«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 35): Lưỡng bạch ca



Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập ngũ thiên “Lưỡng bạch ca”

Lời tựa: Thiên này là “Lưỡng bạch ca”, kiêm cả hình tượng lẫn nội hàm, nhắc nhở người đời thông qua hình tượng ấy mà thấy đồ hình Pháp Luân, cần ngộ ra đây chính là Pháp Luân Công, lại cần phải hiểu đây là công pháp văn tự thiển bạch, đạo lý minh bạch.

Dạ quỷ phát động tạp nhu thế thượng, Phỏng đạo quân tử thùy hà nhân.
Hà Đồ Lạc Thư Chu Dịch lý trí, Lưỡng sơn chi đồ tu tường kiến.
Lợi tại lưỡng bạch cứu nhân sinh, Ly lưu tâm thủy dũng tuyền dã.
Hương phong xúc tị tâm hoa phát, Y bạch tâm bạch diệc lưỡng bạch.
Lưỡng hạ tam tín thiên nhân hồ, Tâm hoa khai bạch phu liệt phu liệt.

Dạ quỷ phát động tạp nhu thế thượng, Phỏng đạo quân tử thùy hà nhân” (Dạ quỷ phát động hỗn loạn trên đời, Hiểu đạo quân tử người nào đây): Đúng lúc Pháp Luân Công hồng truyền, thì dạ quỷ phát động làm thế giới hỗn loạn không thôi; dạ quỷ đua nhau xuất động công kích Đại Thánh nhân và Pháp Luân Công, độc hại thế giới và chúng sinh, cản trở nhiều người hơn đắc Pháp. Bởi thế, khi Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, liệu ai tới đắc chân Pháp đây?

Hà Đồ Lạc Thư Chu Dịch lý trí, Lưỡng sơn chi đồ tu tường kiến” (Hà Đồ Lạc Thư mang lý Chu Dịch, Đồ hình hai núi phải nhìn rõ): Các vị muốn biết “lưỡng bạch” là gì, thì phải nhìn một số đồ hình, hoặc ký hiệu, xem có lý Chu Dịch của Hà Đồ, Lạc Thư trong đó hay không. “Đồ hình hai núi phải nhìn rõ”, ở đây bàn về “đồ hình hai núi” (lưỡng sơn chi đồ). Liệu có hai bức đồ hình nào, hay hai vật nào mang hình tượng lý Chu Dịch không? Đây chính là chỉ hai bức đồ hình Pháp Luân — một bức là đồ hình Pháp Luân lấy màu xanh da trời làm màu nền, ở dưới đề ba chữ “Chân Thiện Nhẫn”; còn bức kia là đồ hình Pháp Luân lấy màu đỏ làm màu nền, ở dưới đề bốn chữ “Pháp Luân thường chuyển”. Cũng là nói các vị muốn biết thập thắng “lưỡng bạch” là gì, thì phải xem đồ hình Pháp Luân, đáp án đều ở trong đó.

Lợi tại lưỡng bạch cứu nhân sinh, Ly lưu tâm thủy dũng tuyền dã. Hương phong xúc tị tâm hoa phát, Y bạch tâm bạch diệc lưỡng bạch” (Lợi ở hai trắng cứu đời người, Ấy nước suối tâm tuôn lưu ly. Gió thơm ngào ngạt hoa tâm nở, Áo trắng tâm trắng cũng hai trắng): Mục đích của “lưỡng bạch” là cứu độ nhân sinh, dùng để độ nhân, cứu vãn chúng sinh. Mà tâm tu Đại Pháp này thuần tịnh như dòng suối chảy bất tận, không ngừng tịnh hóa tâm tính con người, cũng như “gió thơm ngào ngạt” vậy, khiến nhân tâm khoáng đạt rộng mở. “Áo” chỉ bề mặt “trắng”, tức văn tự thiển bạch, ngôn ngữ thiển bạch; “tâm” chỉ nội hàm “trắng”, tức đạo lý minh bạch, Pháp lý minh bạch. Cũng có giải thích “y bạch tâm bạch” là chỉ thân trắng và tâm trắng, tức công pháp tính mệnh song tu.

Lưỡng hạ tam tín thiên nhân hồ, Tâm hoa khai bạch phu liệt phu liệt” (Hai dưới ba tín người trời ư, Hoa tâm nở trắng xếp đầy xếp đầy): “Lưỡng hạ tam tín”, “lưỡng hạ” chỉ hai bức đồ hình Pháp Luân, “tam tín” chỉ ba chữ Chân Thiện Nhẫn. Tức ý nói tu “Chân-Thiện-Nhẫn” này sẽ trở thành thiên nhân, “tâm hoa khai bạch”, tâm linh không ngừng tịnh hóa trong suốt quá trình tu luyện.

(Hết thiên 35)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21502



Ngày đăng: 30-12-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.