«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 30): Ất Ất ca
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ tam thập thiên “Ất Ất ca”
Lời tựa: Thiên này cũng như “Cung cung ca”, dùng mấy câu mang tính hình tượng để miêu tả phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân, lấy đó để khiến người ta ngộ được Pháp Luân và Pháp Luân Công.
Đại tiểu thượng hạ vật luận giai cấp, Vạn vô nhất thất thập công phu dã.
Ất Ất tung hoành thập tự thị, Ất Ất tương hòa kỷ nguyên chi số.
Bối Ất chi gian công phu công tự, Lợi tại Ất Ất Đạo thông chi lý.
Tự hạ đạt thượng thế bất tri hĩ.
“Đại tiểu thượng hạ vật luận giai cấp, Vạn vô nhất thất thập công phu dã” (Lớn nhỏ trên dưới đừng luận giai cấp, Không thể sai sót thập công phu vậy): Đừng quản bạn là lớn hay nhỏ, là trên hay dưới, bất luận bạn ở giai tầng, giai cấp nào, chỉ cần tu Pháp Luân Công (“thập công phu”, tức công phu “thập thắng”), thì đảm bảo bạn sẽ “không thể sai sót”, khiến bạn trường sinh bất tử, hay được vĩnh sinh.
“Ất Ất tung hoành thập tự thị, Ất Ất tương hòa kỷ nguyên chi số” (Ất Ất ngang dọc hình chữ thập, Ất Ất hòa nhau số của kỷ nguyên): “Ất Ất tung hoành”, hai chữ Ất “乙” đan ngang dọc vào nhau tạo thành phù hiệu chữ Vạn “卍”; trong đồ hình Pháp Luân, các phù hiệu chữ Vạn “卍” được xếp theo hình chữ “thập” (十). “Ất Ất tương hợp” cũng là hình chữ Vạn “卍”, đây chính là “số của kỷ nguyên”. “Số của kỷ nguyên” ý là gì? Theo “Thuyết vận hội”, một nguyên là mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. “Số của kỷ nguyên” chính là vài chục vạn năm; như vậy, “Ất Ất hòa nhau số của kỷ nguyên”, hay phù hiệu chữ Vạn “卍” đã trải qua mấy chục vạn năm rồi. Theo thuyết vũ trụ là do Phật, Đạo lưỡng gia tổ hợp thành, nói phù hiệu chữ Vạn “卍” có lịch sử mấy chục vạn năm phải chăng là quá ngắn? “Số của kỷ nguyên” này có khả năng là thiên cơ, khả năng chỉ Pháp Luân Công đã từng được truyền ở địa cầu thời xa xưa.
“Bối Ất chi gian công phu công tự, Lợi tại Ất Ất Đạo thông chi lý. Tự hạ đạt thượng thế bất tri hĩ” (Ở giữa lưng Ất công phu chữ công, Lợi ở Ất Ất lý của Đạo thông. Từ dưới lên trên người đời không biết vậy): “Ất Ất” là phù hiệu chữ Vạn “卍”, chữ Vạn “卍” là phù hiệu của Phật gia. Tu luyện Pháp Luân Công có thể xuất công phu, chữ “công” (工) {công phu} với “Công” (功) {Pháp Luân Công} là đồng âm. “Lợi ở Ất Ất” tức Phật gia, thực tế chỉ Pháp Luân Công. “Từ dưới lên trên người đời không biết vậy”, Pháp Luân Công truyền thụ là từ dưới lên trên, tức truyền cấp nhân gian, sau đó là thiên thượng. Thiên vận ấy là đã định trước, chỉ là thế gian không biết mà thôi.
(Hết thiên 30)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21472
Ngày đăng: 23-11-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.