«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 14): La Mã đan nhị



Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ thập tứ thiên “La Mã đan nhị”

Lời tựa: Có hai thiên mà tiêu đề có chữ “La Mã”, thiên này là “La Mã đan nhị”. Đề mục này khiến người ta có dư vị, trước tiên giải thế nào là “La Mã”. Nhắc tới La Mã, người ta rất dễ liên tưởng tới đế quốc La Mã cổ đại, một thời cường thịnh, xưng hùng xưng bá, nhưng cuối cùng diệt vong. Thiên này đề chữ “La Mã”, tất nhiên Thần nhân ngụ ý rất sâu. “La Mã đan nhị” là gì? “Đan” là giỏ tre đựng cơm thời cổ đại, vậy thì “đan nhị” là gì? Tức là hai cái giỏ. Đều là đựng cơm, nhưng một là người tu Đạo “thị tùng chi nhân”, một là kẻ ác “sinh phiến đảng chi nhân”. Tóm lại, “La Mã đan nhị” dùng nhân vật chính diện và phản diện làm chứng, cảnh tỉnh thế nhân không được quên vết xe đổ của đế quốc La Mã khi xưa.

Thiên dĩ giám chi thiện ác, Các hành báo ứng.
Thị tùng chi nhân như xuân chi thảo, Vinh quang tôn quý, Tứ thời bất suy chi sinh.
Sinh phiến đảng chi nhân, Bất nghĩa ác hành, Như ma đao chi thạch.
Bất miễn nhập ngục trọng tội chi nhân, Ác tâm lão nhật thụ đại.
Tôn thủ nghi lý bất ly vinh quan, Cư chi thập thắng vĩnh viễn an tâm.
Vô pháp tội giả, Vô pháp chi vong dã.
Hữu tội phụ tuất thủy hỏa, Nhân nhân tâm giác, Hậu hối bất ly hĩ, Lục lục ── Thập lục.

Thiên dĩ giám chi thiện ác, Các hành báo ứng” (Trời vẫn theo dõi thiện ác, Đưa ra báo ứng): Gương trời chiếu tỏ thiện ác của con người, thiện ác đều có báo ứng tương đương.

Thị tùng chi nhân như xuân chi thảo, Vinh quang tôn quý, Tứ thời bất suy chi sinh” (Người theo quả hồng như cỏ mùa Xuân, Vinh quang tôn quý, Bốn mùa sinh sôi không ngừng): Chữ “thị” (柿) {quả hồng} ở đây là câu đố chữ, “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Thị tùng chi nhân” là người tu Đạo theo vị Sư phụ mang họ Lý, sinh cơ bừng bừng như cỏ mùa Xuân, tương lai sẽ được vĩnh sinh.

Sinh phiến đảng chi nhân, Bất nghĩa ác hành, Như ma đao chi thạch. Bất miễn nhập ngục trọng tội chi nhân, Ác tâm lão nhật thụ đại” (Người đảng sinh phiến, Bất nghĩa hành ác, Như đá mài dao. Người tội nặng không miễn vào ngục, Lão nhật ác tâm chịu thay): “Sinh phiến đảng chi nhân” chỉ những kẻ tiểu nhân đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công này cũng như “đá mài dao” vậy, những ai hành ác sẽ phải chịu ác báo. Những người mắc trọng tội sẽ phải chịu dày vò cho tới khi nhập địa ngục.

Tôn thủ nghi lý bất ly vinh quan, Cư chi thập thắng vĩnh viễn an tâm. Vô pháp tội giả, Vô pháp chi vong dã” (Thuân thủ lễ nghi không rời mũ vinh, Ở nơi thập thắng mãi mãi an tâm. Người có tội vô pháp, Vô pháp diệt vong): «Cách Am Di Lục» dùng “Thiên giáng Cứu Chủ, Mã đầu ngưu giác, Chân Chủ chi ảo, Thị vinh tự ý hà” để miêu tả Đại Thánh nhân, bởi vậy “mũ vinh” ở đây chỉ Đại Thánh nhân. Những người tu luyện Pháp Luân Công “thập thắng” theo Đại Thánh nhân sẽ “vĩnh viễn an tâm”. “Vô pháp tội giả”, nghĩa là bất kể tà ác điên cuồng đàn áp Pháp Luân Công thế nào, định cho họ tội danh nào, thì họ cũng không thể định tội, cuối cùng người tu luyện Pháp Luân Công sẽ được giải oan và thả ra. “Vô pháp chi vong dã”, nghĩa là những kẻ đàn áp Pháp Luân Công không còn kiêng nể, vô pháp vô thiên, đã được định trước là sẽ diệt vong.

Hữu tội phụ tuất thủy hỏa, Nhân nhân tâm giác, Hậu hối bất ly hĩ, Lục lục ── Thập lục” (Có tội phụ tuất thủy hỏa, Người người tỉnh tâm, Sau hối không kịp vậy, Sáu sáu ── Mười sáu): “Tuất thủy hỏa” (戌水火) hợp thành chữ “diệt” (滅) phồn thể, “Hữu tội phụ tuất thủy hỏa” tức kẻ có tội sẽ bị diệt, người ta phải hiểu cái lý này, nếu không sau hối sẽ không kịp. “Lục lục ── Thập lục” ở cuối là ẩn ngữ; thực ra, “lục” (六) {sáu} với “lục” (戮) {giết} là đồng âm tiếng Hàn, “Lục lục ── Thập lục” có nghĩa là “giết giết ── Trời giết”, Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, nên “thập” tức “thiên” {Trời}. Mấy câu cuối này ngụ ý rõ ràng: Người người phải hiểu kẻ có tội sẽ bị diệt, Nếu không sau hối không kịp. Nhớ lấy, người không giết, mà Trời giết.

(Hết thiên 14)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21263



Ngày đăng: 13-10-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.