Đạo ngộ về “tình, duyên”



Tác giả: Học viên tại Đại Lục

[Chanhkien.org] “Tình” là một chủng vật chất. Đối với nó, tôi có cảm giác và thể hội rất thiết thân. Tu luyện đã hơn 10 năm rồi, ngoại trừ 3 lần nhìn thấy Pháp Luân ở không gian khác ra, thì dường như chẳng thấy được gì cả; tuy nhiên, tôi thực sự cảm thấy tình là một chủng vật chất đặc thù. Tôi vẫn luôn phảng phất “nhìn thấy” nó giống như một đám sương màu hồng phiêu tán quanh thân thể con người, nhưng lực lượng mê hoặc rất lớn. Cách đây không lâu, tôi xem được một bài viết của đồng tu, nói trong mộng nhìn thấy “tình” là một loại nước màu hồng nhạt, hình như chứng thực cảm giác trước đây của tôi về màu sắc của tình, chứ không phải là ảo tưởng. Ngoài ra còn một loại vật chất bụi màu trắng tồn tại nơi thân thể người, đó là bụi phấn màu trắng sản sinh ra tình dục. Nó có thể được so sánh với ma túy trong thân thể người.

Trong một lần nằm mộng vượt sắc quan, tôi đã ở trong một loại tình dục không biết đến từ đâu ra, nhưng phát xuất một niệm thanh tỉnh: đây là một loại vật chất, không phải là ta. Niệm vừa xuất ra, lập tức một thứ giống bụi phấn màu trắng từ dưới chân tỏa ra ngoài. Thân thể sau đó không còn cảm giác khó chịu nữa, người đã thức tỉnh rồi. Tôi biết rằng tà ác ở không gian khác xác thực đã đổ những thứ rất xấu lên thân tôi; cho dù có bào chữa thế nào, nó quả thực rất hèn mọn.

Khi tôi chân tu khổ tu để nhìn thấu nó, mỗi lần vùng thoát khỏi nó, tôi thực sự cảm thấy mình đang đề cao từng tầng từng tầng, đồng thời từng tầng từng tầng thoát khỏi loại phấn trắng “tình” này, thứ vật chất màu trắng bao quanh và vướng víu. Loại cảm giác này đúng là vừa khổ vừa thật diệu kỳ. Khi trong tu luyện “trường kỳ”, bản thân tôi cảm thấy được giải thoát khỏi chủng vật chất bao quanh này, cảm thấy “thao túng” của nó đối với tôi là dần yếu đi. Cách nhìn của tôi đối với thế giới này cũng phát sinh biến hóa, hơi khó hình dung. Giống như con mắt của trẻ thơ, nhìn người trên thế gian không có phân biệt nam-nữ nữa, tuy nhiên rất có trí tuệ và uy lực. Sau khi thoát khỏi dính mắc của tình, tôi thực sự cảm thấy mình không lại là người thường nữa. Khi ấy tôi nhìn người thường trên thế giới này vì tình mà sống mà chết, thật hệt như chim bay trên trời nhìn cá bơi dưới nước vậy. Cá vui sướng bơi trong nước, thật tung tăng, thật tự tại, mãn nguyện làm sao! Thế nhưng chim bay trên trời nhìn nó thì cảm thấy thế nào? Cá thật khổ, thật bị trói buộc! Tách khỏi nước là sống không nổi rồi, thật đáng thương quá cá ơi!

Từ xưa tới nay, trong văn tự Trung Quốc vẫn coi dung hợp giữa người với người, giữa nam với nữ ví von thành “như cá gặp nước”, bởi vì nó biểu hiện sự vui mừng và khoan khoái. Nhưng khi tôi vượt khỏi trói buộc của tình rồi mới cảm thấy bàng hoàng, kỳ thực Thần đã sớm nói với con người qua văn tự rằng: Tình là gì—chính là quan hệ giữa cá với nước. Có ai không biết cá nhất định phải sống trong nước đâu? Ấy chính là trạng thái chịu khổ và bị trói buộc, thế nhưng có ai biết con người trong tình dục cũng khổ và vô vị như cá trong nước?

Cũng có lúc tôi bị trượt xuống, bị can nhiễu trong tư tưởng, cảm thấy khó chịu, từ nội tâm cảm thấy phảng phất một chút đau đớn và kinh hãi đến từ không trung. Trong trạng thái tiêu trầm sa sút, nhận thấy loại rơi rớt này quả là đáng sợ, cũng giống như chim bay với đôi cánh vừa bị thương vừa bị ướt vậy, để vỗ cánh bay lên phải mất rất nhiều sức lực. Nhưng dù sao vẫn là chim bay chứ chưa biến thành cá, đây là tín tâm lớn nhất. Sư phụ từng giảng: “Kỳ thực chư vị không còn là người thường trong những con người thường nữa, chư vị đều không thể quay về nữa, chư vị thật sự là không thể quay về nữa đâu, (vỗ tay) sự cách biệt giữa chư vị và người thường quả thật khá lớn rồi.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương). Tuy nhiên, có lúc chúng ta sơ suất, phóng túng tư tưởng, mới bị tà ác dùi vào sơ hở mà tăng cường bức hại. Có thể thường xuyên duy trì trạng thái thanh tỉnh là rất trọng yếu, bất kể tư tưởng như thế nào cũng không được ly khai Đại Pháp. Còn nếu chỉ học Pháp mà không đối chiếu với Đại Pháp để tu bản thân, thì học phỏng có tác dụng gì?

Tuy nhiên trong tu luyện, chúng ta nhất định phải tu bỏ tất cả nhân tâm mới có thể thành Thần, mới có thể viên mãn. Điều tôi muốn nói là, tôi thực sự cảm thấy nếu quả thực vượt khỏi cái tình của nam-nữ, vượt quan sắc dục này, thì có thể lĩnh hội được một loại trạng thái của Thần và cảnh giới mỹ diệu không còn trong con người nữa. Khi ấy phát chính niệm và vận dụng thần thông, cảm thấy đúng là một loại như ý và tự tin “thân thần hợp nhất”. Tu bỏ tâm sắc dục là quan đầu tiên cần phải qua của người tu luyện, cũng là quan trọng yếu nhất, là khác biệt giữa người và Thần. Từ cổ chí kim, bất cứ pháp môn và người tu luyện nào cũng đều nhìn nhận vấn đề này như vậy, vậy chúng ta vì sao còn bị khốn khổ vì tình, bị lầm lẫn vì tình?

Nhớ lại một năm trước trong một lần nằm mộng, tôi mơ thấy cảnh sát tà ác vừa bắt cóc hai nam đồng tu lên xe, khi ấy tôi lớn tiếng khiển trách cảnh sát: “Tại sao bắt người bừa bãi thế?” Chẳng ngờ cảnh sát tà ác “thản nhiên” giơ một cái bao trong tay lên, nói: “Dựa vào cái này?” Vừa nói vừa lấy tay chỉ vào một vị nam đồng tu, nói là lấy được từ trên người anh ấy. Không đợi tôi nói, cảnh sát tà ác trừng mắt nói: “Có biết là gì không? Vật dụng tránh thai”. Tôi sững sờ, vừa định nói thì bỗng choàng tỉnh. Rõ ràng là một giấc mộng điểm hóa, thế nhưng khi ấy tôi vẫn còn một chút băn khoăn, vì sao lại điểm hóa cho tôi? Khi ấy tôi biết mình về phương diện này là khá nghiêm chỉnh, nghĩ có lẽ giấc mộng này là để tôi viết bài cảnh tỉnh đồng tu chăng? Có thể còn một chút chướng ngại của nhân tâm, cho rằng viết ra giấc mộng này thì hơi bất hảo. Lúc ấy tôi chưa hề ngộ ra, hiện tại mới minh bạch, có thể là Sư phụ điểm hóa tôi viết bài về phương diện này để giao lưu cùng đồng tu. Đối với các đồng tu bị tình làm nhiễu mà khiến tà ác dùi vào sơ hở để bức hại, tôi chỉ cảm thấy ai thán: Giao long đâu phải loài trong ao, Lạc nhầm chỗ cạn bị tôm trêu.

Mấy hôm trước tôi nằm mộng, mơ thấy có người đưa tôi một cây bút. Một đoạn thời gian trước, tôi đã điều chỉnh trạng thái tu luyện ở phương diện này, bởi vì trạng thái không tốt, thực sự cảm thấy càng về sau yêu cầu của Pháp càng cao, chỉ cần động chút nhân tâm là có thể bị dùi vào sơ hở. Tuy nhiên tôi phân biệt rõ tư tưởng như sóng lớn ấy hoàn toàn không phải là tôi, không bị mê hoặc nữa, giữ lấy niệm chân ngã ấy, thì thấy tư tưởng kia trở nên rất nực cười, sau đó mọi thứ như trời yên biển lặng. Tôi ngộ được cây bút của tôi là Sư phụ điểm hóa để tôi viết thể hội tu luyện về phương diện này.

Chúng ta đều biết rằng tam giới là vì Chính Pháp lần này mà được tạo ra, mà sinh ra, mà hình thành; tam giới với không gian cao tầng của vũ trụ khác nhau ở chữ “tình”. Tại cõi người đây, là người tu luyện, tôi cảm thấy giữa tất cả những thứ tình, thì trở ngại lớn nhất chính là tình giữa nam-nữ và quan sắc dục; chữ tình mà tôi đề cập ở đây chủ yếu là chỉ cái này. Khi tu bỏ tâm này từng tầng từng tầng, tôi có lúc quay lại nghĩ, vì sao Thần tạo thứ này cho con người? Tình, tình dục. Bởi vì tôi cảm thấy trong tu luyện, tự mình thoát khỏi cái tâm này là khá chật vật, có lúc thấy vượt qua rồi, nhưng có lúc tỉnh mộng, dường như lại bị hãm trong đó. Khi ấy nhận thấy cái tình của bản thân còn khá nặng, hiện tại cũng thấy không ít đồng tu khi tu cái tâm này thì dường như không hề dễ dàng.

Vì sao Thần an bài con người sống theo cách này? Để sinh sôi đời sau ư? Tất nhiên đây là một nguyên nhân chủ yếu. Tuy nhiên tôi nghĩ: nếu như Thần nguyện ý, thì đứa bé vì sao không thể đi ra từ bông hoa, hoặc quả trên cây? Trước khi tu luyện, tôi từng có “tưởng tượng” viển vông như thế, nhưng hiện tại thấy cũng không hẳn là suy nghĩ vẩn vơ. Là như thế, nếu chỉ cần đổi một loại phương thức sinh sôi sinh mệnh, thì có thể được coi là phá yêu cầu cái không gian mê này mất rồi. Nhưng Thần lại không an bài cho con người như thế, để con người sinh sôi nảy nở như thế. Để con người hoan ái trong tình, là Thần yêu thương con người? Không, hoàn toàn ngược lại, tôi nghĩ đây là một hình thức trừng phạt rất nặng. Bởi vì tội nghiệp con người quá lớn, đã rớt đến tầng con người này rồi muốn trở lên trên, đâu có dễ thế?

Ví như từ một điểm cụ thể hơn mà nhìn, trong loại vật chất tình này, mật độ cực lớn, nó thẩm thấu vào từng lạp tử tế bào của người, khiến người thường trầm luân trong đó mà không thể thoát ra được. Ví dụ về mặt năng lượng, khi con người đang vui trong tình, có một loại lực hấp dẫn với nhau, thì người thường gọi là có từ tính, có điện, hoặc có gì đó. Nhưng Sư phụ nói với chúng ta rằng, trường luyện công của đệ tử Đại Pháp không thể gọi là trường từ, trường điện, mà gọi là “trường năng lượng”. Ma cao một thước, Đạo cao một trượng. Trong văn tự thường dùng những từ sau để miêu tả tình: miên man, rối rắm, vướng víu, triền miên, lưu luyến, gắn bó, tình duyên, v.v. chẳng qua đều là chỉ sự trói buộc lâu dài. Còn có rất nhiều loại. Sau khi được tạo ra, nó diễn thành muôn hình vạn trạng trong lịch sử xã hội loại người. Tuy nhiên đối với những người tu luyện nhìn thấu bản chất của nó, “tình” thực sự không là gì cả. Bởi vì chúng ta biết rằng nó không phải thứ thuộc về tiên thiên của sinh mệnh, chẳng qua khi chúng ta hạ xuống từng tầng từng tầng, tiến nhập tam giới, thì nó cũng như từng lớp y phục trói buộc chúng ta. Hãy nhìn thấu sự sản sinh của nó, đặc biệt là phân biệt rõ nó không phải chân ngã tiên thiên của chúng ta, rồi dùng thanh kiếm trí huệ để tiêu diệt ma tình! Tình, ngươi là gì đâu?!

Còn đối với chữ “duyên” trong “tình duyên”, tôi có một chút cảm tưởng là người thường bởi không minh bạch đạo lý nhân duyên quả báo trong đó, nên chỉ có thể cảm thán “số phận trớ trêu, đành chịu theo tình”. Tôi có một người bạn, hôn nhân của cô là có duyên mà không có yêu thương, nhưng vẫn kết hợp với nhau. Trong ngày đại hỉ mà lòng cô đau xót ưu phiền. Nhìn những giọt nước mắt của cô, tôi thấy đúng là tương phản hẳn lại với bầu không khí vui vẻ trong ngày lễ ấy. Không phải chỉ sau khi chứng kiến việc này, tôi mới có cảm thán về nhân sinh như vậy. Chỉ sau khi tu luyện, tôi mới minh bạch nhân duyên trong đó.

Kỳ thực nhìn từ góc độ của Thần, Thần an bài vận mệnh con người, rằng người đó thích ai, yêu ai thì không phải ở vị trí số một, mà quan trọng là phải không được thiếu nợ; nếu thiếu, thì trước trả nợ đã, sau mới luận tình. Rất nhiều người thiếu nợ mạng, nợ tình, thì cuối cùng được an bài chuyển sinh thành vợ chồng để trả nợ. Chúng ta đã đọc không ít bài của đồng tu viết về phương diện này, thế nhưng đối với người thường nhìn không thấu hết thảy mà nói, thì tự nhiên chỉ biết cảm thán “số phận trớ trêu, đành chịu theo tình” mà đau khổ. Thực ra khi đã nhìn thấu rồi, thì trần duyên của người thường có nghĩa gì đâu? Thực ra cái mỹ mãn của nhân duyên mà người thường may chăng cảm thấy trong đời người ngắn ngủi này, cũng chỉ bất quá là một giấc mộng xuân mà thôi. Một người tu Đạo xưa từng có bài ca thế này:

“Cầu danh tham lợi khắp thế gian,
Chẳng như lão nạp Đạo nhân gian;
Gà được cho ăn nồi đã sủi,
Nhạn đồng không thóc vẫn an nhàn;
Phú quý trăm năm đâu giữ nổi,
Lẽ Đạo luân hồi vẫn tuần hoàn;
Khuyên người sớm kiếm đường tu luyện,
Đánh mất thân người vạn kiếp nan.”

Chỉ có Thánh duyên kết với Pháp mới là hạnh phúc và giá trị nhất, là điều mà chúng ta phải muôn phần trân quý! Chúng ta chỉ có thể dũng mãnh tinh tấn tu luyện trong Đại Pháp, viên mãn theo Thầy trở về, mới không phụ kỳ vọng và gửi gắm vô hạn của vô lượng chúng sinh có duyên với chúng ta qua bao kiếp. Tình duyên chỉ là một giấc mộng, Đại Pháp từ bi mới là chân.

Một chút giác ngộ, có gì không đúng, xin quý đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/xiuxinduanyu/xx007.htm



Ngày đăng: 22-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.