«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 24): Trào tiếu ca



Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhị thập tứ thiên “Trào tiếu ca”

Lời tựa: Thiên này gọi là “Trào tiếu ca”, từ tên mà tra nghĩa, là cười nhạo lại những kẻ chế giễu người chân tu Đại Pháp. Tại đây Thần nhân mắng chửi những kẻ cười nhạo kia là “thùng phân”, gọi chốn xã giao của những nhân vật danh tiếng trong xã hội là “cầu tiêu”, đủ thấy mức độ châm biếm cay độc thế nào.

Thất tinh y trắc bỉ nhân thiên hữu Thần trợ, Nhân ngã trào tiếu nhi xưng thụ phúc vạn.
Trào tiếu nhi bất câu hư vọng tu Đạo nhân.
Vật lự thế tục hà vọng sinh, Thiên thông địa thông phẩn thông, Sở kinh bất yết manh lãng.
Đạo thông tri giác ngã nhân, Phẩn thông tri giác Đạo nhân dã.
Vô thanh vô khứu vô hiện tích hà lý, Kiến nhi cuồng tín đồ ngu giả.
Tín khứ thiên đường nhân, Kim thời mãn viên bất nhập hĩ.
Chung thân ngu nhân địa ngục, Bất tín trí nhân phi thượng thiên.
Tuyệt thị cầm dục vô từ vị, Thảo lộ nhân sinh khả linh.
Tự cổ lịch đại tường kiến, Nhân gian thất thập cổ lai hi.
Hảo du thế nguyệt thử kim thế, Tửu tứ thính lâu bất li.
Tạc nhật nhân sinh kim nhật tử, Kim nhật nhân sinh lai nhật tử.
Trường xuất nhập trí nhân tiện sở xuất nhập, Đạo nhân bất cố gia sự cuồng phu nữ.
Nhất nhật tam thực hà xứ sinh, Bỉ tiếu ngã ngã bỉ tiếu.
Chung kết thắng lợi thùy nhân ngôn hĩ, Hằng thời phát ngôn thiên đường.
Ngã trí giác tri địa ngục, Nhất bình chi tu Đạo nhân, Bắc Mang sơn xuyên bất miễn thời lai.
Tâm linh ngã nhân vận khứ, Trí đoản đoan bỉ nhân.
Ất thỉ khẩu tiết thỉ khẩu, Bất du hảo nhật hà vọng sinh.

Thất tinh y trắc bỉ nhân thiên hữu Thần trợ, Nhân ngã trào tiếu nhi xưng thụ phúc vạn. Trào tiếu nhi bất câu hư vọng tu Đạo nhân” (Bên sao Bắc Đẩu người kia được Thần trợ giúp, Ta đây cười nhạo mà gọi nhận phúc vạn, Cười nhạo đều là những kẻ tu Đạo hư vọng kia): Mấy câu này là cười nhạo những “kẻ tu Đạo hư vọng” trong giới tu luyện, những kẻ chế giễu và phỉ báng Chân nhân. Ở Hàn Quốc có những “kẻ tu Đạo hư vọng” như vậy cười nhạo các đệ tử chân tu. “Ta đây cười nhạo mà gọi nhận phúc vạn” là gì? Người ta càng cười nhạo, thì càng cấp phúc đức cho người tu luyện, bởi Phật gia giảng đánh người, mắng người sẽ tổn đức, còn chịu khổ, chịu nhục thì tích đức.

Vật lự thế tục hà vọng sinh, Thiên thông địa thông phẩn thông, Sở kinh bất yết manh lãng. Đạo thông tri giác ngã nhân, Phẩn thông tri giác Đạo nhân dã” (Đừng lo thế tục sống làm sao, Trời thông đất thông phân thông, Chỗ kinh ấy không làm mù sáng mắt. Đạo thông biết được người của ta, Phân thông biết được Đạo nhân thôi): Mấy câu này là châm biếm chua cay các chuyên gia, học giả và nhân sĩ tôn giáo. “Đừng lo thế tục sống làm sao”, thế giới ngày nay, thói đời một hạ, làm sao còn chỗ sống đây? “Trời thông đất thông phân thông”, các chuyên gia, học giả tự cho mình là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý ấy, biết được chút ít tri thức của nhân loại ấy, tự cho mình là “thiên thông địa thông” ấy, trong mắt Thần nhân thì chỉ là “phân thông” (thùng phân) mà thôi! “Chỗ kinh ấy không làm mù sáng mắt”, những tín đồ tôn giáo đọc tụng kinh sách ấy, trở thành giáo đồ tín giáo mà không chân chính tu tâm, tu luyện. “Đạo thông biết được người của ta, Phân thông biết được Đạo nhân thôi”, người thực sự hiểu được “người của ta”, tức người tu Pháp Luân Công, thì mới là “Đạo thông”; còn người chỉ biết các “Đạo nhân”, tức người trong tôn giáo ấy, thì chỉ là “phân thông” mà thôi.

Vô thanh vô khứu vô hiện tích hà lý, Kiến nhi cuồng tín đồ ngu giả. Tín khứ thiên đường nhân, Kim thời mãn viên bất nhập hĩ” (Không âm không mùi không hiện ở lý nào, Thấy mà cuồng tín là đồ ngu ngốc. Người tin vào thiên đường, Lúc này đủ rồi không vào được nữa): “Không âm không mùi không hiện” là trạng thái thuần tịnh của Thần, ở đây chỉ sự thuần tịnh trong thế giới của Thần. Ai muốn lên thế giới thiên quốc thì phải tu được thuần tịnh đến mức độ đó mới lên được. Đây chính là Lý của vũ trụ. Tuy rằng người ta nói lên thiên đường mà tin Thần, nhưng không hiểu rõ, trở thành tín đồ cuồng tín ngu ngốc. “Thiên đường Tây phương” mà họ tin giờ đã đủ số rồi và không vào được nữa.

Chung thân ngu nhân địa ngục, Bất tín trí nhân phi thượng thiên. Tuyệt thị cầm dục vô từ vị, Thảo lộ nhân sinh khả linh” (Cả đời dốt nát phải vào địa ngục, Không tin người trí bay lên trời. Đoạn tuyệt dục vọng bỏ mùi vị, Đời người thảo lộ như diễn kịch): Những người ngu ngốc không tin tu luyện Pháp Luân Công có thể thành “trí nhân” và bay lên trời, tức không tin người tu luyện có thể tu thành và viên mãn. Tu luyện là phải bỏ thói quen hưởng thụ và túng dục. Đời người mới đoản tạm và đáng thương làm sao!

Tự cổ lịch đại tường kiến, Nhân gian thất thập cổ lai hi. Hảo du thế nguyệt thử kim thế, Tửu tứ thính lâu bất li. Tạc nhật nhân sinh kim nhật tử, Kim nhật nhân sinh lai nhật tử” (Từ xưa vẫn thấy rõ ràng, Cõi nhân gian bảy mươi xưa nay hiếm. Vui vẻ bay nhảy trong đời này, Quán rượu phòng lầu không rời. Hôm qua còn sống hôm nay đã mất, Hôm nay còn sống ngày mai đã mất): Xét kỹ lịch sử xưa nay mới thấy “nhân sinh thất thập cổ lai hi”, thọ mệnh con người trên dưới 70 tuổi thôi, tuổi thọ hiện nay con người được kéo dài cũng là để tu luyện, vậy mà gặp thời “giải phóng nhân tính”, người ta ăn chơi nô đùa, phóng túng loạn tính, không gì không dám làm, ma tính đại phát, đâu đâu cũng là chốn ăn chơi đàng điếm, dâm loạn. Đời người đoản tạm, con người trầm luân trong đó, có thể nói là vui mừng được hay sao!

Trường xuất nhập trí nhân tiện sở xuất nhập, Đạo nhân bất cố gia sự cuồng phu nữ. Nhất nhật tam thực hà xứ sinh” (Nơi ra vào người trí ra vào cầu tiêu, Đạo nhân bất cần việc nhà phu nữ cuồng. Một ngày ăn ba lần biết sống ở đâu): “Trí nhân” ở đây chỉ những người quyền quý hay có học vấn, còn nơi ra vào là chốn ăn chơi đàng điếm, dâm loạn; bản thân họ không biết nơi họ ra vào chính là nhà xí! Còn cái gọi là “Đạo nhân” cuồng tín tôn giáo kia, cuồng phu cuồng nữ càng không quản việc nhà, không quản một ngày ăn ba bữa như thế nào.

Bỉ tiếu ngã ngã bỉ tiếu. Chung kết thắng lợi thùy nhân ngôn hĩ, Hằng thời phát ngôn thiên đường. Ngã trí giác tri địa ngục, Nhất bình chi tu Đạo nhân, Bắc Mang sơn xuyên bất miễn thời lai” (Ngươi cười ta ta cười lại. Cuối cùng nói ai thắng lợi đây, Lúc nào cũng nói thiên đường. Trí giác ta biết địa ngục, Kẻ tu Đạo tầm thường không miễn sông núi Bắc Mang): Sau mấy đoạn cười nhạo những kẻ bất chính, cuối cùng Thần nhân nói: “Ngươi cười ta ta cười lại. Cuối cùng nói ai thắng lợi đây”. Người đời cười ta tu luyện Pháp Luân Công, ta cười lại những kẻ cười nhạo ấy, xem cuối cùng thắng lợi thuộc về ai? Một số kẻ cứ hô lớn thiên đường thiên đường, ta biết họ không lên thiên đường mà lại xuống địa ngục; còn một số người tu Đạo cả đời, tu tới tu lui mà cuối cùng chỉ tới núi Bắc Mang, tức tử lộ {con đường chết}. Núi Bắc Mang nằm tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; Lạc Dương từng là thủ đô 12 triều đại cổ Trung Quốc; núi Bắc Mang là khu mộ mai táng vua các triều đại.

Tâm linh ngã nhân vận khứ, Trí đoản đoan bỉ nhân. Ất thỉ khẩu tiết thỉ khẩu, Bất du hảo nhật hà vọng sinh” (Tâm linh người của ta vận rời đi, Trí ngắn của người kia. Hay lắm, Ngày đẹp không vào sinh nơi đâu): Người tu Đại Pháp Đại Đạo cuối cùng sẽ lên thế giới thiên quốc, còn những kẻ “trí ngắn” chỉ biết lợi ích trước mắt kia, sống trong thời đại tự do phóng túng, tùy tâm sở dục, tưởng như rất có tư vị, chợt hô lên “hay lắm”! Nhưng không nhân “ngày đẹp” mà nhập Đạo tu chính Pháp thì mong tìm đường sinh sao đây?

(Hết thiên 24)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21420



Ngày đăng: 03-11-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.