Trong dự ngôn có chân tướng, bạn có tin không ?



[ChanhKien.org] Tuần báo Minh Huệ (tiếng Trung) ngày 7 tháng 2 năm 2014 có đăng bài “Tù trưởng người Maori thăm học viên Pháp Luân Công”, trong bài viết đề cập đến một người New Zealand là Amato Akarana, tù trưởng bộ lạc người Maori ở núi Mt Eden, đã đi cùng một người bạn đến gặp gỡ và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các học viên đã giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho các du khách ở đó. Ông cảm tạ các học viên Pháp Luân Công đã giúp ông hiểu rõ về Pháp Luân Đại Pháp, và cho ông biết về những khổ nạn mà các học viên ở Trung Quốc đang phải gánh chịu. Ông cảm tạ các học viên Pháp Luân Công đã cho ông cơ hội ủng hộ sự việc quan trọng này. Ông nói, ông đến điểm du lịch thăm các học viên Pháp Luân Công vì hy vọng họ biết rằng những khổ nạn của các học viên Pháp Luân Công cũng là nỗi đau của ông, tâm của ông vĩnh viễn đồng hành cùng các học viên Pháp Luân Công!

Đồng thời, tù trưởng còn kể một câu chuyện thế này: Khi ông còn trẻ, cha của ông đã nghiêm túc nói với ông rằng: “Amato, con hãy nhớ kỹ, tương lai nếu có một nhóm người Trung Quốc bị bức hại tìm con giúp đỡ, con nhất định phải dùng quyền lực của con để giúp đỡ họ.” Mãi đến khi gặp được các học viên Pháp Luân Công, ông mới hiểu được những điều cha mình từng nói. Ông còn kể, người Maori có một dự ngôn: trong tương lai không xa, thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, nhân loại sẽ ở trong một trạng thái mới và sống cuộc sống hòa bình.

Những lời của cha tù trưởng và dự ngôn của người Maori đều hàm chứa sự thật bên trong đó: Một ngày trong tương lai, các học viên Pháp Luân Công bị bức hại sẽ đến giảng chân tướng nói rõ sự thật; khi bức hại kết thúc, người tin vào chân tướng Pháp Luân Công, đối đãi tốt với đệ tử Đại Pháp sẽ đắc phúc báo, sẽ bước sang kỷ nguyên mới của lịch sử, và bắt đầu một cuộc sống mới rất thanh bình.

Pháp Luân Công hồng truyền trên thế giới, liên quan đến việc con người thế gian được đắc cứu, từ xưa đến nay rất nhiều người có công năng trong và ngoài Trung Quốc đã nhắc nhở con người thế gian thông qua hình thức dự ngôn, chớ có bỏ lỡ cơ duyên được đắc cứu vạn năm khó gặp này. Có nhiều người đã luận giải không ít những sách dự ngôn hoặc các bài thơ dự ngôn nổi tiếng trong lịch sử, chẳng hạn như: Thơ tiên tri “Các Thế Kỷ” của Nostradamus, “Bách Tự Minh”, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung triều Tống, “Bộ Hư Đại Sư Thi Văn”, “Thôi Bối Đồ” và “Thần Sư Thi” triều Đường, “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn triều Minh, dự ngôn của người Maya, Hoắc Tỉ dự ngôn, “Cách Am Di Lục” trong cuốn sách dự ngôn nổi tiếng của Hàn Quốc v.v., đều  tiên đoán về việc Pháp Luân Công được hồng truyền hôm nay và tình huống các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam vô cớ, đồng thời cũng tiên đoán về cảnh tượng đại đào thải đáng sợ sau khi bức hại qua đi, chính là để xem con người thế gian ở trong mê này tin hay không tin.

Trong bài này xin được bàn về những dự ngôn về Pháp Luân Công được lưu lạc trong dân gian.

Chánh Kiến (tiếng Trung) đăng một bài viết với nhan đề “Truyền thuyết dân gian và sự xuất hiện của Pháp Luân Công”, kể về rất nhiều câu chuyện dự ngôn lưu lạc trong dân gian có liên quan tới việc nhắn nhủ người đời sau chớ bở lỡ cơ hội tu luyện Pháp Luân Công, tại đây xin trích dẫn một vài câu chuyện:

“Chân Phật hạ thế truyền Pháp độ nhân không lấy tiền”

Website Chánh Kiến đã đăng một câu chuyện thế này. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cha và dượng của Thục Hoa đều đã hơn 80 tuổi. Cha cô là họa sĩ, lại hiểu về Âm Dương, dượng lớn hơn cha cô hai hoặc ba tuổi. Năm 1996, người cha đã 83 tuổi suốt ngày lẩm bẩm nói: “Theo lý là đúng thời gian Phật đến, sao lại chưa đến chứ?” Trước khi lâm chung người cha nói với các con: “Pháp Luân chuyển, chân Phật hiện. Ta không đợi được nữa rồi, đến lúc đó các con đừng để lỡ cơ hội.

Người dượng của Thục Hoa, dù đã hơn 80 tuổi, chỉ cần nghe có người đến truyền khí công liền chạy đến xem, trở về liền nói: “Đây không phải là thật, chân Phật hạ thế độ nhân không lấy tiền.” Năm thứ hai, Pháp Luân Công đã truyền đến quê hương ông, Thục Hoa đã học Pháp Luân Công, liền đi nói với dượng: “Con vừa học Pháp Luân Công, không thu tiền, mọi người đều nói rất tốt.” Ông vừa nghe đến hai chữ “Pháp Luân”, lại không thu tiền, liền nói: “Đây là thật, ta cũng đi học.

Phạm nhân trại tạm giam xúc động

Mọi người đều biết rằng nhiều tội phạm rất thành thật. Khi có học viên Pháp Luân Công bị nhốt phi pháp trong trại tạm giam, họ đã nói cho các phạm nhân về chân tướng Pháp Luân Công, rằng có vài công nhân đang tu sửa một ngôi miếu, khi đào móng từ trong lăng mộ đã đào lên một cái hộp, bên trong được gói nhiều tầng, khi mở ra lớp trong cùng lại là một mảnh giấy, trên mảnh giấy đó viết : “Tứ quý vô thủ hạ thu đông, tam hiệp phiên đằng nhị bát trùng. Chân Thiện chi sĩ hữu Nhẫn tâm, thị nhi bất kiến hầu niên chung.” Một số người không hiểu ý nghĩa trong những câu thơ đó, liền lên núi hỏi một vị lão hòa thượng. Lão tăng đọc xong mảnh giấy ngay lập tức phủ phục xuống đất, luôn miệng nói, “Phật tổ, cuối cùng Ngài cũng đến rồi!” Thì ra bốn câu thơ này đã bao hàm bốn chữ “Lý, Hồng, Chí, Thần”. Câu đầu “quý vô thủ” chính là chữ “Lý” (李) ( chữ “quý” (季) bỏ một nét trên đầu thành chữ “lý”); câu thứ hai “tam hiệp” và “nhị bát trùng” chính là một chữ “Hồng”(洪) (ba chấm thủy, chữ nhị đứng và ngang cùng chữ bát hợp lại thành chữ “hồng”); câu thứ ba là hợp chữ “sĩ” (士) và chữ “tâm” (心) lại thành chữ “Chí” (志); cuối cùng là chữ “thị” (视) bỏ đi bộ “kiến” (见) thêm vào “năm khỉ”, tức là chữ “thân” (申), thành ra chữ “thần” (神).

Có một người biết xem bói toán, ít nhiều hiểu được một chút đạo lý tu luyện, sau khi nghe xong câu chuyện trên liền nói chính ông đã xem qua một bài thơ trong sách cổ, nhưng mãi không hiểu được nó có ý nghĩa gì, liền mời một học viên Pháp Luân Công giải thích giúp ông ta, bài thơ đó như sau: “Khí vũ cầu văn đào hoa hạ, thế nhân bất tri hồng thủy phát. Thập nhất điều tâm ngã tố chủ, cát tâm tế thế trực nhập bát.

Học viên Pháp Luân Công suy nghĩ một hồi rồi nói ra lý giải của mình: “cầu văn” (求文) là chữ “cứu” (救), “đào hoa hạ” (桃花下) là chữ “lý” (李). Câu thứ hai “thế nhân bất tri hồng thủy phát ” nói về kiếp nạn thời mạt kiếp của nhân loại, cũng là nói khi Đại Pháp hồng truyền nhưng có rất nhiều người lại không biết, đồng thời câu này cũng khảm vào trong đó một chữ “hồng” (洪). Hàng thứ ba “thập nhất điều tâm” làm chữ “chí” (志) (chữ “thập” ở trên, chữ “nhất” ở giữa, dưới cùng là chữ “tâm”). Hàng thứ tư, “cát tâm” chính là chữ “nhẫn” (忍) (cát nghĩa là cắt, ở đây hình dung con dao cắt trái tim), “tế thế” chính là “thiện”, “trực nhập bát” chính là chữ “chân” (真) (chữ “trực” (直) thêm chữ “bát” (八) ở dưới thành chữ “chân” (真)). Nếu hợp bốn câu này lại mà đọc, ý nghĩa trong đó nói rất rõ ràng, chính là “Cứu thế chủ, Lý Hồng Chí, Chân Thiện Nhẫn”. Học viên Pháp Luân Công vừa giải thích như vậy, người trong nhà giam không ai không bội phục và tin Pháp Luân Công. Đương nhiên, điều này cũng thuyết minh một điều, cổ nhân thật là hao công tốn sức vì để người đời sau có thể trong mạt kiếp mà đối đãi công bằng với Pháp Luân Đại Pháp.

Năm 2001, có hai học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh khiếu nại, sau đó bị bắt giữ phi pháp và bị nhốt ở trại tạm giam ở phố Ninh Hạ thuộc Thành Đô. Có một vị phạm nhân vì buôn lậu mà bị giam cùng họ đã nói với một học viên Pháp Luân Công: “Pháp Luân Công là Đại Pháp cao đức, sư phụ của các vị là đại giác giả đến độ nhân, người tu luyện Pháp Luân Công đều là người tốt. Tôi biết được điều này là do tôi đã xem trong cuốn sách quý do tổ tiên chúng tôi lưu truyền lại. Cuốn sách quý tổ truyền của nhà tôi đã nói rất rõ về sự việc Pháp Luân Công, nói rằng sư phụ của các vị họ Lý, sinh năm thỏ, là người Đông Bắc, người tu luyện Pháp Luân Công có người gặp phải ma nạn trong lao ngục. Nhưng cho dù bức hại có tàn khốc thế nào đi nữa, các vị nhất định phải kiên trì, tuyệt đối đừng có phản bội lại sư phụ của mình, nếu làm việc có lỗi với sư phụ, có lỗi với Đại Pháp, thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.” Bà nói nhà bà và nhà bạn thân nhau mấy đời của bà đều đang đọc sách Pháp Luân Công, nhưng vẫn chưa bắt đầu tu luyện. Bà còn vẽ ra đồ hình Pháp Luân trong sách tổ truyền của nhà bà cho học viên Pháp Luân Công xem, đồ hình mà bà vẽ ra rất giống với đồ hình Pháp Luân.

Điều chờ đợi bấy lâu

Dự ngôn không phải là tùy tiện nói ra, đó là người có công năng nhìn trước được sự việc lớn sắp xảy đến, mới truyền từ đời này qua đời khác. Đối với một người mà nói, vì đợi chờ Đại Pháp truyền xuất mà có thể đợi chờ cả một đời, thậm chí hàng bao đời. Nói về con người sống trong thời đại ngày nay của chúng ta, có người đã chờ đợi mấy chục năm rồi.

Có một vị học viên Pháp Luân Đại Pháp sinh năm 1919. Năm 1950, ông gặp một người tu Đạo khoảng 60-70 tuổi. Ông cùng bốn năm người còn cử hành nghi thức “nhập Đạo”. Lão Đạo nhân trước lúc rời đi còn nói với họ: “Đại kiếp nạn của nhân loại sắp đến rồi, Phật tổ Di Lặc sắp hạ thế hồng truyền Phật Pháp, phổ độ chúng sinh. Các con đừng để lỡ mất cơ hội.” Họ vội vàng hỏi làm thế nào để đi tìm, khi nào Ngài đến, ở nơi nào. Người tu Đạo nói, sau khi “Gà gáy ba lần”, “Trường Bạch Sơn hạ bạn Nguyệt Đàm”, họ “thập bát tự”. Rồi bị truy vấn quá, ông mới cười nói: “Dù sao cũng là ở Đông Bắc”. Ngoài đó ra, không có giải thích nào khác.

Mặc dù ông vẫn sống cuộc sống bình thường trong xã hội, nhưng những lời của lão Đạo nhân lại không dám quên, ông vẫn luôn tìm kiếm, và tiếp tục chờ đợi. Đến khi tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp, thì mới bừng tỉnh: “Gà gáy ba lần” không phải là phải qua ba năm gà hay sao? Thời gian Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất và thời gian lão Đạo nhân nói cho ông vừa đúng đã qua 3 năm gà. Ngài Lý Hồng Chí lần đầu tiên truyền Pháp là tại Cát Lâm Trường Xuân, cũng chính là Đông Bắc. Còn về “Trường Bạch sơn hạ bạn Nguyệt Đàm”, ông vẫn không hiểu lắm, đến khi ông 91 tuổi ông mới thông suốt: “Nguyệt Đàm” là gọi tắt của“Tịnh Nguyệt Đàm”, Tịnh Nguyệt Đàm lại là khu phong cảnh nổi tiếng của thành phố Trường Xuân, “Trường Bạch sơn hạ bạn Nguyệt Đàm” là chỉ Trường Xuân, lại chính ở “Trường Bạch sơn hạ” (dưới núi Trường Bạch), là “bạn” với “Nguyệt Đàm”. Câu này là nói về địa điểm đầu tiên Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp.

Vì hạn chế độ dài của bài viết, nên chỉ xin đưa ra ba ví dụ như trên.

Xã hội nhân loại không có việc nào là ngẫu nhiên, sự xuất hiện của các dự ngôn cũng không phải là ngẫu nhiên. Sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ (Phật, Đạo, Thần) đã sáng tạo nhân loại, cũng đã an bài lịch sử và tương lai của nhân loại, nhưng họ không thể thay con người lựa chọn tương lai được. Con người phải tự mình lựa chọn tương lai của chính mình, đây là Thiên lý! Nhưng Thần Phật từ bi với con người, họ đã dùng hình thức dự ngôn để sớm nói hết cho con người những điều lịch sử sắp phát sinh. Đây chính là vì sao các khu vực khác nhau, các dân tộc khác nhau trên thế giới lưu truyền nhiều đời những “Thần Dụ” – Dự ngôn – tương tự nhau được kế thừa từ tổ tiên của chính họ. Bên trong những dự ngôn đó có lời nhắc nhở khuyên bảo của Thần, và cũng có rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng sắp phát sinh. Thực tế lịch sử đi đến ngày hôm nay, rất nhiều những lời giải đã được tiết lộ: Pháp Luân Công chính là vì cứu người mà đến, chân tướng Pháp Luân Công chính là điều quan trọng quyết định con người có thể tiến nhập vào tương lai hay không, là hy vọng duy nhất mà quyết định con người thế gian có được đắc cứu hay không. Đối với con người ngày nay mà nói, tìm hiểu chân tướng, liễu giải chân tướng, mới là đại sự quan hệ tới tương lai chính bản thân họ.

Ác Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xuất hiện cũng không phải là ngẫu nhiên, sự trấn áp và bức hại của nó đối với Pháp Luân Công chỉ làm tăng thêm khó khăn cho người thế gian hiểu rõ sự thật và đắc cứu. Trong quá trình này ngược lại đã tôi luyện đệ tử Đại Pháp, giúp con người thế gian hiểu rõ thêm về chân tướng, đưa Pháp Luân Công từng bước từng bước lên vũ đài thế giới, làm cho học viên Pháp Luân Công thành lập đoàn nghệ thuật Thần Vận và trở thành nghệ thuật bậc nhất thế giới. Như hôm nay, Pháp Luân Công đã truyền rộng khắp hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút hàng trăm triệu người tu luyện ở các dân tộc khác nhau, đạt được hơn 3000 bằng khen, nghị quyết ủng hộ, cho đến thư tín ủng hộ trên thế giới. Cuốn sách chính của Pháp Luân Công “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch xuất bản và phát hành với hơn 30 loại ngôn ngữ, được truyền rộng ra các nước, các dân tộc trên thế giới. Năm nay, đoàn nghệ thuật Thần Vận thành lập bốn đoàn đi đến những nơi khác nhau trên thế giới biểu diễn, những nơi họ đến, khán đài đều chật kín, họ đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt. Vô số khán giả từ các dân tộc khác nhau được đệ tử Đại Pháp dùng hình thức nghệ thuật cứu độ.

Hiện tại vì sao ĐCSTQ diệt mà không đổ, bế tắc mà không chết? Là vì để chúng sinh hiểu được sự thật từ đó được đắc cứu. Những người cho đến hôm nay vẫn chưa hiểu rõ sự thật, đã không dám do dự nữa, thời gian là có hạn. Hiện nay người ta đã cảm thấy được Thiên lý thiện ác hữu báo đã nhắm vào những kẻ đầu sỏ bức hại Pháp Luân Công, người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Không nắm chắc được gian tặc thì chưa hết kịch.”, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác. Nhưng khi đợi đến khi trò chơi lớn kia hạ màn, có thể chính là lúc đại kiếp nạn trời diệt Trung Cộng sắp đến, đứng trước chân tướng Pháp Luân Công mà bạn còn chưa lựa chọn thì làm thế nào? Chỉ có thể làm vật chôn theo ĐCSTQ, bị hạ vào cửa vô sinh, trong thống khổ tầng tầng bị hình thần toàn diệt, vĩnh viễn mất đi tương lai. Đây không phải là nói cho người khác phải sợ hãi, cũng không phải là dọa nạt ai cả, đây là điều tất nhiên của Thiên lý thiện ác hữu báo.

Chân tướng Pháp Luân Công là ngọn đèn sáng chỉ đường, là hy vọng mà con người có thể bước vào tương lai hay không, hãy nhanh tìm hiểu chân tướng, đưa ra lựa chọn. Thiện ác, họa phúc chính ở một niệm của bạn !

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/02/13/127245.预言中有真相,你相信吗?.html



Ngày đăng: 27-11-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.