«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 36): Tam phong ca



Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập lục thiên “Tam phong ca”

Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», tam phong” được đề cập đến rất nhiều, ngang với “cung Ất”, “lưỡng bạch”, “tứ nhũ”, v.v. Thiên này nhấn mạnh “tam phong” là thiên cốc, tức gạo trời, gạo này khiến người ta không đói mà trường sinh.

Lệ thủy huyết khiển bá chủng hạ, Vi nghĩa trào tiếu bồi dưỡng hạ.
Kỳ thiên đảo Thần thu thu hạ, Hỏa vũ lộ ấn tam phong hĩ.
Nhất niên chi nông hủ cốc ma, Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử.
Thập niên chi nông sinh cốc ma, Tam tuần cửu thực bất cơ sinh.

Lệ thủy huyết khiển bá chủng hạ, Vi nghĩa trào tiếu bồi dưỡng hạ. Kỳ thiên đảo Thần thu thu hạ, Hỏa vũ lộ ấn tam phong hĩ” (Nước mắt đổ máu gieo hạt xuống, Vì nghĩa nuôi dưỡng dưới tiếng cười. Cầu trời khấn Thần dưới vụ thu, Ấn lửa mưa sương ba phong vậy): Ba câu đầu bàn về “tam hạ”. “Nước mắt đổ máu gieo hạt xuống”, tu luyện “tam phong” “Chân-Thiện-Nhẫn” này đã trải qua vô số niên đại cực kỳ xa xưa, người tu Đạo đã phải phó xuất “nước mắt đổ máu” mà gieo trồng hạt giống, nên vạn phần trân quý; “Vì nghĩa nuôi dưỡng dưới tiếng cười”, vì cứu độ chúng sinh thời mạt thế mà truyền Pháp, nhưng bị tà ác bức hại và người đời chê cười, “tam phong” này truyền ra dưới hoàn cảnh gian nan như vậy, nên đắc được Đại Pháp thật không hề dễ dàng; “Cầu trời khấn Thần dưới vụ thu”, để đắc thiên cốc “tam phong” này thì phải có tâm “cầu trời khấn Thần” mới được, chỉ có tâm “cầu trời khấn Thần” này thì mới kiên định tu luyện dưới hoàn cảnh tà ác bức hại và người đời cười chê, nhờ đó mà thu hoạch gạo trời “tam phong”, tức tu thành chính quả, tựa như thu hoạch “vụ mùa bội thu” của đời người vậy. Mà bảo chứng cho nó chính là “Hỏa vũ lộ ấn tam phong”. “Hỏa vũ lộ ấn” là gì, “tam phong” là gì? “Hỏa vũ lộ ấn” (Ấn lửa mưa sương) chính là “tam phong chi ấn”, tức Pháp Luân của Pháp Luân Công, còn “tam phong” chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Nhất niên chi nông hủ cốc ma, Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử. Thập niên chi nông sinh cốc ma, Tam tuần cửu thực bất cơ sinh” (Vụ nông một năm gạo mục nát, Một ngày ba lần ăn đói chết. Vụ nông mười năm gạo sự sống, Ba tuần chín lần ăn không đói mà sống): Gạo thu hoạch từ “vụ nông một năm” là thứ gạo dễ mục nát, ăn thứ gạo này tuy một ngày ba lần mà vẫn “đói chết”; còn gạo trời “tam phong” thu hoạch từ “vụ nông mười năm” là “gạo sự sống” có được nhờ tu luyện mười năm, ăn thứ gạo này “ba tuần chín lần” vẫn “không đói mà sống”, có thể gọi là thiên cốc vậy.

(Hết thiên 36)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21503



Ngày đăng: 05-01-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.