«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 4): Lai bối dự ngôn lục thập tài
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ tứ thiên “Lai bối dự ngôn lục thập tài”
Lời tựa: Từ tên mà tra nghĩa, đề mục thiên này nhìn đã rõ ngay, là dùng lục thập giáp tử để dự ngôn về “lai bối”. Đến nay người ta vẫn cho rằng thiên này nói về “hải vận khai” mang tính thương nghiệp, mà không biết rằng nó ẩn dụ đại hội giao lưu tu luyện tại Hàn Quốc, rất nhiều người tu luyện hải ngoại tới Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, truyền báu vật, thúc đẩy hoằng Pháp tại Hàn Quốc.
Liệt bang chi trung cao lập tiên, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai.
Hải trung phong phú hóa quy lai, Lục đại cửu nguyệt hải vận khai.
Tống cựu nghênh tân hảo thời tiết, Như vân như vũ hạc phi lai.
Chư bang đảo dư khuất phục tiên, Vô luận đại tiểu bang thuyền hạm.
Thánh sơn thánh địa vọng viễn lai, Dẫn suất quy lai liệt bang dân.
Kê Long đô thành tầm bích dân, Kim thạch tầm tường chân châu môn.
Vô tội nhân sinh vĩnh cư cung, Hữu tội nhân sinh bất nhập thành.
Bối thiên chi quốc vĩnh phá diệt, Phú quý bần tiện phản phúc nhật.
Cung Ất thánh sơn vô kỳ bất thông, Kim ngân bảo hóa dụng thặng dư.
Hòa bình dụng quan chính nghĩa lập, Vi giám đốc cánh vô cường.
Nhật quang trú cánh vô nguyệt quang chi cực, Thất nhật sắc bảo thạch chiếu.
Liệt bang vọng sắc phúc chi lai, Cánh vô nguyệt khuy bất dạ quang minh.
“Liệt bang chi trung cao lập tiên, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai” (Trong số các nước cao lập tiên, Bươm bướm các bang tới ca múa): Hàn Quốc còn gọi là Cao Ly, “cao lập” (高立) [gāolì] đọc giống Cao Ly (高丽) [gāolí], tức Nam Triều Tiên. “Hồ điệp” (bươm bướm) ẩn dụ người tu luyện hải ngoại, tới từ các nước (liệt bang), như bươm bướm vui mừng bay tới.
“Hải trung phong phú hóa quy lai, Lục đại cửu nguyệt hải vận khai” (Dồi dào trong biển quay trở về, Tháng chín lục đại vận biển mở): Từ ngoại quốc tới Hàn Quốc, từ Hàn Quốc đi ra ngoài, đi đi về về đều là “dồi dào trong biển”, tức kinh nghiệm tu luyện quý giá. “Lục đại cửu nguyệt” khả năng chỉ mùa thu hoạch.
“Tống cựu nghênh tân hảo thời tiết, Như vân như vũ hạc phi lai” (Chào cũ đón mới thời tiết đẹp, Như mây như mưa hạc bay tới): Rất nhiều người tu Đạo ở hải ngoại tới thăm Hàn Quốc. “Chào cũ đón mới” thường dùng vào năm mới, hay ngày hội đầu Xuân. Ở đây chỉ hình thế truyền bá Pháp Luân Công tại Hàn Quốc, lúc đầu đình trệ, sau mấy năm như cảnh tượng bay lên vậy. Chính vào lúc “thời tiết đẹp” này, rất nhiều người tu luyện ở nước ngoài (“hạc”) bay tới Hàn Quốc “như mây như mưa” để giao lưu.
“Chư bang đảo dư khuất phục tiên, Vô luận đại tiểu bang thuyền hạm” (Các nước đảo đều khuất phục tiên, Bất kể tàu thuyền lớn hay nhỏ): Các nước đều khâm phục Hàn Quốc, vẫn là cảnh tượng tấp nập giao lưu tu luyện.
“Thánh sơn thánh địa vọng viễn lai, Dẫn suất quy lai liệt bang dân” (Núi thánh đất thánh nhìn từ xa, Dẫn dân các nước quay trở về): “Núi thánh đất thánh” chỉ Pháp Luân Đại Pháp, người dân các nước đều đi tìm Đại Pháp để được quay trở về.
“Kê Long đô thành tầm bích dân, Kim thạch tầm tường chân châu môn” (Đô thành Kê Long tìm bích dân, Vàng đá tìm tường cửa trân châu): “thành” và “bích” đều chỉ bức tường, “bích dân” chỉ dân của “đô thành Kê Long”; Kê Long là tên ngọn núi Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ở đây ẩn dụ tu luyện. Tất cả đều xoay quanh “kim thạch” là Pháp Luân của Pháp Luân Công, tiến hành giao lưu tu luyện, thu hoạch được kinh nghiệm và bài học trân quý, tức “trân châu”.
“Vô tội nhân sinh vĩnh cư cung, Hữu tội nhân sinh bất nhập thành” (Đời người vô tội mãi ở cung, Đời người có tội không vào thành): “cung” (宫) [gōng] {cung điện} là đồng âm của “Công” (功) [gōng], chỉ Pháp Luân Công, tức chân lý thập thắng, là thành mà người vô tội mãi ở, còn kẻ có tội không vào được.
“Bối thiên chi quốc vĩnh phá diệt, Phú quý bần tiện phản phúc nhật” (Quốc gia phản trời mãi sụp đổ, Giàu sang bần hèn ngày đảo ngược): Nếu quốc gia kia đi ngược lại với Thiên lý, tức giáo huấn của Đại Pháp, làm trái với Đạo Trời, thì nó sẽ “sụp đổ”; bất kể quốc gia ấy là giàu hay nghèo, phú quý hay bần tiện, đều sẽ lật ngược trở lại.
“Cung Ất thánh sơn vô kỳ bất thông, Kim ngân bảo hóa dụng thặng dư” (Núi thánh cung Ất không gì không thông, Vàng bạc tiền báu dùng thừa thãi): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. “Cung” (弓) [gōng] {cây cung} cũng đồng âm với “Công” (功) [gōng], chỉ Pháp Luân Công. Như vậy “núi thánh cung Ất” ám chỉ Pháp Luân Công, tựa như vàng bạc tiền báu dùng mãi không hết, chỉ cần tu luyện thì sẽ lợi ích vô cùng. “Vàng bạc tiền báu” được nói đến ở đây không phải vàng bạc tiền báu thật, mà là nội hàm Pháp lý vũ trụ vô cùng vô tận.
“Hòa bình dụng quan chính nghĩa lập, Vi giám đốc cánh vô cường” (Hòa bình dùng quan lập chính nghĩa, Vì đốc thúc càng không mạnh): Người viết cho rằng, đây là nói mỗi cá nhân đều lấy tu luyện làm mục đích, không hề tranh danh đoạt lợi nơi “quan trường” nữa. Xã hội ngày nay là không thể “hòa bình dùng quan” được, mà đầy rẫy tranh đấu. Nhờ có Đại Pháp dựng lập Pháp lý tại tầng nhân loại đây, mỗi cá nhân đều nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không cần đốc thúc giám sát mà vẫn làm được rất tốt.
“Nhật quang trú cánh vô nguyệt quang chi cực, Thất nhật sắc bảo thạch chiếu” (Ánh nắng ban ngày không ánh trăng đêm, Bảy sắc mặt trời đá quý chiếu rọi): Đây là miêu tả Pháp Luân như viên đá quý với bảy sắc mặt trời, sặc sỡ chói lọi. Nghe nói nền của Pháp Luân có thể biến đổi theo bảy màu, là đỏ, cam, vàng, lục, lục-lam, lam, tím (về phương diện Pháp Luân Công mà nói, thêm hữu sắc và vô sắc, là tổng cộng chín màu sắc).
“Liệt bang vọng sắc phúc chi lai, Cánh vô nguyệt khuy bất dạ quang minh” (Các nước ngắm màu mà phúc tới, Càng không có ánh trăng khuyết buổi đêm): Pháp Luân tỏa hào quang tứ phía, khiến nhật nguyệt cũng phải lu mờ, sáng tạo nên hình thế “không ánh trăng đêm”, tức không có ma quỷ chiếm vị trí chủ đạo. Người tu luyện các nước nhờ ngắm màu sắc này mà hạnh phúc tới.
Đương đại thiên niên nhân nhân giác, Thị mưu nhân sinh thế mưu nhân tử.
Nhất đương thiên thiên đương vạn, Nhân nhược đương cường nhất hỉ nhất bi.
Hưng tận bi lai khổ tận cam lai, Nhân nhân giải oan hảo thời tiết.
Vĩnh xuân vô cùng phúc lạc, Xuất tử nhập sinh phác hoạt nhân.
Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử, Niên nguyệt nhật thời giáp tử vận.
Âm Dương hợp nhất tam thập định, Bất canh điền nhi thực chi.
Bất bái tế nhi tế chi, Bất ma bì nhi y chi.
Bất mai táng nhi táng chi, Hữu hình vô hình Thần hóa nhật.
Cầu nhân lưỡng bạch cầu cốc tam phong, Thế nhân bất tri khả ai khả ai.
Tâm giác tri tâm giác tri, Thận chi thận chi tai.
“Đương đại thiên niên nhân nhân giác, Thị mưu nhân sinh thế mưu nhân tử” (Nghìn năm đương đại người người tỉnh, Người mưu thị sinh người mưu thế tử): chữ “thị” (柿) {quả hồng} ở đây là câu đố chữ, “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Người mưu thị sinh người mưu thế tử” nghĩa là người mưu cầu tu Đạo theo vị Sư phụ họ Lý thì sống, người mưu cầu theo thế tục thì chết.
“Nhất đương thiên thiên đương vạn, Nhân nhược đương cường nhất hỉ nhất bi” (Một đương nghìn nghìn đương vạn, Người yếu đương mạnh một vui một buồn): Người ta thường nói “một chọi mười, mười chọi trăm”, vậy mà đây là “một đương nghìn nghìn đương vạn”, người tu luyện Pháp Luân Công được đánh giá cao hơn hẳn. “Một vui” là chỉ trong vòng mấy năm truyền bá, Pháp Luân Công đã hồng truyền tới hơn 50 nước trên thế giới, còn “một buồn” là gặp phải trấn áp của tà ác tại Trung Quốc từ ngày 20/7/1999.
“Hưng tận bi lai khổ tận cam lai, Nhân nhân giải oan hảo thời tiết” (Hết thịnh đến buồn khổ tận đến vui, Người người giải oan thời tiết đẹp): “hết thịnh đến buồn” chỉ người tu luyện tại Trung Quốc Đại Lục đạt đến 100 triệu, đúng lúc cực thịnh lại gặp phải đàn áp và bức hại; “khổ tận đến vui” chính là sau khi gặp phải trấn áp, Pháp Luân Công dần được giải oan tại Trung Quốc, danh dự Pháp Luân Công và Đại Thánh nhân cuối cùng được phục hồi, những người tu luyện lại có được hoàn cảnh tu luyện bình thường.
“Vĩnh xuân vô cùng phúc lạc, Xuất tử nhập sinh phác hoạt nhân” (Xuân mãi vô cùng mừng hạnh phúc, Thoát chết được sống người mộc mạc): Sau khi được minh oan tại Trung Quốc Đại Lục, Pháp Luân Công sẽ có hoàn cảnh tu luyện mới tốt đẹp. Cuộc đàn áp rợp trời dậy đất như vậy sẽ không phát sinh nữa, những người tu luyện sẽ được hồi báo, cũng chính là “Xuân mãi vô cùng mừng hạnh phúc”. “Phác hoạt nhân” chính là những người nhờ theo Đại Thánh nhân mà được sống. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân.
“Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử” (Không biết năm tháng bao nhiêu giáp): Ý câu này là sau khi trải qua khảo nghiệm sinh tử, những người tu luyện sẽ được vĩnh sinh muôn đời.
“Niên nguyệt nhật thời giáp tử vận, Âm Dương hợp nhất tam thập định” (Năm vận giáp tử thời nhật nguyệt, Âm Dương hợp nhất định ba mươi): Ý nói “thời nhật nguyệt”, “vận giáp tử” định ra một tháng cơ bản lấy 30 ngày (“tam thập định”), là dựa trên tương hợp của Âm-Dương, tức 15 ngày Thái Dương và 15 ngày Thái Âm tổ hợp thành, là thể hiện của lý “lưỡng nghi”.
“Bất canh điền nhi thực chi. Bất bái tế nhi tế chi, Bất ma bì nhi y chi. Bất mai táng nhi táng chi, Hữu hình vô hình Thần hóa nhật. Cầu nhân lưỡng bạch cầu cốc tam phong” (Không cày ruộng mà có ăn. Không cúng bái mà có tế, Không rút gai mà có mặc. Không chôn cất mà có táng, Không hình có hình ngày hóa Thần. Cầu người hai trắng cầu lúa ba phong): Những câu như thế này cũng xuất hiện trong vài thiên khác của «Cách Am Di Lục», thế nào là không cày ruộng mà có ăn, không cúng bái mà có tế, không rút gai mà có mặc, không chôn cất mà có táng? Có thể được như vậy, chính là vì đạt tới “không hình có hình ngày hóa Thần” rồi, mà để đạt cảnh giới ấy, thì không cách nào khác ngoài “cầu người hai trắng cầu lúa ba phong”. Tức là phải đắc được Đại Pháp “lưỡng bạch” với ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch, đồng hóa với “tam phong”—”Chân-Thiện-Nhẫn”. “Lưỡng bạch” còn có giải thích khác là “tâm trắng, thân trắng” (tính mệnh song tu), hoặc “nãi bạch thể, tịnh bạch thể” (hai giai đoạn tịnh hóa thân thể trong tu luyện), nhưng dẫu giải thích thế nào, thì đều là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
“Thế nhân bất tri khả ai khả ai. Tâm giác tri tâm giác tri, Thận chi thận chi tai” (Người đời không biết đáng thương đáng thương. Biết tỉnh tâm biết tỉnh tâm, Thận trọng thận trọng nhé): Vậy mà, con người thế gian không biết điều này, thật là đáng thương đáng thương lắm. Phải tỉnh tâm tỉnh ngộ đi nhé, lại cần phải thận trọng đấy.
(Hết thiên 4)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21045
Ngày đăng: 31-08-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.