Khúc cổ cầm: Phán Sư quy
Ca từ: Tiểu Đồng
Biên khúc: Tiểu Liên
Kỹ thuật ngón tay: Tiểu Đồng
[ChanhKien.org]
Nhạc phổ:
Cổ cầm là nhạc cụ gảy dây lâu đời nhất của Trung Quốc, từ những ghi chép bằng văn tự trong lịch sử thì thấy, cổ cầm đã có lịch sử ít nhất hơn ba nghìn năm. Theo truyền thuyết, những người sáng tạo ra cây đàn cổ cầm gồm có Phục Hy và Thần Nông. Có câu chuyện rằng vua Thuấn từng gảy đàn năm dây và ca khúc Nam phong để nói về cảnh thiên hạ thái bình, quốc thái dân an.
Vài năm trước, tôi có cơ duyên gặp gỡ một bậc thầy về cổ cầm. Chúng tôi rất hợp duyên, khi lão tiên sinh biết tôi yêu thích văn hóa cổ, lần đầu đến nhà, ông đã cho tôi xem những cuốn cổ thư quý hiếm trong bộ sưu tập của mình. Tôi cũng được chiêm ngưỡng một cây đàn cổ từ thời nhà Đường. Sau này, ông còn dạy tôi học đàn. Khi biết tôi bị bức hại và gặp khó khăn về kinh tế, ông đã cho tôi mượn một cây đàn danh tiếng để luyện tập. Khi hiểu được chân tướng về Pháp Luân Công, ông càng dành cho tôi nhiều sự quan tâm hơn. Không chỉ thế, ông còn đi khắp nơi tìm mua đàn cho tôi, cuối cùng đã giúp tôi chọn được một cây đàn mới có chất lượng âm thanh thượng thừa với mức giá chỉ bằng nửa giá gốc.
Khúc nhạc này được tôi sáng tác vào dịp sinh nhật Sư phụ năm 2009. Tôi đã viết một bài để gửi lời chúc mừng sinh nhật Ngài bằng hình thức thiệp âm nhạc. Một đồng tu đã đề nghị phổ nhạc và ghi lại bản giản phổ. Tôi sau đó thêm phần kỹ thuật ngón tay (thủ pháp chơi đàn bằng ngón tay). Quá trình hoàn thành chỉ chưa đầy một tháng, trong đó thể hiện rõ trí huệ mà Đại Pháp ban tặng, dùng văn tự không thể nào biểu đạt ra được. Dẫu vậy, thời điểm đó tôi chưa chơi được thuần thục mà đã đăng tải ngay. Sau đó mỗi lần đàn hát, tôi thường rơi nước mắt. Tuy nhiên, vì lo lắng bản nhạc không chuyên nghiệp, phần ngón đàn còn vụng về và nhiều yếu tố khác nữa nên tôi chưa dám thử sức dù rằng có mong muốn làm “phao chuyên dẫn ngọc”.
Giới cổ cầm ở Đại Lục không phải là một miền đất tịnh thổ. Thời gian trước, trong một buổi tụ hội của các văn nhân nhã sĩ, một nữ sĩ có tài đã nói về bài “Thần Nhân Sướng” nhưng lại xuyên tạc nó như một loại nhạc tế Thần của các bộ lạc thời nguyên thủy quanh đống lửa. Quan điểm này thật sai lệch, qua quan sát tôi thấy người này thuộc về trường phái chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng văn hóa đảng, ấy vậy mà người này hiện đang rất nổi danh và có quyền thế. Văn hóa Thần truyền có nội hàm thâm sâu như vậy, lại đang bị rút đi tinh hoa và thay thế bằng những điều tầm thường, thật khiến người ta đau lòng. Đúng lúc đó, tôi đọc được thông tri kêu gọi gửi bài viết của Minh Huệ nên đã nảy ra ý định gửi bài. Khi chia sẻ ý tưởng này với các đồng tu, họ hết lòng khích lệ tôi. Sau khi học lại nhiều lần Kinh văn “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc”của Sư phụ, tôi đã lấy hết dũng khí để quyết định gửi bài.
Do điều kiện thu âm hạn chế và thời gian gấp rút, nên tôi đã hoàn thành tất cả công việc vào tối ngày 03/05. Tôi vô cùng biết ơn các đồng tu đã giúp đỡ mình, thành kính mong đồng tu chỉ giáo. Tôi cũng hy vọng rằng cổ cầm – đóa hoa kỳ diệu sẽ ngày càng tinh khiết và đẹp đẽ hơn khi được đắm mình dưới ánh sáng từ bi của Phật Pháp!
(Trích từ tuyển tập bài viết kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5” năm 2010 trên Minh Huệ Net)
Chú thích của người dịch:
Khúc cổ cầm trên tên gốc tiếng Hán là “盼師歸”, dịch ra Hán Việt là “Phán Sư quy”, có nghĩa là mong Sư trở về.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/109938
Ngày đăng: 09-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.