác và phối khí: Minh Kha

Biểu diễn tiêu: Nguyễn Hà

Quay dựng video: Tuấn Anh; Quốc Khoa

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292616

The post Video độc tấu tiêu: Người nào biết được Thần Tiên tốt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh tiên đồnghttps://chanhkien.org/2024/11/tranh-tien-dong.htmlFri, 01 Nov 2024 04:39:26 +0000https://chanhkien.org/?p=34832Tác giả: Tiêu Bình [ChanhKien.org] Tải hình ảnh chất lượng cao tại đây. Tải hình ảnh chất lượng cao tại đây. Tải hình ảnh chất lượng cao tại đây. Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/55828

The post Tranh tiên đồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiêu Bình

[ChanhKien.org]

Tải hình ảnh chất lượng cao tại đây.

Tải hình ảnh chất lượng cao tại đây.

Tải hình ảnh chất lượng cao tại đây.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/55828

The post Tranh tiên đồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác phẩm thư pháp: Diệt tà linh Trung Cộng, hoàn chính nghĩa lương trihttps://chanhkien.org/2024/10/tac-pham-thu-phap-diet-cong-san-ta-linh-hoan-chinh-nghia-luong-tri.htmlWed, 30 Oct 2024 04:09:55 +0000https://chanhkien.org/?p=34824Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại [ChanhKien.org] DỊch từ: https://big5.zhengjian.org/node/263390

The post Tác phẩm thư pháp: Diệt tà linh Trung Cộng, hoàn chính nghĩa lương tri first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[ChanhKien.org]

DỊch từ: https://big5.zhengjian.org/node/263390

The post Tác phẩm thư pháp: Diệt tà linh Trung Cộng, hoàn chính nghĩa lương tri first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Video nhạc: Trân quýhttps://chanhkien.org/2024/10/video-nhac-tran-quy.htmlMon, 28 Oct 2024 23:07:06 +0000https://chanhkien.org/?p=34817[ChanhKien.org] Tải file MP4 tại đây. (Hướng dẫn: click chuột trái và chọn “Save link As”) Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp Nhạc: Thanh Tâm Biên khúc: Hoán Quy Trình bày: Nguyễn Trang (Việt Nam) Dựng video: Vũ Liên Lời bài hát tiếng Trung (phiên âm Pinyin): 茫茫人海中,相遇就是緣, Mángmáng rén hǎizhōng, xiāngyù jiùshì yuán, […]

The post Video nhạc: Trân quý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Tải file MP4 tại đây. (Hướng dẫn: click chuột trái và chọn “Save link As”)

Sáng tác lời: Đệ tử Đại Pháp

Nhạc: Thanh Tâm

Biên khúc: Hoán Quy

Trình bày: Nguyễn Trang (Việt Nam)

Dựng video: Vũ Liên

Lời bài hát tiếng Trung (phiên âm Pinyin):

茫茫人海中,相遇就是緣,
Mángmáng rén hǎizhōng, xiāngyù jiùshì yuán,
世道多艱難,珍惜這份緣。
shìdào duō jiānnán, zhēnxī zhè fèn yuán.
“法輪大法好,真善忍好”
“Fǎlún dàfǎ hǎo, zhēn shàn rěn hǎo”
記住這句話,難中保平安。
jì zhù zhè jù huà, nán zhōng bǎo píng’ān.

茫茫人海中,相遇就是緣,
Mángmáng rén hǎizhōng, xiāngyù jiùshì yuán,
世道多艱難,珍惜這份緣。
shìdào duō jiānnán, zhēnxī zhè fèn yuán.
“法輪大法好,真善忍好”
“Fǎlún dàfǎ hǎo, zhēn shàn rěn hǎo”
記住這句話,吉祥福相伴。
jì zhù zhè jù huà, jíxiáng fú xiàng bàn.

Tạm dịch:

Trong biển người bao la, gặp gỡ là duyên phận.
Thế đạo nhiều gian nan, hãy trân quý duyên phận này.
Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”
Hãy nhớ câu này, bảo bình an trong khó nạn.

Trong biển người bao la, gặp gỡ là duyên phận.
Thế đạo nhiều gian nan, hãy trân quý duyên phận này.
Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”
Hãy nhớ câu này, cát tường phúc báo luôn ở bên.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293173

The post Video nhạc: Trân quý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đơn ca nữ: Tình người nơi tha hươnghttps://chanhkien.org/2024/10/don-ca-nu-tinh-nguoi-noi-tha-huong.htmlSun, 27 Oct 2024 00:26:49 +0000https://chanhkien.org/?p=34807[ChanhKien.org] Lời: Li HaoNhạc: Tri ÂnBiên khúc: Kính TuTrình bày: Thu Hiền Lời bài hát tiếng Trung (phiên âm Pinyin) 游子情Yóuzǐ qíng 大海的对面有我的老家 Dàhǎi de duìmiàn yǒu wǒ de lǎojiā 年迈的父母和心爱的她 niánmài de fùmǔ hé xīn’ài de tā 潮水年年岁岁涌向对岸 cháoshuǐ nián nián suì suì yǒng xiàng duì’àn 那是我思念家乡的泪花 nà shì wǒ sīniàn jiāxiāng de lèihuā […]

The post Đơn ca nữ: Tình người nơi tha hương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Lời: Li Hao
Nhạc: Tri Ân
Biên khúc: Kính Tu
Trình bày: Thu Hiền

Lời bài hát tiếng Trung (phiên âm Pinyin)

游子情
Yóuzǐ qíng

大海的对面有我的老家
Dàhǎi de duìmiàn yǒu wǒ de lǎojiā
年迈的父母和心爱的她
niánmài de fùmǔ hé xīn’ài de tā
潮水年年岁岁涌向对岸
cháoshuǐ nián nián suì suì yǒng xiàng duì’àn
那是我思念家乡的泪花
nà shì wǒ sīniàn jiāxiāng de lèihuā
真善忍大法被涂抹打压
zhēn shàn rěn dàfǎ bèi túmǒ dǎyā
谎言会冲溃生命的堤坝
huǎngyán huì chōng kuì shēngmìng de dībà
为此我在异国他乡奔走
wèi cǐ wǒ zài yìguó tāxiāng bēnzǒu
我要把真相公告于天下
wǒ yào bǎ zhēnxiàng gōnggào yú tiānxià

悠悠的白云请捎去我的思念
yōuyōu de báiyún qǐng shāo qù wǒ de sīniàn
柔柔的清风请转告我的牵挂
róu róu de qīngfēng qǐng zhuǎngào wǒ de qiānguà
等到真相大白法正人间的那天
děngdào zhēnxiàng dàbái fǎ zhèng rénjiān dì nèitiān
亲人们团聚在清朗美丽的华夏
qīnrénmen tuánjù zài qīnglǎng měilì de huáxià

Lời dịch sang tiếng Việt:

Tình người nơi tha hương

Bên kia đại dương là quê nhà tôi đó
Có cha mẹ già và cả người tôi thương
Năm nào thủy triều cũng tuôn về bờ bên đó
Ấy là dòng nước mắt tôi nhớ quê hương
Đại Pháp Chân Thiện Nhẫn bị bôi nhọ đàn áp
Lời dối trá sẽ xung phá bờ đê của sinh mệnh
Vì điều này tôi bôn ba chốn đất khách quê người
Cần đem chân tướng công khai toàn thế giới

Mây trắng lững lờ ơi mang giùm tôi nỗi nhớ
Gió mát lành ơi chuyển lời nỗi lòng tôi với nhé
Đợi ngày Pháp Chính Nhân Gian chân tướng được phơi bày
Người thân yêu ơi ta sẽ cùng đoàn tụ nơi Hoa Hạ đẹp tươi.

Đợi ngày Pháp Chính Nhân Gian chân tướng được phơi bày
Người thân yêu ơi ta sẽ cùng đoàn tụ nơi Hoa Hạ đẹp tươi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/289046

The post Đơn ca nữ: Tình người nơi tha hương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Song tấu Sáo và Cello: Hãy để sinh mệnh cảm nhậnhttps://chanhkien.org/2024/10/song-tau-sao-va-cello-hay-de-sinh-menh-cam-nhan.htmlFri, 25 Oct 2024 04:44:51 +0000https://chanhkien.org/?p=34791Sáng tác: Lưu Thiệu San Biên khúc: Minh Kha Diễn tấu sáo: Vương Sơn Cello: Quỳnh Chi [ChanhKien.org] Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293222

The post Song tấu Sáo và Cello: Hãy để sinh mệnh cảm nhận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sáng tác: Lưu Thiệu San

Biên khúc: Minh Kha

Diễn tấu sáo: Vương Sơn

Cello: Quỳnh Chi

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293222

The post Song tấu Sáo và Cello: Hãy để sinh mệnh cảm nhận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Diễn tấu sáo: Nhân sinh cahttps://chanhkien.org/2024/10/dien-tau-sao-nhan-sinh-ca.htmlThu, 24 Oct 2024 02:31:39 +0000https://chanhkien.org/?p=34780Soạn nhạc: Tương Nhuệ Diễn tấu sáo: Lương Hương [ChanhKien.org] Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293162

The post Diễn tấu sáo: Nhân sinh ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Soạn nhạc: Tương Nhuệ

Diễn tấu sáo: Lương Hương

[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293162

The post Diễn tấu sáo: Nhân sinh ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh cắt giấy: Chấn động tâm linh – Tiên nữ phi thiênhttps://chanhkien.org/2024/10/tranh-cat-giay-chan-dong-tam-linh-tien-nu-phi-thien.htmlTue, 22 Oct 2024 04:29:53 +0000https://chanhkien.org/?p=34757Tác giả: Tang Điền [ChanhKien.org] Tranh: Chấn động tâm linh Tranh: Tiên nữ phi thiên Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/62183

The post Tranh cắt giấy: Chấn động tâm linh – Tiên nữ phi thiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tang Điền

[ChanhKien.org]

Tranh: Chấn động tâm linh

Tranh: Tiên nữ phi thiên

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/62183

The post Tranh cắt giấy: Chấn động tâm linh – Tiên nữ phi thiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>