Bàn về một số vấn đề do “tình” và “sắc” của con người gây nên



Tác giả:  Thanh Nguyên, một đệ tử tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Mấy tháng gần đây nảy sinh một số vấn đề gây tác động không tốt đến những công tác chúng tôi phụ trách, các vấn đề lớn nhỏ xảy đến những lúc khác nhau. Hôm rồi một bạn đồng tu bị bắt, sau đó mọi việc trở nên rất khó khăn. Trước tình hình không bình thường như vậy, một số bạn đồng tu đã thành thực cởi mở với nhau, xới kỹ trong quan niệm bản thân mình để tìm ra nguyên nhân.

Nói vắn tắt, thứ nhất, trong một thời gian dài thực hiện công tác, chúng tôi đã không đề cao tâm tính, học Pháp chưa đầy đủ; thật đúng là chỉ đơn thuần làm công tác thôi. Thứ nhì, chính là còn có vấn đề trong nhận thức và thái độ về “tình” và “sắc”.

Vì biểu hiện của “tình” và “sắc” khá nổi cộm trong thời gian gần đây (tôi nghe nói, cả một số nơi khác cũng vậy), bài văn này xin trình bày về vấn đề đó theo một tầng một diện nhận thức của chúng tôi.

Nhìn chung, “tình”, “sắc”, và “dục” đều có những biểu hiện khá mạnh, có khi đến biểu lộ ra cả tầng bề mặt, do đó có thể thấy được phản ánh của chúng xuất lộ ra. “Không thể mang theo bất kỳ một cái tâm nào hết”; Sư phụ muốn chúng ta vứt bỏ những tâm ấy, nên đã để chúng biểu lộ ra sao cho chúng ta có thể ý thức được chúng. Do vậy, khi thấy chúng lộ diện, thì cũng không nên sợ hãi; trong quá trình chúng biểu hiện ra, chúng ta cần nhận thức cho thật rõ, nghiêm túc yêu cầu bản thân mình, và vứt bỏ chúng đi.

A. Phân tích nguyên nhân

Trong các bạn đồng tu làm công tác với nhau có nhiều người ly dị, goá vợ goá chồng hoặc chưa lập gia đình. Riêng bản thân vấn đề “cảm tình” cũng dẫn đến những trạng thái bất ổn trong tâm lý; trong tình huống hiểu Pháp lý chưa minh bạch, thì dễ dẫn đến việc tập trung thái quá vào người khác giới. Hơn nữa mọi người chúng tôi thường ít tiếp xúc với người ngoài; thậm chí có hai người hầu như cả năm chỉ ra khỏi nhà rất ít lần, không có tiếp xúc gì mấy với người lạ. Hai người chỉ giao tiếp với nhau là chính. Ban đầu thấy nhau là tốt, rồi thì cảm giác về nhau cũng rất tốt, qua thời gian lâu dễ phát sinh tình cảm, thậm chí còn phát triển đến mức độ mà bản thân đương sự cũng không tự dứt ra được.

Sư phụ đã dạy, rằng không phải tu luyện rồi là không kết hôn nữa. Ấy là nói rằng luyến ái và kết hôn thông thường là được phép ở trong Pháp. Vậy hỏi tại sao bị tà ác dùi vào chỗ sơ hở này?

Phân tích nguyên nhân, thì tôi xét rằng có hai điểm như sau:

1. Nảy sinh “tình” không ngay chính, mới bị tà ác dùi vào sơ hở

Cái “tình” không ngay chính nói ở đây, nói là “tình”, nhưng nhiều phần là “sắc”. Bởi vì cái “tình” ngay chính có khởi đầu rất lý trí, có tính khả thi khách quan, chẳng hạn: hai bên tuổi tác phù hợp, đều có đủ điều kiện kết hôn, v.v. Nhưng “sắc” lại khác, nó hoàn toàn không tuân theo cái lý thông thường ấy: tuổi tác đôi bên, chênh lệch về thế hệ, tính khả thi ra sao, v.v đều không được xét đến. Như vậy đây là điều do “sắc” dẫn dụ mà gây nên, và cái “tình” nói đến ở đây là điều tiếp diễn sau đó. Cái “tình” ấy, hiển nhiên, là không ngay chính.

Còn về những người tu luyện hiện đã lập gia đình rồi, nếu mà đối với người khác giới vẫn còn tư tưởng vấn vương, tâm viên ý mã, thì bất kể là đã có biểu lộ ra lời nói hành vi hay chưa — khỏi cần phải nói — cũng đều là “tà” rồi. Cũng không phù hợp theo tiêu chuẩn đạo đức ngay ở tầng người thường rồi.

2. Có cái “tình” dẫu rằng được phép có trong Pháp, nhưng khi bị “tình” làm cho điên đảo đến mức đặt “tình” cao hơn cả Pháp, thì tà ác lấy đó làm cớ để dùi vào chỗ sơ hở

Đối với bạn đồng tu chuyên làm công tác Đại Pháp, thì yêu cầu mà Pháp đặt ra cho họ cũng rất cao: tuy rằng họ đã vứt bỏ được nhiều chấp trước rồi, nhưng họ còn phải toàn tâm toàn ý đặt vào công tác Chính Pháp. Đành rằng chúng ta không phải như hoà thượng xuất gia, nhưng cũng phải [hiểu] vấn đề “cảm tình” là có mức độ và chừng mực nhất định. Chúng ta phải biết phân định rõ bên nặng bên nhẹ, bên chính bên phụ. Ít nhất thì tinh lực cũng cần phải phân phối cho hợp lý, đừng để công tác Đại Pháp phải chịu ảnh hưởng. Thu xếp mức độ đến đâu, thì tôi sẽ trình bày bên dưới đây.

B. “Sắc”

Thông thường khi nói đến “tình” thì mọi người còn thấy dễ tiếp thu; nhưng đã động đến “sắc” thì nhiều người cảm thấy không muốn nói thẳng ra suy nghĩ của mình. Nhưng mọi người nghĩ xem, cũng không nên e ngại quá, thực ra nó cũng là chấp trước mà thôi, chấp trước nào cũng là chấp trước cũng không tốt xấu hơn nhau lắm. Chúng đều phải bị loại bỏ trong tu luyện.

1. Biểu hiện của “sắc”

Có một số biểu hiện, nếu như nêu ra, thì có thể có bạn đồng tu không gọi đó là “sắc”, mà chỉ coi đó là một loại trạng thái tâm lý tự nhiên của con người mà thôi. Để nói rằng “sắc” ấy có biểu hiện rất nhiều nơi, tôi xin lấy một ví dụ trong Bảng Phong Thần.

Bà Nữ Oa đã phái Đát Kỷ đến làm mê hoặc vua Trụ là có duyên khởi của nó, ấy là một lần vua Trụ đang ngắm bức hình của bà Nữ Oa mà tự nhủ rằng: “Người đàn bà thật mỹ lệ, phải chi có mặt trong tả hữu của ta!” Chính vì thế mà bà Nữ Oa đã phái con hồ ly yêu nữ kia đến làm loạn triều đình vua Trụ, để trừng phạt nhà vua vì nảy sinh tà niệm.

Một vị Thần không thể dung tha cho một người thường có một niệm tà dâm như thế. Bởi vì đó là nhờn với Thần, phỉ báng Thần, sỉ nhục Thần. Người nào có tà niệm như thế đối với Thần, thì đã mang tội không thể dung thứ: dám nảy sinh niệm ấy, nghĩ đến thôi cũng đã là tội rồi.

Sư phụ đã giảng Pháp về “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”. Như vậy đã là một vị Thần ngay chính, hoặc ngay cả khi là một người còn trong tu luyện nhưng đã tu luyện đến chỗ vô lậu về phương diện sắc tình dục này, thì dẫu là ai khi lọt vào trong trường năng lượng của mình đều sẽ không thể động tà niệm được. Lấy tiêu chuẩn ấy mà đo lường, ta sẽ nhận ra rằng vấn đề “sắc” tồn tại khá phổ biến, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau mà thôi. Bất kể là tự mình động tà niệm, hoặc khiến người khác động tà niệm, thì đều có thể nói rằng bản thân mình chưa tu đầy đủ về vấn đề “sắc” này.

Như vậy có thể nói, bất luận là “tình” hay là “sắc”, đôi bên đều có vấn đề; bên nào cũng tu chưa đến mức thật ngay chính, đều đang chiêu mời những thứ không ngay chính đến.

Lại nói về một số biểu hiện nữa của “sắc”: khi gặp một người khác giới dễ coi, ăn mặc đẹp, liền không tự chủ mà nhìn nhìn mấy cái; trong tiềm ý thức muốn đối phương có cảm giác tốt về mình, rồi dụng tâm để cảm nhận xem đối phương có cảm giác tốt về mình hay không; nếu phát hiện rằng người ta cũng có ngưỡng mộ mình, có tâm hướng về mình, thì cảm thấy rất phù hợp, rất thoải mái, rất tốt (chỉ có con người mới nhìn nhận rằng cái thứ “tình” đó là tốt, còn đối với Thần thì đây chính là sỉ nhục Thần); có những lúc trong ngôn ngữ hành vi không tự cân nhắc nghiêm chỉnh, nói những lời nhập nhằng, làm cho người nghe phát sinh tư tưởng tà vạy (trong tình huống này, chắc chắn là do bản thân tâm không chính, nếu tâm thật chính thì không thể gây hậu quả như vậy, tất nhiên nhiều khi là do bị “tình” dấy động), v.v.

Cũng có một thứ tâm lý nữa, tôi cũng không biết nên xếp vào loại “sắc” hay là “tình”. Tôi có một người bạn (không phải người tu luyện) từng thẳng thừng kể cho tôi một chuyện làm cô ấy “bực mình” lắm: có một sinh viên nam theo đuổi bạn ấy, nhưng cô ta không thích, và không đồng ý; sau đó nam sinh kia chuyển sang theo đuổi một nữ sinh khác. Thế là cô bạn tôi kể với tôi: “Tớ bực lắm! Con bé kia có gì hay đâu? Nó chỉ trẻ hơn tớ thôi, không là gì hết. Tớ sẽ cho nó thua luôn.” Rồi một giai đoạn dài sau đó, cô bạn tôi toàn chọn mua loại áo quần “cartoon” rồi mặc vào trông cứ như học sinh trung học.

Chủng loại tâm lý ấy — là “tình” cũng vậy, là “sắc” cũng vậy — cũng có thể nói là tâm “tật đố” (ganh tỵ); nhưng nếu truy xét đến gốc, thì đó là một loại “tư tâm” (ích kỷ), một ham muốn “chiếm hữu”: muốn chiếm cảm tình người khác, nói cách khác, muốn chiếm hữu một chỗ trong không gian tình cảm của người khác (ngay cả khi bản thân mình không ưa gì đối phương).

2. Chính niệm trừ bỏ “sắc”

Trừ bỏ “sắc”; Sư phụ đã giảng trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» ở Bài giảng thứ Sáu, mục «Luyện công chiêu ma», có đoạn giảng rất rõ ràng minh bạch rồi; nếu như có thể chiểu theo lời Sư phụ mà làm, thì khi nó xuất hiện cũng sẽ không khó xử lý việc này lắm.

Thực ra trừ bỏ rất nhiều tâm chấp trước không hề khó; nói khó ấy, chính là vì tại thâm tâm chưa muốn bỏ, chưa quyết tâm bỏ, cứ tưởng rằng nó cũng còn tốt đẹp lắm, vẫn vọng tưởng muốn lưu nó lại. Nói cách khác, đây không phải là vấn đề có thể hay không, mà là vấn đề có muốn hay không.

Trong «Pháp Luân Phật Pháp — Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc» khi giảng đến phần trừ bỏ tư tưởng đồng tính luyến ái, Sư phụ đã giảng: “… phải thật sự có trách nhiệm về bản thân mình, phải bài trừ những tư tưởng ấy. Chúng làm hại chư vị, chúng xui khiến chư vị làm những việc không phải của con người, chúng muốn lôi kéo chư vị xuống địa ngục; chỉ con người nào với tâm lý biến dị mất rồi mới nhận [lầm] rằng chúng là bản thân họ.”

Về lý mà xét, thì không phải tất cả những chấp trước của chúng ta, đều đẩy chúng ta vào địa ngục, nhưng “sắc” chính là một trong những sợi dây neo thuyền đang cản trở trên con đường tu luyện trong Chính Pháp của chúng ta. Phải nhất nhất chặt sạch hết những đường tơ ràng buộc ấy, nhổ sạch tận gốc, không thể vương vấn mãi được. Vậy nên, khi bị sa lầy vào chấp trước không dứt trừ tư tưởng được, hãy nghĩ đến đoạn giảng Pháp bên trên.

Sư phụ cũng từng giảng về một cá nhân khi xem sách khí công phụ thể, thì khi vừa cảm thấy rằng điều viết trong đó là tốt, thì lập tức một con rắn lớn ở trong sách liền nhảy ra quấn lấy người đó. Bất luận là chấp trước nào, nếu như ta tưởng rằng nó là tốt, thì thuận theo tư tưởng đó, ta sẽ gặp nguy hiểm như vậy ngay.

Một bạn đồng tu đã từng viết: Khi bực dọc liền bị ma lợi dụng, mỗi lần bực dọc thì con ma ấy lại lớn lên một chút. Nhìn nhận một cách tương tự, mỗi lần chúng ta bị đắm vào tư tưởng sắc dục, thì chắc chắn là chúng ta đang nuôi dưỡng con ác ma kia. Dù thế nào đi nữa, thì mỗi lần sắc dục lộ ra, liền đoạn dứt nó, liền bài xích nó, như thế mới có thể tiêu trừ nó.

Tôi từng nghe về một bạn đồng tu đã tu rất tốt trong các phương diện khác, nhưng vì một bạn đồng tu khác không thể thoả đáng nhu cầu tình cảm của cô ta, nên đã hút thuốc để phản đối (hay để giải sầu?) Dẫu là “tình” cũng vậy, mà là “sắc” cũng vậy, thì hành vi phóng túng như thế cũng có khác gì bị “chuyển hoá” đâu (ly khai Pháp Luân Công)? Đó cũng là bị “chuyển hoá” theo hình thức khác mà thôi. Tôi không muốn trách ai hết, chỉ muốn nói rõ rằng phóng túng bản thân, thuận theo chấp trước thì sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Đúng lúc khi viết bài này, tôi đọc thấy trên Minh Huệ có một bài thơ của một đệ tử trẻ tuổi, xin trích ra cùng thưởng thức:

Thủ giữ

Mới khởi chấp trước tâm,
Lòng chợt như êm dịu.
Khi hiểu, thấy vô dụng,
Khi hối, lỗi nặng lòng.

Một bạn đồng tu kể rằng, khi trừ bỏ tâm “sợ hãi”, cô ấy thường nhớ đến đoạn giảng Pháp của Sư phụ về tâm sợ hãi, và hiệu quả rất tốt (nếu xét về phương diện “công” thì có thể giải thích rõ). Do đó, với bạn đồng tu nào còn sắc dục mạnh quá, có thể ghi nhớ những đoạn giảng Pháp tương ứng [của Sư phụ], sẽ có thể giúp ích được nhiều.

C. “Tình”

1. Các đệ tử trẻ có kết hôn hay không

Cái “tình” nói ở [đoạn] bài này, là nói về tình cảm nam nữ. Cái “tình” nam nữ không ngay chính đã được thảo luận bên trên rồi. Bây giờ nói về tình cảm nam nữ bình thường đúng đắn. “Tình” phu thê, xét theo một mức độ nhất định, đã biến thành “thân tình” [của con người]. Các việc giữa những đệ tử có công tác thông thường ngoài xã hội như hôn nhân, tìm hiểu tình cảm, thì đều [có thể] thực hiện một cách bình thường. Tại đây là nói đến vấn đề nhận thức về cảm tình của các đệ tử chưa lập gia đình, nhưng đang phải sống vô gia cư, hoặc [trường hợp đệ tử] chuyên tâm vào làm công tác Đại Pháp.

Trong Pháp mà Sư phụ giảng đã có giải đáp rất minh xác về vấn đề có kết hôn hay không giữa những đệ tử trẻ tuổi. Pháp tại các tầng khác nhau có các yêu cầu khác nhau. Mọi người đều biết, dù có kết hôn hay không, miễn là tâm đặt trong Pháp, thì đều không có sai. Việc này không có tổng quát hoá, còn về cụ thể thì làm thế nào là tuỳ. Nếu như gặp được người rất tâm đầu ý hợp rồi, nhưng lại khiên cưỡng tránh né mãi, thì cũng là một chấp trước khác, rồi cũng không ổn. Đành rằng [đã biết] Sư phụ giảng rõ trong Pháp rồi, nhưng đến lúc gặp tình huống cụ thể, thì chúng ta nhiều khi cũng thấy khó sắp đặt sao cho tốt.

Tôi nghĩ rằng, trong nhiều tình huống tuy có nhiều áp lực dẫn đến mong muốn kết hôn — như gia đình, bè bạn, xã hội, dư luận — nhưng rốt cuộc thì cũng là do chủ quan bản thân; cũng là bản thân đương sự còn có “sắc”, “dục”, và truy cầu một cuộc sống gia đình nơi xã hội con người. Đối với người tu luyện, thì những thứ ấy rồi cũng phải bỏ; quá trình tu luyện là quá trình vứt bỏ những chấp trước. Đương nhiên, nếu là người đã lập gia đình rồi, thì chúng ta nên khuyến khích nhau cùng tinh tấn, sao cho viên dung mạnh mẽ hơn nữa cả hoàn cảnh chung quanh (hồng Pháp hay giảng chân tượng cần được xét trong ngữ cảnh khác). Tóm lại, cần xét vấn đề trên cơ sở “các đệ tử Chính Pháp nên thực hiện thật tốt ba việc”, thì tự nhiên sẽ có câu trả lời phù hợp.

Trên đây chỉ là một chút giả thuyết khái quát chung vậy thôi, vì thực ra có kết hôn hay không cũng không thể từ lý luận mà giải quyết triệt để được; trước tiên cần phải xem có thể gặp được đối tượng phù hợp hay không.

Nếu như hễ gặp người khác giới nào [dễ coi] cũng liền động niệm cả, thì đó chính là “sắc”, không phải “tình”. Tình cảm sản sinh chỉ khi gặp một đối tượng khác giới nhất định, thì mới là “tình”.

Nếu như gặp đối tượng tâm đầu ý hợp rồi, thì cần xử lý vấn đề ra sao? Các đệ tử chuyên làm công tác Đại Pháp, thì trong tình huống nào cũng phải biết đặt Pháp lên hàng đầu, nhất định không được để “tình” kia làm cho tâm lý bất ổn ảnh hưởng đến công tác Đại Pháp. Ngoài ra, khi thực sự động tình, thì cũng cần phải có ức chế tự thân đến một mức độ nhất định, ấy chẳng phải đang “tu bản thân” là gì? Nhưng cũng chính vì chúng ta còn đang trong tu, nên chỉ có thể ức chế cũng đến một mức độ nhất định, như vậy phần mà chúng ta không động đến sẽ hình thành và tiến triển một cách tự nhiên. Cũng gọi là gắng thực hiện cho được đến các mức độ ‘vô vi’ khác nhau, cũng là “tuỳ kỳ tự nhiên”.

2. Vượt qua cửa “tình”?

Trong bài «Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ quốc vào tiết Nguyên tiêu 2003», khi có học viên hỏi đến vấn đề vượt cửa “tình”, Sư phụ trả lời: “Chư vị đã coi ‘tình’ ấy như một quan ải; vì chư vị chưa bỏ được, nên chư vị cứ phải qua đó mãi.”

Mới đọc về vấn đề này, tôi thấy khó lý giải: Dường như Sư phụ nói “tình” không phải là một cửa ải; lẽ nào “tình” không phải là một quan ải?

Cho đến một lần trao đổi với bạn đồng tu tôi mới ngộ ra: “tình”, “sắc”, và “dục” đều là những thứ thuộc về một tầng nhất định, giống như cái bậu cửa; khi mình đi trên mặt đất bước qua nó, thì mình thấy nó như cái bậu cửa vậy. Nhưng hễ mình đứng tại điểm cao hơn, lại qua đó, thì không thấy nó là bậu cửa nữa. Do vậy, nếu thông qua học Pháp, đột phá cảnh giới, rồi nhảy xuất ra (tất nhiên ý là nói nhảy lên trên, chứ không phải sang bên cạnh), thì bất kể là “tình”, “sắc”, hay “dục” nào cũng không có ước chế mình được. Do đó cũng không cần phải nhọc tâm trí để nghĩ xem dùng cách nào, phương thức nào để vượt cửa ải này, vì đến khi đó nó không ngăn trở mình nữa.

Trong vấn đề này, có nhiều phần tôi cũng chưa thực tỏ tường, mong rằng thông qua Minh Huệ sẽ nhận được góp ý trao đổi của các bạn đồng tu. Chỗ nào khiếm khuyết, mong được từ bi chỉ điểm.

* * * * *

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2003/9/13/57287.html

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/10/19/41432.html

Ghi chú của người dịch:

Chữ “tình” là tiếng Hán, theo nghĩa gốc, chỉ cái “tình” chung của con người (tình cha con tình đời…). Chữ “sắc” là tiếng Hán, với nghĩa luyến ái, yêu đương nam nữ. Chữ “dục” là tiếng Hán, dùng theo nghĩa gốc, để chỉ các ham muốn nói chung (ham ăn ham ngủ…) Khi các từ này chuyển qua tiếng Việt, rồi đi vào trong văn nói, có thể đã hơi khác về sắc thái nghĩa; ngoài ra trong bài này cũng có những sắc thái riêng; do vậy đọc giả lưu ý khỏi hiểu nhầm.

Phiên âm bài thơ ngắn:

Thủ

Chấp trước chi tâm nhất khởi,
Sạ phẩm hảo dĩ hương điềm.
Đa thời thuỷ giác vô ích,
Hối thời thác dĩ chú thành.

Diễn nghĩa:

Giữ gìn

Khi tâm chấp trước mới dấy khởi,
Chợt thấy mọi thứ thật thơm và ngọt ngào.
Nhiều lúc chỉ nhận ra rằng [nó] vô ích,
Đến khi hối hận thì [đã muộn vì] cái sai kia đã đúc thành [lỗi lớn] rồi.



Ngày đăng: 12-09-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.