«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 15): La Mã nhất nhị thập tam điều



Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ thập ngũ thiên “La Mã nhất nhị thập tam điều”

Lời tựa: Thiên trước đã giải qua thế nào là “La Mã”, vậy “La Mã nhất” ở thiên này là gì? Là đơn nhất chỉ ra hai mươi ba tội trạng của nhân loại thời mạt thế? Hay là, “nhất” (一) {số một} với “sự” (事) {sự việc} trong tiếng Hàn là đồng âm, vậy phải chăng đề mục nghĩa là “La Mã chi sự”? Người viết trộm nghĩ cách giải sau là đúng hơn.

Tâm giác tâm giác, Tang thất bản tâm giả.
Nhất bất nghĩa, Nhị hồn ác.
Tam tham dục, Tứ ác ý.
Ngũ sai kị, Lục điều nhân.
Thất phấn tranh, Bát trá khi.
Cửu ác độc, Thập thục ẩn thục ẩn.
Thập nhất phỉ báng, Thập nhị vô thần.
Thập tam vô thiên, Thập tứ lăng nhục.
Thập ngũ kiêu mạn, Thập lục tạ mạn.
Thập thất chư ác đồ mưu, Thập bát phụ mẫu cự nghịch.
Thập cửu ngu muội, Nhị thập bối ước.
Nhị thập nhất vô tình, Nhị thập nhị vô từ bi.
Nhị thập tam bất nghĩa, Thị nhẫn dã, Thử nhân hối tâm tự trách.
Bất nhiên, Bất miễn thiên nộ, Thiên phạt chi độc hĩ.

Những ai đánh mất bản tâm hãy mau thanh tỉnh, hiện tại nhân loại đã có 23 tội trạng: Một là bất nghĩa; hai là linh hồn tà ác; ba là tham dục; bốn là ác ý; năm là nghi kỵ; sáu là hiếu thắng; bảy là tranh đấu; tám là dối trá; chín là ác độc; mười là nói sau lưng; mười một là gièm pha; mười hai là không tin Thần; mười ba là không tin Trời; mười bốn là hà hiếp; mười lăm là ngạo mạn; mười sáu là tự mãn; mười bảy là mưu đồ ác độc; mười tám là cãi lại cha mẹ; mười chín là ngu muội; hai mươi là thất tín; hai mươi mốt là bạc tình; hai mươi hai là không từ bi; hai mươi ba là chấp nhận bất nghĩa.

Thị nhẫn dã, Thử nhân hối tâm tự trách. Bất nhiên, Bất miễn thiên nộ, Thiên phạt chi độc hĩ” (Là nhẫn chịu, Người này hối hận tự trách. Nếu không, Không miễn Trời giận, Trời phạt độc vậy): Là có thể nhẫn, ai không thể nhẫn, hễ phạm phải điều gì trong 23 điều kia, mà không biết hối hận tự trách, thì rồi sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Trời, Trời phạt, Trời phẫn nộ, trừng phạt thật nghiêm khắc vậy.

(Hết thiên 15)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21264



Ngày đăng: 20-10-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.