«Cách Am Di Lục» toàn giải: Lời nói đầu
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
“Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thị thùy cảm tác thử thư truyện”
(Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Liệu ai dám viết ra cuốn sách truyện này)—Trích «Cách Am Di Lục», đệ cửu thiên “Sinh sơ chi lạc”.
Lời nói đầu
Phàm là con người trên thế gian này, có lẽ không có ai chưa từng nằm mộng. Hoặc có lúc vì giấc mộng mà khốn hoặc, nhưng phần lớn cảm thấy chẳng qua chỉ là giấc mộng thôi, không đáng để bận tâm. Ai có thể đếm xem một đời mình đã nằm mộng bao nhiêu, và cũng làm gì có ai coi mỗi giấc mộng đều là thật? Bởi vì dẫu sao mộng chỉ là mộng, chứ không phải hiện thực.
Nhưng người ta có câu “nhân sinh như mộng”, như một cách khắc họa cuộc sống đoản tạm và hư vô trên thế gian này. Bất cứ ai cũng có thể từng nghĩ đến hoặc thể nghiệm cảm giác tuyệt vọng không cách nào trốn tránh ấy – cho dù là nhân vật nổi danh bốn biển, hay chỉ là một lê dân bình thường, cho dù là người giàu sang bạc tỷ, hay là kẻ cùng khổ bần hàn – đời người rốt cuộc cũng chỉ như một trạm dừng, và điều chờ đợi họ chính là tử thần.
Người viết sở dĩ từ giấc mộng đời người liên tưởng đến lịch sử nhân loại, là vì trong quá trình phá giải «Cách Am Di Lục», người viết có thể thăm dò hòn sỏi nằm dưới lòng sông dài của lịch sử.
Đạo Trời sâu xa, gương Trời sáng tỏ.
Trong dòng sông dài lịch sử, biết bao chìm nổi, rốt cuộc là ai làm chủ? Bao nhiêu triều đại hưng vượng thịnh suy, khi khởi khi phục, biết bao buồn vui lẫn lộn, như ảo như mộng? “Sông lớn cuồn cuộn chảy về Đông, Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng“. Mỗi một khúc, mỗi một màn, từng gợi nên biết bao khúc ca tuyệt vời thiên cổ, nhưng bí ẩn thật giả trong đó thì ai biết? Cổ kim Đông Tây, chỉ điểm giang sơn, nói về nhân vật phong lưu, trên thế gian có không ít dự ngôn, thế nhưng ai dám tưởng tượng thế gian con người chỉ là một vở kịch có một không hai, rằng các dự ngôn vang danh xa gần đều là bí văn “kịch giả diễn thật”?!
Nếu như lịch sử nhân loại đến nay bất quá chỉ là diễn tập mà thôi, thì diễn thật như thế nào, và khi nào thì diễn, đáp án chính là «Cách Am Di Lục».
Để phá giải «Cách Am Di Lục», người viết đã đọc hơn 80 bộ dự ngôn Hàn Quốc, và phát hiện rằng đại bộ phận đều đàm luận về kiếp nạn của nhân loại thời mạt thế, đồng thời minh xác chỉ rõ chỉ có tu Pháp Luân Công “cung cung Ất Ất” mới là đường sinh, đặc biệt còn chỉ rõ đối đãi Pháp Luân Công như thế nào chính là nhân tố quyết định tương lai mỗi sinh mệnh.
Ngoại trừ «Cách Am Di Lục» ra, các ngạn ngữ, văn khắc, hoặc dự ngôn nói về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí đã sớm quảng truyền thế gian, chỉ là người đời không biết mà thôi.
Đọc kỹ «Cách Am Di Lục» thì có thể biết, «Cách Am Di Lục» có đặc điểm khác biệt với các dự ngôn khác: Đó là, «Cách Am Di Lục» chuyên môn bàn luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí, nghĩa là tổng cộng 60 thiên «Cách Am Di Lục», từ đầu tới cuối gần như chỉ chuyên nhất đàm luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Trước khi trần thuật vấn đề này, người viết đã lĩnh hội các sách tiên tri nổi tiếng của cả Đông và Tây phương, và đối chiếu với «Cách Am Di Lục», để giúp chúng ta lý giải vấn đề. Nói về các sách tiên tri Đông và Tây phương, nổi bật ở phương Đông có tác phẩm «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, phương Tây có «Các Thế Kỷ» của Nostradamus. Để phá giải «Cách Am Di Lục», người viết đã đọc tham khảo một lượng lớn thư tịch, và kinh ngạc phát hiện trong số 60 Tượng «Thôi Bối Đồ», từ Tượng 40 trở đi, mười mấy Tượng quả nhiên dự ngôn về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Tất nhiên, lần phát hiện này của người viết là lần phá giải đầu tiên trong hơn 1.000 năm lưu truyền của «Thôi Bối Đồ». «Thôi Bối Đồ» tiên tri Thánh nhân sẽ xuất sinh tại Trung Quốc rồi truyền xuất Pháp Luân Công, đến năm Thỏ 1999 gặp trấn áp bởi nhà độc tài thuộc Hổ. Sau đó mấy năm, nhà độc tài thuộc Hổ sẽ phải chịu thẩm phán của lịch sử, tầng cao nhất trong lãnh đạo Trung Quốc sẽ có người đứng ra đề xuất giải oan cho Pháp Luân Công, Pháp Luân Công cuối cùng thành thế lớn, v.v. Còn trong «Các Thế Kỷ», nhà tiên tri đại tài nổi tiếng người Pháp Nostradamus tiên tri nhân loại sẽ gặp tai họa lớn vào năm 1999. Ông viết: “Vào năm 1999, tháng 7, Để Đại vương Angoulmois phục sinh, Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống, Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ“, chính là chỉ năm 1999 tại Trung Quốc, Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Không chỉ có vậy, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống, và các dự ngôn Hàn Quốc như «Mã Thượng Lục», «Tiêu Song Lục», «Trịnh Giám Lục», «Tam Dịch Đại Kinh», v.v. đều trực tiếp tiên tri hoặc đề cập đến Pháp Luân Công và thời kỳ lịch sử đặc thù ngày hôm nay. Bởi vậy, chúng ta thấy không chỉ «Cách Am Di Lục» là tiên tri về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí, mà các dự ngôn khác, hoặc ít hoặc nhiều cũng đều nói đến Pháp Luân Công, chẳng qua không dự ngôn nào như «Cách Am Di Lục», đàm luận vừa tường tận vừa sâu sắc. Đương nhiên, xét vấn đề từ góc độ này, trong các dự ngôn trên thế giới hiện nay, «Cách Am Di Lục» là đứng đầu.
Tuy nhiên, tại đây nhất định phải nói một chút tại sao «Cách Am Di Lục» và các sách tiên tri khác lại đều đàm luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Khi tôn giáo đã trở nên hủ bại, điều mà người đương đại sùng bái đại đa số là mang tâm lý nghịch phản, bởi vậy khi đọc cuốn sách này khó tránh có một chút phản cảm. Tuy nhiên, sự thật vẫn mãi là sự thật, không thể vì sở thích của con người mà tốt biến thành xấu, xấu biến thành tốt. Đối với các dự ngôn như thế này, dù tin cũng vậy, không tin cũng vậy, nhưng ngày mà chân tướng đại hiển đã không còn xa nữa. Ví dụ, người ta vẫn luôn kể về câu chuyện “con thuyền Noah”. Nếu quả thực có chuyện như vậy, thì mọi người thử nghĩ xem, khi chuyện xảy ra rồi, lời tiên tri trở thành hiện thực, những người gặp nạn lúc ấy mới khóc thì hỏi có tác dụng gì?…
Bởi vậy, có thể nói «Cách Am Di Lục» cũng như ngọn hải đăng rọi sáng đường biển cho nhân loại ngày nay. Nói thẳng ra, các sách tiên tri trứ danh cả Đông và Tây phương đều bàn luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí tuyệt không phải là ngẫu nhiên. Con người trải qua bao đời bao kiếp, lịch sử nhân loại hàng nghìn hàng vạn năm, nếu hôm nay đang đứng giữa ngã tư, thì lựa chọn con đường nào đều là do chính mình. Nhận thức và đối đãi như thế nào với cuộc đàn áp Pháp Luân Công? Bạn ôm giữ loại lập trường và quan điểm nào? Nếu chưa từng đọc qua «Cách Am Di Lục», bạn có thể không rõ chân tướng, bởi vậy có thể rơi vào cảnh ngộ bất hạnh và thống khổ đời đời kiếp kiếp. Vì thế mới nói biết được «Cách Am Di Lục» thì đã tính là có phúc phận rồi! Đương nhiên, không phải cứ ai hễ đọc thì đều tin là thật, nhưng cũng có thể đọc nó sẽ cải biến đường đời của bạn. Nghe thì giống như vô lý buồn cười, mà bạn có bật cười thì cũng không sao, chỉ e đến lúc ấy không cười được nữa. «Cách Am Di Lục» tiên tri Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc, sau đó được giải oan, cuối cùng xảy ra ôn dịch: “Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời, Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật, Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất…” (Ba năm gặp hung hai năm bệnh tật, Tới lúc vạn nước lưu hành dịch bệnh, Là bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp, Chết đen máu khô căn bệnh vô danh, Sớm sống chiều chết mười hộ còn một…) Tất nhiên, «Cách Am Di Lục» tiên tri đúng sai thế nào, cho dù người đời tin hay không tin, thì đến khi dịch bệnh khuếch tán nhân loại mới biết. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, «Cách Am Di Lục» cũng tiết lộ bí quyết làm sao để sinh tồn khi quái tật hoành hành. Do đó có thể nói bản thân việc đọc được «Cách Am Di Lục» đã là phúc đến từ trời rồi!…
Kể rằng, «Cách Am Di Lục» là một bộ dự ngôn của Thần nhân, là một bộ ‘thiên thư’. Trong «Cách Am Di Lục», Thần nhân tràn đầy nhiệt huyết ca tụng Đại Thánh nhân và Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời căm phẫn lên án cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công của tà ác, lấy chính nghĩa để cảnh cáo những người đi theo tà ác, mỗi lời tựa như đầy máu và nước mắt, khiến người viết cảm thán muôn vàn.
Toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục» theo một phong cách đặc định, tựa như một bộ sử thi, một bản giao hưởng về vận mệnh, một tòa bảo tàng lịch sử, triển hiện trận chiến giữa Đạo và ma, giữa Thiện và ác xoay quanh Pháp Luân Công. Nó khí thế hùng hồn, hạo khí trường tồn, tựa như một dòng sông chảy không ngừng nghỉ, thuật lại tiến trình lịch sử bi tráng huy hoàng ngày hôm nay. Nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh thế nhân, rằng người tu luyện đắc Đạo thì vĩnh sinh, kẻ đàn áp Pháp Luân Công thì vĩnh tử!
Không còn nghi ngờ gì nữa, «Cách Am Di Lục» có thể được coi là một bộ thiên thư hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, bộ thiên thư này ẩn thân khỏi thế gian gần 500 năm, chỉ mới làm mưa làm gió trong suốt 17 năm qua, vận mệnh có thể nói là lênh đênh. Qua 17 năm diện thế, tuy nhiều người từng nghiên cứu khám phá, nhưng không ai có thể khai mở tấm màn che «Cách Am Di Lục», thật là đáng tiếc. Thực ra người viết đã sớm biết được bí ẩn, nhưng vì nhiều nguyên nhân, đợi xem có ai “một lời mà động trời” để phá giải «Cách Am Di Lục» hay không, nên tới xuân Tân Tỵ năm ngoái vẫn chưa đặt bút. Tuy nhiên, những cách phá giải cũ chỉ khiến người đời trầm mê vào chỗ tối, do vậy xuất phát từ trách nhiệm đạo đức chính nghĩa, người viết bắt buộc phải cầm bút ngồi vào bàn. Mục đích là đem bản lai diện mục «Cách Am Di Lục» rọi sáng toàn bộ tiến trình lịch sử đặc biệt ngày hôm nay, để «Cách Am Di Lục» chân chính khởi tác dụng của tiếng chuông cảnh tỉnh. Còn giải như thế nào, người viết không tiện thuật lại, để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên trung thành với nguyên văn, dùng từ ngắn gọn súc tích, biểu đạt minh xác sở nguyện. Ý trời mênh mang, chỉ e chưa dụng tâm đủ, suy ngẫm đủ…
Tuy hắc ám vẫn còn quẩn quanh, nhưng tiền trình quang minh đang trải ra phía trước, thật trang nghiêm và thần thánh vô cùng.
Xin dừng bút tại đây, không hiểu tại sao nữa. Không ngăn nổi hai hàng nước mắt chảy dài, người viết không có lời nào biểu đạt lòng hạnh phúc trước trời đất tươi sáng phía trước…
Người viết
Mùa Thu, năm 2002 Nhâm Ngọ, tại Hải Đảo.
(có tóm lược)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21991
Ngày đăng: 29-07-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.