Công xã Paris lần thứ nhất và mỹ thuật Tân cổ điển (Phần 2)
Tác giả: A.H
[ChanhKien.org]
Ngày nay nhiều người cho rằng Phong trào Khai sáng là tốt. Tại sao? Bởi vì trong sách giáo khoa đều viết như thế, trong trường học đều dạy như thế. Nhưng trên thực tế, Phong trào Khai sáng là một phong trào tẩy não tất cả những người bình thường có tư tưởng truyền thống lúc bấy giờ, nhằm gạt bỏ chính tín của con người ra khỏi hệ tư tưởng và tạo cơ sở lý luận cho cuộc cách mạng giết người sau này.
Đám người trong Phong trào Khai sáng kia ở trong đủ các ngành các nghề khác nhau, nhưng họ có một điểm chung rất lớn đó là nhất trí trong việc chống lại tín ngưỡng tôn giáo truyền thống. Bọn họ mô tả thời đại của tín ngưỡng thành kính đối với Thần là thời đại đen tối, tự gọi mình là “Những nhà khai sáng” (Hommes des Lumières) nhằm tiêu diệt tín ngưỡng, đem “ánh sáng” của ma quỷ đến nhân gian, dựng xây “Thời đại ánh sáng”.
Những nhân vật nổi bật trong Thời đại Khai sáng là những nhà tư tưởng, triết học, xã hội học, nhà lý luận nổi tiếng mà chúng ta đã rất quen thuộc, kỳ thực họ đều được chọn lọc đưa vào sách giáo khoa. Lấy giáo dục bắt buộc của Trung Quốc làm ví dụ, Đảng Cộng sản Trung Quốc có mục đích đưa một số danh nhân lịch sử có quan điểm ủng hộ cộng sản vào sách giáo khoa một cách có chọn lọc, để người Trung Quốc có thể xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan lịch sử do tà ác hoạch định ngay từ khi còn nhỏ.
Với thông tin tương đối cởi mở ngày nay, sự xâm nhập của Hội Tam Điểm và Illuminati trong lịch sử đã là một chủ đề công khai, đã từ lâu không còn là một bí mật gì ghê gớm nữa. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử quen thuộc đối với người Trung Quốc kỳ thực là thành viên của Hội Tam Điểm, chẳng hạn như Voltaire, người luôn lăng mạ Cơ Đốc giáo, Paul Thiry d’Holbach, người trắng trợn tuyên truyền thuyết vô Thần, và Montesquieu – người công khai phản đối chế độ quân quyền Thần thụ, v.v.
Bởi vì thời đại đã lâu, mặc dù chúng ta không có 100% bằng chứng lịch sử thuyết phục để chứng minh rằng một số người là thành viên của Hội Tam Điểm, nhưng họ có liên hệ mật thiết và hợp tác chặt chẽ với hội đó, chẳng hạn như nhà duy vật Denis Diderot, người đã viết sách luận chứng thuyết vô Thần. Nhưng nhiều vị Thánh nhân nổi tiếng trong lịch sử phương Tây thì lại không hề được biết đến ở Trung Quốc, và họ thậm chí còn bị các cơ quan chính phủ kiểm soát khống chế không cho truyền bá. Đối với giới trí thức ở Trung Quốc ngày nay, những người tùy ý khinh nhờn Thần linh ở mọi thời đại, chẳng hạn như Voltaire ở thế kỷ 18 và Friedrich Nietzsche ở thế kỷ 19, đều nổi tiếng hơn nhiều so với Vua Louis IX (vị vua được sắc phong làm Thánh đồ nước Pháp, nổi tiếng với sự thành kính và nền chính trị nhân từ, đức hạnh). Điều này không thể không nói là do kết quả của sự cố ý kiểm soát tư tưởng. Những người trí thức hoàn toàn không nghĩ rằng hầu hết những người nổi tiếng mà họ nghiêm túc nghiên cứu và sùng bái là những kẻ điên cuồng đấu trời đấu đất, còn những người tốt thì họ lại biết rất ít.
Loại “quốc giáo” vô thần luận “sùng bái lý tính” hoàn toàn không thể khiến người ta tin phục này chắc chắn sẽ đoản mệnh. Sau khi băng đảng của Eber thất thế và bị giết trong cuộc tranh giành quyền lực vào mùa xuân năm 1794, Robespierre cho rằng dân chúng không thể chấp nhận chủ nghĩa vô thần hoàn toàn, vì vậy ông ta bắt đầu thổi phồng một loại hữu thần luận khác, phát minh ra một loại tín ngưỡng mới – Sùng bái tối cao (Culte de l’ Être suprême) làm quốc giáo, sùng bái một vị Thần tự nhiên không xác định nào đó, và ra mắt “Tết Tối cao” (Fête de l’Être suprême) vào ngày 8 tháng 6 năm 1794. Khu vực Paris vào thời điểm đó đương nhiên do David phụ trách công tác tuyên truyền, và nó được tổ chức xung quanh những ngọn đồi nhân tạo trên Quảng trường Champ-de-Mars vào năm đó.
Bức tranh “Fête de l’Être suprême au Champ-de-Mars” (Tết Tối cao trên Quảng trường Chiến Thần), Tác giả: Pierre-Antoine Demachy, vẽ năm 1794.
Phiên bản quốc giáo mới này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Voltaire quá cố. Voltaire là người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy vật, mặc dù thừa nhận có quyền lực tối cao mà con người không biết đã điều chỉnh sự vận hành của vũ trụ, nhưng ông lại phủ nhận mọi hiện tượng và thần tích trái với quy luật tự nhiên. Ông ta tin rằng tất cả những người được xưng là con của Thượng Đế đều là những câu chuyện lừa gạt do các thầy phù thủy dựng nên, vì vậy ông ta căm thù Giáo hội Thiên Chúa và gán cho Cơ Đốc giáo là mê tín mù quáng. Trong bức thư gửi Frédéric II, ông thậm chí còn viết: “Chừng nào còn những kẻ lừa đảo và ngớ ngẩn, thì sẽ còn tôn giáo” (Tant qu’ il yaura des fripons et des imbéciles,il yaura des religions).
Sở dĩ ông ta dám to gan lớn mật tấn công các tôn giáo truyền thống trong thời đại đó, không thể tách rời tôn chỉ và sự hỗ trợ của các thế lực đứng sau hậu thuẫn. Có thể thấy điều này từ “Bách khoa toàn thư” (Encyclopédie) mà Diderot, Voltaire, Holbach, Jean Le Rond d’Alembert và các nhà khai sáng khác đã biên soạn. Những hành vi này mục đích là lợi dụng tri thức khoa học thực chứng và quan điểm thuyết vô thần để thay thế tôn giáo tín ngưỡng trên hình thái ý thức, và đặt nền tảng tư tưởng cho sự phá hủy trật tự xã hội truyền thống.
Trên thực tế, mọi người đều biết rằng những tà giáo kỳ lạ quái dị không cách nào lừa gạt được đại chúng, bọn chúng như phù dung sớm nở tối tàn, dựa vào sức mạnh, sự uy hiếp và tàn sát của các thế lực lưu manh. Với sự sụp đổ của Công xã Paris vào năm 1795 và sự thay thế của các lực lượng vũ trang, không mấy người thực sự tin vào cái gọi là “tôn giáo” do những người kia tạo ra nữa. Vài năm sau, những thứ mới như “Bác ái giáo” (Théophilanthropie) cũng xuất hiện, nhưng chúng không gây ra được làn sóng lớn. Tuy nhiên, các tôn giáo loại này thường cứ sau một khoảng thời gian lại ra đời một loại “tôn giáo nào đó”, từ trực quan làm suy yếu uy tín của tất cả các tôn giáo trong tâm trí mọi người.
Nghệ thuật chết chóc
Trong vòng một năm từ mùa hè năm 1793 đến mùa hè năm 1794, phái Jacobins chủ đạo Công xã Paris, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã đem bạo lực khủng bố viết thành một tài liệu chính thức, và được đặt làm quốc sách của chính phủ. Vào thời điểm đó, số người bị kết án tử hình ở Paris là 2.639 người, và tổng số người bị hành quyết ở Pháp là 16.594 người. Nhưng trên thực tế, còn có nhiều người hơn đã thiệt mạng mà không có bản án chính thức nào được tòa tuyên án.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 năm 1794, Ủy ban An toàn Công cộng đã thông qua Luật Khai sáng được người đời sau gọi là thời kỳ “Đại khủng bố” (Grande Terreur). Từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 27 tháng 7 cùng năm, trước khi Robespierre sụp đổ, luật pháp quy định mọi công dân có quyền bắt giữ những kẻ phản cách mạng và đồng bọn của chúng, và giao những người bị bắt cho các quan chức an ninh. Các quan chức an ninh phải ngay lập tức buộc tội những người bị bắt. Đồng thời, “Tòa án cách mạng” khét tiếng (Tribunal révolutionnaire) cấm bị cáo được thuê luật sư hoặc tự bào chữa, không được kháng cáo bản án và quy định án tử hình là hình phạt duy nhất, và tất cả tài sản của người chết sẽ bị quy về quốc gia sở hữu.
Vì vậy, loại luật biến tướng cổ vũ tùy tiện giết người chiếm đoạt của cải này cho phép Tòa án Cách mạng tuyên án và xử tử hàng nghìn người trên máy chém. Các băng đảng xã hội cũng đã gán cho không ít người cái gọi là “phần tử phản cách mạng”, rất nhiều người bị bắt và bị xử tử chỉ vì bị tình nghi. Tất nhiên, còn có không ít người khác chỉ vì có một chút ân oán cá nhân mà bị mượn cớ diệt khẩu. Trong tình thế hỗn loạn, có vô số sự việc xảy ra, trong đó những sự kiện một số đám lưu manh tùy tiện tấn công kẻ yếu đến chết cũng nhiều không kể xiết.
Chúng ta đã biết rằng, thứ bạo lực điên cuồng khát máu và ham muốn máu tươi này đến từ những linh hồn ma quỷ. Mặc dù trong hiện thực thể hiện ra là bạo lực và thảm sát đang từng bước leo thang theo cách giải thích của lịch sử, nhưng chính là do linh hồn ma quỷ đã tồn tại từ lâu và đang ảnh hưởng đến tâm trí của con người. Điều này có thể được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật có mối liên quan chặt chẽ với tư tưởng của con người.
Vẫn lấy họa sỹ đại diện lúc bấy giờ là David làm ví dụ. Một đặc điểm trong các tác phẩm ban đầu của David là ông thích vẽ người khác chết như thế nào. Trước khi thất thế vào năm 1794, ông đã vẽ ít nhất mười tác phẩm về chủ đề cái chết, và thậm chí một nửa trong số các tiêu đề trực tiếp là “Cái chết của XX”, ví dụ:
“Cái chết của Sénèque” (La Mort de Sénèque, 1773)
“Tang lễ của Patrocle” (Les Funérailles de Patrocle, 1778)
“Đấng Christ trên Thập tự giá” (Le Christ en croix, 1782)
“Nỗi bi ai của Andromaque trước thi thể của chồng” (La Douleur et les Regrets d’Andromaque sur le Corps d’Hector son mari, 1783)
“Cái chết của Socrate” (La Mort de Socrate, 1787)
“Người hầu mang xác con trai trở về cho Brutus” (Les licteurs rapportentà Brutus les Corps de ses fils, 1789)
“Cái chết của Lepeletier” hoặc “Những khoảnh khắc cuối cùng của Lepeletier” (La Mort de Lepeletier de Saint-Fargeau ou Les Derniers Moments de Michel Lepeletier, 1793)
“Cái chết của Marat” (La Mort de Marat, 1793)
“Marie-Antoinette tới Máy chém” (Marie-Antoinette conduiteàl’échafaud 1793)
“Cái chết của Bara thời trẻ” (La Mort du jeune Bara, 1794)
Bức tranh “Lời thề của Horatii” (Le Serment des Horaces)
Bức tranh “Lời thề của Horatii” (Le Serment des Horaces), Tác giả: David (Jacques-Louis David), vẽ năm 1784.
Một số tác phẩm mặc dù nội dung không phải là cảnh chết chóc, nhưng những câu chuyện và ý tưởng đằng sau chúng cũng rất đáng sợ, chẳng hạn như tác phẩm nổi tiếng “Lời thề của Horatii” (Le Serment des Horaces, 1784) của ông. Tác phẩm kể về một câu chuyện: Vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, một cuộc chiến nổ ra giữa La Mã và nước láng giềng Albalonga, hai bên nhất trí mỗi bên chọn một nhóm ba anh em, và đấu trận ba chọi ba quyết định thắng thua.
Bên La Mã chọn ba anh em Horace, bên đối phương cử ba anh em Curiace. Kết thúc trận đấu là ba anh em của Curiace đều chết trong trận chiến, còn ba anh em của Horace thì chết hai. Khi người anh trai Horace duy nhất còn lại trong niềm hân hoan trở về, em gái anh ta là Camille đã nhận ra một chiếc áo khoác từ những chiến lợi phẩm của anh trai chính là chiếc áo mà cô đã may cho một trong những anh em nhà Curiace. Thì ra cô là hôn thê của người đàn ông này. Camille đau khổ khóc thảm thiết khiến anh trai cô không hài lòng nên đã giết cô và nói: “Tất cả những phụ nữ La Mã dám khóc cho kẻ thù đã chết đều phải bị xử tử như thế này”.
Bức tranh “Những người hầu cận của Brutus đem xác con trai trở về” (Les licteurs rapportentàBrutus les Corps de ses fils), Tác giả: David, vẽ năm 1789.
Loại đề tài vứt bỏ nhân tính, cái được gọi là “đại nghĩa diệt thân”, càng thể hiện rõ ràng hơn trong tác phẩm “Những người hầu cận của Brutus đem xác con trai trở về” (The Attendant Brutus Back the Corpses of His Sons, năm 1789) được vẽ vào năm 1789 để phục vụ cho cách mạng và tuyên dương ý tưởng cộng hòa: Năm 509 TCN, Lucius Junius Brutus phát động binh biến, trục xuất vua La Mã Lucius Tarquinius Superbus, trở thành người sáng lập và chấp chính chế độ Cộng hòa La Mã. Nhưng hai người con trai của ông lại có ý đồ lật đổ chế độ cộng hòa và khôi phục chế độ quân chủ. Lựa chọn giữa chế độ và các con trai, Brutus đã hành quyết hai con trai ruột của mình để bảo vệ chế độ Cộng hòa La Mã và quyền lực của mình.
(Còn tiếp)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/258121
Ngày đăng: 05-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.