Nhìn lại 20 năm tu luyện: Chuyển biến những quan niệm cố chấp (Phần 2)
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
4. Liên quan đến tâm tật đố
Quan niệm tự tư của tôi còn sinh ra tâm tật đố mạnh mẽ: cho rằng chuyện tốt của người khác chính là chuyện xấu của mình, chuyện xấu của người khác là chuyện tốt của mình. Đôi khi nghe thấy đồng tu xuất hiện nghiệp bệnh hoặc gặp chuyện không thuận lợi, thay vì lo lắng cho họ tôi lại hả hê trước sự bất hạnh của người khác, như thể trạng thái không tốt của đồng tu có thể làm nổi lên trạng thái “có vẻ tốt” của bản thân, kỳ thực cách nghĩ này chính là một thói quen xấu sinh ra từ tâm tật đố.
Đây chính là một chủng ma tính đáng sợ, cách quá xa đặc tính của vũ trụ và sẽ mang đến biết bao nhiêu ác báo nghiêm trọng. Sau khi nhận thức được điểm này rõ ràng hơn, tôi không khỏi kinh hãi, biết rằng cần phải thanh trừ chủng tâm này ngay lập tức.
“Thiện ác hữu báo” từng là câu cửa miệng của tôi, bây giờ nghĩ lại tôi rất sợ, bởi vì trước đây tôi đã từng động bao nhiêu niệm đầu bất thiện chứ? Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy bản thân bất thiện (tật đố, oán hận, coi thường, hiển thị, niệm đầu sắc dục đen tối,v.v.), những thứ này đều thuộc phạm trù “ác”, tôi càng không cho rằng vì điều này mà gặp ác báo. Nhưng nếu thực sự đối chiếu với Pháp Lý, thì thấy sẽ gặp ác báo, trong tư tưởng hình thành vật chất ác sẽ cản trở bản thân học Pháp luyện công, còn bị cựu thế lực tóm cứng sơ hở bức hại, dẫn đến các loại ma nạn, đây chẳng phải là ác báo sao?
Hiện tại tôi không dám chủ động động tà niệm nữa, nhưng do nền tảng kém, thiện niệm ít ác niệm nhiều, nên đôi khi trong vô thức tôi vẫn động những niệm đầu liên quan đến tâm tật đố. Ví dụ, tôi từng có quan niệm cho rằng mối quan hệ giữa người với người là chà đạp, chế giễu lẫn nhau, bề ngoài là bạn tốt nhưng nội tâm khó nắm bắt, hơn nữa động cơ đều là tự tư, không có ai thực sự vì người khác. Mang theo quan niệm này, khi thấy đồng tu chia sẻ thông tin trong nhóm, niệm đầu tiên của tôi là cảm thấy đối phương đang thể hiện bản thân, có gì đáng khoe khoang chứ? Tôi không hề cảm thấy đồng tu chia sẻ xuất ra từ thiện ý, do đó bản thân tôi cũng rất ít chia sẻ, sợ bị người khác ác ý đánh giá. Kỳ thực đây vẫn là tâm tật đố, không nghĩ tốt về người khác, tâm thái này rất đáng thương, giống như sống trong ma giới người trị người, người đấu người vậy.
Hiện tại tôi mới chỉ xoay chuyển quan niệm này từ trên nhận thức, còn về mặt cảm tình thì vẫn chưa có chuyển biến nhiều, tôi cần dựa vào thực tu mới có thể thực sự cải biến trường vật chất của tự thân. Chỉ là so với trước đây, tôi không dám dùng tâm tật đố một cách mãnh liệt để suy xét vấn đề nữa, hơn nữa tôi sẽ cố gắng túm lấy những niệm đầu bất thiện ngay khi nó vừa xuất hiện để kịp thời phủ định chúng, trong tâm nói, tôi không muốn loại ác niệm này, hãy thanh lý nó, tiêu diệt nó. Việc không loại bỏ được tận gốc tâm tật đố còn liên quan chặt chẽ đến tâm tham, luôn muốn đắc được những điều tốt, kỳ thực những thứ con người cho là tốt xấu thì tại cao tầng thường là phản đảo, vì vậy tôi cần chuyển biến quan niệm này.
5. Liên quan đến “ái tình”
Từ nhỏ tôi đã vô cùng chấp trước vào cảm thụ, tình cảm, sau này lại bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm văn học, khiến những quan niệm tự tư cực đoan ngày càng phình to. Tôi còn hình thành những giá trị quan biến dị trong việc theo đuổi cái gọi là “tình yêu”, “chân ái”. Kỳ thực điều này không tách rời cái tâm thích được người khác công nhận và khen ngợi. Một người không động tâm trước khen chê, yêu ghét thì sẽ không bị chấp trước vào “tình yêu”. Việc say mê khi được người khác khen, được người khác chiều chuộng, sùng bái, vừa đúng là nhược điểm lớn nhất của một sinh mệnh, thực ra đây chính là đã mê mất chân ngã, làm náo động và đắm chìm trong cảm xúc, cảm thụ, cảm tình.
Người xưa có câu “Vạn ác dâm vi thủ” quả là quá đúng, người vị tư thì thiện ít ác nhiều, lấy cảm xúc của tự ngã làm trung tâm, cũng thường chấp trước vào sắc dục, kỳ thực chính là do đã phóng đại vô hạn cảm thụ của bản thân. Người thiện lương hay vì người khác thông thường sẽ không đắm chìm trong đó mà sẽ nghĩ đến cảm thụ của người khác nhiều hơn.
Có một số người ly hôn vợ chồng vì tính cách không hợp nhau, có người thậm chí vì gặp được người vừa ý hơn, cũng có người thường xuyên bất mãn với người bạn đời của mình và ngưỡng mộ người khác giới khác. Tôi đã từng hiểu rất rõ những suy nghĩ tương tự, cho rằng truy cầu hạnh phúc là không đáng trách. Hiện tại tôi hiểu rằng cách nghĩ này quá hồ đồ, cũng quá tham lam, không hài lòng với cuộc sống bình thường, muốn theo đuổi những khoái lạc lớn hơn. Điều này thực ra là đi ngược với tu luyện, người tu luyện cần trừ bỏ chấp trước, hướng thiện, không sợ chịu khổ, hoàn nghiệp, hiểu rõ nhân quả mà bằng lòng với số phận, lấy hồi thiên làm mục đích của nhân sinh. Trong khi theo đuổi cái gọi là tình yêu lại là theo đuổi những khoái lạc ngắn ngủi ở nơi thế gian, không quan tâm đến người khác mà chỉ xem trọng bản thân (một số người kiên quyết ly hôn, đương nhiên cũng không nghĩ đến cảm thụ của người thân như con cái, cha mẹ,v.v.)
Mọi người có thể đã nghe qua câu “Cuộc hôn nhân không có tình yêu là cuộc hôn nhân vô đạo đức”, đây cũng trở thành cơ sở để một số người theo đuổi tình yêu. Thực ra, câu này có nguồn gốc từ Engels, ông ta nói: “Chỉ có cuộc hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là cuộc hôn nhân phù hợp đạo đức”.
Cuốn “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” có đoạn:
“Dâm loạn là bản chất cố hữu của chủ nghĩa cộng sản. Marx, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã hãm hiếp người hầu gái của mình, sau đó sinh được một đứa trẻ và nhờ Engels nuôi nấng; Engels chung sống cùng hai chị em ruột; Lenin – lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, có quan hiện ngoài luồng với Inesa trong suốt 10 năm”, “Điều mà Marx và Engles cổ xuý, mặc dù ý nghĩa thực sự thường bị che đậy bởi những từ như ‘tự do’, ‘giải phóng’, ‘yêu’, nhưng thực chất là vứt bỏ trách nhiệm đạo đức của con người, khiến hành vi của con người hoàn toàn bị dục vọng chi phối”. “Trong văn hoá truyền thống của phương Đông và phương Tây, hôn nhân là do Thần định ra, là ‘duyên trời tác hợp’ và không thể huỷ bỏ”.
Có nghiên cứu khoa học phát hiện rằng, tình yêu cũng giống như hút thuốc phiện, có thể khiến con người ta nghiện và sinh ra cảm giác khoái lạc, khi thất tình cũng xuất hiện các triệu chứng cai nghiện như đau đớn tột cùng,v.v. Vậy chấp trước vào ái tình và nghiện ma tuý thì có gì khác nhau? Hơn nữa làm tổn thương vợ chồng, phản bội gia đình là tạo nghiệp cực lớn. Đối chiếu với quan niệm truyền thống của phương Đông và phương Tây có thể thấy, những việc này sẽ khiến phúc phận nhanh chóng tiêu hao, thứ con người trông chờ chẳng phải là đức sao? Đức đem đến phúc phận, đức ít thì lấy đâu ra phúc phận?
Hạnh phúc của nhân sinh không chỉ đơn giản là hai người tâm đầu ý hợp. Sau khi biết được một số quả báo do ngoại tình gây ra, rất nhiều người thường đã cảm khái rằng “thiên đạo hảo luân hồi, thương thiên nhiêu quá thuỳ” (Đại ý là, làm điều thiện sẽ được thiện báo, làm điều ác sẽ bị ác báo. Làm điều xấu mà nhất thời không thấy báo ứng thì chớ nghĩ rằng trời đã bỏ qua, đợi đến lúc luân hồi thì mới biết trời không bỏ qua kẻ xấu và cũng không quên báo đáp người tốt). Nhà sản xuất truyền hình vì lợi ích mà kích thích tình cảm của con người, tuy lượng người xem cao và kiếm được nhiều tiền, nhưng đã làm tổn thương rất nhiều khán giả, rất nhiều người xem đến mê mờ, thậm chí bắt chước mà làm tổn hại nghiêm trọng đến phúc phận của bản thân nhưng lại cho rằng mình đang truy cầu hạnh phúc.
Trong văn hoá truyền thống, cuốn “Thọ khang bảo giám” của phương Đông có rất nhiều bài viết liên quan đến giới sắc dục. Trong đó nói rằng, một khi động niệm đầu bất chính, ví dụ muốn bỏ vợ hoặc lấy vợ lẽ, hoặc muốn giúp đỡ người đang theo đuổi tình yêu bất chính, một khi động niệm, phúc lộc thọ lập tức hao tổn, sau đó sẽ xuất hiện một số sự việc dường như ngẫu nhiên, ví dụ: tài năng văn chương xuất chúng nhưng trong kỳ thi khoa cử bài thi bị đèn dầu làm bẩn, khiến thi rớt, hoặc gia đình đột nhiên xuất hiện tai nạn,v.v.; Phương Tây có “Thần khúc” của Dante, miêu tả rõ ràng về địa ngục, luyện ngục, trong đó một số tội ác là do những danh sĩ, người đẹp thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội vì theo đuổi cái gọi là “tình yêu” mà phạm phải, một số người còn cho rằng việc bản thân dũng cảm vứt bỏ mọi thứ để theo đuổi tình yêu là rất cao thượng. Quan niệm hiện đại đã khiến rất nhiều người trong vô tri mà tự hại chính mình.
Một số cuộc khảo sát cho thấy, hai người ngoại tình sau khi tái hôn thường tồi tệ hơn nhiều so với cuộc hôn nhân trước đó, có người gặp tai nạn, có người lại thấy rằng người hiện tại không tốt bằng người trước. Có bình luận chỉ ra rằng, người ngoại tình thường có đạo đức khá thấp kém, ích kỷ hơn và thiếu trách nhiệm hơn so với người bình thường, chỉ cần sinh sống trong thời gian dài sẽ bộc lộ ra những nhược điểm này. Trước đây khi tìm đối tượng người ta sẽ coi trọng nhân phẩm, sự trung thực, cần cù, có trách nhiệm, trong khi người ngoại tình thường đánh giá cao tình yêu, sự quyến rũ, có cảm xúc, đôi bên không nói về nguyên tắc đạo đức mà chỉ nói về cảm thụ tình ái, vì vậy cảm thấy rất có tiếng nói chung. Điều này đi ngược lại với những tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng. Cuối cùng người ngoại tình sẽ nhận trái đắng – phù hợp với biểu hiện nhân quả báo ứng tại thế gian.
Người vị tư cho rằng đã suy xét rất toàn diện cho bản thân mình, có thể chiếm tiện nghi mà không cần chịu thiệt, nhưng thực tế lại rất khó có được hạnh phúc, người vô tư thường ít nghĩ cho bản thân nhưng lại thường được vui vẻ. Xem ra, hành vi vị tư sẽ đem đến quả báo, mà tâm vị tư lại khiến con người thêm bất hạnh, không biết đủ, bất mãn, oán hận, tật đố, lo lắng,v.v. Điều này có thể là do lý của vũ trụ đang ức chế, con người không thể một mực nỗ lực vì bản thân là có thể đạt được mục đích. Sự chi phối buồn vui, phúc họa của sinh mệnh đều là đến từ không gian khác.
6. Chấp trước căn bản
Gần đây, tôi ngộ được chấp trước căn bản của bản thân là chấp trước vào cảm thụ, bao gồm cảm giác, cảm xúc, v.v. tất cả đều lấy cảm giác tốt, cảm giác thoải mái làm trọng, do đó tôi sợ chịu khổ, thường phản kháng lại, chạy trốn, và oán hận thống khổ.
Về mặt quan hệ giữa người với người thì thích những người công nhận mình, bài xích người phản đối mình, thích nghe những lời dễ nghe, bài xích những lời khó nghe. Về mặt lợi ích thì ham những đồ tốt, việc tốt, bao gồm cả việc tốt trong đời sống cũng như trong tu luyện. Mặt khác, còn biểu hiện thích sự thoải mái của thân thể, ghét sự không thoải mái; tâm sắc dục cũng bắt nguồn từ việc chấp trước vào cảm thụ.
Tất cả chấp trước của tôi đều không tách rời khỏi chấp trước vào cảm thụ, cũng có thể bao gồm tâm cầu an dật. Vì cầu an dật, cầu thoải mái, đương nhiên sẽ sợ khổ, oán hận khổ, do đó tâm sợ hãi và tâm oán hận cũng đều từ đó mà ra. Hai chủng tâm chấp trước là cảm giác truy cầu và cảm giác sợ/oán hận cũng giống như mặt trước, mặt sau của bàn tay, một mặt nhắm vào an nhàn hạnh phúc, một mặt lại nhắm vào thống khổ.
Sư phụ giảng:
“Con người cảm thấy bản thân đang làm chủ chính mình, và những gì mình muốn làm, kỳ thực đó là thói quen và chấp trước hậu thiên được dưỡng thành trong khi [cảm thấy] ưa thích, đang truy cầu cảm thụ, chỉ là thế mà thôi; còn nhân tố đằng sau vốn thật sự khởi tác dụng rằng muốn làm gì, chính là đang lợi dụng những thứ như thói quen, chấp trước, quan niệm và dục vọng của người ta để khởi tác dụng. Thật sự thân thể người chính là như thế, chính là hưởng thụ những cảm thụ được mang đến trong quá trình sinh sống, đưa ngọt cho chư vị thì chư vị biết là ngọt, đưa đắng cho chư vị thì chư vị biết là đắng, đưa cay cho chư vị thì chư vị biết là cay, đưa thống khổ đến cho chư vị thì chư vị biết khó chịu, đưa hạnh phúc đến cho chư vị thì chư vị biết cao hứng”. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)
Cá nhân tôi cho rằng, độ khó của tu luyện không chỉ nằm ở việc cần hiểu rõ đạo lý, mà còn cần từ trên nhận thức chuyển biến quan niệm thành tiên tha hậu ngã, đồng thời chân thành đồng cảm với nỗi khổ và niềm vui của người khác.
Sư phụ giảng:
“Mọi người còn nhớ, tôi thường nói câu này với chư vị, rằng đệ tử Đại Pháp làm gì cũng trước hết phải nghĩ đến người khác. Mỗi khi phát sinh một sự việc nào đó, khi xuất hiện một tình huống nào đó, cũng không e dè việc nhỏ nhặt, thì niệm thứ nhất của tôi là nghĩ về người khác trước, bởi vì đã thành quen như thế rồi, tôi bao giờ cũng nghĩ đến người khác trước”.(Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)
Suy xét lại, vậy rốt cuộc tôi đã sai ở đâu? Tôi nghĩ, gốc rễ chính là vì tôi chưa đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, chính là thiếu sự đồng cảm mà người thường nói đến, cũng chính là không thiện.
Là một sinh mệnh có đầy đủ thất tình lục dục và luôn dạt dào cảm xúc, tôi vô cùng để ý đến cảm giác của bản thân, chỉ sợ bản thân chịu khổ và mong muốn thoải mái vui vẻ. Nhưng khi đối diện với những sinh mệnh có đầy đủ thất tình lục dục và tình cảm dồi dào, họ cũng biết đau khổ thì khó chịu, cũng biết vui vẻ là hạnh phúc, thì tôi lại coi nhẹ cảm thụ của họ, không biết “lo cho nỗi lo của người khác, vui cho niềm vui của người khác” (Albert Einstein), thậm chí còn ôm giữ tâm tật đố mà “cười trên nỗi đau của người khác”. Đây chính là bất thiện, không phải là sinh mệnh mà vũ trụ mới cần. Tôi lý giải rằng, thiện chính là coi người khác như chính mình mà yêu thương và suy nghĩ; còn ác là phân biệt rõ ràng giữa người khác và bản thân, hoàn toàn không để ý đến cảm thụ của người khác, giống như coi mình là máu thịt của thân thể, còn người khác là gỗ, là đá vậy.
Sở dĩ tôi bóc tách và phân tích kỹ về nó là vì tôi phát hiện cơ điểm của tư tưởng và cảm thụ của bản thân thường là sai, rất nhiều thứ thậm chí xa rời khỏi quan niệm lương tri và thiện niệm căn bản của con người, đôi khi tôi hoàn toàn chỉ quan tâm và phóng đại cảm thụ của bản thân, hoàn toàn không để ý đến cảm thụ của người khác, thậm chí ngay cả người thân, đây là do tư tâm quá lớn. Nhiều năm qua, lý giải của tôi đối với tu luyện chỉ là trên bề mặt, rơi vào hình thức, còn bản chất của nội tâm lại chưa hề động chạm đến, điều này là không thể được. Từ trong Pháp tôi hiểu rằng, Thần nhìn sinh mệnh là không nhìn bề mặt, mà là nhìn động cơ, nhìn căn nguyên của tư duy. Theo lý giải cá nhân, đó chính là nhìn thiện ác trong nội tâm của mỗi người.
Thật không dễ dàng để bù đắp cho những khiếm khuyết cơ bản của tâm tính. Quá trình tôi viết bài chia sẻ cũng là quá trình đào sâu và hướng nội tìm, trong đó tôi đã phát hiện ra rất nhiều nhân tâm, khi ngẫm lại những chuyện trong quá khứ cũng giống như nhảy ra ngoài để nhìn vấn đề, sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn các chủng chấp trước khi đang ở trong mê.
Tôi đã từng tật đố và coi thường người khác, nghĩ xấu về người khác, oán hận người khác một cách mạnh mẽ, hưởng thụ hạnh phúc do tâm hư danh mang lại, say sưa với tình yêu vốn không thuộc về mình… Vì những thứ bất chính thường phản ánh trong tư tưởng tôi, do đó sau này đôi lúc tôi thường cảm thấy trong tư tưởng vô cùng thống khổ, có thể là do nghiệp tư tưởng quá lớn của bản thân tạo thành. Trước đây tôi không có cảm giác gì không phải là không có chuyện gì, mà chỉ là thời cơ chưa đến và chờ một ngày để sau này tính sổ.
Tôi còn phát hiện, không chỉ những tư duy không đúng đắn nghiêm trọng mới dẫn đến sự thống khổ trong tâm, mà một số chấp trước nhỏ cũng có thể đem đến cảm giác thống khổ. Ví dụ: chấp trước vào việc yêu thích trang trí bày biện nhà cửa (ẩn sau đó là tâm hiển thị, hiển thị bản thân có mắt thẩm mỹ; chứng thực tự ngã, chứng thực bản thân rất yêu cuộc sống); ưa sạch sẽ quá mức (ẩn sau đó là tâm chứng thực bản thân chịu khó),v.v. Nhưng sau một khoảng thời gian, những thứ từng khiến tôi cho là việc tốt giờ lại khiến tôi cảm thấy thống khổ và muốn trốn tránh một cách khó hiểu. Hiện tại tôi ngộ ra rằng, có lẽ giống như việc trừ bỏ tâm trước chấp vào đồ ăn, chấp trước vào đậu phụ ngâm tương cũng đều phải bỏ. Thích cái gì cũng đều là tình (chưa kể đằng sau còn ôm giữ nhân tố chứng thực tự ngã). Người tu luyện thì nên bất động tâm, bất động tình đối với vạn sự vạn vật.
Kết luận
Sư phụ giảng:
“‘Từ bi’ chân chính là không có ‘tư tâm’ nào trong đó hết, đối với ai, đối với chúng sinh đều dùng chính niệm xét vấn đề, đều là từ ái” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)
Sư phụ cũng giảng:
“Phóng hạ nhân tâm ác niệm, thiên quốc chỉ thụ thiện lương” (Thế nào là tín ngưỡng, Hồng Ngâm V)
Tầng thứ có hạn, những điều chia sẻ trong bài viết này chỉ là chút nhận thức rất nông cạn của tôi. Rất nhiều phương diện vốn chỉ là cơ sở tâm thái của một người thường thiện lương đã có, tôi thấy hổ thẹn vì đã nhiều năm trôi qua như vậy nhưng vẫn chưa thể làm tốt, những phản tỉnh của tôi trên đây chỉ là “phanh xe gấp trước bờ vực nguy hiểm” mà thôi. Từ Pháp tôi nhận thức được rằng, người thường cũng đang trong tu luyện, trong đó cũng có những người căn cơ rất tốt. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều biểu hiện đáng quý của những người thiện lương trong người thường, đủ để khiến tôi xét lại bản thân mình.
Ngày đăng: 17-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.