Hoa Ưu Đàm: Hoa lạ hay trứng côn trùng?



Tác giả: Ý Văn

Hoa Ưu Đàm: Hình dáng 'hoa lạ' này tựa như một chiếc chuông với thân mỏng manh như sợi tơ, cao quý thánh khiết.

[Chanhkien.org] Gần đây trên mạng Chánh Kiến Net tôi đọc được nhiều chủ đề về các bông hoa Ưu Đàm Bà La đang nở khắp nơi trên thế giới. Hình dáng ‘hoa lạ’ này tựa như một chiếc chuông với thân mỏng manh như  sợi tơ, cao quý thánh khiết. Những ai được chiêm ngưỡng các bông hoa này đều bày tỏ sự ngạc nhiên và lòng ngưỡng mộ.

Theo Kinh Phật ghi chép, “Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.

Tức là, theo Kinh Phật viết, sự khai nở của hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã tới thế gian con người. Nói cách khác, Phật Thích Ca Mâu Ni đã có dự ngôn từ rất lâu để nói với con người thiên cơ rằng hoa Ưu Đàm sẽ khai nở khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương truyền Pháp độ nhân.

Những ai biết sự thật đều biết được ý nghĩa và nội hàm đằng sau sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm. Tuy nhiên, một số người tin vào khoa học lại cho rằng ‘hoa lạ’ là trứng của các côn trùng có cánh. Những lời tuyên bố này làm cho người ta lúng túng nhất.

Từ cái nhìn đầu tiên thì chúng giống nhau, tuy nhiên sự giống nhau khi nhìn bằng mắt thường không có nghĩa là nó thật sự giống nhau.

Trứng côn trùng biết bay có màu xanh nhạt, hơi vàng. Nó còn nguyên vẹn, cứng, được bịt kín lại và có hình bầu dục. Sau một vài ngày màu sắc của quả trứng chuyển sang xám. Sau đó tùy thuộc vào nhiệt độ mà trứng nở  sau từ 3 tới 15 ngày. Phần đầu đỉnh của trứng vỡ ra và trứng khô héo sau khi côn trùng rời khỏi trứng.

Trứng của côn trùng Chrýopa trước (hình trái) và sau khi nở (hình phải)

Khi chúng ta nhìn kĩ hơn vào những bông hoa Ưu Đàm, hình dáng nó sắc sảo như một cái chuông nhỏ. Khi chụp những bức hình của hoa Ưu Đàm dưới kính hiển vi thì phần cánh hoa và nhụy hoa nhìn thấy rất rõ ràng. Đôi khi, mùi hương thơm ngát của loài hoa có thể ngửi được trong quá trình hoa nở. Người ta thậm chí còn có thể thấy hào quang của chúng.

Côn trùng đẻ trứng theo mùa, mà thường nhất là diễn ra vào mùa Xuân hoặc mùa Hạ. Còn hoa Ưu Đàm thường thấy vào mùa Đông.

Côn trùng thường đẻ trứng trên nhánh cây, cánh hoa và lá cây.  Còn hoa Ưu Đàm có thể nở khắp nơi, trên lá, hoa, trên miếng gỗ, thanh nhựa, thanh sắt,  trái cây,  đá, mặt thủy tinh, cửa nhôm, giấy, đèn điện, v.v.

Tôi đã viết một bài báo về hoa Ưu Đàm nở trên nhánh long não trong một thiền viện đời nhà Thanh.  (Bài báo đăng tại http://big5.zhengjian.org/articles/2008/6/6/53213.html). Tôi giữ những bông hoa Ưu Đàm này trong nhà hơn một năm.  Chỉ là một số thì bị héo, nhưng phần còn lại thì vẫn nở.

Hoa Ưu Đàm được giữ trong nhà tôi—một học viên Pháp Luân Công—trong hơn một năm

Kể từ năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng dạy các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), khiến hơn 100 triệu người bước vào cửa tu luyện, nhân tâm hướng thiện, thoát khỏi nỗi khổ bệnh tật, và bước đi trên con đường phản bổn quy chân.

Hoa Ưu Đàm đã khai nở dọc theo con đường hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, ở hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới. Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền khắp nhân gian, đây là điều may mắn lớn nhất của nhân loại, và là lý do để hoa Ưu Đàm lại một lần nữa khai nở!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/7/28/60782.html
http://pureinsight.org/node/5815



Ngày đăng: 13-11-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.