«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 3)
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” (Tiếp theo Phần 1, Phần 2)
Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện.
Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân, Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân.
Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân, Hải ấn dụng sử thị Chân nhân.
Chân Mộc hóa sinh biến hóa nhân, Ngọc vô hà thể bất biến lý.
Đông phương xuân sinh kim hoa phát, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai.
Chấp hành thủ án sát biến tâm linh, Thiên hạ nhân dân đại hô thanh.
Như cuồng như túy ngưu minh thanh.
Hơn mười câu trên đàm luận về “Chân nhân”, tức Đại Thánh nhân, chỉ là sơ qua vài điểm mà thôi.
“Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân“: Câu này tuyệt diệu ở chữ “hạ” (下), là Chân nhân, nhưng vì sao lại là “hạ Chân nhân”? Sở dĩ ở đây dùng chữ “hạ”, là để giảng ra thân phận của Chân nhân. Theo giai tầng xã hội, Chân nhân ở đây không thuộc thượng tầng, không phải người quyền quý, cũng không phải danh nhân học sĩ. Đương nhiên, đây là nói trước khi Pháp Luân Công chấn động thế giới. Bởi vậy mới dùng chữ “hạ” này để tiết lộ một đặc trưng của Đại Thánh nhân (“Chân nhân”). “Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân“: Câu này chỉ rõ một đặc trưng khác của Đại Thánh nhân, đó là ngày sinh theo Thiên can Ngũ hành thuộc Mộc.
“Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân” (Thiên hạ một khí người tái sinh): “Thiên hạ nhất khí” ám chỉ vị Chân nhân này từng hạ thế ở cả Đông và Tây phương, trên thân mình tụ khí toàn thiên hạ. Chữ “tái” trong “tái sinh nhân” đột xuất chỉ rõ vị Chân nhân này lại một lần nữa hạ xuống thế gian. “Hải ấn dụng sử thị Chân nhân” (Sử dụng ấn biển là Chân nhân): “Hải ấn” là Pháp Luân, như vậy vị Thánh nhân này là Giác Giả truyền Pháp Luân Đại Pháp.
“Chân Mộc hóa sinh biến hóa nhân“: Người có Thiên can thuộc Mộc này có thể “biến hóa người”, cũng là có thể giảng Pháp giáo hóa chúng sinh, cứu độ chúng sinh. “Ngọc vô hà thể bất biến lý” (Ngọc không tỳ vết lý bất biến): Dùng hình tượng “Ngọc không tỳ vết” để ẩn dụ chân lý bất biến, nghìn vạn lần chân thực.
“Đông phương xuân sinh kim hoa phát, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai” (Mùa Xuân phương Đông hoa vàng nở, Bươm bướm các nước tới ca múa): Vị Chân nhân này hạ thế tại phương Đông, xuất sinh vào mùa Xuân, sự nghiệp của Chân nhân tựa như “hoa vàng nở”, rất nhiều người từ các nước ngưỡng mộ danh mà tới đắc Pháp.
“Chấp hành thủ án sát biến tâm linh, Thiên hạ nhân dân đại hô thanh” (Cầm cân nảy mực quan sát tâm linh, Nhân dân thiên hạ kêu tiếng lớn): Vị Chân nhân này, tức người sáng lập Pháp Luân Công, truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp là “trực chỉ nhân tâm”, có thể khiến nhân tâm cải biến, đạo đức con người hồi thăng. Bởi vậy, Pháp Luân Công vừa truyền ra, chỉ trong chưa đầy 10 năm đã hồng truyền hơn 50 nước, với hơn 100 triệu người tu luyện, đây chính là “Như cuồng như túy ngưu minh thanh” (Say mê vô cùng tiếng trâu kêu).
Thế nhân bất tri trào tiếu thời, Chuyên vô thiên tâm hà xứ sinh.
(Người đời không biết bèn chê cười, Không có thiên tâm sinh nơi đâu)
Ngưu minh thập thắng tầm Cát địa, Tiên giác chi nhân dự ngôn thế.
(Trâu kêu thập thắng tìm đất lành, Bậc sớm giác ngộ đã dự ngôn)
Hôn cù trường dạ nhãn xích hóa, Nhân giai bất tư chân bất chân.
(Đường tối đêm dài mắt chỉ tiền, Người chẳng ngẫm xem có đúng không)
Ở đây chỉ về những người mà Lão Tử gọi là “hạ sĩ”. Đại Pháp Đại Đạo — Pháp Luân Đại Pháp đã truyền ra ở thế gian, vậy mà “Người đời không biết bèn chê cười“, những người không có “thiên tâm” (tâm phản bổn quy chân) ấy biết tìm đường sinh ở đâu đây? Chúng sinh hữu duyên mộ danh mà tới, người có thiện tâm đua nhau nhập Đạo tu luyện. Đối với việc này, các bậc tiên tri tiên giác đã sớm có dự ngôn rồi. Chỉ là người ta ham mê truy cầu kim tiền, không thử nghĩ xem dự ngôn có đúng hay không.
Hảo sự đa ma thử thị nhật, Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.
Tạm thời tạm thời bất miễn ách, Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.
Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.
Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.
Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.
Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.
Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân, Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu.
Ác tội mãn thiên phán đoan nhật, Hàm Dương tam nguyệt gia an tại.
Thanh hòe mãn đình chi nguyệt, Bạch dương vô nha chi nhật.
Địa thử nữ ẩn nhật, Tam sàng hậu ngọa.
Mười mấy câu này cực kỳ trọng yếu. Nó chỉ rõ Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp, nhưng đây chỉ là tạm thời, giữ vững Đại Pháp cuối cùng đắc thắng.
“Hảo sự đa ma thử thị nhật” (Việc tốt lắm ma là ngày này): Việc tốt hay gặp trắc trở, Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ dẫn tới một số dị nghị, có người vì vậy mà phải vào tù, khó miễn nỗi khổ lao ngục.
“Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” (Đôi chó tranh lời cỏ mười miệng): “Song khuyển ngôn tranh” là một câu đố chữ, chú khuyển đầu tiên là chữ “犭”, tranh nhau chữ “ngôn” (言) ở giữa với chú khuyển thứ hai là chữ “khuyển” (犬), hợp lại thành chữ “ngục” (狱). “Thảo” (草) tức “thảo” (艹), “thảo” (艹) cộng thêm chữ “thập” (十) và chữ “khẩu” (口) chính là chữ “khổ” (苦). “Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” hợp thành “ngục khổ”, nhiều người tu luyện Pháp Luân Công sẽ phải chịu nỗi khổ tù đày.
“Tạm thời tạm thời bất miễn ách” (Tạm thời không miễn được tai ách): Pháp Luân Công khẳng định sẽ gặp phải trấn áp, nhưng trấn áp chỉ là tạm thời, là ngắn ngủi, chứ không kéo dài lâu. “Cửu chi gia nhất tuyến vô hình” (Chín chi thêm một đường vô hình): Chín cộng thêm một là mười, tức “thập thắng”. Đây là “Đại Đạo vô hình” (tuyến vô hình), cuối cùng giành thắng lợi (thập thắng).
“Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến” (Thập thắng hai trắng biết miệng người, Bất chấp xung quanh tiến về trước): “tri khẩu nhân” có thể giải ở ba phương diện: (i) đồng âm với “địa cầu nhân” (người trái đất) trong tiếng Hàn; (ii) đồng âm với “trì cửu nhân” (người giữ vững lâu dài) trong tiếng Hàn; (iii) chữ “khẩu” (口) có bốn phương, tức là Địa, “tri khẩu nhân” tức là người thông hiểu chuyện thế gian. Từ ba phương diện này, có thể nói những người tu luyện Pháp Luân Công biết hết thảy đều là tạm thời, họ sẽ vẫn “Bất chấp xung quanh tiến về trước“, vứt bỏ sinh-tử để duy hộ Đại Pháp vũ trụ, trong ma nạn mà kiên định bất di.
“Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn” (Trong chết cầu sống vẫn nguyên chân lý, Thoát chết mà sống tin thôn trên trời): Những người tu luyện anh dũng vĩ đại này vì bảo vệ Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) mà đối diện với đàn áp điên cuồng, đối diện với tù đày, giam ngục, đối diện với tra tấn, và thậm chí là cái chết, nhưng vẫn không sợ hãi. Trong thống khổ cực độ của bị bức hại, họ vẫn kiên tín vào Pháp Luân Công, kiên tín rằng Pháp Luân Đại Pháp là chân lý vũ trụ (“nguyên chân lý”). Bởi vậy, họ “Thoát chết mà sống tin thôn trên trời“, kiên định tín ngưỡng bản thân, cho dù tà ác có dùng đến hết thảy cơ cấu chuyên chính và thủ đoạn đàn áp cũng đều vô dụng.
“Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến” (Vội vàng mà không rời đài này, Bình thản đường lớn mãi bất biến): Trong bước ngoặt quan hệ đến sinh-tử này, người tu luyện chỉ cần không hoảng loạn khinh suất (“vội vàng”) mà ly khai Pháp Luân Công, thì trấn áp của tà ác chỉ là ngắn ngủi, trước mặt sẽ là “Bình thản đường lớn mãi bất biến“.
“Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại” (Có hình vô hình giữa hai lớn, Đạo thông thiên địa ngoài vô hình): Khi đang tiên tri về Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, vì sao lại luận về hữu hình, vô hình ở đây? Bởi vì Thần nhân chủ trương “Đạo thông thiên địa ngoài vô hình“, chỉ cần là Chính Đạo, thì hà tất phải suy tính “hữu hình, vô hình” đây? Chẳng hạn sự kiện thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải ngày 25/4, vừa phù hợp với nguyên lý của vũ trụ, cũng phù hợp với chính nghĩa nơi nhân loại, hà tất phải bàn luận về “hữu vi, vô vi”?
“Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân, Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu” (Triệu lời thề thốt người Chân Giác, Cầu trời khấn Thần không được ngưng): “Triệu Ất thỉ khẩu” là cụm từ trợ hứng trong tiếng Hàn, ý là “đẹp quá!”, “tốt!”. Tuyệt lắm những người “Chân Giác”, bất kể tình thế hiểm ác thế nào, cũng thề không từ bỏ tu luyện.
“Ác tội mãn thiên phán đoan nhật, Hàm Dương tam nguyệt gia an tại” (Tội ác rợp trời ngày tháng Giêng, Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn): Pháp Luân Công do ông Lý Hồng Chí truyền ra từ ngày 13/5/1992 tại Trường Xuân, được mọi giai tầng trong xã hội hoan nghênh, chỉ trong mấy năm đã có hơn 100 triệu người tu luyện. Cho đến trước ngày 25/4/1999 thì cơ bản là phát triển ổn định, không chịu thiệt hại lớn nào. Vậy thì “Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn” là gì? Hàm Dương là cố đô Trung Quốc, ẩn dụ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay. Ý nghĩa thực câu này là, mãi đến ngày 29/5/1999 (cuối tháng Ba âm lịch), Bắc Kinh ở Trung Quốc vẫn không xảy ra sự kiện trấn áp đẫm máu nào. Cũng là nói rằng, mặc dù phát sinh sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4 chấn động trong và ngoài nước, nhưng theo các tư liệu hữu quan, Thủ tướng Chu Dung Cơ và đại biểu Pháp Luân Công đã giải quyết hòa bình sự kiện ngày 25/4. Đến một tháng sau đó vẫn không phát sinh trấn áp bằng bạo lực. Tuy nhiên, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tức giận mà phát động cuộc đàn áp “tội ác rợp trời” vào ngày 20/7/1999.
“Thanh hòe mãn đình chi nguyệt, Bạch dương vô nha chi nhật” (Tháng mà hòe xanh khắp sân, Ngày mà bạch dương không mầm): “Thanh” (xanh) là tháng thiếu, mà cây hòe xanh khắp sân là mùa Hè, không còn nghi ngờ gì nữa. Tháng thiếu mùa Hè, chính là tháng 6 âm lịch, tương đương tháng 7 dương lịch. Còn đối với ngày cụ thể, nguyên văn dự ngôn dùng chữ “vô nha” (không mầm). Chữ “nha” (芽) bỏ đi phần “nha” (牙) thì chỉ còn lại chữ “thảo” (艹), tức là 20 (trong tiếng Hán cổ, chữ “卄” chỉ số 20). Như vậy ngày mà “tội ác rợp trời” (ác tội mãn thiên) chính là ngày 20 tháng 7.
“Địa thử nữ ẩn nhật, Tam sàng hậu ngọa” (Đất chuột nữ ẩn ngày, Ba giường nằm sau): “Chuột” là “Tý” (子), cùng “nữ” (女) hợp thành một chữ “hảo” (好), “Địa thử nữ ẩn nhật” có nghĩa là “ngày đẹp”. “Tam sàng” (ba giường) trong tiếng Hàn phát âm giống “thế gian”, “hậu ngọa” (nằm sau) cùng ý với “lật ngược”, “Tam sàng hậu ngọa” có nghĩa là thế gian điên đảo thị phi, trời đất đảo ngược. Vào ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công bị trấn áp điên cuồng, đâu đâu cũng là “tội ác rợp trời”, Pháp Luân Công và người sáng lập bị gán đủ loại tội danh, điên đảo thị phi, thế nhưng “ngày đẹp” đã không còn xa nữa.
Thập thắng thập xứ luận, Vị bặc định huyệt bất khả sinh.
Địa lý thiên lý thập thắng cung cung địa, Vạn vô nhất thất nhập giả sinh.
Hữu trí vô trí phân biệt thời.
“Thập thắng thập xứ luận, Vị bặc định huyệt bất khả sinh” (Thập thắng luận mười chỗ, Chưa bắt định huyệt không thể sống): “Thập thắng luận mười chỗ”, luận theo địa lý, Hàn Quốc có mười nơi, tức mười thành thị nơi Pháp Luân Công hoằng truyền (về điểm này những dự ngôn như «Trịnh Giám Lục» đều có luận thuật). Hàn Quốc có mười nơi mà Pháp Luân Công rất phổ biến, tuy nhiên “Chưa bắt định huyệt không thể sống“, “định huyệt” ở đây chính là nhập môn tu luyện, nếu không thì không còn đường sinh.
“Địa lý thiên lý thập thắng cung cung địa, Vạn vô nhất thất nhập giả sinh” (Lý đất lý trời đất cung cung thập thắng, Không được sai sót người vào sống): Các vị từ lý đất mà tìm “đất cung cung thập thắng” cũng được, từ lý trời mà tìm “đất cung cung thập thắng” cũng được, nhưng nhất định không được sai sót, đây chính là đường sinh. Nói cách khác, các vị tìm thấy Pháp Luân Công ở điểm luyện công cũng được, tìm thấy Pháp Luân Công từ trên Pháp lý cũng được, có thể nhập môn tu luyện là khả dĩ rồi. Tóm lại, dù từ trên trời hay dưới mặt đất, chỉ cần tìm được Pháp Luân Công “thập thắng cung cung địa” là tốt rồi, đây chính là phân biệt giữa người có trí và không có trí (“Hữu trí vô trí phân biệt thời“).
Họa nhân ác tích bất miễn ngục, Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật.
Phi hỏa lạc địa hỗn độn thế, Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim.
Tùng Kim diệu số đại vận dã.
Đây là năm câu cuối kết thúc đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết”. Nó minh xác đàm luận Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp, và đất nước đàn áp Pháp Luân Công là “hỗn độn” (lộn xộn), tuy nhiên Pháp Luân Công sẽ phát triển mạnh ở phương Tây.
“Họa nhân ác tích bất miễn ngục, Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật” (Gây họa tích ác không miễn ngục, Người thú phân biệt ngày tháng Giêng): Ở đây giảng kẻ ác trấn áp Pháp Luân Công đều không thoát khỏi kết cục hạ địa ngục, đây chính là ngày phân biệt giữa người và thú. “Phi hỏa lạc địa hỗn độn thế” (Lửa bay rớt xuống đất hỗn độn): Ẩn dụ cuộc đàn áp điên cuồng của tà ác đối với Pháp Luân Công khiến đất nước và dân tộc Trung Hoa rơi vào tai họa.
“Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim, Tùng Kim diệu số đại vận dã” (Phương Tây Canh Tân vàng bốn chín, Vàng kim số đẹp ấy vận lớn): Theo «Chu Dịch», phương Tây thuộc về Canh Tân; trong Thiên can, Canh và Tân là số 9 và số 4, thuộc Kim. Ở đây nói về sự giúp đỡ và công nhận Pháp Luân Công của các nước phương Tây, chính là “Vàng kim số đẹp ấy vận lớn”. “Vàng kim” ở đây không phải chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” ở trung tâm Pháp Luân, mà ý là Pháp Luân Công phát triển như triều cường ở phương Tây. Bởi vì Trung Quốc Đại Lục hiện tại vẫn đang đàn áp Pháp Luân Công, nhiều nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng nặng, nên Pháp Luân Công phát triển mạnh thành “đại vận” ở phương Tây.
“Nam Sư Cổ bí quyết” cơ bản khái quát nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục», bao gồm địa điểm, quá trình, tình huống của Đại Thánh nhân truyền Pháp Luân Công, đồ hình Pháp Luân, tới khi bị trấn áp và cuối cùng công thành viên mãn, v.v. có thể nói là tập hợp tinh hoa trong toàn bộ dự ngôn.
(Hết thiên 1)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/20793
Ngày đăng: 19-08-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.