Đào sâu vào tâm sắc dục
Tác giả: Lý Phụng, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[ChanhKien.org]
Không phải không có cuộc sống vợ chồng thì sẽ không có tâm sắc dục, đó chỉ là một “hình thức”, phải thanh trừ tà niệm trong tư tưởng, quy chính tư tưởng của bản thân, mới có thể chân chính tu bỏ nhân tâm.
Một niệm bất chính chiêu mời ma nạn: Bản thân tôi đã đoạn dục rất nhiều năm rồi, vẫn cứ nghĩ mình làm rất tốt về phương diện này, thường xuyên phát chính niệm thanh trừ vật chất sắc dục trong trường không gian của bản thân. Mãi cho tới tận gần đây, tôi có hai lần trong mộng không vượt qua được khảo nghiệm sắc dục, tôi vô cùng buồn nản và lo sợ. Sau lần thứ nhất, bản thân đã rất chú ý đến từng tư từng niệm của mình, có niệm đầu bất hảo phản ánh ra thì liên tục thanh trừ, tại sao đã làm đến được như vậy rồi mà vẫn không giữ vững được? Hơn nữa, tôi còn đoạn dứt sinh hoạt vợ chồng đã lâu. Tôi không lý giải được, không biết mình sai ở chỗ nào, bèn nằm xuống nhẩm Pháp. Sư phụ điểm hóa cho tôi rằng trong tôi có một tâm vô cùng bất hảo: Tôi nghĩ mình đã đoạn dứt sinh hoạt vợ chồng thì chính là không còn tâm sắc dục nữa, còn tự mình cảm thấy dương dương tự đắc, trong tiềm ý thức còn muốn báo công với Sư phụ, ý tứ rằng bản thân mình làm được tốt, muốn khoe khoang, hiển thị. Nhớ lại trước hai lần vượt quan này, khi đọc đến kinh văn Sư phụ giảng về tâm sắc dục, có một tư tưởng nói ngọt ngào rằng: Tôi không có cái tâm này, tôi làm được rất tốt, từ lâu đã đoạn dục rồi. Nhưng đồng thời lúc đó tôi lại có một cảm giác bất an mơ hồ. Chính loại tư tưởng bất hảo này đã chiêu mời khảo nghiệm sắc dục đến.
Sư phụ giảng: “Đại đạo vô hình” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006]). Không phải là vận dụng hình thức, phương pháp hay cách làm nào, mà quan trọng là ở nhân tâm. Hình thức biểu hiện chỉ là miễn cưỡng. Khi tôi dựa vào hình thức này mà hiển thị bản thân, thì chính là tâm bất hảo nhất. Đồng thời, khi tôi đào sâu vào bên trong mình thì phát hiện những tư tưởng lúc bình thường hay xuất hiện trong đầu đều có liên quan tới tâm sắc dục:
– Chú trọng vóc dáng cơ thể, hay bàn chuyện béo gầy, bình luận người khác trông như thế nào, thích xem cách phối đồ trang phục của người khác, dựa vào vẻ bề ngoài mà xét đoán người khác.
– Tự cảm thấy bản thân tốt đẹp, cảm thấy mình trẻ trung, soi gương xem trên mặt có nếp nhăn nào không, có mụn chỗ nào không, hiển thị rằng mình không dùng mỹ phẩm.
– Mỗi khi đổi mùa thì thường thích mua quần áo mới. Nghĩ rằng đây là chấp trước, bèn tự ước thúc bản thân không mua nhưng trong lòng lại cảm thấy rất khó chịu.
– Trước mặt người khác giới thì thích thể hiện bản thân, muốn được người khác giới khen ngợi. Thường hay nhìn trộm vóc dáng của người khác.
– Thường hay hồi tưởng về một câu nói nào đó trước đây thời còn yêu đương, nghĩ tưởng về một tình tiết hay cảnh nào đó trên phim ảnh, đây đều là tâm sắc dục.
Căn nguyên của sắc dục chính là “tình”. Những thứ thích và không thích, tiêu chuẩn về cái tốt và không tốt, yêu và hận đều đến từ “tình”. Hơn nữa, khi còn nhỏ tôi thường hay xem những tiểu thuyết và phim ảnh ngôn tình, lúc trẻ thì tình cảm nam nữ rất nặng, thời kỳ đầu tu luyện còn phạm sai lầm, những thứ này đều dẫn dụ sắc dục đến.
Vật chất sắc dục đẩy người ta vào đầm lầy, nó lại càng chăm chăm nhìn vào đệ tử Đại Pháp. Chỉ cần có một chút tư niệm nhỏ thì nó không ngừng phóng đại và làm nghiêm trọng thêm. Nó khiến cho tư tưởng của chúng ta trở nên điên đảo, toàn nghĩ về những điều xằng bậy, tà niệm, mục đích chính là muốn hủy hoại chúng ta.
Tiếp tục đào sâu bản thân, tôi phát hiện ra tâm truy cầu “danh” và “tự ngã”. Khi người khác khen ngợi mình, cảm thấy bản thân được khẳng định, thỏa mãn tâm hư vinh của bản thân, lại còn dùng nó để hiển thị và bảo hộ mình. Khi vượt quan không tốt thì oán hận, chán nản, uể oải.
Tu luyện đã nhiều năm như vậy, cứ luôn nói phải hướng nội tìm, nhưng lại không biết tìm như thế nào, đó là bởi vì chúng ta không dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để đo lường và yêu cầu chính mình. Sư phụ giảng:
“Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được.” (Chuyển Pháp Luân)
Đệ tử Đại Pháp là có tiêu chuẩn, chỉ khi dùng Đại Pháp mà yêu cầu bản thân, quy chính từng tư từng niệm của bản thân, thì mới có thể vượt quan, mới có thể đạt đến tiêu chuẩn.
Trên đây là thể ngộ của cá nhân, tầng thứ có hạn, nếu có điều gì chưa phù hợp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ!
Con xin bái tạ ân Sư, cảm tạ Sư phụ!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/158482
Ngày đăng: 18-03-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.