«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 20): Đạo hạ chỉ
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ nhị thập thiên “Đạo hạ chỉ”
Lời tựa: Thiên này là “Đạo hạ chỉ”, từ tên mà tra nghĩa, tới khi Đạo hạ rồi dừng, tức nhập Đạo. Dùng ngôn ngữ ngắn gọn để tóm tắt Pháp Luân Đại Pháp là Đại Đạo (Đạo cung cung).
Đạo giả cung cung chi Đạo, Vô văn chi thông dã.
Hành ác chi nhân bất giác chi ý, Tầm Đạo chi nhân giác chi đắc dã sinh dã.
Quyết vân, Nhân huệ vô tâm thôn thập bát thối, Đinh mục song giác tam bặc nhân dã.
Thiên khẩu nhân gian dĩ trước quan dã.
Phá tự diệu lý, Xuất vu Đạo hạ chỉ dã.
Bất giác thử ý bình sinh tu thân, Bất miễn # vô tâm hĩ, Thận giác chi tai.
Cung cung chi Đạo, Nho Phật Tiên hợp nhất chi Đạo thiên hạ chi.
Quyết vân, Lợi tại cung cung Ất Ất điền điền, Thị thiên pha chi tam nhân nhất tịch.
Thị tùng giả sinh hĩ, Nhất vân nhất hợp thiên khẩu dĩ trước quan.
Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thời vận bất khai phủ Đạo lệnh.
“Đạo giả cung cung chi Đạo, Vô văn chi thông dã. Hành ác chi nhân bất giác chi ý, Tầm Đạo chi nhân giác chi đắc dã sinh dã” (Người theo Đạo cung cung, Không văn mà thông. Kẻ hành ác không biết ý nghĩa, Người tìm Đạo nhờ biết mà sống): “Cung cung” là đại danh từ ám chỉ Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp. “Vô văn thông đạo”, chỉ Pháp lý cực kỳ cao thâm, dùng ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” để khái quát, giúp người tu Đạo tu tâm. Tuy nhiên kẻ hành ác không biết ý nghĩa trong đó, Đạo Pháp này là không phải ai cũng đắc được. Những kẻ hành ác hoàn toàn không biết gì về “Đạo cung cung”, nhưng những người tìm Đạo thì nhờ biết nó mà được sống.
“Quyết vân, Nhân huệ vô tâm thôn thập bát thối, Đinh mục song giác tam bặc nhân dã. Thiên khẩu nhân gian dĩ trước quan dã” (Quyết rằng, Người huệ không tâm thôn mười tám lùi, Đinh mắt đôi sừng ba dấu người. Nghìn miệng nhân gian lấy mà đội): Chữ “huệ” (惠) bỏ chữ “tâm” (心) rồi ghép với bộ “nhân” (亻); sau đó, chữ “thôn” (村) bỏ đi “thập bát” (十八) hay “mộc” (木) chỉ còn lại chữ “thốn” (寸); như vậy, “Nhân huệ vô tâm thôn thập bát thối” chính là chữ “truyền” (傳) phồn thể. “Đinh mục song giác”, “đinh mục” (丁目) thêm hai sừng là chữ “thủ” (首); “tam bặc nhân” (三卜人) là chữ “辶”; như vậy, “Đinh mục song giác tam bặc nhân” chính là chữ “Đạo” (道). “Thiên khẩu nhân gian”, chữ “nhân” (人) ghép với “thiên khẩu” (千口) là chữ “xá” (舍); “quan” (冠) {đội lên} là đồng âm của “quan” (官) {quan viên}; như vậy, “Thiên khẩu nhân gian dĩ trước quan” chính là chữ “quán” (館) phồn thể. Ba câu bí ngữ ở trên chính là “Truyền Đạo quán”.
“Phá tự diệu lý, Xuất vu Đạo hạ chỉ dã. Bất giác thử ý bình sinh tu thân, Bất miễn # vô tâm hĩ, Thận giác chi tai” (Phá chữ diệu lý, Xuất từ Đạo hạ chỉ vậy. Không biết ý này cả đời tu thân sao nổi, Không miễn # vô tâm, Thận trọng nhé): Ba câu bí ngữ ở trên đã được phá giải là “Truyền Đạo quán”, diệu lý ấy nằm ở nhập Đạo. Nếu không biết ý này thì tu tới tu lui cũng như không, không tránh khỏi cái chết (Bất miễn # vô tâm hĩ), cần phải thận trọng đấy.
“Cung cung chi Đạo, Nho Phật Tiên hợp nhất chi Đạo thiên hạ chi” (Đạo cung cung, Đạo thiên hạ của Nho Phật Tiên hợp nhất): “Đạo cung cung”, tức Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), là Đạo hợp nhất Phật-Đạo-Thần, là Đại Đạo vạn pháp quy nhất, là Pháp tối căn bản của thiên hạ, là Đạo lớn nhất.
“Quyết vân, Lợi tại cung cung Ất Ất điền điền, Thị thiên pha chi tam nhân nhất tịch. Thị tùng giả sinh hĩ, Nhất vân nhất hợp thiên khẩu dĩ trước quan” (Quyết rằng, Lợi ở cung cung Ất Ất điền điền, Là dốc trời của ba người một chiều. Người theo quả hồng thì sống, Một mây người hợp trời miệng mà đội): Trong rất nhiều dự ngôn, như «Trịnh Giám Lục» đều có ghi chép về “cung cung Ất Ất điền điền”, ngầm chỉ Pháp Luân. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Còn chữ “điền” (田) {ruộng} ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung.“Tam nhân nhất tịch” (三人一夕) hợp lại thành chữ “tu” (修), đây là ranh giới của sự kiện trọng đại này. Chữ “thị” (柿) {quả hồng} ngụ ý tu luyện, cũng là danh từ đại diện Đại Thánh nhân; “Thị tùng giả sinh” nghĩa là người theo Đại Thánh nhân để tu luyện thì sống. “Nhất vân nhất hợp thiên khẩu dĩ trước quan” ghép lại thành ba chữ “Tu Đạo quán”, người nhập “Tu Đạo quán” là Pháp Luân Công thì đắc sinh.
“Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thời vận bất khai phủ Đạo lệnh” (Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Thời vận không khai thì không phải lệnh của Đạo): Tại đây, Thần nhân tuyên cáo với thế gian rằng: Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Vận này không khai thì không phải là Chính Đạo Lệnh.
Ghi chú: Ký tự “#” ở đây đại diện cho chữ với phần trên là chữ “tử” (死), phần dưới là chữ “tâm” (心), do đó “# vô tâm” có nghĩa là “chết”. Cả tiếng Trung và tiếng Hàn đều không có chữ này, đây là chữ do tác giả tự tạo.
(Hết thiên 20)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/21400
Ngày đăng: 27-10-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.