Hoa Ưu Đàm huyền thoại lại khai nở tại Hải Phòng (Ảnh)
[Chanhkien.org] Theo Kinh Phật, có một loài hoa gọi là hoa Ưu Đàm Bà La (Udumbara, gọi tắt là hoa Ưu Đàm), 3.000 năm mới nở một lần. Udumbara là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm được coi là dấu hiệu tiên tri cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến để chính lại Pháp trong thế giới này.
Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài”.
Tức là, theo Kinh Phật viết, sự khai nở của hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã tới thế gian con người. Nói cách khác, Phật Thích Ca Mâu Ni đã có dự ngôn từ rất lâu để nói với con người thiên cơ rằng hoa Ưu Đàm sẽ khai nở khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương truyền Pháp độ nhân tại cõi người.
Theo Kinh Phật, Đức Chuyển Luân Thánh Vương, cũng giống như một vị Phật, mang theo 32 đặc điểm tướng mạo (tam thập nhị tướng) và 7 điều quý giá (thất bảo). Ngài là ‘Lý tưởng Vương’, trị vì thế giới bằng cách xoay chuyển Pháp Luân để chính lại Pháp dựa trên chính nghĩa thay vì vũ lực. Dù là người của tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo hay các tôn giáo khác – bất cứ ai có thể lấy từ bi để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Trong hai thập niên qua, nhiều người trên thế giới đã bắt gặp một loại hoa giống hệt hoa Ưu Đàm được mô tả trong Kinh Phật. Hoa Ưu Đàm được tìm thấy lần đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1997. Sau đó, hoa Ưu Đàm được thấy xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Pháp, Úc, Mỹ, v.v. Loài hoa này có thể mọc trên bất cứ chất liệu nào, như lá cây, kính, kim loại, và cả tượng Phật. Ở Việt Nam, trong mấy năm qua, hoa Ưu Đàm đã nhiều lần được phát hiện nở tại nhiều tỉnh thành như Quảng Nam, Thái Nguyên, Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, v.v. và thậm chí các kênh truyền thông cũng đã đưa tin về sự kiện này.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nghĩ rằng người ta đã lầm lẫn trứng của một loại côn trùng gọi là green lacewing (Chrysopa) với hoa Ưu Đàm bởi vì cả hai có bề ngoài giống nhau.
Ấu trùng của con lacewing được gọi là aphid lions. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào những cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loài hoa Ưu Đàm huyền thoại được thấy những năm qua cũng có kích thước tương tự như trứng lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng.
Sáng ngày 3/5/2012, hoa Ưu Đàm Bà La đã được phát hiện nở trên chuông đồng tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng, Việt Nam. Đến sáng ngày 20/5/2012, hoa Ưu Đàm Bà La lại được thấy nở trên lá cây tại nhà một học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) tại thành phố Hải Phòng. Đặc biệt, hình ảnh phóng to cho thấy rõ cả cánh và nhị hoa với màu trắng thánh khiết, chứng minh đây không phải là trứng côn trùng. Dưới đây là chùm ảnh về hoa Ưu Đàm Bà La chụp được vào sáng ngày 20/5/2012 tại Hải Phòng:
Xem thêm:
>> Hoa Ưu Đàm nở tại Hải Phòng, Việt Nam (Ảnh)
Ngày đăng: 23-05-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.