Thuyết minh bản nhạc: “Thu Lễ – Đại Điển Chi Nhạc – Minh Tâm Chi Chương”



Tác giả: Paul Chen – Đệ tử Đại Pháp ở Melbourne, Úc

[ChanhKien.org]

Bản thuyết minh này bao gồm phổ nhạc và mô tả bản nhạc

Tải xuống và nghe – định dạng WAV

Tải xuống bản nhạc – định dạng pdf

Tải xuống mô tả bản nhạc – định dạng pdf

Tải xuống mô tả bản nhạc – định dạng rtf

Hoàng Chung Chủy – Chủy Điệu Thức (lấy 250,56Hz là Hoàng Chung)

Hoàng Chung khởi điệu – Thanh Hoàng Chung kết khúc.

Đây là khúc nhạc mở đầu Đại Lễ. Ngay khi khúc nhạc bắt đầu vang lên, đám đông chậm rãi bước vào, tập trung tại sân đình, chờ đợi với sự chân thành, kính trọng và tôn nghiêm.

Lời viết:
Thiên vân thùy màn, thanh khí sinh phát.
Bôi quang trần liệt, đình dập kim hoa.
Gia cốc kí thục, tương khánh thất gia.
Chủng dân nãi túc, đức tư khổng đại.

Thuyết minh:

“Thu Lễ – Đại Điển Chi Nhạc” là một bộ tập hợp các bản nhạc nghi lễ. “Minh Tâm Chi Chương” là bản nhạc đầu tiên trong bộ nhạc này, cũng được dùng làm bài mở màn. Khi bản nhạc này vang lên, cũng là nhắc nhở những người xung quanh: đại điển sắp bắt đầu, nhanh chóng vào đúng vị trí.

Vì là khúc nhạc mở đầu nên không có vũ đạo tương ứng, nhưng có một bộ ca từ, bộ ca từ này có thể tùy theo giai điệu chính của tiếng tiêu mà xướng họa.

“Minh Tâm Chi Chương” ngoài bản hoàn chỉnh còn có một vài phiên bản:
Độc tiêu bản: Vì giai điệu chính của lời hát chủ yếu sử dụng là tiếng tiêu nên mới có bản giai điệu chính là tiếng tiêu để tham khảo.
Bản nhạc đệm: là sự kết hợp giữa cổ cầm và tiêu.
Bản cổ cầm: bộ âm cổ cầm, đã thể hiện được luật năm độ tương sinh chính xác hơn (Hoàng Chung khoảng 250,56Hz).

“Thu Lễ” là bối cảnh ứng dụng bộ nhạc nghi lễ này.

Trong kinh văn “Hãy Tỉnh” Sư phụ giảng:

“Cứu con người thế gian tới Pháp Chính Nhân Gian, và phục hưng văn hóa truyền thống mới là những gì mà Pháp Chính Nhân Gian cần thiết cho thời kỳ tiếp theo”.

Trong “Giảng Pháp tại Thủ đô Mỹ quốc”, Sư phụ giảng:

“Tại sao? Vì nhân loại trong đại đào thải sẽ được lưu lại một số người tốt làm nhân chủng cho tương lai, đồng thời trong thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian còn cần phải khai sáng cho Đại Pháp một vinh diệu là nhân loại hồi báo Đại Pháp, cũng chính là xuất hiện một thời kỳ toàn thịnh của Đại Pháp tại xã hội nhân loại; đó là điều tất nhiên phải xuất hiện trong lịch sử. Nhân loại cần cảm ơn”.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012” Sư phụ giảng:

“là đệ tử Đại Pháp, tôi bảo mọi người rằng vẫn cần cứu thêm nhiều người nữa, vì ban đầu tôi đã an bài như thế này: tôi để con người có một lần báo đáp Đại Pháp trong tương lai, chính là những người còn lưu lại, cần khai sáng cho Đại Pháp một thời kỳ huy hoàng nhất, thời kỳ toàn thịnh”.

Mà tại phần mở đầu Luận ngữ của Chuyển Pháp Luân Sư phụ giảng:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ”.

Cho nên thời kì Pháp Chính Nhân Gian, nhân loại phục hưng văn hoá truyền thống, cũng quy chính phương thức sinh hoạt, mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn. Vào thời điểm này, trong cuộc sống của con người không chỉ cần phải chiểu theo Pháp lý của Đại Pháp tại các tầng thứ tu luyện khác nhau, mà còn phải cảm ơn Sáng Thế Chủ.

Theo giả thiết này, vào tiết Thu hàng năm, thời tiết mát mẻ, công việc của nhà nông cũng sắp xong. Lúc này, là thời điểm thích hợp để tổ chức một lễ hội long trọng ngoài trời. Trong phần nghi lễ của thịnh hội, mọi người sẽ cùng nhau ôn lại những Pháp lý của Đại Pháp, và tóm tắt những thành tựu xã hội trong năm nay để hiểu cái được và mất. Sau đó bày tỏ lòng biết ơn Sáng Thế Chủ bằng những bài hát, điệu múa.

Đương nhiên, là một thịnh hội, không thể là một bầu không khí nghiêm túc và trang trọng từ đầu đến cuối. Lúc này sẽ có nhiều bài hát và điệu múa tươi đẹp, còn có yến tiệc với đủ loại mỹ thực, thậm chí có cả tiết mục vui chơi, giải trí. Để mọi người bày tỏ niềm vui hân hoan và chân thành.

Nhưng mà, niềm vui cũng cần có chừng mực. Cho nên đến một thời gian nhất định, việc ăn mừng sẽ kết thúc. Lúc này sẽ có một bài nhạc kết thúc, giúp mọi người lấy lại được tâm thái bình tĩnh, thư thái, buổi lễ cũng sẽ theo đó mà kết thúc. Sau bài nhạc tan cuộc, mọi người lần lượt rời đi.

“Thu Lễ” là tên của buổi lễ, “Thu Lễ – Đại Điển Chi Nhạc” là âm nhạc của buổi lễ, cấu trúc của bộ nhạc lễ này như sau:
1) Minh Tâm Chi Chương
2) Tuyên Đức Chi Chương
3) Lực Hành Chi Chương
4) Tạ Ân Chi Chương
5) Diên Khánh Chi Chương
6) Thái Bình Chi Chương
7) Túc Cẩn Chi Chương

Trong bộ nhạc nghi lễ này, tôi cũng đã làm một vài thử nghiệm với các loại điệu nhạc truyền thống. Bảy bản nhạc này dựa theo các chủ đề khác nhau, điệu nhạc sử dụng cũng khác nhau.

Bởi vì bản thân tôi không có đầy đủ các loại nhạc cụ, hiện nay thật sự không có cách nào để làm ra được khí thế hào hùng của âm nhạc nghi lễ, chỉ có thể thỉnh cầu các vị Thần khai thị để tìm ra hàm ý.

“Minh Tâm Chi Chương” là khúc nhạc mở đầu, đương nhiên không phải là bộ phận huy hoàng nhất, vì để nhường cho cho những khúc nhạc sau có không gian dần thể hiện ra khí thế to lớn, phần giai điệu chỉ sử dụng cổ cầm, tiêu và gõ, sử dụng trống Daff Ba Tư và chuông đồng. Trong đó tiêu sử dụng “nhị thanh bộ hoà tấu” để diễn giải một không gian rộng lớn. Âm bội của cổ cầm có thể miễn cưỡng thay thế tiếng chuông, dùng trống Daff để thay thế trống to, trống nhỏ truyền thống. Âm thanh tản mạn của cổ cầm làm cho bản nhạc có cảm giác dày nặng hơn. Lấy phương thức này để bù đắp cho việc thiếu âm bội của cổ cầm và âm thanh mỏng của trống Daff.

Phần khó khăn hơn là điệu luật. Bộ nhạc khúc này sử dụng luật 5 độ tương sinh của phương đông, lấy 250,56Hz gọi là Hoàng Chung, điều này tương đương với A4=422,82Hz. Mà tất cả các loại khí cụ tôi hiện có đều là lấy A4=440Hz làm âm cơ bản. Trong trường hợp này tôi chỉ có thể lựa chọn bỏ đi âm sắc, cố gắng đảm bảo độ chính xác của âm cao. Vì lý do này, tôi không chỉ điều chỉnh lại nhạc khí, mà còn áp dụng “chỉ pháp” phức tạp hơn, âm điệu khắt khe hơn. Tất cả những thay đổi này đã hạn chế khả năng biểu đạt của khúc nhạc trong biểu diễn.

Đối diện với khó khăn này, tôi đã nhiều lần cân nhắc đến việc nâng cao âm cao cơ bản. Nhưng sau nhiều lần cân nhắc, tôi nghĩ vẫn là không nên thay đổi. Một vài cảm ngộ trong đó tôi sẽ ghi lại ở trong một bài viết “Hiệu Hoàng Chung” khác.

Đương nhiên, độ khó lớn nhất chính là trình độ của tôi không cao. Giai đoạn hiện nay rất khó để làm cho bộ nhạc nghi lễ này hay hơn, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu làm việc này rồi. Suy cho cùng việc con người cảm ơn Sáng Thế Chủ và Đại Pháp là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt và văn hoá của nhân loại, cũng sẽ là một truyền thống quan trọng của nhân loại. Cho nên khi khôi phục văn hoá truyền thống sẽ phải bắt đầu đặt nền móng trước, thay vì đợi đến khi văn hoá truyền thống được khôi phục rồi mới bắt đầu.

Vì lý do này, tôi nghĩ vì hiện nay chưa ai làm việc này nên tôi sẽ làm người tiên phong, “Phao Chuyên Dẫn Ngọc” để bắt đầu làm việc này. Tương lai nhất định sẽ có càng nhiều người tải giỏi hơn nữa, với sự chân thành, làm việc này tốt hơn nữa.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284855



Ngày đăng: 18-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.