Mạn đàm Trung y (15): Không gian đa tầng có thể biết và cảm nhận được



Tác giả: Ngọc Minh

[ChanhKien.org]

Mọi người đều có thể cảm nhận được các kinh lạc và huyệt vị mà Trung y giảng, ấn vào huyệt Hợp Cốc sẽ có cảm giác đau nhức và căng lên khác với những nơi khác. Hiệu quả chữa bệnh của châm cứu từ mấy ngàn năm nay cũng đã chứng thực sự tồn tại của kinh lạc và huyệt vị, nhưng chúng không thể được tìm thấy trong giải phẫu học. Cũng có nghĩa là, kinh lạc và huyệt vị không tồn tại trong không gian có thể nhìn thấy bằng mắt thịt này của chúng ta.Trên thực tế, chúng tồn tại ở một không gian của một tầng sâu hơn, một không gian vi quan hơn. Sự khác biệt cơ bản giữa Trung y và Tây y là Trung y phần lớn bắt đầu chữa bệnh từ không gian vi quan, trong khi Tây y phần lớn bắt đầu chữa bệnh từ không gian bề mặt. Đại bộ phận các loại thuốc dùng trong Trung y cũng đều liên quan đến nguyên lý không gian vi quan, chính là điều chỉnh cơ thể từ mức độ vi quan nên bệnh được tiêu trừ triệt để.

Một số trẻ mắc chứng sợ hãi ban đêm, ngủ vào ban ngày và khóc vào ban đêm, âm dương đảo ngược. Có một phương thuốc chữa đơn giản: đun sôi vàng trong nước. Nước đã đun sôi với vàng trở thành nước dương tinh khiết rất “nặng”, cho trẻ uống có thể khiến trẻ yên lặng. Tuy nhiên, theo lý thuyết vật lý, vàng không hòa tan trong nước, nếu được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ không tìm thấy phân tử vàng nào trong nước. Tại sao nước đun sôi với vàng lại có đặc tính khác? Sự tồn tại của vật chất không chỉ trong không gian có thể nhìn thấy này của chúng ta. Vàng, nước và mọi thứ khác tồn tại cùng lúc ở nhiều tầng không gian và sự tồn tại trong các không gian khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vàng và nước không hòa tan với nhau trong không gian bề mặt này, nhưng chúng thâm nhập vào nhau ở không gian sâu hơn, cho nên nước đã đun sôi có vàng với nước đã đun sôi không có vàng là những vật chất khác nhau.

Ví dụ trên là hai loại vật chất không hòa tan nhau ở bên này nhưng lại có thể hòa tan được ở bên kia, ngược lại, cũng có những vật chất có thể hòa tan được ở đây nhưng lại không thể hòa tan được ở kia. Có một loại bệnh tả nửa ướt nửa khô, có bài thuốc hiệu quả là múc nước giếng lên, đun sôi một nửa lượng nước đó rồi trộn với nửa còn lại, loại nước này là nước nửa ướt nửa khô, có tác dụng chữa bệnh tả nửa ướt nửa khô. (Trên thực tế, nước nửa âm nửa dương làm theo phương pháp này có thể chữa được rất nhiều bệnh kiểu nửa âm nửa dương).

Điều này cho thấy nước trộn theo cách này với nước được đun nóng cùng nhau đến nhiệt độ trung bình là hai vật chất hoàn toàn khác nhau. Nước chưa đun và nước đã đun sôi là những vật chất khác nhau, chúng được hòa tan với nhau trong không gian thấy rõ ở đây, nhưng ở không gian sâu hơn có sự gián cách và không thể hòa tan được. Nói cách khác, nước trộn theo cách này là một loại “salad” gồm hai chất. Những trường hợp như vậy có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ, nếu ta cho thêm một ít nước vào giữa lúc nấu canh, thì sẽ không thể nấu món canh nguyên vị ban đầu nữa và kết quả sẽ là một món canh “salad” cứng nhắc.

Theo quan điểm của vật lý học phương Tây, điều này tưởng chừng như là không thể tưởng tượng nổi. Theo lý thuyết khoa học, khi nước được làm nóng, các phân tử chuyển động nhanh hơn, đợi sau khi nước nguội đi, các phân tử nước “yên tĩnh” lại, chỉ cần hai loại nước cùng nhiệt độ thì chuyển động giống nhau, đó chính là điều giống nhau. Cách hiểu vấn đề trong một không gian đơn nhất này cũng giống như hiểu con người bằng cách nhìn chằm chằm vào cái bóng của họ, khó mà thấy được chân cơ.

Vật chất tồn tại ở nhiều không gian cùng một lúc và cùng một nơi, cơ thể chúng ta cũng tồn tại ở nhiều không gian cùng một lúc và ở cùng một nơi, cảm giác của cơ thể ở các tầng thứ không gian khác nhau là có mối liên hệ thông suốt với nhau. Các khái niệm lãnh (lạnh), lương (mát) và hàn (rét) trong Trung y chính là sự mô tả các trạng thái của các không gian khác nhau, các khái niệm lãnh (lạnh) và nhiệt (nóng) khác xa với khái niệm nhiệt độ trong vật lý học hiện đại.

Trong Trung y, bệnh được phân thành lãnh và nhiệt, thuốc cũng được phân thành hàn và nhiệt. Vị thuốc có tính lương trong Trung y không phải là khái niệm biểu hiện không gian bề mặt này của chúng ta. Băng thì lạnh, khi chạm vào da có thể cảm nhận được, nhưng thuốc làm mát như hạt trân châu, lại không lạnh, không lạnh như băng mà “lạnh” ở không gian tầng sâu hơn, Trung y dùng chữ lương để mô tả nó. Đôi khi người bệnh bị trong nóng ngoài lạnh nên khi uống thuốc phải uống thuốc khi còn nóng hoặc uống thuốc khi đã nguội; người bệnh trong nóng ngoài lạnh thì phải dùng thuốc có tính nóng nhưng uống khi nguội, tương ứng, có thuốc nóng phải uống khi còn nóng hoặc thuốc lạnh uống khi đã nguội, có nghĩa là trạng thái ngấm thuốc là diễn ra cùng một lúc ở các tầng thứ không gian khác nhau.

Từ “hàn” (lạnh) được sử dụng trong Trung y có ý nghĩa sâu hơn “lương” (mát) một tầng. Một loại ngọc được khai quật dưới tảng băng trôi nghìn năm tuổi được gọi là hàn ngọc, khi cầm trên tay không có cảm giác như băng và da sẽ không bị đông cứng nhưng theo thời gian sẽ có cảm giác lạnh thấu tim thấu xương. Ngày xưa, đặt một miếng hàn ngọc vào miệng của người chết thì có thể bảo quản hài cốt rất lâu mà không bị đông cứng. Mức độ lạnh này không thể đạt được bằng độ lạnh của thuốc hạ nhiệt. Nó là trạng thái không gian của một tầng sâu hơn, hoặc không gian vi quan hơn.

Tôi học chuyên ngành vật lý tại đại học và bắt đầu đọc sách Trung y khi còn là sinh viên năm thứ tư. Sau đó tôi nhận ra rằng Trung dược của Trung y là sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về vật chất và không gian, và đó là vật lý chân chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/58778



Ngày đăng: 29-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.