«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 11): Trại tứ nhất
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ thập nhất thiên “Trại tứ nhất”
Lời tựa: “Trại tứ nhất”, “trại” là tạ ơn Thần, “tứ nhất” là “ngũ” (4+1=5), ngũ ở trung ương, ngũ tức Thánh quân. Thiên này bàn về Đại Thánh nhân đến từ Đông Bắc, vẽ rồng điểm mắt, ngôn từ ngắn gọn.
Liệt bang chư nhân giam khẩu vô ngôn.
Hỏa long xích xà đại lục Đông bang hải ngung bán đảo, Thiên hạ nhất khí tái sinh thân.
Lợi kiến cơ đả phá diệt ma, Nhân sinh thu thu tao mễ đoan phong, Khu phi tao phiêu phong chi nhân.
Cung Ất thập thắng, Chuyển bạch chi tử, Hoàng phúc tái sinh.
Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân, Thiên thụ đại mệnh.
Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân, Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc.
Hải đảo Chân nhân độ Nam lai chi.
Chân Chủ xuất Nam hải đảo trung tử hà tiên cảnh, Thế nhân bất giác hĩ.
“Liệt bang chư nhân giam khẩu vô ngôn” (Nhiều người các nước ngậm miệng không nói): Người viết cho rằng đây là chỉ ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc Đại Lục, toàn thế giới chấn động.
“Hỏa long xích xà đại lục Đông bang hải ngung bán đảo, Thiên hạ nhất khí tái sinh thân” (Rồng lửa rắn đỏ bán đảo ven biển phía Đông đại lục, Một khí thiên hạ thân tái sinh): Đây là chỉ trào lưu “khí công” xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng năm Thìn, Tỵ những năm 70 thế kỷ trước. “Rồng lửa” là Bính Thìn, tức năm 1976 Bính Thìn, “rắn đỏ” là Đinh Tỵ, tức năm 1977 Đinh Tỵ; trong thời gian này, tại Trung Quốc đại lục (giáp bán đảo ven biển Triều Tiên) xuất hiện trào lưu phổ biến rộng rãi khí công (“thiên hạ nhất khí tái sinh”).
“Lợi kiến cơ đả phá diệt ma, Nhân sinh thu thu tao mễ đoan phong, Khu phi tao phiêu phong chi nhân. Cung Ất thập thắng, Chuyển bạch chi tử, Hoàng phúc tái sinh” (Tùy thời cơ phá vỡ diệt ma, Vụ thu đời người ủ gạo đầu gió, Đuổi theo người bay theo gió. Thập thắng cung Ất, Chuyển chết của trắng, Lòng vàng tái sinh): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Đối với mỗi cá nhân, sống sót hay đào thải là phán xét dựa trên “cung Ất thập thắng”, tức Pháp Luân Công.
“Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân, Thiên thụ đại mệnh. Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân, Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc” (Phía Bắc ba tám xuất ra Thánh nhân, Trời cho đại mệnh. Tựa người mà không phải người là như Chân nhân, Đầu ngựa sừng trâu hai lửa đội Mộc): Mấy câu này mười phần trọng yếu. Nó minh xác chỉ rõ Đại Thánh nhân xuất sinh ở phía Bắc vĩ tuyến 38, “Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân”. Phía Bắc vĩ tuyến 38 phân chia Nam-Bắc Triều Tiên, mà Bắc Hàn thì không phải rồi, như vậy lên phía Bắc nữa tới núi Bạch Đầu (núi Trường Bạch), tức Đông Bắc Trung Quốc xuất Đại Thánh nhân là không còn nghi ngờ gì nữa. Ngoại trừ luận về thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên ra, toàn bộ «Cách Am Di Lục» không hề đả động tới Bắc Hàn. Bởi vậy, hễ «Cách Am Di Lục» nói “Bắc”, hay “Bắc phương”, thì đều chỉ Đông Bắc Trung Quốc hoặc Trung Quốc. Đại Thánh nhân này “Thiên thụ đại mệnh”, nên không chỉ là truyền mấy bộ công pháp, mà là tới để cứu độ chúng sinh. “Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân”, nhìn từ bề ngoài thì giống người, mà thực tế là Thiên Thần; nhìn qua thì giống người tu luyện, nhưng thực tế là Chân nhân. “Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc”: “mã đầu ngưu giác” (đầu ngựa sừng trâu), ngựa là Càn, trâu là Khôn, đại biểu đứng đầu Thiên Địa, uy danh chấn động trời đất; “lưỡng hỏa quan Mộc” (hai lửa đội Mộc), hai chữ “hỏa” (火) đội lên chữ “Mộc” (木) chính là chữ “vinh” (榮) phồn thể, chỉ uy đức tỏa khắp bốn phương. “Quan Mộc” là Giáp Mộc, tức Mộc ở phương Đông. Mấy câu này chỉ rõ Đại Thánh nhân chính là ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, người sinh ra ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, phía Bắc vĩ tuyến 38.
“Hải đảo Chân nhân độ Nam lai chi” (Chân nhân hải đảo vượt Nam mà tới): Khả năng chỉ người tu luyện Đại Pháp tới Hàn Quốc.
“Chân Chủ xuất Nam hải đảo trung tử hà tiên cảnh, Thế nhân bất giác hĩ” (Chân Chủ xuất Nam giữa tiên cảnh mây tía hải đảo, Người đời không biết vậy): Nam Hàn có người tu luyện, thế mà con người thế gian vẫn không hay biết vậy.
(Hết thiên 11)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21225
Ngày đăng: 06-10-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.