«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 34): Hải ấn ca



Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập tứ thiên “Hải ấn ca”

Lời tựa: Thiên này giảng về Pháp Luân, tức “hải ấn”, nhưng không miêu tả Pháp Luân hình dạng thế nào, mà từ nghĩa rộng bàn rằng luyện Pháp Luân Công có thể trường sinh, đạt được ước mơ trường sinh bất lão của đế vương quyền quý khi xưa.

Tần Hoàng Hán Vũ cầu hạ, Bất lão thảo bất tử dược.
Hồng nghê thất sắc vân vụ trung, Cam lộ như vũ hải ấn hĩ.
Hỏa vũ lộ tam phong hải ấn, Cực Lạc nhập quyển phát hành hạ.
Hóa tự hóa tự hóa tự ấn, Vô sở bất năng hải ấn hĩ.

Tần Hoàng Hán Vũ cầu hạ, Bất lão thảo bất tử dược. Hồng nghê thất sắc vân vụ trung, Cam lộ như vũ hải ấn hĩ” (Tần Hoàng Hán Vũ cầu ban phát, Cỏ bất lão thuốc bất tử. Trong mây tía cầu vồng bảy màu, Sương ngọt như mưa ấn biển vậy): Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ đại, Hoàng đế thống nhất Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng tìm trăm phương ngàn kế để được trường sinh bất lão. Khi nghe thủ hạ nói trên núi Tam Thần sơn ở Đông Hải có cỏ bất lão, uống thứ cỏ này sẽ được trường sinh bất lão, ông sai đóng thuyền lớn, phái 500 đồng nam đồng nữ đến Đông Hải tìm cỏ bất lão. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng chưa được uống cỏ bất lão mà đã đoạn mệnh năm 54 tuổi. Như vậy thứ “cỏ bất lão thuốc bất tử” ấy ở nơi đâu? “Cỏ bất lão thuốc bất tử” này chính ở “Trong mây tía cầu vồng bảy màu, Sương ngọt như mưa ấn biển vậy”. Ý nghĩa là gì? “Cầu vồng bảy màu” chính là bảy màu sắc khi hình nền Pháp Luân đổi màu, là đỏ, cam, vàng, lục, lục-lam, lam, tím (tất nhiên còn có hữu sắc, vô sắc). “Mây tía” chính là chỉ hình thái màu sắc của hình nền, còn “sương ngọt như mưa” lại giảng về nội hàm, ý nói nước của sinh mệnh. “Hải ấn” bảy màu, sương ngọt như mưa này chính là chỉ hình thái và nội hàm của Pháp Luân.

Hỏa vũ lộ tam phong hải ấn, Cực Lạc nhập quyển phát hành hạ. Hóa tự hóa tự hóa tự ấn, Vô sở bất năng hải ấn hĩ” (Lửa mưa sương ấn biển ba phong, Nhập vòng Cực Lạc phát hành xuống. Chữ hóa chữ hóa ấn chữ hóa, Không gì không thể ấy ấn biển): “Tam phong” chỉ Chân-Thiện-Nhẫn, “hải ấn” chỉ Pháp Luân. “Cực Lạc nhập quyển” chính là có thể nhập vào vòng của thế giới Cực Lạc. “Hóa tự hóa tự hóa tự ấn” nhấn mạnh chữ “hóa”, chỉ đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. “Vô sở bất năng hải ấn hĩ”, Pháp Luân (“hải ấn”) này thần thông quảng đại, không gì là không thể.

(Hết thiên 34)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21501



Ngày đăng: 22-12-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.